Giáo sư Đỗ Bình Trị khẳng định: “Truyện cổ tích và truyền thuyết lịch sử là hai thể loại có sự khác biệt lớn về chức năng và thi pháp”2.. Chu Xuân Diên nhận định: “Ở Việt Nam, đã từng có
Trang 1TÌM HIỂU THÊM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH
VÕ PHÚC CHÂU 1
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Theo lý thuyết folklore, truyền thuyết và cổ tích là hai thể loại khác biệt nhau rõ rệt Tuy vậy, trong lý thuyết lẫn thực tế, việc xác định một truyện cổ dân gian nào đó
là truyền thuyết hay cổ tích thật không đơn giản
Xét từ cấp độ tiểu loại, sự nhầm lẫn hay đồng nhất giữa truyền thuyết và cổ tích thực chất tập trung vào mối quan hệ giữa hai tiểu loại: cổ tích thần kỳ và truyền thuyết lịch sử
Xét về quan hệ, truyền thuyết và cổ tích có quan hệ tiếp nối và song hành
Ngoài một vài điểm giống nhau, hai thể loại này gần như khác nhau rõ rệt về nhiều mặt Trong số những điểm khác nhau ấy, theo chúng tôi, tiêu chí phân biệt quan
trọng nhất chính là đặc điểm về số phận nhân vật và sự kiện lịch sử
***
1 Dẫn nhập
1.1 Trong một số công trình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian ở nước ta, đôi
khi khái niệm truyện cổ, truyện dân gian, truyện cổ dân gian đã bị đồng nhất với khái niệm truyện cổ tích Người ta định nghĩa truyện cổ tích là truyện cổ, truyện dân gian,
truyện cổ dân gian1 Cách hiểu này không sai Nhưng nó sẽ trở nên phức tạp nếu ai đó hiểu theo chiều ngược lại, tức cho rằng mọi câu chuyện đời xưa, mọi truyện cổ dân gian đều là cổ tích Nếu vậy, truyền thuyết cũng là chuyện đời xưa, là truyện cổ dân gian, suy ra truyền thuyết cũng là cổ tích (?)
Một vấn đề khác, trong quá trình vận động nội tại theo trục thời gian, một bộ phận truyền thuyết dần lu mờ yếu tố lịch sử, bị chuyển hóa chức năng và thể loại, đã
1 NCS, Trường THPT Chuyên Tiền Giang.
Trang 2trở thành cổ tích Thế nhưng, không ít người sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian vẫn “giam giữ” chúng trong kho truyền thuyết
Những hiện tượng trên, tuy không phổ biến nhưng vẫn là khía cạnh phức tạp của vấn đề thể loại Nó buộc người sưu tầm, nghiên cứu truyền thuyết phải xem xét kỹ hơn mối quan hệ cũng như sự khác biệt giữa hai thể loại này
1.2 Theo lý thuyết folklore, truyền thuyết và cổ tích là hai thể loại khác biệt nhau
rõ rệt Giáo sư Đỗ Bình Trị khẳng định: “Truyện cổ tích và truyền thuyết lịch sử là hai thể loại có sự khác biệt lớn về chức năng và thi pháp”2 Từ điển văn học (bộ mới)
cũng định nghĩa cụ thể từng khái niệm3 Hầu hết giáo trình văn học dân gian đều có phần mục riêng về đặc điểm thi pháp của từng thể loại
Tuy vậy, ngay trong lý thuyết, vẫn còn vài điểm chưa minh bạch về mối quan hệ
và ranh giới giữa hai thể loại này PGS Chu Xuân Diên nhận định: “Ở Việt Nam, đã từng có xu hướng không phân biệt truyện cổ tích và truyền thuyết về phương diện thể loại: hoặc cho rằng hai loại truyện kể đó chỉ có sự khác biệt về trình độ phát triển, hoặc cho rằng không có thể loại truyền thuyết với tư cách là một thể loại văn xuôi dân gian, do đó trong phân loại cũng như trong nghiên cứu đã gộp chung cả hai nhóm truyện đó làm một”4
