Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
70,5 KB
Nội dung
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : "MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ VỚI MÔN HỌC NGỮ VĂN" I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hiện nay, tình trạng học sinh chây lười học bài trở nên phổ biến nhất là đối với các môn khoa học xã hội nói chung và môn Ngữ văn nói riêng.Trong giờ học, các em luôn có những biểu hiện tiêu cực như: ít phát biểu, khả năng đọc bài yếu kém, khả năng diễn đạt trong quá trình làm bài lủng củng, thiếu mạch lạc và hành văn không mang tính văn chương. Đặc biệt là kỹ năng trình bày bài luyện nói trước tập thể của các em rất yếu kém: không tự tin và tác phong không nghiêm túc. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1/ Cơ sở lý luận: Trước thực trạng đó giáo viên không nên chán nản, bỏ cuộc và đổ tất cả lỗi cho học sinh. Người xưa có câu: “Tiên trách kỷ-hậu trách nhân”, muốn trách người thì phải trách mình trước! Tôi nghĩ rằng mỗi giáo viên cần xem lại phương pháp dạy của mình, cách thức truyền đạt kiến thức của mình đến học sinh. Quan trọng là thái độ của người dạy đối với người học như thế nào trong những tình huống người học có lỗi như: không thuộc bài, không làm bài, làm chuyện riêng, phát biểu linh tinh…Nói chung là phải có lòng bao dung, vị tha, phải đứng trên quan điểm khách quan, có sự nghiên cứu tìm ra giải pháp để lôi cuốn học sinh đến gần hơn và yêu thích môn Văn hơn. 2/ Cơ sở thực tiễn: Trong học tập là thế, nhưng các em lại rất hiếu động và dễ bị ảnh hưởng bởi những hoạt động mới lạ. Chính vì thế mà các em dễ bị sa vào các trò game Khi bàn luận về vấn đề phim ảnh, những vấn đề vui chơi của giới trẻ thì các em lại rất hào hứng và ngôn ngữ sử dụng phần nhiều là tiếng lóng, từ ngữ sử dụng không đúng chính tả mà là ngôn ngữ của “chat” trên mạng như: “pít rùi” (biết rồi); “h’ nèy” (giờ này); “cug” (cũng); “lun” (luôn); “zậy” (vậy); “bùn wá” (buồn quá); “phẽ ko” (khỏe không)… Trong quá trình giảng dạy, tôi đã thu thập thêm một số nguyên nhân khiến học sinh học tập không đạt chất lượng. - Do không có sự chuẩn bị bài tốt như: không đọc trước văn bản, không học bài cũ, không soạn bài mới … - Do tính đặc trưng của bộ môn: đòi hỏi học sinh phải đọc bài nhiều lần trước khi phân tích văn bản. - Ý thức tự giác học tập ở các em chưa cao. - Gia đình chưa thật sự quan tâm. Nhất là không coi trọng các môn xã hội, trong đó có môn Ngữ văn. - Phương pháp dạy của giáo viên chưa thật sự lôi cuốn học sinh. - Điều quan trọng là các em không thích môn Ngữ văn. Trước tình hình đó, tôi rất lo lắng và quyết tâm phải tìm ra những giải pháp nhằm giúp các em có thái độ học tập nghiêm túc hơn. Điều mà tôi ôm ấp và quyết định thực hiện là sẽ đổi mới một số hình thức trong quá trình giảng dạy, kết hợp phương pháp truyền thống để áp dụng phù hợp cho từng đối tượng học sinh. 3/ Nội dung nghiên cứu: Chất lượng học tập của học sinh sa sút do nhiều nguyên nhân và muốn khắc phục được thực trạng trên thì cần phải phối hợp thực hiện nhiều hoạt động. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh hứng thú với môn Ngữ văn”. 