MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN HÌNH VÀ BÁO MẠNG

32 1.1K 0
MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN HÌNH VÀ BÁO MẠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học viện Báo chí – Tuyên truyền Khoa Phát thanh – Truyền hình *** BÀI TẬP HỌC TRÌNH I MÔN: NHẬP MÔN BÁO MẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN HÌNH VÀ BÁO MẠNG Nhóm thực hiện: Nhóm 5 1. Quách Thị Quỳnh Diệu 2. Lê Sơn Hà 3. Đào Thị Ngân Hà 4. Lý Thị Liên Hà 5. Ngụy Thị PhươngMỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN HÌNH VÀ BÁO MẠNG Giữa truyền hình và báo mạng tổn tại các mối quan hệ: - Báo mạng cạnh tranh với truyền hình, trong đó thể hiện ở 3 mặt: cạnh tranh thông tin, cạnh tranh công chúng và cạnh tranh về quảng cáo. - Báo mạng tạo hỗ trợ truyền hình về thông tin và quảng bá A – QUAN HỆ CẠNH TRANH 1. Báo mạng cạnh tranh với truyền hình về đưa thông tin: Ưu thế đầu tiên của báo điện tử chính là khả năng cập nhật thông tin nhanh nhạy, cùng với sự phong phú, đa dạng của các thông tin. Với cùng một thông tin như nhau, nếu là báo hình hoặc báo nói thì phải đợi đến giờ phát sóng của các bản tin, hay với báo in thì phải chờ công đoạn kiểm duyệt thông tin, in báo, sau đó phải đợi đến tận ngày phát hành thì thông tin mới được đến với tay bạn đọc. Trong khi đó, với báo mạng bạn chỉ cần một cái nhấp chuột, tất cả những thông tin nóng hổi nhất sẽ luôn được cập nhật, gần như cùng một lúc với sự kiện diễn ra. Hơn nữa, người ta có thể đưa tin trên báo mạng điện tử bằng bất cứ cách nào: bằng chữ viết, bằng âm thanh, bằng hình ảnh. Sự linh hoạt đó khiến cho công chúng tiếp cận được với thông tin bằng con đường ngắn nhất và phù hợp nhất. Trong khi truyền hình bị bó gọn trong âm thanh và hình ảnh, và vì vậy, thứ nhất: có những thông tin mà truyền hình không thể tiếp cận, thứ hai: muốn phát được lên sóng phải qua biên tập kỹ lưỡng. Lại một lần nữa, truyền hình chậm chân hơn báo mạng trong việc đưa tin tức. Cái mà người đọc cần chính là sự nhanh nhạy trong các thông tin, và báo mạng đã đáp ứng được nhu cầu đó của các độc giả. Báo điện tử đã tham gia vào đời sống xã hội với tư cách như một cơ quan đưa tin chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, những thông tin mà báo mạng đưa ra đều được trải rộng trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế – chính trị đến lĩnh vực văn hóa – xã hội hay thể thao, thời tiết, người đọc có thể tùy chọn theo từng mục đề mà mình thích để đọc báo. Lượng thông tin mà báo mạng đưa ra không hề thua kém những loại hình báo chí khác về sự đa dạng, phong phú. Để đối phó với sự đe dọa này của báo mạng, truyền hình đã tìm cách sản xuất thêm các chương trình mới với sự chuyên biệt về nội dung, tăng khả năng lựa chọn cho người xem truyền hình. Mặc dù vậy, trên một số lĩnh vực, truyền hình vẫn khẳng định được thế mạnh không thể thay thế được của nó. Với sự phát triển của kỹ thuật, những người làm truyền hình ngày càng thuận lợi hơn khi sản xuất, phát sóng các chương trình truyền hình trực tiếp 2. Cạnh tranh công chúng giữa truyền hình và báo mạng: Truyền hình xuất hiện từ đầu thế kỉ XX, và phát triển với một tốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Với những ưu thế của mình truyền hình đã khẳng định được sự vượt trội so với các phương tiện truyền thông khác. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của báo mạng điện tử thì truyền hình đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Một trong những thách thức lớn đối với truyền hình đó là sự cạnh tranh về độc giả. Trước đây truyền hình luôn thu hút được nhiều công chúng với nhiều ưu thế: Thứ nhất là kỹ thuật truyền tín hiệu bằng hình ảnh và âm thanh đến với người xem, thị giác, thính giác của con người được tác động bởi những hình ảnh chuyển động và những âm thanh sống động trên màn hình. Điều này khiến cho người xem như chứng sống trong không gian đó và có mức đột tin cậy cao hơn so với các phương tiện khác. Thứ hai: Có khả năng tác động vào tâm lí của người xem thông qua những hình ảnh và cách dẫn dắt của người dẫn chương trình. Thứ ba: Tính thời sự Tính thời sự của truyền hình là ở sự kết hợp giữa hai yếu tố âm thanh và hình ảnh làm cho người ta thấy tính chân thực của sự kiện, làm cho người xem như đang đựơc tham gia vào sự kiện ấy. Ví dụ như những chương trình truyền hình trực tiếp, và những chương trình cầu truyền hình. Thứ tư: Tính tương tác cao mang tính ưu việt hơn so với báo mạng vì người xem có thể nhìn thấy được cả hình ảnh của người mà mình đặt câu hỏi, quyên góp, ủng hộ… Hạn chế của truyền hình: khả năng lưu trữ thông tin kém và thông tin nhanh khiến người ta rất chóng quên. Báo mạng điện tử ra đời đã ứng dụng được những thành tựu tiến bộ của khoa học – kĩ thuật hiện đại. Nếu như hạn chế của báo truyền hình là khả năng lưu trữ thông tin kém và thông tin nhanh khiến người xem mau quên thì báo mạng điện tử đã khắc phục được những hạn chế đó. Chính vì điều này, nên báo mạng điện tử ra đời đã thu hút một lượng công chúng rất lớn. Khả năng lưu trữ thông tin là vô tận. Người đọc có thể dễ dàng tìm kiếm những thông tin cần thiết, sau đó lưu trữ các thông tin đó phục vụ cho mục đích cá nhân. Với một chương trình truyền hình người xem phải theo dõi một quá trình mới đánh giá được chương trình hay hoặc dở thì với một thông tin báo mạng, người đọc dễ dàng nhận ra thông tin mình có muốn theo dõi hay không chỉ qua dòng chữ đầu tiên. Với những ưu việt của báo mạng điện tử đã khiến cho loại hình báo chí này lên ngôi, đồng thời đẩy các ngành báo chí khác rơi vào khủng hoảng (truyền hình cũng không ngoại lệ). Với báo hình, tại Mỹ số người xem truyền hình đã giảm 2,5tr chỉ trong vòng từ năm 2006->2008. Tất nhiên, con số này còn quá nhỏ so với tổng số người xem truyền hình, nhưng ngay cả những người còn tìm đến với màn hình TV thì thời lượng xem mỗi ngày cũng giảm đáng kể. Sự sụt giảm về tỷ lệ xem truyền hình còn lớn hơn trong thanh niên. Tại châu Âu, một nghiên cứu từ năm 2005 của Hiệp hội Quảng cáo Tương tác châu Âu đã cho thấy một nửa trong nhóm trẻ từ 15 đến 24 tuổi bớt thời gian xem truyền hình để quay sang web. Một nghiên cứu từng đăng trên tờ The Guardian của Anh hồi năm 2007 nổi bật với tiêu đề “Giới trẻ tắt TV để lướt web.” Tình trạng “tắt TV” ở Mỹ thì khiến cho độ tuổi trung bình của khán giả truyền hình hiện tăng lên tới 50 tuổi. Ở Việt Nam, thói quen xem TV của người Việt vẫn tiếp tục được duy trì ở mức cao với 98,3% số người được hỏi cho biết TV là phương tiện truyền thông được ưa chuộng nhất của họ. Từ số liệu trên cho thấy, truyền hình thế giới đang có xu hướng giảm về tỷ lệ người xem, trong khi truyền hình tại Việt Nam