Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
155,5 KB
Nội dung
BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO TIỂU LUẬN Bộ môn: Xung đột và hợp tác quốc tế Đề tài: “APEC – cơ chế hợp tác khu vực hiệu quả” Sinh viên thực hiện: Lớp: CT36A Hà Nội, 2012 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 LỜI NÓI ĐẦU 3 NỘI DUNG 4 I.Tổng quan về APEC 4 1.Lịch sử hình thành 4 GATT: General Agreement on Tariffs and Trade – Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch 4 AFTA: ASEAN Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN 4 2.Thành viên 5 3.Quy chế thành viên và quan sát viên 5 II.Cơ cấu tổ chức 6 1.Cấp chính sách 6 2.Cấp làm việc 7 3.Ban thư ký 10 III.Cơ chế hoạt động 11 IV.Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động 11 1.Mục tiêu 11 2.Nguyên tắc hoạt động 12 VI.Thành tựu của APEC và lợi ích đối với các nền kinh tế thành viên 14 1.Thành tựu của APEC 14 2.Lợi ích đối với thành viên 15 KẾT LUẬN 17 17 TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 18 10. Bài viết “APEC – cơ chế hợp tác khu vực hiệu quả” – Hà Nam 18 2 LỜI NÓI ĐẦU Liên kết và hợp tác kinh tế quốc tế là một trong những đặc điểm quan trọng của nền kinh tế thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa. Quá trình liên kết và hợp tác kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của quá trình tự do hóa thương mại và xu hướng mở cửa nền kinh tế của các quốc gia. Trong hơn hai thập kỷ qua, châu Á - Thái Bình Dương luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và năng động, ngày càng nổi lên và đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề kinh tế, chính trị trên thế giới. Sự phát triển năng động đó đã thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế ở khu vực một cách tự nguyện, khác với những liên kết kinh tế mang tính thể chế ở các khu vực khác trên thế giới. Trong bối cảnh đó, APEC ra đời. Từ một Diễn đàn tham khảo ý kiến lỏng lẻo gồm 12 nước thành viên ban đầu, APEC đã từng bước được thể chế hoá và đến nay đã có 18 thành viên, trong đó có các nền kinh tế đứng hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản. Trải qua gần 8 năm hình thành và phát triển, APEC không chỉ lớn mạnh về số lượng thành viên, mà còn củng cố được cơ cấu tổ chức, đề ra được những chương trình hành động cụ thể nhằm thúc đẩy buôn bán, mở rộng đầu tư, cắt giảm hàng rào thuế quan. giữa các nước thành viên. 1 Trong khuôn khổ bài tiểu luận, những nghiên cứu của người viết không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế, mong người đọc đóng góp ý kiến để tiểu luận được hoàn thiện hơn nữa. 1 Trích bài viết “Đánh giá chung về APEC: những thuận lợi và khó khăn trong tiến trình hội nhập của Việt Nam” – Bùi Thanh Sơn, Học viện Ngoại giao Việt Nam 3 NỘI DUNG I. Tổng quan về APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation) là tổ chức kinh tế của các quốc gia nằm trong khu vực Châu Á –Thái Bình Dương, với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị. 1. Lịch sử hình thành. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ra đời trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang đương đầu với những thử thách lớn. Sự gia tăng của quá trình toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực khiến các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng tính phụ thuộc vào nhau. Trong khi đó, vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ GATT 2 có nguy cơ không đạt được kết quả như mong đợi, đã thúc đẩy thêm quá trình khu vực hoá với sự hình thành các khối mậu dịch khu vực lớn trên thế giới như EU 3 , NAFTA 4 , AFTA 5 Khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á là những