1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC LỄ GIÁO

12 323 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 89 KB

Nội dung

Một số kinh nghiệm MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC LỄ GIÁO Tục ngữ Việt Nam có câu “Tiên học lễ hậu học văn” , tức là trước tiên phải học làm người, rồi mới học trí thức. Tiềm thức về giáo dục lễ giáo không phải là vấn đề mới mẽ, trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, trong năm học có đạo lý chào hỏi, cảm ơn xin lỗi. Thể hiện qua lời ăn tiếng nói, cách cư xữ đã đi sâu trong tâm trí của người Việt được coi là vấn đề chuẩn mực của xã hội. Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, giáo dục lễ giáo là nội dung rất quan trọng và cần thiết hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ ấu thơ. Trong thực tế, giáo dục lễ giáo chính là giáo dục cho trẻ biết phân biệt rõ được thói hư tật xấu, biết ngoan hiền lễ phép, khen chê, hoàn thiện một con người. Năm học này tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo nhỡ. Điều yên tâm nhất của tôi là lớp có truyền thống duy trì sĩ số tốt. Học sinh đi học đúng độ tuổi, ra lớp đạt 100%. Học sinh đều ngoan ngoãn sạch sẽ gọn gàng, khi tới lớp biết lễ phép kính trên nhường dưới, lớp có khối đoàn kết rất mạnh, phụ huynh rất tin cậy. I. ĐẶT VẤN ĐỀ : Dân trí không đồng đều, đời sống nhân dân phụ thuộc vào nghề nông là chủ yếu. Song trường luôn có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt được sự quan tâm giúp đỡ của phòng và các cấp lãnh đạo ban nghành. Bản thân luôn quan tâm công tác, yêu nghề mến trẻ ham học hỏi cầu tiến bộ. Giáo viên thực hiện: Phùng Thị Hà 1 Một số kinh nghiệm Lĩnh vực giáo dục chuyên đề giáo dục lễ giáo là đề tài mà nhà nhà trường – gia đình – xã hội luôn quan tâm chuẩn mực. Đó là một đề tài rất lớn mà trẻ có nhiều thói quen và nề nếp của mỗi người, mỗi gia đình đều khác nhau. Phụ trách nhận thức chưa đúng đắn, về tầm quan trọng của lễ giáo, có tư tưởng khoán trắng bỏ dải cho giáo viên nhà trường, đó là những thuận lợi khó khăn, khi triển khai chuyên đề này. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : a. Đối với bản thân. Luôn là tâm gương sáng cho học sinh noi theo, trước hết phải chuẩn mực trong ứng xử, giao tiếp, lời nói lời hứa…, bởi vì trẻ ở lứa tuổi mầm non hay tìm tòi khám phá, bắt chước làm theo. Trong giao tiếp với trẻ, nhờ trẻ giúp cô một số việc phải cảm ơn trẻ, trước lứa tuổi trẻ, khi hứa với trẻ điều gì, phải thực hiện. Thường xuyên tham khảo tài liệu, tham gia một số tiết dạy với việc lồng ghép những phương pháp tích hợp để tìm ra những biện pháp giáo dục trẻ về lễ giáo. Đối với trẻ cô phải gần gũi yêu thương chăm sóc giáo dục trẻ như con mình. Sưu tầm tranh ảnh về bài hát bài thơ, câu chuyện ca giao, đồng giao,tục ngữ, hình ảnh, đồ dùng giảng dạy và nội dung giáo dục lễ giáo. Xây dựng góc