3.1-Hoạt động chính khóa “EM TẬP LÀM GIÁO VIÊN TƯƠNG LAI” a) Đăng ký danh sách: - Mỗi tổ sẽ đề cử từ một đến hai học sinh tham gia thuyết trình (tất cả học sinh còn lại vẫn soạn bài theo quy định). - Học sinh được chọn phải có thái độ, tác phong học tập nghiêm túc để việc soạn bài, trình bày bài soạn đạt kết quả tốt. b) Đăng ký văn bản: - Sau khi đã có danh sách, các em thảo luận để đưa ra sự thống nhất về việc lựa chọn văn bản nhằm mục đích cùng soạn và cùng trình bày một văn bản. - Thời gian cho các em chuẩn bị soạn bài ít nhất phải là một tuần. c) Công việc chuẩn bị: - Sau khi các em đã soạn xong, giáo viên cần xem lại để giúp các em sửa chữa những lỗi cần thiết về: từ ngữ sử dụng, cách diễn đạt. Hướng các em biết phát hiện nghệ thuật sử dụng để từ đó triển khai nội dung. - Hướng dẫn học sinh về tư thế, tác phong khi thuyết trình. Đặc biệt là khả năng tự tin trước tập thể. - Lưu ý cho các em chuẩn bị lời tự giới thiệu trước khi thuyết trình và lời chúc, lời cảm ơn sau khi kết thúc phần trình bày. d)Tiến hành thuyết trình : - Thời gian cho mỗi em thuyết trình từ 7-10 phút và mỗi tiết sẽ thực hiện 3 học sinh/3 tổ. - Trong lúc các bạn thuyết trình về bài soạn của mình, cả lớp chú ý lắng nghe, đối chiếu với nội dung, kiến thức của bài mình soạn. Đồng thời kết hợp ghi chép lại những ưu điểm, nhược điểm qua phần trình bày của bạn. e) Đánh giá kết quả: - Sau phần trình bày của các bạn, cả lớp đóng góp ý kiến để xây dựng cấu trúc bài dạy, thống nhất về nội dung bài, chốt lại các ý chính để học sinh ghi vào vở học. - Giáo viên tổng hợp ý kiến đóng góp của học sinh, đưa ra kết luận chung đối với các em thuyết trình để giúp các em rút ra kết luận cho những lần thực hiện sau. - Công bố điểm cho các cá nhân thuyết trình bài soạn, cá nhân đóng góp ý kiến và điểm khích lệ cho các tổ đã thảo luận và hỗ cho các bạn trong tổ trong quá trình soạn bài. 3.2- Hoạt động: “LUYỆN TẬP ĐỂ VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ” *Nội dung: - Học sinh luyện tập trên lớp và ở nhà những bài tập thông qua những từ ngữ thường dễ sai chính tả. Sau đó nâng dần lên với những đoạn văn để học sinh rèn luyện. - Tự bắt lỗi và sửa lỗi chính tả của mình qua các bài viết tập làm văn. *Mục đích: - Giúp học sinh có ý thức trong việc sử dụng từ ngữ đúng, không sai chính tả. - Thấy được tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả. *Biện pháp thực hiện: - Cung cấp cho học sinh các mẹo về sử dụng dấu ngã và dấu hỏi đối với từ láy là: “Huyền ngã nặng, sắc hỏi không”. + Nghĩa là sử dụng dấu ngã đối với từ láy có dấu huyền và dấu nặng như: dễ dàng, rõ ràng, buồn bã, hững hờ, cãi cọ, rõ rệt, mạnh mẽ,đẹp đẽ, gặp gỡ + Sử dụng dấu hỏi đối với từ láy có dấu sắc và không dấu: sửa sang, hăm hở, gửi gắm, rải rác, thong thả, mát mẻ, bảnh bao, sắm sửa Để dễ nhớ, có thể cho học sinh học thuộc quy tắc sử dụng dấu ngã, dấu hỏi bằng câu thơ sau: Chị Huyền vác nặng ngã đau Anh Sắc không hỏi một câu được là - Cung cấp cho học sinh các mẹo về sử dụng dấu ngã và dấu hỏi đối với từ Hán-Việt: +Sử dụng dấu ngã khi có phụ âm đầu là: d (dũng, dữ, dưỡng ) , l (lãm, lãnh, lĩnh, lễ, liễu, lỗi ) , m (mẫu, mã, mẫn, mỹ, miễn ), n, nh, ng, ngh (não, ngã, ngãi, ngũ, nghĩa, nghĩ, nghiễm ), v (vãng, vỹ, võ, vũ, võng ). +Sử dụng dấu hỏi khi có phụ âm đầu là: ch (chuẩn, chỉnh, chuyển, chưởng ), gi (giải, giả, giảng, giản ), kh (khải, khả, khởi, khuẩn, khẩn, khổ, khuyển ), và các từ Hán- Việt không có phụ âm đầu như: ải, ảm, ảnh, ảo, ẩm, ấn, ẩu, ổn, uẩn, ủng, uổng, uỷ, uyển, ỷ, yểm, yểu. - Ghi nhớ những từ ngữ thường dễ mắc lỗi chính tả thông qua thơ và những đoạn văn để dễ ghi nhớ. Ví dụ như: +Từ “tấc” (10 cm) chỉ có một trường hợp và phụ âm cuối là “c”, đọc là “xê”: Thước xê (c) thì tấc cũng xê Tấc xê có một, thước xê tới mười +Từ “chặt” phụ âm cuối là “t”, đọc là “tê”: Chặt là tê, tê mà thôi Ai mà viết trật là tôi đánh đòn +Từ “phác” phụ âm cuối là “c”, đọc là “xê”: Cô C (xê) chất phác hiền lành Óc luôn phác họa chương trình làm ăn +Từ “băn khoăn” và “bâng khuâng”: Băn khoăn ăn nói ngại ngùng Bâng khuâng vâng dạ mà lòng quạnh hiu +Cách nhớ các tiếng có phụ âm cuối là “c” và “t” thông qua những câu bình thường như: .Lác đác đó đây: người mắt lác, kẻ bệnh lác, ngồi chiếu lác. .Nghe mùi thơm nức mà nghe nức nở trong lòng. .Tà áo là lượt, đi lượt thượt, qua nhà ba lượt. +Cách nhớ các tiếng có phụ âm đầu là “gi” và “d” thông qua đoạn văn: Phụ âm “gi”: Giò heo giấu trong giỏ, treo ở giàn hoa, kề giậu. Cá giếc thích ăn giòi, giun và gián mắc câu nằm giãy giụa. Người giằm ớt, giã tỏi, pha giấm. Giả sử trong giây lát bị người gièm pha, đùa giỡn, giễu cợt cũng chớ giận. Chớ giật mình, mà cứ giơ tay giãy bày, đừng để dằn vặt làm gì. Mà cứ giục giã giặm lúa giâm cành, gié lúa sẽ thành giạ lúa… Phụ âm “d”: Ông trọng danh dự, nhà dư dật, tính dữ dằn, ưa dụ dỗ, tay cầm dây dẻo và cái dùi, đi mấy dặm, dọc dãy phố đến dòng sông. Dải áo tung bay, hình dáng dịu dàng, nhìn dấu tích dọc ngang nhớ dịp nào dồn dập những dỗ dành, dối trá, đầy dãy những dính líu dọa nạt,… 3.3- Hoạt động ngoại khóa: “SƯU TẦM VĂN THƠ” *Nội dung: - Học sinh thuộc những bài thơ, đoạn thơ, đoạn văn được học trên lớp - Yêu cầu học sinh sưu tầm những bài thơ, những đoạn văn hay, tóm tắt tiểu sử các tác giả, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện được học trên lớp. - Ghi chép những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ và những câu nói hay *Mục đích: - Giúp học sinh có thói quen sưu tầm văn thơ, thói quen ghi chép những tác phẩm hay. - Trau dồi khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp trong văn chương. - Có thói quen tìm đọc đầy đủ các tác phẩm văn học Việt Nam, văn học thế giới, nhất là các đoạn trích có trong chương trình học. - Trau dồi “lời hay, ý đẹp” trong quá trình giao tiếp, trong rèn luyện dùng từ, đặt câu trong viết văn. *Biện pháp thực hiện: a) Về phía Học sinh: - Sưu tầm văn thơ. - Soạn bài theo quy định mỗi khi học bài mới. b) Về phía Giáo viên: - Yêu cầu và kiểm tra thêm Sổ tay sưu tầm văn thơ của học sinh. - Giáo viên kiểm tra bài cũ phải kiểm tra tập soạn. Có thể giao việc cho các tổ trưởng và lớp phó học tập kiểm tra và báo cáo việc soạn bài của tổ viên. - Sưu tầm và trang bị cho bản thân những quyển sách cần thiết để phục vụ cho nhu cầu của việc dạy. Khi yêu cầu học sinh thực hiện thì bản thân giáo viên phải gương mẫu trong việc sử dụng tốt tư liệu và đồ dùng dạy học. - Cung cấp cho các em những mẩu chuyện có liên quan đến điển tích, điển cố, thành ngữ…của các bài học có trong chương trình. Ví dụ: - Các tiết “Tổng kết về từ vựng” và “Trau dồi vốn