nền kinh tế năng động trên thế giới vào những năm 1980 có tốc độ tăng trưởng trung bình là 9-10%/năm. Mặc dù vậy, chưa có hình thức hợp tác kinh tế thương mại có hiệu quả trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Về mặt chính trị, sự điều chỉnh chiến lược của các quốc gia lớn vào cuối những năm 80 khi chiến tranh lạnh chấm dứt, đặc biệt là sự hội tụ về lợi ích kinh tế cũng như chính trị giữa những nước lớn dẫn tới việc hình thành một cơ cấu kinh tế thương mại trong khu vực. Trong khi đó, các nước đang phát triển, mà cụ thể là các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng muốn tăng cường tiếng nói trong khu vực để 2 GATT: General Agreement on Tariffs and Trade – Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch 3 EU: European Union - Liên minh Châu Âu 4 NAFTA: North American Free Trade Agreement - Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ 5 AFTA: ASEAN Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN 4 thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng không muốn làm lu mờ những cơ chế hợp tác chính trị sẵn có. 6 Trong bối cảnh đó, tháng 1 năm 1989, Thủ tướng Úc Bob Hawke đưa ra lời kêu gọi kiến tạo một sự hợp tác kinh tế hữu hiệu hơn cho toàn vùng châu Á -Thái Bình Dương. Kết quả của lời kêu gọi này là hội nghị đầu tiên của APEC tổ chức tại Canberra, Úc vào tháng 10, hội nghị đặt dưới quyền chủ toạ của bộ trưởng ngoại giao Úc, Gareth Evans. Với sự tham dự của các bộ trưởng đến từ 12 quốc gia, hội nghị kết thúc với lời cam kết sẽ tổ chức hội nghị hàng năm tại Singapore và Hàn Quốc. 7 2. Thành viên. Tính đến thời điểm hiện tại, APEC đã kết nạp 21 quốc gia thành viên, thường được biết đến qua tên gọi “Member Economies” 8 , bao gồm: - 12 quốc gia sáng lập: Australia, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Brunei, New Zealand, Indonesia và Hàn Quốc (11/1989). - 9 quốc gia gia nhập sau: Trung Quốc, Hồng Kông, Trung Hoa Đài Bắc (11/1991); Mexico, Papua New Guinea (11/1993); Chile (11/1994); Peru, Việt Nam, Nga (11/1998). 9 3. Quy chế thành viên và quan sát viên Việc soạn thảo qui chế thành viên của APEC được giao cho các quan chức cao cấp của APEC thực hiện và đệ trình lên Hội nghị Bộ trưởng xem xét và Hội nghị các nhà Lãnh đạo Cấp cao APEC thông qua vào kỳ họp hàng năm tại Van-cu-vơ, Ca-na-đa, tháng 11 năm 1997. Về cơ bản, nước hoặc vùng lãnh thổ kinh tế, muốn trở thành thành viên APEC phải có đủ một số điều kiện cần thiết như sau: Vị trí địa lý: Nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tiếp giáp với bờ biển Thái Bình Dương. 6 Trích bài viết “APEC - Sự hình thành và phát triển” – Vụ hợp tác kinh tế đa phương, đăng trên website Bộ Ngoại giao Việt Nam tháng 10 năm 2009 7 Trích bài viết “History of APEC”, đăng trên website của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 8 Member Economies: Những nền kinh tế thành viên 9 Trích bài viết “History and Membership of APEC” đăng trên website Bộ Ngoại giao và Thương mại quốc tế Canada. 5 Quan hệ kinh tế: Có các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nền kinh tế thành viên APEC về thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự tự do đi lại của các quan chức. Tương đồng về kinh tế: Chấp nhận chính sách kinh tế mở cửa theo hướng thị trường. Quan tâm và chấp thuận các mục tiêu của APEC: Tỏ rõ mối quan tâm mạnh mẽ tới các lĩnh vực hoạt động của APEC bằng cách tham gia vào các Nhóm công tác hoặc nghiên cứu độc lập và các hoạt động khác của APEC. Tuy nhiên, không có mối liên quan đặc biệt nào giữa việc tham gia vào các Nhóm công tác của APEC và việc trở thành thành viên. Nước muốn trở thành thành viên phải hoàn toàn chấp nhận những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản được đề ra trong các Tuyên bố và Quyết định của APEC, kể cả các nguyên tắc đồng thuận và tự nguyện. Ngoài quy chế thành viên chính thức, APEC còn có quy chế quan sát viên dành cho ba tổ chức khu vực là Ban Thư ký ASEAN, Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC) và Diễn đàn Đảo Thái Bình Dương (PIF), không có quy chế quan sát viên cho một nước hay vùng lãnh thổ riêng biệt. Quan sát viên có thể tham dự các cuộc họp từ cấp Bộ trưởng trở xuống và tham gia vào các hoạt động của APEC. Các nước không phải thành viên APEC có thể được tham gia các hoạt động với tư cách khách mời tại các Nhóm công tác của APEC. 10 II. Cơ cấu tổ chức 1. Cấp chính sách Định hướng chính sách của APEC được đưa ra bởi 21 nhà lãnh đạo kinh tế thành viên. Chiến lược này được đề xuất bởi các Hội đồng tư vấn kinh tế APEC và được xem xét bởi các nhà lãnh đạo kinh tế của APEC. Những hội nghị này được tổ chức thường niên nhằm hoàn thiện cơ cấu chính sách và pháp luật của APEC. 10 Trích bài viết “Giới thiệu chung về Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 6 - Hội nghị các lãnh đạo kinh tế APEC: Được tổ chức hàng năm do mỗi thành viên của APEC luân phiên đăng cai tổ chức. Các tuyên bố từ những hội nghị này sẽ góp phần hoàn thiện kế hoạch chính sách cho APEC. - Hội nghị Bộ trưởng APEC: Được tổ chức hàng năm trước Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế. Các Bộ trưởng xem xét những hoạt động trong năm và đưa ra những đề nghị cho các lãnh đạo kinh tế xem xét. - Hội nghị Bộ trưởng cấp khu vực: Được tổ chức hàng năm tập trung vào nhiều lĩnh vực như: giáo dục, năng lượng, môi trường và sự phát triển bền vững, tài chính, hợp tác khoa học kỹ thuật khu vực, phát triển doanhnghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp truyền thống và công nghệ thông tin, du lịch, thương mại, vận tải và vấn đề bình đẳng giới. Những đề xuất từ những hội nghị này đều được các lãnh đạo kinh tế APEC xem xét. - Hội đồng tư vấn kinh tế APEC: đề xuất cho các lãnh đạo kinh tế APEC những vấn đề của APEC và những dự đoán về tình hình kinh tế thế giới qua một bản báo cáo chính thức. Ngoài ra, trong các báo cáo này còn có những đề xuất để cải thiện tình hình thương mại và đầu tư khu vực. Hội đồng tư vấn họp 4 năm một lần và sẽ cử đại diện để tham gia Hội nghị Bộ trưởng. 11 2. Cấp làm việc - Hội nghị các quan chức cao cấp (SOM 12 ): Hội nghị này được tổ chức thường kỳ giữa hai Hội nghị Bộ trưởng hàng năm chuẩn bị và đưa ra các khuyến nghị trình Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề tổ chức chương trình hoạt động của APEC, chương trình hành động tiến tới tự do hóa thương mại và đầu tư, kế hoạch hành động của các nền kinh tế thành viên và các chương trình hợp tác kinh tế khoa học – công nghệ của APEC, xem xét và điều phối ngân sách và chương trình công tác của các Ủy ban, các Nhóm công tác và Nhóm đặc trách. Trước hội nghị quan chức cấp cao sẽ có các cuộc họp của các Nhóm công tác liên quan, gồm đại diện cho các thành viên APEC để chuẩn bị những nội dung cần thiết báo cáo lên Hội nghị các quan chức cấp cao. Hội nghị các quan chức cao cấp có trách nhiệm 11 Trích bài viết “Organisational structure of APEC” – đăng trên website của Bộ Ngoại giao và thương mại New Zealand 12 SOM: Senior Officials' Meeting 7 thúc đẩy tiến trình APEC phù hợp với các quyết định của hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế, Hội nghị Bộ trưởng và các chương trình hành động thông qua các hội nghị này. - Ủy ban thương mại và đầu tư (CTI 13 ) được thành lập năm 1993 trên cơ sở tuyên bố về “Khuôn khổ về hợp tác và đầu tư” của Hội nghị Bộ trưởng. Ủy ban thương mại và đầu tư có nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác kinh tế về tự do hóa thương mại và tạo môi trường đầu tư cởi mở hơn giữa các nền kinh tế thành viên. Ủy ban thương mại và đầu tư soạn thảo báo cáo hàng năm trình Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề có liên quan đến thương mại và đầu tư trong khu vực đồng thời chỉ đạo các tiểu ban kỹ thuật và nhóm có chuyên gia trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể. Hàng năm Uỷ ban thương mại và đầu tư nhóm họp 3 lần và đây thực sự đã trở thành Diễn đàn kinh tế hiệu quả đối với các nước thành viên để trao đổi các vấn đề thương mại và chính sách. - Uỷ ban SOM về hợp tác kinh tế - kỹ thuật (ESC 14 ) được thành lập năm 1998 nhằm hỗ trợ Hội nghị quan chức cao cấp (SOM) trong các hoạt động hỗ trợ hợp tác kinh tế và kỹ thuật (ECOTECH) và triển khai các sáng kiến hợp tác trong lĩnh vực này của các nền kinh tế thành viên APEC. Mới đầu đây chỉ là tiểu ban về ECOTECH, năm 2002 đổi thành Uỷ ban SOM về hợp tác kinh tế và kỹ thuật ESC. Bằng việc hợp tác và xác định những lĩnh vực ưu tiên trong khuôn khổ hợp tác ECOTECH, ủy ban SOM về hợp tác kinh tế kỹ thuật cùng với các diễn đàn khác trong APEC giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện tăng trưởng và phát triển bền vững APEC. - Ủy ban ngân sách và quản (BMC) được thành lập năm 1993, có chức năng tư vấn cho các quan chức cấp cao về những vấn đề ngân quỹ, quản lý và điều hành, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngân sách chung của APEC hay phí đóng góp của mỗi nền kinh tế thành viên. Ủy ban này được trao quyền đánh giá cơ cấu chung của ngân sách hàng năm và xem xét các ngân sách hoạt động do các nhóm công tác, các Ủy ban đưa ra và ngân sách hành chính do Ban thư ký đưa ra. Ủy ban có quyền đánh giá về hoạt động của các nhóm công tác và khuyến nghị với các quan chức cấp cao của APEC về các biện 13 CTI: Committee on Trade and Investment 14 ESC: ECOTECH Sub-Committee 8 pháp nhằm nâng cao hiệu quả, xem xét các khoản chi tiêu của nhóm công tác và dự án của các nhóm đặc trách. Ủy ban quản lý họp mỗi năm 2 lần vào cuối tháng ba và tháng bảy. - Ủy ban kinh tế (EC) được thành lập tại Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 6 (11/1994) để thực hiện việc nghiên cứu các xu hướng và vấn đề kinh tế thông qua cácchỉ số kinh tế cơ bản. Ủy ban kinh tế là 1 diễn đàm thúc đẩy đối thoại giữa các nền kinh tế thành viên về các vấn đề kinh tế, dự báo xu hướng kinh tế trong khu vực, hỗ trợ cho việc soạn thảo chính sách trong các diễn đàm khác trong APEC. Hiện nay, EC đang xúc tiến nghiên cứu một số vấn đề kinh tế và hợp tác kinh tế như: các vấn đề liên quan đến Kinh tế mới và Kinh tế tri thức; triển vọng kinh tế khu vực hàng năm và vai trò của các thể chế tài chính; một số chương trình hỗ trợ quá trình Tự do hóa, Thuận lợi hóa Thương mại và Đầu tư. - Các nhóm công tác có chức năng thực hiện nhiệm vụ do các Nhà lãnh đạo, Bộ trưởng và quan chức cao nhất giao cho. Cho tới nay, APEC đã lập ra 11 nhóm công tác phụ trách các lĩnh vực sau: Hợp tác kỹ thuật nông nghiệp, năng lượng, nghề cá, phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, bảo vệ tài nguyên biển, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông tin và viễn thông, du lịch, xúc tiến thương mại, vận tải. Phần lớn hoạt động của Nhóm là khảo sát tiềm năng phát triển và thúc đẩy sự tăng trưởng trong các lĩnh vực do từng nhóm phụ trách. Thông qua các hoạt động này, các thành viên APEC xây dựng những mối liên hệ thực sự giữa các đại diện chính giới, giới doanh nghiệp và học giả. Hoạt động của các Uỷ ban chuyên đề, các nhóm đặc trách của SOM và các nhóm công tác là nền tảng chủ yếu của diễn đàn APEC. Thực tế, đây là những diễn đàn nhỏ để các thành viên thảo luận, tư vấn chính sách và hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể. Những nghiên cứu của các nhóm đặc trách, các chương trình hợp tác do các nhóm công tác soạn thảo là cơ sở chủ yếu để Hội nghị Bộ trưởng đưa ra các quyết định liên quan đến phương hướng hoạt động của APEC. 15 15 Trích bài viết “Organisational structure of APEC” – đăng trên website của Bộ Ngoại giao và thương mại New Zealand 9 - Các nhóm đặc trách của SOM. Bên cạnh các nhóm công tác, hội nghị Quan chức Cao Cấp (SOM) đã lập ra 3 nhóm đặc trách nhằm xác định các vấn đề và đưa ra các khuyến nghị về những lĩnh vực quan trọng cần xem xét trong khuôn khổ hợp tác của APEC. Hiện đang có 3 nhóm đặc trách của SOM: + Nhóm đặc trách về mạng các điểm liên hệ về giới được thành lập từ năm 2003nhằm tiếp tục các chương trình về hội nhập thế giới và thúc đẩy sự tham gia của nữgiới vào các hoạt động Thương mại trong khu vực APEC. + Nhóm đặc trách về thương mại điện tử được thành lập từ tháng 2 năm 1999 với vai trò phối hợp và thúc đẩy các hoạt động hợp tác thương mại của APEC thông qua hệ thống các quy định, luật lệ, chính sách minh bạch và nhất quán. + Nhóm đặc trách về Chống khủng bố được thành lập tại Hội nghị các quan chứccao cấp tháng 2 năm 2003. Nhóm đặc trách về chống khủng bố có chức năng giúp đỡ nền kinh tế các nước thành viên trong việc xác định và đánh giá những biện pháp cầnthiết để chống khủng bố, phối hợp các chương trình hỗ trợ về kỹ thuật và năng lực vàthúc đẩy quan hệ hợp tác giữa APEC với các tổ chức quốc tế và khu vực trong cácvấn đề liên quan đến chống khủng bố. Các lĩnh vực ưu tiên trong chương trình hoạtđộng của nhóm đặc trách về chống khủng bố. 3. Ban thư ký Tại Hội nghị bộ trưởng lần thứ 4 tại Bangkok năm 1992, các nhà lãnh nhận thấy cần phải có 1 cơ chế giúp việc hiệu quả để hỗ trợ và phối hợp các hoạt động trong APEC nhằm tăng cường vai trò và hiệu quả của tổ chức trong xúc tiến hợp tác kinh tế khu vực, và nhất trí thành lập Ban thư ký APEC, đặt trụ sở tại Singapore và lập 1 quỹ chung của APEC. Đứng đầu Ban thư ký là 1 giám đốc điều hành, do thành viên đăng cai tổ chức các Hội nghị APEC (Hội nghị Bộ trưởng chung và Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC) đề cử ra. Nhiệm kỳ của giám đốc điều hành là 1 năm. Ngoài ra, còn có 1 phó giám đốc điều hành do thành viên sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị APEC vào năm kế tiếp cử ra. 10 [...]... phát triển hơn trong khu vực 22 Báo cáo Phát triển và các vấn đề xã hội của Liên Hợp Quốc www.un.org 16 KẾT LUẬN Đánh giá về quá trình hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) , bài viết của tác giả Hà Nam đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam có đoạn “Qua hơn 16 năm hoạt động (1989-2006) APEC đã chứng tỏ là một thể chế hợp tác khu vực có hiệu quả Thông qua tổ chức... nhiều điểm khác biệt, cùng nhau phối hợp hợp tác góp phần vào sự phát triển của mỗi nước cũng như của cả cộng đồng.”23 23 Trích bài viết APEC – cơ chế hợp tác khu vực hiệu quả – Hà Nam, đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ra ngày 24/10/2006 17 TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1 Bài viết “Competition Principles and Policy in the APEC: How to proceed and link with WTO” – Byung Il Choi, Ewha University 2... http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/nr091019085342/nr09101908561 9/nr091028145119/ns091029133217/view 9 Tổng quan về APEC, đăng trên website của Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế 10 Bài viết APEC – cơ chế hợp tác khu vực hiệu quả – Hà Nam 18 ... kinh tế APEC đã hợp tác chặt chẽ với nhau để duy trì sự tăng trưởng kinh tế trong khu vực thông qua các cam kết về mở cửa thương mại, đầu tư và cải cách kinh tế Bằng các cam kết mở trong nội bộ các nền kinh tế thành viên phù hợp với chuẩn mực của WTO trong việc dần giảm thuế và các rào cản đối với thương mại, các nền kinh tế APEC đã và đang vận hành hiệu quả hơn và xuất khẩu được mở rộng đáng kể APEC. .. thường xuyên với các thành viên, các Ủy ban, các Nhóm công tác và các Nhóm đặc trách của APEC Ban thư ký APEC có chức năng tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp các hoạt động của APEC; điều hành ngân sách hàng năm của APEC cũng như quản lý thông tin và các dịch vụ thông tin tuyên truyền, đồng thời là cơ quan chủ chốt trong việc quản lý các dự án của APEC Từ năm 1993 do vấn đề tài chính và ngân sách trở nên... nền kinh tế APEC năm 2003 so với mức 13,8% năm 1989 - Lưu chuyển vốn toàn cầu giữa APEC với khu vực bên ngoài tăng gần 8 lần, đạt 1,4 nghìn tỷ USD trong vòng 20 năm qua - Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) thực tế của cả khu vực APEC tăng khoảng 1/3 và tăng khoảng 74% đối với những nền kinh tế APEC có thu nhập thấp trong 10 năm đầu thành lập - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của APEC tăng... các thành viên APEC khác nhau Hợp tác Kỹ thuật (Technical Cooperation): APEC chủ trương hợp tác kinh tế, kỹ thuật để thúc đẩy thực hiện tự do hoá, thuận lợi hóa, thương mại và đầu tư V Phạm vi hoạt động 19 Trích bài viết “An overview of the Principles established by the APEC privacy framework” – Tony Lam, Acting Privacy Commissioner for Personal Data, Hong Kong, China 13 Các hoạt động của APEC dựa trên... tiêu dài hạn của APEC là thúc đẩy tăng trưởng 16 Trích bài viết “Organisational structure of APEC – đăng trên website của Bộ Ngoại giao và thương mại New Zealand 17 Trích bài viết “Giới thiệu chung về Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) , đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 11 kinh tế và sự thịnh vượng cho khu vực và phát... thành diễn đàn hợp tác quan trọng và uy tín không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà còn trên các lĩnh vực khác như khoa học công nghệ và văn hoá xã hội, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của hệ thống thương mại đa phương và sự trưởng thành của các thể chế kinh tế, tài chính toàn cầu khác Có thể kể đến một số thành tựu nổi bật của APEC 21 như sau: - Rào cản thuế quan trong khu vực APEC đã giảm từ... Việt Nam” – Bùi Thanh Sơn, Học viện Ngoại giao Việt Nam 8 Trích bài viết APEC - Sự hình thành và phát triển” – Vụ hợp tác kinh tế đa phương, đăng trên website Bộ Ngoại giao Việt Nam tháng 10 năm 2009 Link: http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/nr091019085342/nr09101908561 9/nr091028145119/ns091029133217/view 9 Tổng quan về APEC, đăng trên website của Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế . BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO TIỂU LUẬN Bộ môn: Xung đột và hợp tác quốc tế Đề tài: APEC – cơ chế hợp tác khu vực hiệu quả Sinh viên thực hiện: Lớp: CT36A Hà Nội, 2012 1 MỤC. http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/nr091019085342/nr09101908561 9/nr091028145119/ns091029133217/view 9. Tổng quan về APEC, đăng trên website của Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế 10. Bài viết APEC – cơ chế hợp tác khu vực hiệu quả – Hà Nam 18 . thấy cần phải có 1 cơ chế giúp việc hiệu quả để hỗ trợ và phối hợp các hoạt động trong APEC nhằm tăng cường vai trò và hiệu quả của tổ chức trong xúc tiến hợp tác kinh tế khu vực, và nhất trí