1.3 Lý thuyết đã có vấn đề Thực tế càng phức tạp hơn Nhiều khi, việc xác định một truyện cổ dân gian nào đó là truyền thuyết hay cổ tích thật không đơn giản Xin
nêu vài dẫn chứng Theo Đỗ Bình Trị, trong bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi, toàn bộ các truyện thuộc mục II (Sự tích đất nước Việt) và mục V (Sự tích anh hùng nông dân) được soạn giả đưa vào thể loại cổ tích, nhưng thực ra, tất
cả “đều là những truyền thuyết lịch sử” Cho nên, Đỗ Bình Trị đòi hỏi “Phải trả những truyện này về cho thể loại của nó”5 Chu Xuân Diên cũng đồng quan điểm như
vậy: “Nguyễn Đổng Chi tuy có phân biệt truyền thuyết với truyện cổ tích về mặt lý thuyết, song “khi sưu tập”, ông vẫn “xếp chung truyền thuyết với cổ tích và coi như là những truyện cổ tích”6 Hay theo khảo sát của Nguyễn Xuân Đức, trường hợp truyện
Sơn Tinh Thủy Tinh cũng nhiều bất ổn: sách Văn 10 (Nguyễn Đình Chú chủ biên) xếp
nó vào thần thoại, sách Truyện đọc 2 (Trương Chính – Trịnh Mạnh biên soạn) cho là
cổ tích, còn sách Ngữ văn 6 (Nguyễn Khắc Phi tổng chủ biên) thì gọi là truyền thuyết7
Một trường hợp khác, truyện Bánh chưng bánh giầy là truyền thuyết hay cổ tích?8
Trang 3Thêm nữa, trường hợp truyện Chử Đồng Tử, do sự chuyển hóa về mặt thể loại mà đã
có một Chử Đồng Tử truyền thuyết lịch sử, ca ngợi người anh hùng chinh phục đầm lầy, nhưng cũng có một Chử Đồng Tử cổ tích thần kỳ, với kiểu nhân vật chàng trai nghèo bất hạnh cưới công chúa Có điều, đâu là văn bản truyền thuyết Chử Đồng Tử?
2 Quan hệ giữa truyền thuyết và cổ tích
Để làm rõ những hiện tượng phức tạp trên, chúng tôi thấy cần thiết phải xem xét trở lại mối quan hệ giữa truyền thuyết và cổ tích, đồng thời tiến hành đối sánh hai thể loại Thao tác đối sánh bắt đầu từ khái niệm cho đến từng khía cạnh thuộc phạm trù thi pháp, chức năng thể loại…
2.1 Về khái niệm:
Trước hết, truyện cổ tích là gì?
Theo Nhikiphôrôp, nhà nghiên cứu folklore Nga, trong bài viết nhan đề “Truyện
cổ tích, sự lưu hành truyện cổ tích và những người kể chuyện cổ tích” (in trong cuốn Truyện cổ tích dân gian Nga của Kapitxa M-L1930), ông đưa ra định nghĩa ngắn gọn như sau: “Truyện cổ tích là những truyện kể truyền miệng, lưu hành trong nhân dân,
có mục đích giải trí người nghe, nội dung kể lại những sự kiện khác thường (những sự kiện tưởng tượng có tính chất thần kỳ hoặc thế sự) và mang những nét đặc trưng về hình thức cấu tạo và phong cách thể hiện”9 Ở Việt Nam, trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Lê Chí Quế trình bày khái niệm “truyện cổ tích” thông qua việc xác định bản chất thể loại của nó Theo ông, “truyện cổ tích là sáng tác dân gian trong loại hình tự sự mà thuộc tính của nó là xây dựng trên những cốt truyện; truyện
cổ tích là tác phẩm nghệ thuật được xây dựng thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kỳ; truyện cổ tích là một thể loại hoàn chỉnh của văn học dân gian, được hình thành một cách lịch sử ”10 Đặc biệt, PGS Chu Xuân Diên, trong chuyên luận “Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học”, đã phân tích khá sâu sắc nội hàm khái niệm “cổ
tích”
Xin dẫn lại phần phân tích khái niệm “truyện cổ tích” của PGS Chu Xuân Diên11.
