Giáo dục – một biện pháp quan trọng trong thực hành tƣ tƣởng

Một phần của tài liệu Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị - xã hội của Khổng Tử (Trang 73)

trị – xã hội của Khổng Tử

Mục đích giáo dục, giáo hoá trong tư tưởng của Khổng Tử chính là làm cho xã hội từ chỗ hỗn loạn trở nên đi vào trật tự ổn định. Con người trong các quan hệ xã hội trở nên có nhân cách chủ yếu là thông qua sự dạy dỗ và rèn luyện, tu dưỡng của bản thân mỗi cá nhân. Do đó, ông coi việc giáo dục như một biện pháp hữu hiệu trong việc thực hành tư tưởng chính trị – xã hội của mình.

Nhận thức sâu sắc vai trò của giáo dục trên con đường chính trị, Khổng Tử mở trường tư dạy học, chiêu tập môn sinh để truyền dạy đạo lý thánh hiền. Trong giáo dục, ông luôn chú ý đến tính chỉnh thể của giáo dục trong mối quan hệ với điều kiện dân số, kinh tế, chính trị. Vì vậy, ông đặt giáo dục, giáo hoá dân là một trong những công việc chính trị hàng đầu. Khổng Tử đã thấy được các mối quan hệ của con người trong đời sống có tác động to lớn đối với việc làm thay đổi trật tự xã hội. Song, cơ sở giáo dục con người trong tư tưởng chính trị – xã hội của ông lại hoàn toàn phụ thuộc vào giai cấp thống trị.

Nhưng, ông là người đầu tiên nêu lên chủ trương giáo dục không phân biệt chủng loại, giàu nghèo, sang hèn, thiện ác… được thể hiện ở tư tưởng “hữu giáo vô loại”. Ông nói: “ ta dạy tất cả mọi người không phân biệt [địa phương hay giàu nghèo,...]”, [92; 501]. Tư tưởng này thể hiện tính chất tiến bộ trong điều kiện xã hội phân chia đẳng cấp ở thời ông. Khổng Tử và Nhiễm Hữu sang nước Vệ thấy dân đông đúc “Khổng Tử nói: Đông dúc thay! Nhiễm Hữu hỏi dân đã đông, thì cần làm gì thêm? Khổng Tử đáp: Phải làm cho dân giàu có, đã giàu có rồi, thì cần phải là gì thêm? Giáo dục họ”[92; 444] . Điều kiện để giáo dục dân trước hết phải làm cho quốc gia thịnh vượng, dân cư đông đúc rồi mới giáo dục dân, chứng tỏ Khổng Tử cũng đã thấy được tình trạng dân thưa thớt và đời sống nhân dân còn nghèo, thì người ta không có điều kiện quan tâm đến vấn đề chính trị – xã hội cũng như hình thành và hoàn thiện đạo đức của mình.

Gần như trọn đời Khổng Tử theo nghiệp giáo dục, ông tự giáo dục mình, giáo dục học trò và đối tượng học trò được ông giáo dục rất đa dạng với phương châm “học không biết chán”, “dạy không mệt mỏi” [92; 329]. Khổng Tử dạy học trò từ tầng lớp quý tộc đến thứ dân nghèo khó, hèn kém, nhưng ông luôn yêu cầu người theo học phải luôn có ý chí học tập tu dưỡng để vươn lên. Cho dù, đó là những người làm có khi không đúng lời nói hay những người hiểu biết đạo lý chưa kín kẽ, nhưng vẫn giữ được tiết tháo. Ông nói rằng: “không có được những người đạt mức trung dung để ta truyền đạo cho, song hẵn có được những người “cuồng” và những người “quyến”; Người “cuồng”, thì tiến thủ vươn lên, còn người “quyến” thì không chịu làm điều xấu” [92; 447]. Điều đó chứng minh Khổng Tử không phân biệt sang hèn trong giáo dục. Bởi vì, Khổng Tử cho con người đều vốn có “tính tương cận”, chỉ do môi trường xã hội mà sinh ra thiện ác, mạnh yếu, sang hèn khác nhau, vì thế thông qua việc học và dạy có thể khiến người ta từ chỗ khác xa nhau mà theo về gần nhau, chỉ cần lấy điều “nhân” làm nhân tính tiêu chuẩn để giáo dục.

Hơn nữa, Khổng Tử là một người hoàn toàn thực tế, nên trong giáo dục ông cho phải làm cho mọi người được giáo dục có một ngôi vị riêng biệt nhằm thực hiện mục đích chính trị thành công để xây dựng một xã hội lý tưởng bằng tư tưởng “hữu giáo vô loại”. Chủ trương này của Khổng Tử về sau được các nhà Nho tiến bộ kế thừa và áp dụng trong suốt chiều dài lịch sử chế độ phong kiến.

Tuy nhiên, tư tưởng “hữu giáo vô loại” của Khổng Tử vẫn còn mâu thuẫn khi thực hiện, vì một mặt ông chủ trương “hữu giáo vô loại”, nhưng mặt khác ông lại chia xã hội thành nhiều hạng người khác nhau. Ông chia ra làm bốn hạng người: Loại người “sinh ra đã biết là hạng cao nhất, học rồi mới biết là hạng thứ hai, gặp khốn rồi mới chịu học là hạng thứ ba. Gặp khốn rồi vẫn không học, dân chính là hạng thấp nhất này” [92; 517]. Trong bốn hạng người trên, Khổng Tử cho rằng, “chỉ có bậc thượng trí và kẻ hạ ngu là không thay đổi được” [92; 527]. Từ việc phân chia các hạng người với những trình độ nhận thức khác nhau, cách dạy cũng khác nhau, ông nói: “Từ người [trí lực] bậc trung trở lên, thì có thể bảo cho đạo lý cao siêu. Từ người [trí lực] bậc trung trở xuống, thì không thể giảng những đạo lý cao siêu”[92; 326]. Nhưng, ông lại cho rằng phần đông dân cư lại thuộc về hạng học mới biết và gặp khốn khó rồi mới chịu học đạo. Do vậy, nếu được giáo dục tốt thì hai hạng người trên sẽ bỏ nết xấu mà theo điều tốt, bỏ điều tà khúc để trở về với điều lễ, nhân, nghĩa, làm những công việc có ích lợi cho xã tắc, để tạo nên một xã hội lành mạnh. Vậy, đối tượng giáo dục chủ yếu của Khổng Tử là những người thuộc tầng lớp trung lưu, tầng lớp khá giả và các tầng lớp bậc trên của xã hội, tức là những người có điều kiện học tập để trở thành Nho và Sĩ. Khi được giáo dục những hạng người này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hạng người dưới. Vì thế, Khổng Tử chủ yếu tập trung vào giáo dục những người thuộc giai cấp thống trị (quý tộc) và những người thuộc tầng lớp khác nếu có điều kiện chịu khó học thành đạt, thì sẽ được đứng vào hàng ngũ của giai cấp thống trị.

Khổng Tử rõ ràng đã phân biệt đẳng cấp trong những hạng người và ông cho có hạng người sinh ra đã thông hiểu đạo lý, nên họ gánh vác được giang sơn, “bình định” được xã tắc. Còn dân là hạng người hèn mọn trong xã hội, nên dẫu được giáo dục thì chỉ là những người có điều kiện, có ý chí vươn lên tiếp nhận được và nghe theo lời dạy của thánh hiền thì mới có cơ hội đứng vào hàng ngũ của giai cấp thống trị. Với chủ trương làm cho dân đông, dân giàu rồi giáo hoá dân (thứ – phú – giáo), nhưng thực chất ở đó cũng là mục đích chính trị của Khổng Tử trong việc giáo hoá dân là để cho dân biết những điều lễ nghĩa mà tuân theo, để giai cấp thống trị dễ sai bảo, dễ trị dân, để “dân tín” với lễ chế mà “bần nhi lạc”, tạo nên một xã hội có trật tự trên dưới. Điều đó cho thấy rõ việc Khổng Tử dùng giáo dục như là một biện pháp thực hiện những nội dung chính trị – xã hội của ông.

Khi nói về phẩm chất đạo đức và nhân cách Khổng Tử chỉ ra hai hạng người “quân tử và tiểu nhân” để thúc đẩy người ta từ bỏ cái ác theo thiện, hành động theo chuẩn mực xã hội. Người quân tử tự mình mà tăng tiến, không lo nghèo khó mà chỉ lo không tiến được tới đạo. Theo Khổng Tử, ở người quân tử có sẵn đủ các đức tính tốt đẹp nếu được đào tạo ra ngày càng nhiều thì việc ổn định thiên hạ từ trên xuống dưới sẽ rất thuận lợi. Còn với kẻ tiểu nhân hay “cầu ở người”, “không biết mệnh trời nên không sợ, khinh nhờn bậc đại nhân, coi thường lời dạy của thánh nhân” [92; 512]. Qua đó cho thấy, chính Khổng Tử đã đưa ra chủ trương phân chia xã hội ra thành các hạng người khác nhau giáo dục để đạt được mục đích chính trị của mình, nhưng ông không thừa nhận chính mình làm điều đó. Ông cho sự phân chia các hạng người đó là do trời định sẵn.