vẫn chiếm một số lượng rất đông công chúng. Nguyên nhân của sự khác nhau này chính là bắt nguồn từ việc thu phí các chương trình truyền hình. So với tiếp nhận thông tin miễn phí (không phải trả phí đọc tin tức) qua mạng Internet, người xem truyền hình có thể phải trả một phí khá cao và ngày càng tăng để được theo dõi các chương trình. Truyền hình trả phí trên thế giới đã xuất hiện với sự ra đời của truyền hình cáp. Truyền hình cáp CATV (Community Access Television) bắt đầu hình thành từ những năm 1948 tại Pennsylvania -Mỹ. Đây là khu vực miền núi nơi sóng mặt đất không thể bao phủ tới được. Để cung cấp tín hiệu cho các khu vực thung lũng thì John Walson đã nghĩ ra giải pháp đặt các bộ antena trên các đỉnh núi cao, sau đó tín hiệu được đưa đến vào bộ lưu trữ và truyền đến các hộ gia đình thông qua hệ thống khuếch đại và cáp đồng trục. Đây có thể coi là hệ thống cáp đầu tiên trên thế giới. Để xem được các chương trình này người dân bắt buộc phải trả cho nhà cung cấp khoảng 2 đô la trên một tháng hoặc là 100 đô la trọn gói. Sau đó, sự kiện đánh dấu sự phát triển vượt bậc của truyền hình trả tiền là sự phát triển của truyền hình vệ tinh và các chương trình truyền hình trả tiền. Đầu những năm 1970 truyền hình vệ tinh bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên khởi nguồn của sự phát triển này bắt đầu từ những năm 1957 khi Nga phóng thành công tên lửa Sputnik I. Cùng với sự phát triển của công nghệ vụ trụ thì tới năm 1976 chương trình truyền hình đầu tiên đã ứng dụng công nghệ vệ tinh để quảng bá tín hiệu tới người xem. Truyền hình trả tiền bắt đầu xuất hiện tháng 10/1972 khi Service Electric cung cấp chương trình HBO (Home Box Office) trên mạng cáp ở Wilkes-Barre, Pennsylvania. Đây là chương trình truyền hình trả tiền đầu tiên trên thế giới thành công khi áp dụng trên mạng truyền hình cáp. Mặc dù trong buổi tối đầu tiên chỉ có vài trăm người xem nhưng HBO vẫn được đánh giá sẽ trở thành dịch vụ truyền hình trả tiền lớn nhất thế giới. Với sự thành công của HBO đã mở đường cho sự phát triển các chương trình truyền hình trả tiền truyền hình sau này. Còn ở Việt Nam, Truyền hình có thu phí bắt đầu xuất hiện từ năm 1993, với sự ra đời của Công ty Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV – liên doanh giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Tổng công ty Du lịch Sài Gòn). Và đến ngày 01/11/2004, VCTV mới triển khai truyền hình số vệ tinh DTH và chính thức phát sóng trên phạm vi toàn quốc. Vậy là lịch sử truyền hình thu phí ở nước ta còn chưa đầy 20 năm, so với 63 năm truyền hình trả phí trên thế giới (mà điển hình là Mỹ) thì truyền hình thu phí Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển. Gần đây sự phát triển được đánh dấu bằng sự ra đời của hàng loạt các hệ truyền hình trả phí tư nhân mới: K+, MyTV. Theo đà thương mại hóa, trong tương lai chắc chắn truyền hình Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn tương tự như với truyền hình thế giới Trong tương lai gần báo mạng điện tử lại ngày càng phát triển với những ưu thế của nó khẳng định tính vượt trội và sự cạnh tranh với các loại hình báo chí khác. Theo dự án nghiên cứu của Net index về tỷ lệ người sử dụng Internet tại 4 thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ. Kết quả cho thấy: Đọc tin tức vẫn là hoạt động trực tuyến phổ biến