Trang 4Cổ tích là một từ Hán Việt “Cổ” có nghĩa là xưa, cũ Ta có khái niệm “truyện cổ”
(hoặc “truyện cổ dân gian”), “truyện đời xưa” dùng để chỉ nhiều loại truyện dân gian khác nhau, trong đó có truyện cổ tích Tương đương với khái niệm này trong tiếng Hán
là “cố sự” (sự tích đời xưa) hoặc “dân gian cố sự” Còn “tích” có nghĩa là gì? Hán Việt
từ điển của Nguyễn Văn Khôn giới thiệu 29 nghĩa của từ “tích”, trong đó có hai nghĩa
có liên quan đến khái niệm truyện cổ tích: 1) tích: dấu chân, dấu vết; 2) dấu vết cũ, dấu chân Những nghĩa này còn giữ được gần như nguyên vẹn những nghĩa gốc tương đương của từ “tích” trong tiếng Hán: vết chân, dấu vết; những gì người xưa để lại (theo
Khang Hi từ điển) Những sắc thái nghĩa trên của từ “tích” thấy có trong các nghĩa của
từ “sự tích” (Hán Việt): 1) Đầu đuôi gốc tích của một việc; 2) Sự việc có thật; 3) Dấu
tích của việc (theo Hán Việt từ điển của Nguyễn Văn Khôn) Nghĩa của từ “tích” trong
các thành ngữ “truyện xưa tích cũ”, “có tích mới dịch nên tuồng”, rõ ràng có liên quan với khái niệm “sự tích” Như vậy, trong các nghĩa của từ “tích” (Hán Việt) có bao hàm hai yếu tố: 1) sự việc, câu chuyện (→ sự tích); 2) dấu vết (→ di tích) Hai yếu tố này có
lẽ đã khiến cho từ “cổ tích” (Hán Việt) mang hai nghĩa nói về hai hiện tượng khác
nhau: 1) di tích xưa; 2) truyện đời xưa (theo Hán Việt từ điển) Nghĩa thứ nhất tương
đương với từ “cổ tích” trong tiếng Hán: “Cổ tích = cổ nhân chi trần tích = dấu vết người
xưa” (theo Từ điển từ nguyên) Còn nghĩa thứ hai thì chỉ có trong từ “cổ tích” Hán Việt.
Khái niệm “truyện cổ tích” của ta được tiếng Hán biểu thị bằng từ “cố sự” (truyện cổ) hoặc “dân gian cố sự” (truyện cổ dân gian) Từ “cố sự” trong tiếng Hán còn được dùng
để chỉ các loại truyện cổ khác nữa (cả thành văn lẫn dân gian)
Sau khi diễn giải, Chu Xuân Diên nhấn mạnh, khái niệm “truyện cổ tích” bao hàm ba yếu tố nghĩa: “truyện cổ tích là truyện kể; truyện kể này có quan hệ với thời quá khứ xa xưa cả về nội dung lẫn nguồn gốc phát sinh; dấu tích của truyện kể này vẫn còn lại cho đến nay”12
Từ những phát biểu trên, chúng tôi hình dung, truyện cổ tích là những sáng tác
tự sự dân gian, có cốt truyện hoàn chỉnh; chủ yếu dựa trên nhiều yếu tố tưởng tượng,
kỳ ảo, hoang đường; truyện kể về những sự tích đời xưa nhưng dấu tích truyện kể còn lưu cho đến nay.
Còn truyền thuyết là gì? Có nhiều cách phát biểu về khái niệm truyền thuyết, nhưng nếu phỏng theo những đặc điểm vừa nêu của cổ tích, chúng tôi diễn đạt lại nội
hàm của khái niệm truyền thuyết như sau: truyền thuyết là những sáng tác tự sự dân gian; có sự hiện diện của yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo, hoang đường; truyện kể về nhân
Trang 5vật và sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ; truyện gắn liền với nhiều chứng tích văn hóa còn lưu cho đến nay
Và như vậy, chỉ xét qua khái niệm, truyền thuyết và cổ tích khá gần gũi nhau về đặc điểm thi pháp Trong đó, có nhiều yếu tố khá trùng hợp: cùng là tác phẩm tự sự dân gian; có yếu tố kỳ ảo, hoang đường; tác phẩm kể chuyện quá khứ nhưng còn lưu dấu tích trong hiện tại
Do mỗi thể loại đều được phân chia thành nhiều tiểu loại nên chúng tôi có nhu cầu xác định tiểu loại nào đã gây ra sự nhầm lẫn (hay đồng nhất) giữa truyền thuyết và
cổ tích
Trước hết, truyện cổ tích được chia thành ba tiểu loại: cổ tích về loài vật, cổ tích sinh hoạt, cổ tích thần kỳ Cách chia này căn cứ vào đặc điểm nhân vật chính và thủ pháp xây dựng hình tượng Cổ tích về loài vật kể lai lịch hình thành các giống vật; truyện có ít yếu tố thần kỳ Cổ tích sinh hoạt kể chuyện đối nhân xử thế hàng ngày, với hai kỉểu nhân vật thường gặp là chàng ngốc (ngốc thật, giả ngốc) và người thông minh; truyện có ít yếu tố thần kỳ Cổ tích thần kỳ kể về số phận và quá trình vượt thử thách của những nhân vật bất hạnh, nhân vật thông minh tài trí; truyện đậm đặc yếu tố thần