chuyên đề lễ giáo. Nêu gương đặt tiêu chuẩn, trong tháng, tuần của trẻ. Qua đó vui sướng khi thấy mình được khen, tác động trực tiếp đến trẻ chưa khen, có hướng phấn đấu đạt bé ngoan có tên mình trong góc lễ giáo. b. Phối hợp với phụ huynh để giáo dục lễ giáo cho trẻ. Giáo viên thực hiện: Phùng Thị Hà 2 Một số kinh nghiệm Cái khó nhất là một số phụ huynh còn coi nhẹ sự nghiệp giáo dục, ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, nhất là giáo dục lễ giáo ở trường cũng như ở nhà. Thể hiện qua lời ăn tiếng nói cái hay là tính thật thà mộc mạc của nhà nông. Nhưng cũng có cái tính cộc cằn hống hách nghĩ rằng trẻ nhỏ chưa biết gì. Muốn đạt được hiểu quả, trong giáo dục lễ giáo, nhà trường gia đình đóng vai trò rất quan trọng phối hợp giữa cô và mẹ. VD : Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền Cô và mẹ là hai cô giáo Mẹ và cô ấy hai mẹ hiền. Đồng nghĩa với việc thương yêu quan tâm chăm sóc dạy dỗ trẻ, kết hợp hài hòa giữa cô và mẹ, tạo ra cho trẻ phẩm chất đạo đức tốt, ngoan ngoãn lẽ phép với người lớn nhường nhịn em bé giúp đỡ mọi người xung quanh. Để thực hiện chuyên đề này tôi tranh thủ lúc giờ đón trẻ ân cần niềm nở vui vẻ trao đổi với phụ huynh cách nuôi dạy, những biểu hiện tốt xấu hàng ngày của trẻ ở lớp. Đồng thời thăm hỏi về nề nếp thói quen sinh hoạt sở thích của trẻ khi ở nhà để giáo viên phụ huynh có hướng giáo dục được hiểu quả cao hơn. VD : Có trẻ hay đánh nhau, nói tục chửi thề ,hay đòi mẹ mua cái này cái kia …, Nắm được tình hình của trẻ để có hướng giáo dục, uốn nắn từ từ để trẻ dần dần sửa chữa. c. Giáo dục lễ giáo qua mọi lúc. Thông qua việc giáo dục trẻ, đến lớp chào cô, đi học về chào bố mẹ, anh chị, nhằm giúp trẻ lễ phép. VD : ( đi học về ) Giáo viên thực hiện: Phùng Thị Hà 3 Một số kinh nghiệm Chào ông chào bà cháu đi học về Chào cha chào mẹ con đi học nhé Chào anh chào chị, chào cô chào thầy Em vào lớp học tiếng chào theo em. Qua các buổi đi dạo,đi chơi ngoài trời, trẻ được quan sát trực tiếp, tiếp xúc với môi trường xung quanh, như cỏ cây hoa lá, các công trình vật nuôi. Giáo dục trẻ biết giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên, không ngắt lá bẻ cành, biết yêu quý bảo vệ chăm sóc vật nuôi. Trong giờ học giờ chơi để trẻ có thói quen ngăn nắp gọn gàng, kê dọn bàn ghế đúng quy cách, biết cất đồ dùng đúng nơi quy định tôi dạy trẻ học thuộc lòng bài thơ. VD : ( bàn ghế ) Bàn ghế ta ngồi Chớ bôi mực bẩn Giữ gìn cẩn thận Đừng kéo đừng lôi Kẻo nó gãy. VD : ( Đồ chơi ) Đồ chơi của lớp Chơi xong phải cất Kẻo mất bạn ơi Phải giữ đồ chơi Cho bền cho đẹp. Giáo viên thực hiện: Phùng Thị Hà 4 Một số kinh nghiệm Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ hay bắt chức khám phá tìm tòi, ưa thích động viên khích lệ kịp thời, bản thân cô gương mẫu ,để trẻ noi theo và có thói quen nề nếp nhất định của mình. d. Giáo dục lễ giáo thông qua