Với chủ trương “hữu giáo vô loại” của Khổng Tử đã để lại cho nhân loại một giá trị to lớn đó là: để xã hội tồn tại và phát triển, thì mọi người đều có

quyền được giáo dục và xã hội cần phải có trách nhiệm giáo dục và đào tạo cho tất cả mọi người. Ông là một tấm gương dạy học vì lòng yêu thương con người, không vì tư lợi cá nhân luôn nêu cao điều nhân, nghĩa, lễ, trung, tín. Tuy nhiên, Khổng Tử chủ trương giáo dục người ta tu dưỡng nhân tính theo những chuẩn mực có sẵn mà ông chưa thấy được sức mạnh của con người trong cải biến xã hội, hoặc có nhận thấy sự biến đổi xã hội do chính hoạt động của con người. Ông chỉ thừa nhận là do sự biến đổi tuân theo ý trời trong một khuôn mẫu của xã hội Tây Chu. Hạn chế này vừa mang tính lịch sử thời đại, vừa do khuynh hướng bảo thủ về mặt chính trị của Khổng Tử. Cho nên, về tư tưởng của mình, Khổng Tử chỉ giáo dục đạo đức trong các sách kinh (Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu), nhằm phục vụ mục đích chính trị, còn ông hầu như không đề cập tới việc học tập những tri thức trong hoạt động sản xuất vật chất cũng như những tri thức về giới tự nhiên. Điều này được thể hiện khi “Phàn Trì xin học làm ruộng. Khổng Tử nói: Ta không bằng lão nông. Phàn Trì xin học trồng rau. Khổng Tử nói: Ta không bằng lão làm vườn. Phàn Trì ra khỏi, Khổng Tử nói: Phàn Trì thật là tiểu nhân” [92; 443].

Về tư tưởng giáo dục và phương pháp giáo dục của Khổng Tử có những luận điển nổi tiếng phù hợp với quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng giáo dục và còn có ý nghĩa tích cực cho đến tận ngày nay. Đó là các phương pháp giáo dục: Học kết hợp với tư duy, học gắn liền với luyện tập, học phải đi đôi với làm. Đó là những biện pháp quan trọng trong tuyên truyền, thực hành tư tưởng chính trị – xã hội của ông.

Trong quá trình dạy học Khổng Tử luôn khuyến khích, khơi gợi sự tích cực chủ động suy nghĩ của học trò. Ông yêu cầu người học phải luôn suy nghĩ về vấn đề mình được dạy. Ông cho rằng, “học mà không suy nghĩ thì sẽ nhầm lẫn, suy nghĩ mà không học thì sẽ vẩn vơ” [92; 247]. Từ việc xác định được

tầm quan trọng giữa học và suy nghĩ không thể tách rời nhau ông nói: “Những kẻ không bao giờ hỏi “làm thế nào”, “làm cách gì đây”, thì ta cũng không làm cách gì cho họ được” [92; 498]. Khổng Tử luôn chú ý đến việc phát huy tính tích cực, chủ động suy nghĩ của học trò, ông nói: “Dạy cho một góc mà không biết suy ra ba góc kia thì không dạy nữa” [92; 343]. Cứ như vậy, Khổng Tử dẫn dắt học trò từ sự hiểu biết một sự vật mà suy ra hiểu biết được nhiều sự vật, nghe một mà biết được nhiều. Vì, có học tất phải suy nghĩ về những gì mình được truyền thụ, có suy nghĩ mới sinh ra hoài nghi, có hoài nghi mới phải tiếp tục học để tìm lời giải đáp sâu xa và như vậy sẽ bồi dưỡng được tinh thần tự giác hứng thú trong việc học.

Học kết hợp với suy nghĩ, nhưng phải luôn được gắn với quá trình luyện tập, Khổng Tử dạy học trò phải luôn luôn luyện tập những điều được học và không được quên những điều đã được học. Quá trình nhận thức của con người là sự tiếp nối từ quá khứ đến hiện tại “ôn cố nhi tri tân”. Ông yêu cầu học trò phải củng cố và thực hành ngay những điều đã học bằng việc làm chứ không chỉ bằng cách ôn luyện trong sách vở, ở câu văn, lời nói của thầy. Chính vì thế mở đầu tác phẩm “Luận ngữ” đã nêu lên phương pháp dạy học của Khổng Tử “Học mà thường xuyên thực tập, chẳng vui sao?” ( Học nhi thì tập chi) [92; 224].

Khổng Tử dạy học trò học kết hợp với suy nghĩ và phải thường xuyên luyện tập, học phải gắn với thực hành. Có nghĩa là lời nói phải đi đôi với việc làm, phải đem những điều mình học được trong sách vở áp dụng vào thực tiễn cuộc sống một cách có hiệu quả thì mới đánh giá được kết quả học tập. Ông nói: “Nếu đọc thuộc ba trăm thiên Kinh Thi, mà trao quyền cho, không làm được thông suốt; đi sứ bốn phương không ứng đối nổi, thì dẫu học nhiều mà làm gì?” [92; 444]. Luận điểm này cho thấy, Khổng Tử đòi hỏi học trò không

chỉ học thuộc những kiến thức trong sách vở, mà còn phải ứng dụng kiến thức đã học được vào từng hoàn cảnh, sự việc cụ thể một cách co hiệu quả tốt nhất. Mục đích của Khổng Tử là học đạo lý thánh hiền để áp dụng vào thực hành chính trị – xã hội.

Khổng Tử yêu cầu học trò được dạy điều nhân, lễ, nghĩa, hiếu, đễ,…nhất định phải thực hành trong cách ứng xử với cha mẹ, thì luôn phải hiếu kính, với vua thì luôn phải trung thành, với bạn bè, thì luôn phải tín thực … có làm được như vậy, mới là người học đạo và thực hành được đạo. Như vậy, Khổng Tử coi giáo hoá con người bằng đạo là biện pháp hiệu quả nhất để đào tạo con người hoàn thiện. Do đó, trong giáo dục của Khổng Tử việc học – tư – tập - hành – học… là những công đoạn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau buộc người học phải trải qua để tăng tiến tri thức của mình. Thế nhưng, ông lại chỉ dạy học trò, suy nghĩ, luyện tập và thực hành chỉ ở phương diện đạo đức, giao tiếp, lễ nghi nhằm phục hồi tình hình chính trị – xã hội theo đường lối đức trị, mà không dạy học và thực hành trong lao động sản xuất vật chất – lĩnh vực quan trọng hàng đầu của đời sống xã hội có thể đáp ứng nhu cầu tình hình thực tiễn chính trị. Cho nên, dù ở mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục của Khổng đều đi đến một đích duy nhất là phục vụ cho chính trị và để thiên hạ được bình trị ông đưa ra đường lối cai trị bằng đạo đức (đức trị) . Đây là hạn chế trong nội dung giáo dục và phương pháp học gắn liền với hành của ông.

Như vậy, nếu khắc phục những hạn chế lịch sử thì tư tưởng về mối quan hệ giữa học và suy nghĩ, học và luyện tập, học và làm của Khổng Tử là phương pháp giảng dạy tiến bộ. Cho đến ngày nay những tư tưởng đó của ông vẫn có thể phát huy tác dụng trong nền giáo dục coi trọng tài năng và nhân cách người học, phát huy vị trí trung tâm của người học trong việc tiếp thu tri thức, độc lập suy nghĩ, ôn luyện củng cố và thực hành những điều được thày truyền dạy.

Trong truyền thống giáo dục Việt Nam, Khổng Tử luôn được coi là tấm gương của sự hiếu học và ông được mệnh danh là “Vị thánh hiền của việc học” với tinh thần “học không biết chán”; thậm chí còn dám hy sinh mạng sống của mình vì ham hiểu biết và tinh thần học suốt đời của ông là bài học quý giá cho chúng ta hôm nay.

Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo đã đào tạo hơn ba nghìn học trò và đã có 72 bậc hiền tài mà không hề có ai là phụ nữ, quan điểm này làm cho tư tưởng của ông trở nên hạn hẹp. Sự coi thường phụ nữ trong tư tưởng chính trị – xã hội của Khổng Tử có thể nói là một trong những hạn chế lớn nhất của ông. Tuy nhiên, trong truyền thống giáo dục Việt Nam, Khổng Tử luôn được coi là nhà giáo dục, là tấm gương của sự hiếu học, với tinh thần “học không biết chán”, “dạy không biết mỏi”, và Khổng Tử sử dụng phương pháp học kết hợp với suy nghĩ, học gắn liền với luyện tập, học đi đôi với thực hành, phương pháp đàm thoại, gợi mở, nêu gương và nguyên tắc tuỳ đối tượng mà dạy nhằm phát huy tốt nhất năng lực tư duy của người học một cách linh hoạt đã khích lệ ý chí vươn lên trong học

Một phần của tài liệu Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị - xã hội của Khổng Tử (Trang 73)