từ” có một số từ ngữ khó liên quan đến điển tích hay như: +Tri âm (tri: biết, âm: âm thanh). Có tích từ truyện “Bá Nha-Tử Kỳ”: Khi Bá Nha đánh đàn, diễn tả tâm tư, tình cảm, cảnh vật thông qua tiếng đàn, chỉ có Tử Kỳ là người biết nghe và hiểu tiếng đàn ấy. +Khối tình (chỉ khối máu nơi trái tim của người có tình yêu đơn phương, khi hỏa táng hoặc khi chôn xuống đất lâu ngày vẫn không tiêu biến). Có tích từ truyện “Người lái buôn” của Trung Quốc và truyện Trương Tri-Mỵ Nương của Việt Nam. - Các thành ngữ trong “Truyện Kiều” và các tiết “Tổng kết về từ vựng” như: +Dùi đục chấm mắm cáy (Dùi đục bị đọc chệch của từ Bầu dục là cật heo. Là món ăn ngon rất bổ mà người Bắc thường hay luộc vừa chín, thái thành lát mỏng, chấm nước mắm chanh. Vậy mà cái món ngon ấy lại đem chấm với mắm cáy, một thứ mắm xoàng nhất, có thể nói là mạt hạng trong các loại mắm ở vùng biển. Mắm cáy chỉ dùng để ăn với rau muống, dưa, cà Nghĩa của thành ngữ “bầu dục chấm mắm cáy” hình thành trên cơ sở của sự chênh lệch hay tính không tương xứng giữa món ăn với gia vị). +Nghiêng nước nghiêng thành: Ngày xưa có một người con gái đẹp, nhìn một cái thì làm cho thành trì nghiêng ngả. Ý nói sắc đẹp tuyệt vời của người phụ nữ có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước. - Những hoạt động ngoại khóa như: “Nấu cơm Quang Trung”; “Hò Vân Tiên”; Đố vui “Truyện Kiều”: Hỏi: 1-“Truyện Kiều em học đã lâu Đố em đọc được hai câu mở đầu? 2-“Truyện Kiều em học đã lâu Đố em đọc được hai câu kết Kiều? 3-“Truyện Kiều em học đã nhiều Đố em đọc được câu Kiều năm “cho”? 4-“Truyện Kiều có mấy ngàn câu Em mà nói được là người nhớ lâu?” ……………………… [...]... bộ môn ở từng giai đoạn nhằm kịp thời tuyên dương, khen thưởng những học sinh đạt thành tích cao trong bộ môn, những em có sự tiến bộ trong học tập 4/ Hiệu quả: Qua quá trình thực hiện tôi thấy: - Đối với hoạt động: “Em tập làm giáo viên tương lai”, các em rất hứng thú với việc đăng ký thuyết trình bài soạn Có em đã cố gắng thuộc lòng bài để thuyết trình một cách lưu loát bài soạn của mình - Mỗi học. .. cá biệt - Học sinh có học lực yếu-kém *Mục đích: - Nâng cao chất lượng đại trà - Giúp các học sinh yêu thích bộ môn Văn *Biện pháp thực hiện: - Trước tiên, tôi lập danh sách những em học yếu kém và không chịu học - Trong quá trình giảng dạy, tôi đặc biệt quan tâm đến các em thông qua các việc làm đơn giản và cụ thể như: yêu cầu các em đọc bài, gọi các em phát biểu và trả lời những câu hỏi với kiến thức... quan học tập, tham quan di tích lịch sử với Ban giám hiệu trường; phối hợp với các Đoàn thể, các tổ khối có liên quan để cùng thực hiện (phối hợp với tổ Lịch sử-Địa lý-Giáo dục công dân cùng tham gia) - Tham nưu với địa phương để nắm thêm những sự kiện có liên quan đến địa điểm cần tham quan - Phối hợp với Đoàn-Đội để quản lý học sinh - Sau buổi tham quan phải có tổng kết, nhận xét và rút kinh nghiệm. .. dao, thành ngữ, tục ngữ và những câu nói hay *Mục đích: - Rèn luyện khả năng diễn đạt trôi chảy trong giao tiếp với mọi đối tượng trong cuộc sống hàng ngày - Khả năng phát biểu lưu loát trong giờ học và phát biểu trước tập thể - Hình thành kỹ năng tự tin trước đông người… *Biện pháp thực hiện: a) Về phía Học sinh: - Tóm tắt các văn bản tự sự đã học trong