nhất, chiếm 97%, tiếp theo là truy cập vào các cổng thông tin điện tử với tỷ lệ 96% người tham gia. Số người truy cập vào mạng xã hội tăng mạnh từ 41% ( 2010) lên 55% (2011), đặc biệt giới trẻ chiếm tỷ lệ cao nhất. Nhóm tuổi 15-19 chiếm 73% người tham gia, trong khi đó chỉ chiếm 18% là trong nhóm tuổi 40- 54. Tất cả những lý do trên đòi hỏi truyền hình cần phải có một sự cải tiến đáng kể để có thể giữ được vị trí trong lòng của công chúng. Hiện nay, truyền hình đang có xu hướng xã hội hóa (xã hội hóa về quảng cáo và sản xuất chương trình truyền hình…). 3. Cạnh tranh về quảng cáo trên truyền hình và báo mạng: Quảng cáo trực tuyến ra đời - cũng như các loại hình quảng cáo khác, quảng cáo trên mạng nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và người bán. Nhưng quảng cáo trên Web nói chung, trên báo mạng nói riêng, khác hẳn quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, nó giúp người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấy thông tin hoặc mua sản phẩm cùng mẫu mã trên quảng cáo đó, thậm chí họ còn có thể mua cả sản phẩm từ các quảng cáo online trên Website. Nếu so sánh giữa quảng cáo trên truyền hình và quảng cáo trên báo mạng, ta có thể thấy nhiều điểm quảng cáo trực tuyến thu hút các nhà quảng cáo và thương mại hơn: Đề mục Báo mạng Truyền hình Chi phí quảng cáo (phụ lục 1) Chi phí thấp Chi phí rất cao, có thể là: 150.000.000VND/phút Thời gian quảng cáo Thời gian quảng cáo dài: Tính theo tuần, tháng, quý, năm Thời gian quảng cáo ngắn: Chỉ tính theo phút, giây Phạm vi quảng cáo Toàn thế giới nơi có kết nối Internet. Toàn quốc nơi có phủ sóng truyền hình. Người xem quảng cáo Tập trung, đúng đối tượng Phân tán, số lượng đông, nhưng phần nhiều không quan tâm đến quảng cáo vì họ không có nhu cầu, họ xem để giải trí. Thời điểm xem quảng cáo Bất kỳ thời điểm nào trong ngày, truy cập vào website là thấy quảng cáo Cố định tại thời điểm phát sóng, theo chương trình lên lịch trước Tính chủ động khi xem quảng cáo Xem quảng cáo tự nguyện và chủ động, khả năng giao dịch thành công sẽ cao Xem quảng cáo bị động, có thể gây phản cảm, khán giả thường chuyển kênh khi đến quảng cáo Lượng thông tin truyền tải Thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, năng lực truyền tải nhiều, không giới hạn Thông tin bị giới hạn do thời gian và chi phí Hình thức truyền tải thông tin Phong phú: Bài viết, hình ảnh, video clip, âm thanh, đường link, file đính kèm, có thể gửi catalog Hạn chế: Hình ảnh, âm thanh Hình thức liên hệ ngoài điện thoại, Fax và liên hệ trực tiếp Có thêm các phương thức liên hệ qua email, tin nhắn riêng, Yahoo Messenger, Voice chat Không có Xu hướng mới Chuyển sang làm việc trên máy tính và mạng Internet nhiều hơn Mạng Internet đang dần thay thế truyền hình, xu hướng quảng cáo cũng như vậy Hậu quảng cáo Thông tin vẫn có thể được lưu lại lâu dài và dễ dàng tìm thấy bởi Google Thông tin không được phát lại trừ khi ký hợp đồng và thanh toán chi phí quảng cáo mới Thực tế, cơ quan dự báo Magna Global đưa ra con số 12,2% dự đoán về tốc độ tăng trưởng doanh thu từ quảng cáo trực tuyến trong năm 2013. Trong báo cáo cũng chỉ ra: - Quảng cáo trên video, trên TV sẽ vẫn tiếp tục thống trị trong thế giới truyền thông mặc dù mảng quảng cáo trực tuyến có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Doanh thu từ quảng