kỳ Cổ tích thần kỳ tiêu biểu cho đặc trưng thể loại cổ tích Một số truyện cổ tích thần
kỳ do có không gian, thời gian xác định, đặc biệt là nhân vật chính thường có lai lịch xác định nên dễ bị nhầm lẫn với truyền thuyết
Còn truyền thuyết có nhiều tiểu loại phổ biến: truyền thuyết địa danh, truyền thuyết thần tổ ngành nghề, truyền thuyết lịch sử Trong đó, truyền thuyết lịch sử, do
có nhân vật lịch sử, có nhiều yếu tố kỳ ảo, hoang đường và chứng tích văn hóa còn lưu lại nên dễ bị nhầm lẫn với cổ tích thần kỳ
Như vậy, xét từ cấp độ tiểu loại, sự nhầm lẫn hay đồng nhất giữa truyền thuyết và
cổ tích thực chất tập trung vào mối quan hệ giữa hai tiểu loại: cổ tích thần kỳ và truyền thuyết lịch sử
2.2 Về quan hệ giữa hai thể loại:
Xét thời điểm ra đời, truyền thuyết xuất hiện sớm và trước cổ tích rất lâu Truyền thuyết tiếp ngay sau thần thoại, là nơi còn trầm tích tàn dư của thần thoại Truyền thuyết được xem là phương cách lý giải lịch sử; cách tưởng nhớ nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử theo quan điểm của nhân dân Truyền thuyết luôn gắn liền vận mệnh dân
Trang 6tộc Nó là sự hòa quyện giữa “niềm tin” và “cái thiêng”; là sự kết hợp giữa “lịch sử”
và “hư cấu” Trong khi đó, cổ tích ra đời muộn hơn Cổ tích tiếp sau truyền thuyết, là
nơi còn trầm tích tàn dư của truyền thuyết Một số truyện cổ tích được hình thành từ chính sự vận động và chuyển hóa thể loại của văn bản truyền thuyết Cổ tích chỉ ra đời trong lòng một xã hội đã phân chia giai cấp và nảy sinh mâu thuẫn giai cấp về quyền lợi, địa vị Cổ tích gắn liền số phận những người bất hạnh trong cuộc đời thường Nó
là phương cách mà nhân dân gởi gắm ước mơ, khát vọng về một cuộc đời tốt đẹp, công bằng, hạnh phúc Nó là sự hòa quyện giữa “vẻ đẹp hồn nhiên, ngây thơ” và “chất thần kỳ, huyền ảo”; là sự kết hợp giữa “hiện thực” và “hư cấu”
Theo tiến trình lịch sử, cho dù sử học đã hình thành, dòng sử chính thống đã đảm nhiệm vai trò lưu giữ lịch sử dân tộc nhưng thể loại truyền thuyết vẫn bền bỉ vận động, giữ nguyên bản chất thể loại và phát triển thêm số lượng tác phẩm Sức sống dài lâu của truyền thuyết được bảo đảm bởi yếu tố “niềm tin” và “nội dung lịch sử” Còn cổ tích, theo tiến trình lịch sử, lại dần mất đi điều kiện sinh tồn trong lòng văn học dân gian Cổ tích, do không được tiếp nhận trên cơ sở “niềm tin” và nhất là không còn được nuôi dưỡng bằng một “hiện thực mơ hồ, huyền ảo” nên không còn tiếp tục phát triển, sinh sôi như truyền thuyết Nhưng nguồn năng lượng vô hạn của cổ tích không mất đi Nó được chuyển hóa vào văn học viết Nó hiện diện qua những “chuyện cổ tích giữa đời thường”
Như vậy, quan hệ giữa truyền thuyết và cổ tích là quan hệ tiếp nối và song hành
Cổ tích tiếp nối truyền thuyết, đón nhận sự chuyển hóa thể loại và tàn dư của truyền thuyết Cổ tích song hành cùng truyền thuyết, cùng vận động và phát triển Có điều, khi cổ tích hết vai trò tạo ra một “thế giới kỳ ảo chỉ có trong mơ ước” thì truyền thuyết vẫn còn nhận lãnh sứ mệnh là bộ sử dân gian
3 Những điểm giống và khác nhau giữa cổ tích và truyền thuyết
3.1 Điểm giống nhau:
Nếu chỉ căn cứ vào khái niệm và mối quan hệ giữa hai thể loại, rõ ràng, hiện tượng nhầm lẫn (hay đồng nhất) giữa truyền thuyết lịch sử và cổ tích thần kỳ có nhiều khả năng xảy ra Tất cả xuất phát từ một số nguyên nhân khách quan dưới đây:
- Cùng là tác phẩm tự sự dân gian (có nhân vật, cốt truyện, tình tiết, lời kể…)
Trang 7- Cùng có sự hiện diện của yếu tố kỳ ảo, hoang đường.
- Mọi truyền thuyết đều gắn với nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử Một số truyện
cổ tích thần kỳ cũng có nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử
- Truyền thuyết thường gắn liền chứng tích văn hóa (địa danh, núi sông, gò bãi, lăng mộ, lễ hội…) Một số truyện cổ tích thần kỳ cũng gắn liền với chứng tích văn hóa
- v.v
3.2 Điểm khác nhau:
Tuy nhiên, như nhiều nhà nghiên cứu folklore khẳng định, truyền thuyết và cổ tích là hai thể loại khác biệt nhau cả về chức năng lẫn thi pháp Vì vậy, ở đây, chúng tôi chủ yếu so sánh sự khác nhau giữa chúng theo các tiêu chí thuộc về thi pháp và chức năng thể loại
3.2.1 Thời gian:
Trong cổ tích thần kỳ, thời gian luôn mang tính ước lệ, tượng trưng Chuyện thường bắt đầu bằng lời dẫn quen thuộc: “ngày xưa, thuở xưa, ngày xưa xưa lắm, không biết thời nào, một ngày nọ, bỗng hôm kia, vào một đêm trăng…” Kiểu thời
gian mơ hồ này khiến câu chuyện luôn được bao bọc trong màn sương huyền ảo Nó gợi ra một quá khứ thật xa xăm, đồng thời toát lên vẻ đẹp một đi không trở lại Chính
sự mơ hồ của thời gian khiến câu chuyện thêm phần hấp dẫn Nó tạo cho người nghe
cổ tích một nét tâm lý tiếp nhận: biết đâu ngày xưa đã từng xảy ra việc ấy! Thành ra, trong cổ tích, thời gian càng cụ thể, càng xác định, tính đáng tin của câu chuyện càng giảm dần13
Trái lại, thời gian trong truyền thuyết lịch sử bao giờ cũng mang tính xác định
Có điều, tính xác định của thời gian trong truyền thuyết không hoàn toàn đồng nhất
với thời gian thực tế GS Kiều Thu Hoạch nói rõ hơn về đặc điểm này: “ Chẳng hạn như giặc Ân trong truyền thuyết Thánh Gióng Niên đại trong truyền thuyết này và truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh không ăn khớp gì với sự thật lịch sử Vậy mà, qua hàng bao thế kỷ, nhân dân vẫn hiểu được: giặc Ân phi lịch sử đó là tượng trưng cho một thứ giặc ngoại xâm, niên đại phi lý đó là ước lệ cho một khoảng thời gian rất xa xưa Thực ra, đây cũng là hiện tượng có tính phổ quát trong truyện kể dân gian thế giới, mà giới nghiên cứu folklore quốc tế thường gọi đó là sự thác ngộ thời gian (anachronisme) trong huyền thoại Và đương nhiên,
Trang 8nhìn nhận từ góc độ folklore, thì đây cũng chính là một đặc trưng thể loại của truyền thuyết dân gian”14
Thời gian xác định khiến truyền thuyết luôn gắn với một triều đại cụ thể, thậm chí gắn với từng phút giây lịch sử Trong truyền thuyết, chiến công và số phận của nhân vật lịch sử, nội dung sự kiện lịch sử chỉ có ý nghĩa, chỉ đáng tin khi được gắn kết với những thời điểm lịch sử cụ thể, xác định Ví dụ, Thánh Gióng gắn liền thời Hùng Vương giữ nước, Hai Bà Trưng phất cờ - thời chống xâm lược Hán, Bà Triệu cưỡi voi
ra trận - thời chống giặc Ngô, Lê Lợi tập hợp hào kiệt - thời chống quân Minh, Trương Định lãnh chức Bình Tây nguyên soái - buổi đầu chống Pháp Và hiển nhiên, niềm tin của người nghe (người đọc) truyền thuyết sẽ bị phá vỡ khi nhân vật và sự kiện
lịch sử bị ghép sai với thời điểm lịch sử Có thể nói, cụ thể, chính xác là yêu cầu đặt ra
đối với thời gian truyền thuyết Khác cổ tích, trong truyền thuyết, thời gian càng cụ thể, xác định, tính đáng tin của câu chuyện càng tăng dần
Về cách thể hiện thời gian, truyện cổ tích không quan tâm đến thời gian thực, thời gian vật lý Nó không có thời gian tâm lý Trong cổ tích, thời gian giữ vai trò tạo không khí, dẫn dắt, liên kết các tình tiết chứ không nhằm khắc họa tính cách, số phận nhân vật Nó được xem là một yếu tố nghệ thuật quan trọng trong tác phẩm
Trái lại, truyền thuyết gắn chặt với thời gian thực, thời gian vật lý, đôi khi có cả
sự hiện diện của thời gian tâm lý (trong một số truyền thuyết đời sau) Theo từng mốc thời gian, nhân vật lịch sử sẽ lớn lên, gặp biến cố, lập chiến công và đến hồi kết cuộc (hy sinh hoặc hóa thân) Thời gian trong truyền thuyết không có chức năng tạo nên tính hấp dẫn, lôi cuốn cho câu chuyện như ở cổ tích Điều quan trọng mà thời gian trong truyền thuyết có thể mang đến cho người nghe (người đọc) chính là tính đáng tin của câu chuyện kể
Nói chung, nếu thời gian trong cổ tích chỉ tạo nên tính hấp dẫn cho câu chuyện chứ không nhằm khẳng định tính xác thực cho nội dung thì ngược lại, thời gian trong truyền thuyết chỉ giúp khẳng định tính xác thực cho nội dung chứ không nhằm tạo nên tính hấp dẫn cho câu chuyện
3.2.2 Không gian:
Không gian tức là địa điểm, là nơi chốn mà câu chuyện diễn ra, nơi gắn liền với cuộc đời nhân vật và sự kiện trong tác phẩm
Trang 9Trong cổ tích thần kỳ, không gian là tất cả cảnh vật, cuộc sống nơi trần thế: một làng quê thân thuộc, với ruộng lúa, đồng cỏ, giếng nước, bờ ao (Tấm Cám, Sọ Dừa ); hay một gốc đa to, một khu rừng vắng (Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt ); hoặc một bãi sông xa, một vùng biển rộng (Chử Đồng Tử, Sự tích núi Ngũ Hành, Sự tích con dã tràng ) Ngoài ra, còn một dạng không gian khác, đó là thế giới siêu nhiên, kỳ ảo: cõi thiên đình (Cóc kiện trời), cõi tiên (Từ Thức), âm phủ (Sự tích chùa Thủ Huồng), chốn thủy cung (Sự tích con dã tràng, Thạch Sanh ) Một số truyện cổ tích hội đủ cả không gian đời thường lẫn thế giới siêu nhiên, kỳ ảo Không gian trong cổ
tích thường được kết hợp với những từ ngữ mang tính phiếm chỉ: ngôi làng nọ, khu rừng kia, bến sông ấy Nó cũng không có sự kết nối với một mốc thời gian cụ thể nào
trong quá khứ Nói chung, không gian trong cổ tích không mang tính cụ thể, xác định Đặc điểm này khiến không gian cổ tích càng mơ hồ, sự chuyển cảnh càng đa dạng thì câu chuyện càng thêm phần hấp dẫn Nó kéo theo một nét tâm lý tiếp nhận cổ tích là: người nghe (người đọc) không có nhu cầu tìm hiểu ngôi làng ấy, khu rừng ấy hiện ở địa phương nào, hay người ta phải làm cách gì để lên được thiên đình, xuống tận thủy cung Tất cả điều ấy làm cho cổ tích mãi mãi là những câu chuyện về một thế giới kỳ
ảo, chỉ có trong mơ ước
Khác cổ tích, truyền thuyết không có không gian đời thường, cũng không có thế giới siêu nhiên, kỳ ảo Không gian trong truyền thuyết luôn mang tính cụ thể, xác định
Nó phải là những địa danh có thực, là không gian lịch sử, gắn liền với nhân vật và sự kiện lịch sử; gắn liền với thời gian lịch sử xác định Nó đồng thời là những không gian thiêng, trường tồn cùng với sự bất tử của nhân vật lịch sử Đơn cử, núi Tản Viên hóa chốn non thiêng vì gắn liền tên tuổi Sơn Tinh - vị anh hùng trị thuỷ, cũng là một trong