các môn học. Trong quá trình giảng dạy các môn tùy theo đề tài, từng chủ điểm nhất định. Tôi luôn lồng ghép sử dụng phương pháp thích hợp vào các môn có nội dung giáo dục lễ giáo, để giờ dạy thêm phần hấp dẫn và hứng thú. Tiết dạy đạt kết quả cao hơn. 1. Môn văn học: Tùy theo từng đề tài của bài thơ tôi đọc hay dạy trẻ học thuộc lòng. Cô đọc mẫu thật diễn cảm hấp dẫn, lưu loát , diễn cảm thể hiện bộc lộ rõ tính cách của từng nhân vật trong chuyện. Đồng thời cô sử dụng câu hỏi đàm thoại vời từ thật lô- gíc, bài hát, bài ca dao…, có nội dung giáo dục lễ giáo , để giới thiệu hoặc cuối tiết học trẻ tự nói lên tình cảm của mình. VD : cô kể cho trẻ nghe câu chuyện Tấm Cám. Trẻ nắm được các nhân vật trong chuyện, biết ghép kẻ ác là mẹ con Cám, biết yêu quý tôn trọng người thiện ăn ở hiền lành hiếu thảo đó là cô Tấm. Trẻ hiểu được trong cuộc sống kẻ ác bị trừng trị thích đáng, người ăn ở hiền lành hay được mọi người giúp đỡ, sẽ sống cuộc sống hạnh phúc sung sướng. Cô dạy trẻ đọc thuộc lòng bài thơ. VD: bài “Cô giáo của em” VD : Cô giáo của em Hay cười hay múa Hay kể chuyện vui Cô dạy em hát Giáo viên thực hiện: Phùng Thị Hà 5 Một số kinh nghiệm Cô bày trò chơi Bạn nào cũng thích Chúng em quấn quýt Bên cô suốt ngày Bố mẹ rãnh tay Yên tâm sản xuất. Qua bài thơ giúp trẻ hiểu được việc làm của cô giáo ở lớp, tình cảm cô giáo với trẻ rất gần gũi. 2. Dạy trẻ môn tìm hiểu môi trường xung quanh VD : ( một số nghề phổ biến ) Tôi đã gợi ý cho trẻ nói lên tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng bác nông dân làm ra thóc gạo qua bài thơ ( Bác nông dân ). VD : Bác nông dân Chăm cày cấy Có thóc mẩy Cho em ăn Bác nông dân Thật đáng quý VD : ( Mẹ đi làm ) Từ sáng sớm Lại thổi cơm Mua thịt cá Em kề má Được mẹ yêu Giáo viên thực hiện: Phùng Thị Hà 6 Một số kinh nghiệm Ơi mẹ ơi Yêu mẹ lắm Đề tài: Làng xóm đường phố của em. Qua bài dạy đàm thoại với trẻ, biết được mỗi người chúng ta có một quê hương. Quê hương là nơi sinh ra và lớn lên của mình qua bài thơ VD : Quê em đồng lúa nương dâu Bên dòng sông nhỏ nhịp cầu bắc ngang Dừa xanh tỏa mát đường làng Ngàn nga giọng hát rộng ràng tiếng thoi. 3. Dạy trẻ môn âm nhạc : Qua môn âm nhạc mỗi bài hát trẻ được học hát và nghe hát tôi đều lồng ghép giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước, yêu những người trong gia đình, như ông bà, cha mẹ, qua đề tài, cháu yêu bà , mẹ yêu con… Trẻ biết quý trọng giữ gìn những sản phẩm , đã có ở vùng quê. Qua các làn điệu dân ca (xe chỉ luôn kim, lý chiều chiều ) hay biết ơn công lao to lớn của các chú bộ đội, qua một số bài hát bài thơ, câu đố có giáo dục. VD : bài hát ( chú thương binh ) Cháu yêu chú thương binh, vui tính và yêu cháu, thằng giặc mỹ giã man làm đau chú thân yêu. Chẳng sợ đâu chú liền bắn thằng mỹ kia tan tành hết giặc mỹ cháu càng yêu chú thương binh. VD : Bài thơ ( chú giải phóng quân ) Chú là chú em Chú đi tiền tuyến Nữa đêm chú về Giáo viên thực hiện: Phùng Thị Hà 7 Một số kinh nghiệm Ba lô con cóc ta bè Mũ tai bèo vành xèo trên vai. Cả nhà mừng lắm chú ơi Y như em đã mơ rồi đêm nao Chú về kể chuyện vui sao Mỹ thua Mỹ khóc như nhìn trẻ con Chắp tay lạy má xin cơm Em mà có đói chẻ hèn thế đâu Muốn xin chiếc mũ tai bèo Làm cô giải phóng mà trèo Trường Sơn. 4. Dạy trẻ môn toán : Ngoài các đề tài có trong chương trình, tôi thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi có nội dung giáo dục lễ giáo. VD : Cho trẻ nhận biết số lượng Cố giới thiệu hôm nay lớp mình học rất ngoan có các cô đến thăm lớp mình, tặng hoa lớp mình nữa nhé, các em hãy cảm ơn các cô đi, tôi gắn bông hoa cho trẻ đếm. Tôi còn lồng ghép phương pháp thích hợp giáo dục trẻ em biết ích lợi của hoa, chăm sóc bảo vệ nó. VD : Bài thơ ( 10 em bé ngoan ) Nhà ai cũng có 10 em bé ngoan Ngồi quanh hai bàn Mỗi bàn năm chú Nhìn xem có chú Giáo viên thực hiện: Phùng Thị Hà 8 Một số kinh nghiệm Chú cái béo tròn Chú trẻ hơi cao Chú giữa cao nhất Chú bên hơi thấp Chú út bé teo Hai bên cùng đều Giống nhau như hệt. 5. Dạy trẻ môn chữ cái. Để nhận biết và phát âm đúng theo từng đề tài. Tôi luôn thay đổi hình thức trò chơi mới, để gây hứng thú cho trẻ trong giờ học. Muốn được như vậy tôi sưu tầm một số câu đố, ca dao, bài hát, trong đó có âm chứa chữ cái vừa mới học có nôi dung giáo dục lễ giáo. VD : Bài hát ( chữ cái e ) Hôm nay em học chữ e Từ nay em không khóc nhè Em yêu thầy và mẹ Càng thắm thiết yêu bạn bè. 6. Dạy trẻ môn tạo hình. Qua các tiết dạy, muốn thu hút sự chú ý của trẻ giúp trẻ biết quý trọng, gìn giữ những sản phẩm làm ra không vứt rác bừa bãi. Cất đúng nơi quy định và giáo dục ích lơi của chúng. VD : Nặn viên phấn Trẻ hiểu được lợi ích của viên phấn, để làm gì, biết quý trọng gìn giữ và bảo vệ như thế nào mới đúng. Giáo viên thực hiện: Phùng Thị Hà 9 Một số kinh nghiệm 7. Dạy trẻ hoạt động vui chơi. Trong khi tổ chức vui chơi cho trẻ. Đối với các trò chơi phân vai theo chủ đề, giúp trẻ thể hiện được các vai theo yêu cầu của đề tài. VD : Trò chơi bác sĩ, thể hiện tính tình ân cần niềm nở tận tình thương yêu chăm sóc bệnh nhân. Trẻ đóng vai bệnh nhân, khi đưa con đi khám bệnh, biết xếp hàng, khi khám xong biết cảm ơn bác sĩ. VD : Trò chơi bán hàng. Người bán hàng phải ân cần vui vẻ với khách hàng, khách hàng cẩn thận khi nhận hàng biết cảm ơn. VD : Trò chơi gia đình. Vai cha mẹ phải biết yêu thương các con, vai con phải biết giúp đỡ cha mẹ, biết nhường nhịn em bé, lao động tự phục vụ bản thân, làm những công việc vừa sức như quyét nhà, nhổ cỏ, bắt sâu…, trong khi chơi cô cùng trẻ hát bài “cả nhà thương nhau”. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ. 1. Kết quả đạt được. Qua chuyên đề và nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lớp tôi, đã đặt ra những kết quả đáng mừng. - Đối với trẻ : Hầu hết trẻ đều ngoan ngoãn, lễ phép, kính trọng người lớn, hòa nhã với bạn bè, có nề nếp thói quen hành vi tốt. Trong sinh hoạt hàng ngày, trẻ biết chào hỏi cảm ơn, xin lỗi, đặc biệt học sinh cá biệt không còn nói tục chửi thề nữa. - Đối với phụ huynh : Giáo viên thực hiện: Phùng Thị Hà 10 [...].. .Một số kinh nghiệm Thông qua giáo dục lễ giáo, phần lớn là phụ huynh đã quan tâm hơn giáo dục con cái, thường xuyên gặp gỡ cô giáo để trao đổi về tình hình trẻ ở nhà Đặc biệt gia đình không cho trẻ mang quà vặt tới lớp nữa - Bản thân : Tôi đã được trao dồi thêm những kiến thức phong phú và bổ ích, những kinh nghiệm để giáo dục trẻ, tất cả ở trong những môn học... thực hiện: Phùng Thị Hà 11 Một số kinh nghiệm Cần làm tốt công tác tham mưu với đoàn thể, với gia đình, kết hợp các buổi sinh hoạt hop thôn Làm cho mọi người có ý thức nhận rõ được trách nhiệm của gia đình đối với con cái Giáo viên làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong giai đoạn hiên nay Trên đây là một số kinh nghiệm, mà tôi đã rút ra trong quá trình giảng và giáo dục trẻ Bản thân có nhiều năm... nghề nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót Rất được mong muốn và trao dồi hơn nữa các lớp bồi dưỡng chuyên đề này, do phòng giáo dục và chuyên môn Mầm non tổ chức Để tôi nắm vững hơn và thực hiện giáo dục trẻ ngày càng hoàn thiện hơn Giáo viên thực hiện: Phùng Thị Hà 12 ... Sưu tầm một số tranh ảnh, bài hát, bài thơ, chuyện kể ca giao, đồng giao, có nội dung giáo dục phù hợp, với đề tài với môn học Phải động viên khen thưởng, khích lệ kịp thời, đối với những việc làm tốt của trẻ Hạn chế những thói hư tật xấu đối với trẻ Góc tuyên truyền phải phù hợp đặc điểm tình hình của địa phương, có tác động đến nội dung giáo dục lễ giáo đạt kết quả cao hơn Giáo viên thực hiện: Phùng... Nhất là các bậc phụ huynh đều quý trọng tôi 2 Bài học kinh nghiệm Trước hết bản thân tôi xác định cho mình là tấm gương cho học sinh noi theo, luôn chuẩn mực công bằng có hành vi ứng xử xứng đáng là người mẹ thứ hai của trẻ Luôn xây dựng lớp có nề nếp thói quen tốt tạo bầu không khí vui vẻ và đoàn kết, biến lớp học là nhà, cô giáo là mẹ của trẻ Cô giáo luôn có ý thức trách nhiệm, sáng tạo trong giờ dạy, . bộ. Giáo viên thực hiện: Phùng Thị Hà 1 Một số kinh nghiệm Lĩnh vực giáo dục chuyên đề giáo dục lễ giáo là đề tài mà nhà nhà trường – gia đình – xã hội luôn quan tâm chuẩn mực. Đó là một đề. Một số kinh nghiệm MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC LỄ GIÁO Tục ngữ Việt Nam có câu “Tiên học lễ hậu học văn” , tức là trước tiên phải. góc lễ giáo. b. Phối hợp với phụ huynh để giáo dục lễ giáo cho trẻ. Giáo viên thực hiện: Phùng Thị Hà 2 Một số kinh nghiệm Cái khó nhất là một số phụ huynh còn coi nhẹ sự nghiệp giáo dục,

Ngày đăng: 17/04/2015, 08:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w