cáo qua TV sẽ chiếm khoảng 40% tổng doanh thu của toàn ngành và sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 7,5% cho đến hết năm 2016. - Doanh thu từ quảng cáo trực tuyến sẽ vượt qua mảng báo in và trở thành lĩnh vực thu hút chi tiêu quảng cáo lớn thứ 2 vào năm 2013 với doanh thu đạt khoảng 117 tỷ USD. (Magna Global là cơ quan thuộc tập đoàn tư vấn đầu tư IPG, chuyên theo dõi và nghiên cứu chiến lược trong lĩnh vực truyền thông, đưa ra các dự báo ngắn hạn và dài hạn.) Nhìn vào đó ta thấy rằng, lĩnh vực truyền hình đối mặt với một tương lai còn tồi tệ hơn báo in. Nhắc lại rằng, bởi ảnh hưởng của thương mại hóa trong đó tác động lên cả lĩnh vực báo chí, nguồn thu từ quảng cáo chiếm một tỷ lệ rất lớn so với các nguồn thu khác của báo chí. Điều đó cũng đúng cả ở Việt Nam, khi báo chí đang dần tách khỏi bao cấp của Nhà nước để tự nuôi sống mình. Với đà này, các nhà dự báo chỉ ra rằng: trong 5 đến 10 năm nữa, lĩnh vực truyền hình sẽ trong tình trạng tương tự như báo in hiện nay. Điều này đặt ra sức ép rất lớn, buộc truyền hình nếu muốn tồn tại phải tìm ra cách thay đổi, thu hút quảng cáo quay trở lại với mình. “Nhiều người nghĩ rằng nghĩ rằng lĩnh vực truyền hình sẽ còn bị giáng một đòn mạnh hơn của báo in, bởi nội dung quảng cáo video số ở một đẳng cấp cao hơn hẳn. Nói cách khác, nếu ai nắm được quyền phân phối qua internet và áp dụng nó vào việc phân phối video, thì ngay cả bầu trời cũng trở thành chật h•p đối với họ. Các công ty truyền hình không thể làm được việc đó vì nó sẽ thu h•p việc kinh doanh của họ, như những gì web đã làm đối với các tờ báo. Nhưng nếu họ cố gắng đi ngược lại xu hướng chung và trốn tránh web, điều đó sẽ còn giết chết họ nhanh chóng hơn.” Điều này đưa đến một xu hướng mới: Truyền hình trực tuyến. [...]... hình báo chí khác là chuyện bình thường Giữa truyền hình và báo mạng cũng đôi khi nảy sinh mối quan hệ như vậy Với đặc tính đa phương tiện, báo mạng cho phép đưa thông tin bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó có đưa tin bằng hình ảnh động (video) – giống với cách của truyền hình Vì vậy, trên lý thuyết, truyền hình có thể lấy video từ báo mạng và sử dụng như nguồn tư liệu để tạo thành sản phẩm truyền. .. phát triển chung của truyền hình Cũng là đài truyền hình địa phương nhưng có những đài đã bắt đầu quảng bá chương trình truyền hình trên trang mạng Có thể kể đến trang điện tử của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương và Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên Các clip của các chương trình khác cũng được đăng ở các vị trí khác nhau trên trang điện tử của hai tờ báo này Truyền hình có thể quảng cáo... Lịch phát sóng của một số kênh truyền hình được đăng trên trang vtc.com.vn Ngoài ra, Đài Trung ương và Địa phương cũng đăng lịch phát sóng của đài mình Ví dụ: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh Truyền hình Bắc Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Dương Lịch phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam được đăng trên... Chuyên mục Truyền hình online đã bắt đầu xuất hiện trên trang chủ nhưng khi người xem click chuột vào thì không thấy hiện ra kết quả Điều này cho thấy ở các đài địa phương việc quảng bá truyền hình lên báo mạng còn khá yếu Tuy nhiên sự xuất hiện của chuyên mục Truyền hình online cũng đã cho thấy, sự quảng bá truyền hình trên báo mạng chỉ là việc sớm chiều của các đài truyền hình địa phương Và điều này sẽ...B – QUAN HỆ HỖ TRỢ 1 Báo mạng đem lại cơ hội quảng bá cho truyền hình: Internet đặt ra những thách thức cạnh tranh song cũng mang đến những cơ hội cho các đài phát thanh truyền hình Các nghiên cứu cho thấy, có một số người vừa vào Internet vừa xem TV cùng một lúc Nắm bắt nhu cầu đó, không ít đài truyền hình đã lập ra những trang điện tử và phát lại những chương trình truyền hình đã lên sóng... thanh - Truyền hình Hải Dương lại theo hình thức chạy chữ chậm Điều này tạo cảm giác khó chịu cho người theo dõi và biến họ thành những người bị động Đăng lại các chương trình truyền hình, phát trực tuyến và đăng lịch phát sóng các chương trình truyền hình lên trang mạng là các hình thức quảng bá của các đài truyền hình Trung ương và địa phương.Tuy chưa phổ biến và phá triển mạnh ở cá địa phương do điều... hướng tất yếu của truyền hình để tồn tại, phát triển và cạnh tranh với các loại hình báo chí khác 2 Báo mạng cung cấp hình ảnh (video) cho truyền hình: Trong quá trình thu thập thông tin, có rất nhiều trường hợp phóng viên không thể có mặt đúng lúc diễn ra sự kiện, sự việc để đưa tin tới công chúng, nhất là những sự việc xảy ra bất ngờ Trong tình huống đó, việc nhiều loại hình báo chí vào cuộc chỉ sau... lẽ đây là một chương trình có sức thu hút rất lớn và gần như đã trở thành thương hiệu của Đài truyền hình Việt Nam Vtc.com.vn cũng là một trang web phát sóng trực tiếp các chương trình truyền hình của truyền hình Việt Nam, truyền hình Kỹ thuật số Giao diện trên của vtc.com.vn cho thấy, trang báo mạng này cho đăng trực tuyến các chương trình trên truyền hình, giúp người xem thuận tiện trong việc theo... cho truyền hình dưới hình thức này ở các đài phát thanh truyền hình các tỉnh còn yếu Trên trang điện tử của các đài này còn nghèo nàn về nội dung và không có sự hấp dẫn đối với người xem Có những tỉnh đã đưa chuyên mục Truyền hình online trên trang nhất nhưng khi click chuột vào thì không tìm thấy trang yêu cầu Có thể ví dụ ra đây trang điện tử của Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Giang Chuyên mục Truyền. .. kb/s cho chất lượng hình ảnh ở mức trung bình Nếu so với yêu cầu của hình ảnh dùng cho truyền hình thì còn có khoảng cách quá xa Để vượt được truyền hình, phần chất lượng hình ảnh video trên báo mạng điện tử còn cần phải cải thiện nhiều, ít nhất phải ngang bằng với truyền hình phát sóng analog PHỤ LỤC GIÁ QUẢNG CÁO TRÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM Bảng Giá Quảng Cáo VietNamNet Giá trên chưa bao gồm . Lý Thị Liên Hà 5. Ngụy Thị PhươngMỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN HÌNH VÀ BÁO MẠNG Giữa truyền hình và báo mạng tổn tại các mối quan hệ: - Báo mạng cạnh tranh với truyền hình, trong đó thể hiện ở 3 mặt:. Học viện Báo chí – Tuyên truyền Khoa Phát thanh – Truyền hình *** BÀI TẬP HỌC TRÌNH I MÔN: NHẬP MÔN BÁO MẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN HÌNH VÀ BÁO MẠNG Nhóm thực hiện: Nhóm 5 1 loại hình báo chí vào cuộc chỉ sau khi đã tiếp nhận, tham khảo thông tin đó từ một loại hình báo chí khác là chuyện bình thường. Giữa truyền hình và báo mạng cũng đôi khi nảy sinh mối quan hệ

Ngày đăng: 17/04/2015, 17:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan