Qui trình lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay

103 2.5K 7
Qui trình lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhờ khả năng tác động mạnh mẽ, rộng lớn và nhanh chóng đối với công chúng, báo chí có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và định hướng dư luận xã hội. Thêm vào đó, ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, còn thúc đẩy báo chí tham gia vào việc quản lý quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Chất lượng và hiệu quả hoạt động báo chí góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết các nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Với tư cách là chủ thể của hoạt động báo chí, mỗi nhà báo đều phải luôn xác định vai trò của mình là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa – tư tưởng. Để thực hiện được những công việc đó, đòi hỏi nhà báo không chỉ có kiến thức sâu rộng, giỏi nghiệp vụ mà còn phải có cái tâm trong sáng. Bởi việc nhà báo đưa một thông tin đúng hay sai sự thật không chỉ ảnh hưởng tới một cá nhân mà lien quan tới hàng triệu triệu người. Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xu thế phát triển kinh tế thị trường đã có những tác động tích cực, làm thay đổi bộ mặt của báo chí nước ta. Trong 10 năm qua, báo chí đã xác lập được một vai trò rất to lớn trong đời sống tinh thần. Báo chí đã phát triển nhanh về số lượng, chất lượng và loại hình. Đời sống báo chí ngày càng trở nên sống động, phong phú. Điều đó góp phần làm cho mọi hoạt động của xã hội, của đất nước ngày càng cởi mở hơn. Tuy nhiên, dù có sự định hướng của Nhà nước, song nền kinh tế thị trường vẫn bộc lộ những khiếm khuyết, mặt trái của nó như: coi trọng sức mạnh của đồng tiền; nảy sinh nhiều tiêu cực trong xã hội Những vấn nạn này đã gây tác hại không nhỏ tới phẩm cách của con người, khiến đạo đức xã hội có chiều hướng xuống cấp. Sự sa ngã của một số cán bộ cốt cán đã làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước, gây mất lòng tin của nhân dân . Đặc biệt, sự tha hóa của một bộ phận cán bộ báo chí - những người có nhiệm vụ tuyên truyền, định hướng dư luận xã 1 hội - có ảnh hưởng xấu và tác hại đến toàn xã hội. Đã có một số ít nhà báo “đức không trong, tâm không sáng” lợi dụng nghề nghiệp của mình để “đánh” người này, “cứu” người kia, đi ngược lại tôn chỉ, mục đích của nghề báo và phá vỡ những nguyên tắc cơ bản của lao động báo chí là tôn trọng sự thật, nói rõ sự thật và bảo vệ sự thật. Một số nhà báo đưa thông tin thiếu cẩn trọng nên gây ra những khó khăn và cản trở cho những chính sách pháp luật, làm phá vỡ sự đồng thuận trong công chúng. Không ít những thông tin sai lệch báo chí đưa ra đã gây khó khăn, tác động xấu tới xã hội, đơn cử như thông tin: cá xuất khẩu thừa dư lượng kháng sinh; ăn bưởi bị ung thư; rau trồng bị phun thuốc tăng trưởng, những thông tin đồn nhảm, những thông tin mang tính đầu cơ trục lợi của giới đầu cơ về thị trường chứng khoán, ngân hàng, tài chính, địa ốc… đã ảnh hưởng không chỉ đến đời sống người dân mà còn ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, sự phát triển lành mạnh của thị trường, thậm chí đến cả nền kinh tế đất nước… Số lượng các trường hợp vi phạm bị xử lý về báo chí, số nhà báo bị thu thẻ, số đơn thư khiếu kiện báo chí, vi phạm pháp luật của báo chí có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Từ năm 1998 đến 2008, Bộ Văn hoá -Thông tin (nay là Bộ TT&TT) đã tiến hành xử lý vi phạm về báo chí (cảnh cáo, khiển trách, phê bình, thu hồi thẻ, thu hồi giấy phép, xử phạt vi phạm hành chính ) gần 1.250 trường hợp với tổng số tiền lên đến gần 6 tỷ đồng. Trong đó, riêng giai đoạn 2006-2008 đã có 721 trường hợp bị xử lý về báo chí với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là gần một tỷ đồng. Đơn thư khiếu nại báo chí ngày càng tăng. Theo báo cáo, bình quân hàng năm có trên 250 đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cá nhân, tổ chức gửi về Bộ TT&TT phản ánh những thông tin và hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan báo chí và nhà báo. Trong 7 năm (2002-2008), Bộ TT&TT đã giải quyết gần 1.650 đơn thư khiếu nại. Trong Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Thông báo kết luận số 162- TB/TW ngày 01-12-2004 của Bộ Chính trị (khoá IX) về công tác lãnh đạo, 2 quản lý báo chí, Đồng chí Trương Tấn Sang Ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư đã nhận định về những yếu kém của báo chí thời gian qua: Một số cơ quan báo chí chưa tự giác chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, có biểu hiện coi nhẹ chức năng chính trị, tư tưởng của báo chí cách mạng, xa rời tôn chỉ, mục đích; thiếu nhạy bén chính trị, bị khuynh hướng "thương mại hoá" chi phối, chạy theo thị hiếu tầm thường, nặng thông tin về những hiện tượng tiêu cực, yếu kém, mặt trái của xã hội, thổi phồng, khoét sâu vào các thiếu sót, khuyết điểm, làm "nóng" lên một số vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, của các ngành, địa phương một cách thiếu ý thức và không đáng có; đăng cả những thông tin mật của Nhà nước, những bí mật kinh tế liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khai thác đời tư cá nhân, vi phạm Luật Báo chí; ít chú ý tới việc phát hiện, cổ vũ, biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một số tờ báo đăng những thông tin sai sự thật, suy diễn chủ quan, khi biết sai không cải chính hoặc cải chính không nghiêm túc; khai thác và sử dụng thông tin của báo chí bên ngoài thiếu chọn lọc, trái với quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, truyền thống văn hoá của dân tộc Trong Báo cáo tổng kết tám năm thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí (tháng 12/2007), Bộ TT&TT cũng chỉ ra những hạn chế của báo chí: Thông tin sai sự thật vẫn tiếp tục diễn ra nhưng chậm được khắc phục…; thông tin xâm phạm bí mật đời tư công dân, thậm chí xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự nhân phẩm của công dân, vi phạm các quy định của Luật Báo chí; thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, không phù hợp với lợi ích của đất nước, gây bất lợi cho hoạt động kinh tế, đối ngoại; thông tin dung tục, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam, làm suy giảm tính định hướng, tính giáo dục và tính thẩm mỹ của báo chí. Một số cơ quan báo chí vi phạm điều 10 Luật Báo 3 chí về việc đưa lên mặt báo nhiều nội dung sai sự thật gây hậu quả xấu, nội dung cấm thông tin như tiết lộ bí mật Nhà nước, kích dâm, kích động bạo lực… Đặc biệt, đối với loại hình báo mạng điện tử - phương tiện truyền thông đại chúng ra đời muộn hơn truyền hình, báo in, phát thanh nhưng đã nhanh chóng trở thành kênh truyên thông vô cùng hiệu quả, đặt các PTTTĐC truyền thống vào một cuộc đua quyết liệt. Báo mạng điện tử có nhiều ưu thế vượt trội so với các PTTTĐC khác ở khả năng tương tác, tương tác qua lại giữa báo chí-công chúng và giữa công chúng với nhau qua nhiều kênh thu nhận, tạo điều kiện thuận lợi nhất tạo lên diễn đàn báo chí; khả năng đa phương tiện; tính thời sự với khả năng cập nhật thông tin nhanh,mới, nóng và nằm ở tâm điểm - tính thời sự của báo mạng điện tử đạt đến tính phi định kỳ; ngoài ra báo mạng điện tử còn có khả năng lưu giữ, tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh nhất. Tuy nhiên, cùng với sự ưu việt trên của báo mạng điện tử, thì vấn dề bảo đảm an toàn thông tin và chính xác thông tin trên báo mạng điện tử là mối lo hàng đầu. Là bộ phận quan trọng của Interrnet, lại phát hành một bản cho triệu người đọc, do đó vấn đề thông tin trên báo mạng điện tử là hết sức quan trọng. Mặt khác báo mạng điện tử đang phải chạy đua thông tin với nhau nhất là về khả năng nhanh nhất, nóng nhất do vậy, có hiện tượng nhiều thông tin đưa không chính xác (xét dưới góc độ nghiệp vụ là vô tình chứ không phải là cố ý) hoặc cùng một sự kiện nhưng các báo đưa theo nhều kiểu khác nhau, các báo cùng đưa về sự kiện nhưng đa số các báo đều đưa tin sai do đều copy từ báo này sang báo nọ làm thành hiệu ứng dây truyền, có thể là thông tin chưa được kiểm định chính xác nhưng các báo vẫn qui chụp và vội đưa ra kết luận làm công chúng hoang mang trong việc tiếp nhận. Bên cạnh đó, thông tin trên báo chí trực tuyến còn phải đương đầu với sự thâm nhập của các nguồn 4 thông tin xấu, thông tin không lành mạnh xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng interrnet - kênh thông tin vốn được coi là vùng trời tự do tuyệt đối, nhất là báo mạng điện tử - một trong những ngành đi đầu về công nghệ và cập nhật. Thêm nữa, trong cuộc cạnh tranh gay gắt với các PTTTĐC khác và trước nguy cơ bị chia sẻ công chúng, báo mạng điện tử mặc dù có nhiều ưu thế vượt trội song vẫn phải không ngừng nâng cao chất lượng thông tin, đảm bảo uy tín trước hàng triệu triệu công chúng. Những năm gần đây, về cơ bản các phóng viên báo mạng của ta đã thể hiện những nỗ lực đáng kể trong quá trình lao động tác nghiệp. Tuy nhiên, xét từ những tiêu chí hiện đại hoá nền báo chí nước nhà, năng lực, phẩm chất của người phóng viên báo mạng cần được nâng cao hơn về mọi mặt. Vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu cụ thể, toàn diện qui trình lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, bước đầu nhằm góp phần xác định bản chất các dạng lao động của phóng viên tác nghiệp loại hình báo chí này cùng những yêu cầu đặt ra đối với mỗi phóng viên. Trên cơ sở những vấn đề của thực trạng, việc đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam là hết sức cần thiết, nhất là đối với các cơ sở đào tạo báo chí hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề lao động nhà báo đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu về lý luận báo chí như: Cơ sở lý luận báo chí, Tạ Ngọc Tấn (Chủ biên), NXb Lý luận Chính trị, H. 2005. Đây là cuốn sách nhằm mục đích hệ thống hóa những vấn đề mang tính đại cương về báo chí nên lao động nhà báo chỉ được giới thiệu từ góc độ khái quát. Trong cuốn Lao động nhà báo, lý thuyết và những kỹ năng cơ bản ( Nguyễn Thị Nhã, NXB Chính trị - Hành chính, 2010), tác giả đã đi sâu tìm hiểu tương đối toàn diện những khía cạnh cơ bản liên quan tới qui trình tác nghiệp của 5 phóng viên. Tuy nhiên, theo hướng tìm hiểu mang tính tổng quan về lao động nhà báo, những đặc thù trong lao động của phóng viên báo mạng chưa được đặt ra trong mục đích nghiên cứu của cuốn sách này. Riêng đối với bBáo mạng điện tử , ở Việt Nam, mặc dù loại hình báo này đã có chặng đường phát triển hơn 10 năm nhưng so với các loại hình báo chí truyền thống, báo mạng vẫn còn hết sức non trẻ. Vì vậy, các công trình nghiên cứu về loại hình báo chí này cũng chưa nhiều. Những năm gần đây, có một số công trình về báo mạng được dịch sang tiếng Việt như: “Writing for web”(Viết cho web)- Granford Kiliau, NXB Self – Cousnel Press, 1999, Vũ Thị Nguyệt Minh dịch: Bài giảng “Báo mạng điện tử” – Chritine Colon, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (Khoa Phát thanh - Truyền hình dịch). Đây là những tài liệu chủ yếu cung cấp những kiến thức cơ bản báo mạng điện tử, chưa đi sâu vào khía cạnh lao động của phóng viên. Một số công trình nghiên cứu bước đầu nhằm phục vụ giảng dạy và tác nghiệp báo mạng điện tử tại học viện Báo chí -– Tuyên truyền như: Nhập môn báo mạng điện tử ((Nguyễn Thị Thoa, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, H. 2006); Tập bài giảng “Nhập môn báo mạng điện tử”, Nguyễn Thị Trường Giang, Học viện Báo chí và tuyên truyền, H. 2008); Tổ chức và quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam ((Nguyễn Thị Thoa, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trọng điểm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, H. 2007)… Đây là những tài liệu chủ yếu mới dừng lại ở phương diện lý thuyết nền tảng. Cũng từ góc độ lý thuyết chung, mới đây (2010), công trình “Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản” của tác giả Nguyễn Thi Trường Giang được nhà xuất bản Chính trị - Hành chính ấn hành. Cuốn sách này vừa được tái bản và bổ sung năm 2011. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về báo mạng ở những khía cạnh riêng lẻ và chủ yếu dưới dạng các bài viết. Chẳng hạn: “Các đặc điểm của 6 ngôn ngữ báo mạng điện tử” (Hoàng Anh: Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, NXb. Đại học quốc gia Hà Nội, H. 2008); “Báo chí internet ở nước ta: kết quả bước đầu và hai yêu cầu bức thiết nhất” (Nguyễn Anh Tuấn: “Tạp chí người làm báo, Tháng 10/2002); Báo chí internet (Nguyễn Chí Tình,Tạp chí người làm báo, tháng 5-2001)… Một số luận văn Thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên có đề cập tới những khía cạnh chuyên biệt về báo mạng điện tử như: Công chúng báo chí internet (Hà Thu Hương,Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng, Phân viện báo chí và Tuyên truyền, H.2003); Quản lý báo mạng điện tử ở Việt nam thực trạng và giải pháp (Vũ Thị Huệ: Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng, Học viện báo chí và Tuyên truyền, H.2004); Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử (Trần Quang Huy, Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng, Học viện báo chí và Tuyên truyền, H.2006); Tính đa phương tiện trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay (Vũ Anh Tú, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, H. 2007; Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay ((Đỗ Thị Thanh Hương: Khóa luận tốt nghiệp, Học viện báo chí và Tuyên truyền, H.2008); Box thông tin và link trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, Vương Thanh Tâm, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện báo chí và Tuyên truyền, H.2011)… Với những phạm vi nhỏ, các bài viết cũng như các công trình nghiên cứu ở cấp thạc sỹ này chưa thể đem lại một bức tranh toàn cảnh về lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt nam. Có thể thấy cho đến nay, hướng nghiên cứu chuyên biệt về lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới một cách hệ thống. Tuy nhiên, nhu cầu bức thiết của thực tiễn cùng những gợi mở từ các tài liệu trên đã thôi thúc tôi thực hiện và hoàn thiện luận văn này 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận văn đích tìm hiểu thực tiễn lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay để từ đó tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng lao động của phóng viên tác nghiệp ở loại hình báo chí này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau: + Hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam: khái niệm, vị trí, vai trò của lao động phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam; những nội dung và yêu cầu của lao động phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay. + Khảo sát thực trạng lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam. + Từ việc phân tích thực trạng lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam trên một số tờ báo mạng điện tử, luận văn tìm và đưa ra đề xuất giải pháp nhằm nâng cao cao chát lượng lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam trong giai đoạn mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam. Điều này được thể hiện thông qua các tác phẩm báo chí được đăng tải trên một số báo mạng điện tử và quan niệm, hành vi, cách ứng xử của phóng viên trong hoạt động tác nghiệp. Với mục tiêu và nhiệm vụ như trên, luận văn của tôi tập chung chủ yếu vào nghiên cứu, tổng hợp và đưa ra một số lý luận chung về báo mạng điện tử. Để nghiên cứu đề tài được sâu và tập trung, tôi đã tiến hành khảo sát các tác phẩm báo mạng điện tử của 3 tờ báo mạng điện tử dó là: Vietnamnet, VnExpress, Dân trí từ ngày 01/5/2011 đến 31/7/2011. Đây là những tờ báo mạng có quá trình hình thành, phát triển tương đối bền vững, qui mô hoạt động lớn, thông tin đa dạng, phong phú, lượng công chúng tiếp nhận đông đảo. 8 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên nền tảng khoa học lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác tư tưởng và báo chí. Cụ thể đó là những lý thuyết về nhiệm vụ, vai trò, chức năng và các nguyên tắc hoạt động của báo chí; Lý thuyết về lao động phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: 5.2.1. Các phương pháp chính: Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi áp dụng các phương pháp cụ thể như sau: + Phương pháp phân tích tài liệu: Dùng để xem xét, phân tích các thông tin có sẵn trong các tài liệu, từ đó rút ra những thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tài liệu, tác giả kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có, sử dụng nó để so sánh, minh hoạ cho các kết quả khảo sát của mình, từ đó khẳng định những đóng góp mới của mình. + Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê tài liệu, con số, sự kiện, dữ liệu có được trong quá trình khảo sát. + Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được dùng để phân tích, đánh giá và tổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra những luận cứ, luận điểm khái quát… + Phương pháp điều tra xã hội học (Phỏng vấn sâu, Bảng hỏi): Được sử dụng dùng nhằm thu thập ý kiến đánh giá của cá nhân về thực trạng của lao động phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam cũng như nhận thức của họ về vấn đề này. 5.2.2. Công cụ khảo sát Để tiến hành thu thập số liệu, tác giả đã tiến hành xây dựng bộ phiếu khảo sát để thu thập ý kiến phản hồi của phóng viên và tiến hành phỏng vấn sâu phóng viên báo mạng điện tử và cán bộ lãnh đạo quản lý. Phiếu khảo sát ý kiến và phỏng vấn sâu được thiết kế gồm các câu hỏi dưới dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở ( Phụ lục). 9 5.2.3. Chọn mẫu Mẫu được chọn để phân tích là 250 phóng viên được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách phóng viên làm việc cho các trang báo mạng điện tử. Tác giả đã lựa chọn 07 phóng viên và 02 lãnh đạo quản lý để phỏng vấn sâu. Ngoài ra, tác giả còn lựa chọn 03 trang báo mạng gồm Dân trí, Vnexpress, VietNamnet để theo dõi thông tin về số lượng bài đăng tải theo từng chuyên mục, số lượng ảnh, số lượng box ( hộp) và số đường link ( liên kết). 5.2.4. Xử lý và phân tích số liệu Phiếu khảo sát được gửi cho 250 phóng viên trong mẫu được chọn, có 237 người tham gia trả lời phiếu, có 19 phiếu bị loại do thông tin đưa ra trong phiếu không đầy đủ, không có độ tin cậy. Còn lại 218 phiếu được tiến hành nhập số liệu. Tác giả sử dụng các phần mềm Excel, SPSS để nhập dữ liệu, làm sạch và phân tích số liệu thống kê. Các thông tin phản hồi từ phỏng vấn sâu 07 phóng viên báo mạng điện tử và 02 cán bộ lãnh đạo quản lý được tác giả tổng hợp trong các biên bản phỏng vấn sâu (phụ lục biên bản phỏng vấn sâu). 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Thứ nhất, luận văn góp phần hệ thống và phát triển một số vấn đề lý luận cơ bản về lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam: Xác định khái niệm lao động của phóng viên báo mạng điện tử và một số khái niệm khác có liên quan; so sánh lao động của phóng viên báo mạng điện tử với lao động của các loại hình báo chí khác, những điểm tương đồng và một số nét đặc thù; khẳng định tầm quan trọng của lao động phóng viên báo mạng điện tử. Thứ hai, luận văn khái quát và phân tích toàn diện các biểu hiện tích cực và tiêu cực trong lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện đó. Trên cơ sở những cứ liệu thực tế, bước đầu luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 10 [...]... tiễn về lao động của phóng viên báo mạng điện tử Chương 2: Thực trạng lao động của phóng viên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam 12 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG CỦA PHÓNG VIÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Lao động nhà báo Lao động là hoạt động của con... 1.1.3 Lao động phóng viên: Sáng tạo tác phẩm là lao động trung tâm, nòng cốt trong hoạt động báo chí Lực lượng quan trọng đảm nhận công việc này là đội ngũ phóng viên, lao động của họ là tìm kiếm đề tài, chủ đề, thu thập và xử lý thông tin, tư liệu để hình thành nên tác phẩm báo chí 1.1.4 Lao động phóng viên Báo mạng điện tử Cũng giống như lao động phóng viên ở những loại hình báo chí khác, phóng viên báo. .. tạo tác phẩm báo mạng điện tử là phải luôn nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật để có thể trở thành nhà báo đa năng thực sự 1.3.2 Quy trình lao động của phóng viên báo mạng điện tử Tờ báo mạng điện tử là một sản phẩm báo chí mang tính tập thể Để một tờ báo mạng hoàn thiện đến với công chúng phải trải qua