Tứ bất tử trên thần điện Việt Nam Sông Bạch Đằng trở thành địa danh lịch sử khi gắn với tên tuổi Ngô Quyền buổi đánh quân Nam Hán; gắn với thời đại Đông A, khi Trần Hưng Đạo cùng vua tôi nhà Trần đuổi giặc Nguyên – Mông Tương tự như vậy, truyền thuyết đã lần lượt tạo nên những cặp sóng đôi: không gian lịch sử – nhân vật lịch sử
Có thể kể, đất Mê Linh – Hai Bà Trưng, núi Lam Sơn - Lê Lợi, Đám lá tối trời (Gò Công) - Trương Định, Gò Tháp (Đồng Tháp) - Thiên Hộ Dương, Thất Sơn huyền bí (An Giang) - Quản Cơ Trần Văn Thành
Trang 10Cần nói thêm, không gian trong cổ tích, do không mang tính cụ thể, xác định nên không chịu sự gán ghép, đặt để, kết dính với bất cứ một địa phương nào Nói cách khác, truyện cổ tích là thể loại không mang tính địa phương, không thuộc sở hữu riêng của bất cứ bộ phận văn học dân gian địa phương nào Tuy nhiên, nó lại là thể loại
mang tầm quốc tế Nói theo Chu Xuân Diên, “Tính chất quốc tế rõ ràng là một hiện tượng độc đáo nổi bật của truyện cổ tích Truyện cổ tích có khả năng di chuyển từ dân tộc này sang dân tộc khác, vượt qua mọi ranh giới về ngôn ngữ, về lãnh thổ của các quốc gia”15 Trái lại, không gian trong truyền thuyết do mang tính cụ thể, xác định nên
luôn gắn liền với những địa phương, vùng miền cụ thể Truyền thuyết chủ yếu được gìn giữ, lưu truyền do chính những người dân địa phương - nơi đã sinh ra hoặc từng in dấu tích người anh hùng Cho nên, có thể nói, truyền thuyết là thể loại văn học dân gian mang tính địa phương rất đậm nét
3.2.3 Nhân vật:
Nhân vật chính trong cổ tích, đặc biệt ở cổ tích thần kỳ, là con người của đời thường, trong một xã hội phân chia giai cấp với đầy bất công, ngang trái Đó là những nhân vật bất hạnh: đứa con mồ côi, đứa con riêng, người con út, người đi ở, nhân vật xấu xí Diễn biến số phận của nhân vật trong cổ tích là một chuỗi dài bị thử thách, vượt qua thử thách, để rồi kết thúc có hậu, nhân vật được đền bù, được hưởng hạnh phúc dài lâu trong đời thường
Trái lại, nhân vật chính trong truyền thuyết luôn là nhân vật lịch sử, là những anh hùng làm nên lịch sử Một số đã được chính sử lưu danh, như Hai Bà Trưng, Bà Triệu,
Lê Lợi, Quang Trung, Trương Định Nhưng phần nhiều là những anh hùng được nhân dân tôn vinh, tưởng nhớ Họ là những nhân vật quần chúng hướng theo cờ đại nghĩa Họ hiện diện trên khắp nẻo đường đánh giặc Vì một dạ trung thành, dám xả thân phò tá, chở che chủ tướng, hoặc mưu trí lập công , họ được nhân dân ngợi ca, tưởng nhớ bằng cách đưa vào truyền thuyết, trở thành nhân vật truyền thuyết Có điều, kết cuộc của nhân vật trong truyền thuyết luôn mang tính chất “mở” Nhân vật không như ở cổ tích, luôn gặp kết thúc có hậu, được hưởng hạnh phúc trong đời thường, mà phần nhiều, họ phải chịu tuẫn tiết, hy sinh, hóa thân vào hồn thiêng sông núi
Về nghệ thuật thể hiện, mỗi nhân vật trong cổ tích thần kỳ luôn thuộc về một kiểu nhân vật nào đó (người mồ côi, người em út, người xấu xí mà tài ba ) Nhân vật