lớp - Chuyên cần luyện tập tóm tắt văn bản -... xuyên, kiên trì, bền bỉ…Bởi cuộc sống có những bề bộn lo toan mà chúng ta phải đương đầu; học sinh thì cũng rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội nếu chúng ta buông lơi vòng tay yêu thương, lơ là sự quan tâm đối với các em Vì vậy, kiên định với những công việc đã làm sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt đông trên đối với học sinh là phương châm của tôi Như người xưa thường nói “Vạn sự khởi đầu nan”! Bước đầu thực... nước, tinh thần tự hào về các di tích văn hóa-lịch sử có ở địa phương nói riêng và của nước Việt Nam nói chung - Biết đưa những hiểu biết về di tích văn hóa-lịch sử vào các tiết học về chương trình địa phương phần văn - Có ý thức về việc bảo vệ và chăm sóc di tích văn hóa-lịch sử ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung *Biện pháp thực hiện: a) Về phía Học sinh: - Nghiêm túc tham gia các buổi tham... cần có sự ghi nhận, tổng kết và đánh giá để rút kinh nghiệm - Thực hiện thường xuyên và không ngừng cải tiến cho phù hợp với đặc điểm tình hình của môi trường giáo dục, của địa phương… - Phối hợp và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong quá trình thực hiện Mặc dù có những việc làm tưởng chừng như đã quá quen thuộc với những giáo viên đến lớp Nhưng với tôi, điều đó sẽ khó khăn nếu như chúng ta không... đơn giản, phù hợp với năng lực của các em Các em được gọi kiểm tra bài cũ nhiều lần so với học sinh khá giỏi - Nếu các em không thuộc bài lần đầu, có thể cho các em kiểm tra bài cũ ở lần sau chứ không nên cho các em điểm yếu kém Việc làm trên giúp cho các em tránh được được sự mặc cảm vì cho rằng mình không có năng lực học Từ đó các em sẽ dễ nản lòng, dẫn đến việc các em chán học, bỏ học - Chú ý và tìm... văn bản trên lớp - Kết hợp với Đoàn-Đội, với Thư viện thường xuyên tổ chức các hoạt động như: “Phát thanh Măng non”, Kể chuyện Bác Hồ, Kể chuyện “Người tốt-việc tốt”; tuyên dương “Người thật-việc thật” - Tham mưu với Thư viện thường xuyên tổ chức các buổi giới thiệu sách mới của Thư viện; Tuyên truyền giới thiệu sách 3.6- Hoạt động hỗ trợ: “QUAN TÂM HỌC SINH CÁ BIỆT” *Nội dung: -Quan tâm đến học sinh. .. bày trước lớp - Những hoạt động ngoại khóa, hoạt động hỗ trợ cho việc học môn văn, học sinh cũng nhiệt tình hưởng ứng Trong các buổi báo cáo thi đua củ các lớp trong sinh hoạt dưới cờ, phát biểu cảm nghĩ trong các buổi lễ, tuyên truyền giới thiệu sách…Khả năng thuyết trình của các em có tiến bộ rõ rệt, tự tin và phong cách cũng trở nên chững chạc hơn - Trong giờ ra chơi, các em thích đến thư viện để . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : "MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ VỚI MÔN HỌC NGỮ VĂN" I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hiện nay, tình trạng học sinh chây lười học bài trở nên phổ. cứu: Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh hứng thú với môn Ngữ văn . 3.1-Hoạt động chính khóa “EM TẬP LÀM GIÁO VIÊN TƯƠNG LAI” a) Đăng ký danh sách: - Mỗi tổ sẽ đề cử từ một đến hai học sinh. biệt. - Học sinh có học lực yếu-kém. *Mục đích: - Nâng cao chất lượng đại trà. - Giúp các học sinh yêu thích bộ môn Văn. *Biện pháp thực hiện: - Trước tiên, tôi lập danh sách những em học yếu