nhiều công đoạn trong công trình sản xuất Mỗi công đoạn có sự tham gia của từng thành viên trong... cũng chính vì thế, tờ báo trở thành người bạn gần gũi, thân mật, đáng tin cậy và là người đồng hành không thể thiếu đối với đông đảo đọc giả trong cuộc sống hàng ngày” [30; từ tr.60-62] 1.3 Quy trình của lao động phóng viên báo mạng điện tử 1.3.1 Đặc thù của lao động phóng viên báo mạng điện tử Công việc sáng tạo tác phẩm do đội ngũ phóng viên, cộng tác viên, thông tin viên thực hiện Đây là khâu quan...11 7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7.1 Ý nghĩa lý luận: Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu có hệ thống, quy mô, toàn diện về thực trạng lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay Vì vậy, luận văn có đóng góp, bổ sung một phần vào hệ thống lý luận báo chí Việt Nam nói chung, vấn đề lao động của phóng viên báo mạng nói riêng 7.2 Ý nghĩa thực tiễn: Về... tác của báo mạng điện tử nói chung Bằng cách sử dụng những thành tựu của sự phát triển công nghệ thông tin, báo mạng điện tử đã hình thành hai thành phần này, giúp cho việc kết nối thông tin và tương tác giữa độc giả và tòa soạn được dễ dàng và thuận tiện hơn 1.4 Những yêu cầu thực tiễn đối với lao động của phóng viên báo mạng điện tử 1.4.1 Phẩm chất chính trị Phẩm chất chính trị của phóng viên thể hiện. .. Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để những người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là những phóng viên báo mạng điện tử tham khảo để có hướng tác nghiệp trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử của mình; làm cơ sở khoa học phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên chuyên ngành báo mạng điện tử và những ai quan tâm đến đề tài; gợi mở... Đường link trên báo mạng điện tử là các đường dẫn kết nối tới các phần khác nhau của một trang báo mạng điện tử, giữa các trang báo hoặc giữa các chuyên mục, các bài báo với nhau, được thể hiện dưới dạng http://tên miền/ hoặc chứa link ẩn sau từ hoặc hình ảnh Trên báo mạng điện tử, đường link được sử dụng rất rộng rãi và dần trở thành phần không thể thiếu trong một tác phẩm báo mạng điện tử Giờ đây hiếm... những yêu cầu của tờ báo đưa ra Mỗi tờ báo căn cứ vào tôn chỉ, mục đích của mình đều đề ra các tiêu chí riêng 1.2 Vai trò của phóng viên trong tòa soạn báo mạng điện tử Phóng viên là lực lượng trung tâm của tòa soạn báo chí Họ thường chiếm số đông trong tòa soạn Phóng viên là chủ thể sáng tạo tích cực, chuyên sản xuất ra những sản phẩm dầu tiên trong guồng máy báo chí Hoạt động nghiệp vụ của họ là cơ... ta lao động báo chí mang tính chất tổng hợp chưa có sự phân chia rõ ràng Tổ chức của một tờ soạn báo rât đơn giản Trong một số tài liệu, khi nói đến lao động báo chí người ta thường chú trọng đến hoạt động của cá nhân nhà báo trong sáng tạo tác phẩm mà ít đề cập đến các hoạt động khác Lao động báo chí ngày nay là quá trình hoạt động có tổ chức chặt chẽ và tính tập thể cao Để sản xuất ra một tờ báo . bản về lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam: Xác định khái niệm lao động của phóng viên báo mạng điện tử và một số khái niệm khác có liên quan; so sánh lao động của phóng viên báo mạng. mạng điện tử Việt Nam; những nội dung và yêu cầu của lao động phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay. + Khảo sát thực trạng lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam. + Từ việc. trạng lao động của phóng viên báo mạng điện tử Việt Nam trên một số tờ báo mạng điện tử, luận văn tìm và đưa ra đề xuất giải pháp nhằm nâng cao cao chát lượng lao động của phóng viên báo mạng điện tử

Ngày đăng: 17/04/2015, 16:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài

  • 3.1. Mục đích nghiên cứu:

  • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 5.1. Cơ sở lý luận:

    • 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn

    • 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

      • 7.1. Ý nghĩa lý luận:

      • 7.2. Ý nghĩa thực tiễn:

      • 8. Bố cục của luận văn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan