- Đề ra những kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống kế toán này để công ty có thểkiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, quá trình tiêuthụ thành phẩm để phản
Trang 1PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu hóa, mức độ cạnh tranh
về hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước vàquốc tế ngày càng khốc liệt hơn Nhất là khi Việt Nam đang gia nhập vào Tổ chứcthương mại thế giới (WTO), điều này sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Namnhiều cơ hội vô cùng quý báu và đồng thời cũng tạo ra nhiều thử thách lớn Do đó,mỗi doanh nghiệp không những phải tự lực vươn lên trong quá trình sản xuất kinhdoanh mà còn phải biết phát huy tối đa tiềm năng của mình để đạt được hiệu quảkinh tế cao nhất Trong nền kinh tế thị trường, bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồntại và đứng vững trên thị trường đều phải nghiên cứu sâu sắc những vấn đề liênquan đến việc sản xuất kinh doanh của đơn vị và tổ chức tốt công tác quản lý Điềuquan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp là hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra đượctiêu thụ và thị trường chấp nhận về giá cả, chất lượng và mẫu mã
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu
tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Khi sản phẩm của doanhnghiệp được tiêu thụ, tức là nó được người tiêu dùng chấp nhận để thoả mãn mộtnhu cầu nào đó Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thông qua mức bán ra thểhiện uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu ngườitiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ Nói cách khác tiêu thụ sảnphẩm phản ánh đầy đủ điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp
Hạch toán kế toán có thể phân tích kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, từ đó đánh giá quá trình kinh doanh, nắm vững tình hình tài sản,nguồn vốn ở từng thời điểm quyết định để doanh nghiệp đầu tư đúng hướng Đểgiúp cho người kế toán thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình cũng như cungcấp toàn bộ thông tin và hoạt động kinh tế tài chính một cách chính xác, đảm bảocho doanh nghiệp có điều kiện lợi nhất để tồn tại và phát triển, tránh những rủi rotrong kinh doanh Xuất phát từ những suy nghĩ đó tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu đề tài
“ Tìm hiểu kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cà phê Ea Tiêu” Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng thời gian và năng lực có hạn nên chắc
Trang 2chắn sẽ có nhiều thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý, chỉ dẫn của quý thầy cô để
đề tài của tôi được hoàn thiện hơn
1.2 Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là phương pháp tính toán xácđịnh giá trị thành phẩm và kế toán tiêu thụ thành phẩm của công ty Ngoài ra còn có
hệ thống các chứng từ sổ sách về thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu công tác kế toán thành phẩm_ tiêu thụthành phẩm theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ tại công ty
- Đề ra những kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống kế toán này để công ty có thểkiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, quá trình tiêuthụ thành phẩm để phản ánh chính xác, kịp thời kết quả tiêu thụ giúp công ty nângcao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.4 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung:
Nghiên cứu lí luận hạch toán kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm
Nghiên cứu thực trạng hạch toán kế toán tại công ty cà phê Ea Tiêu
Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty
* Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại công ty cà phê Ea Tiêu
* Phạm vi về thời gian:
Thời gian nghiên cứu từ ngày 15/10/2008 đến 19/11/2008
Số liệu sử dụng trong báo cáo lấy trong 3 năm 2005, 2006, 2007 trong đó sốliệu phân tích chủ yếu là năm 2007
Trang 3Bán thành phẩm:
Bán thành phẩm là những sản phẩm mới hoàn thành một công đoạn chế biếnnhất định nào đó (trừ công đoạn chế biến cuối cùng) trong quy trình công nghệ sảnxuất sản phẩm của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định được nhập kho
để chờ tiếp tục chế biến hoặc được chuyển giao để tiếp tục chế biến hoặc một bộphận nhỏ có thể được bán ra bên ngoài
Tiêu thụ thành phẩm:
Tiêu thụ thành phẩm là khâu tiếp theo của quá trình sản xuất và cung cấp sảnphẩm cho khách hàng và thu được tiền hàng hoặc được khách hàng chấp nhận thanhtoán
2.1.1.2 Ý nghĩa của công tác hạch toán thành phẩm - tiêu thụ thành phẩm
Đặc trưng lớn nhất của sản xuất hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra để bánnhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch hoạt động của nhà sản xuất
Do đó quá trình tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng của tái sảnxuất xã hội
Quá trình tiêu thụ chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người bán với ngườimua đã diễn ra và quyền sở hữu về hàng hóa đã thay đổi, nó là giai đoạn cuối củaquá trình sản xuất kinh doanh và là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển củamột doanh nghiệp
2.1.2 Tổ chức công tác kế toán thành phẩm
2.1.2.1 Đánh giá thành phẩm
Thành phẩm có thể được đánh giá theo 2 loại: giá kế hoạch và giá thực tế
Trang 4Cuối tháng khi tính được giá thực tế thành phẩm nhập kho Kế toán phải xác định
hệ số giá thành để tính ra giá thực tế thành phẩm xuất kho
Giá thực tế TP xuất kho = Giá hạch toán x hệ số giá TP
Hệ số giá TP = Trị giá TT tồn ÐK + Trị giá TT nhập TKTrị giá HT tồn ÐK + Trị giá HT nhập TK
b- Giá thực tế :
* Giá thực tế nhập kho : Là giá được tính theo giá thực tế thành phẩm hoànthành trong kỳ bao gồm : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp, chi phí sản xuất chung
- Thành phẩm do thuê ngoài gia công hoàn thành khi nhập kho được tính theogiá thực tế gia công bao gồm : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, phí thuê gia công vàcác chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công như : phí vận chuyển,bốc dỡ, hao hụt trong quá trình thuê gia công
* Giá thực tế xuất kho :
Giá thực tế thành phẩm xuất kho có thể xác định theo một trong các phương phápsau :
- Phương pháp bình quân gia quyền :
Giá TP xuất kho trong kỳ = Số lượng TP xuất kho x đơn giá TP xuất kho
- Phương pháp nhập trước _ xuất trước ( FIFO )
- Phương pháp nhập sau _ xuất trước ( FIFO )
Trang 5- Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh
Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp “ Bình quân gia quyền “ để tính giáthành phẩm thực tế xuất kho nên đề tài chỉ trình bày phương pháp này mà khôngtrình bày 3 phương pháp còn lại
2.1.2.2 Chứng từ kế toán
Để thực hiện việc theo dõi tình hình nhập - xuất thành phẩm, doanh nghiệp cần
sử dụng nhiều loại chứng từ khác nhau Các chứng từ này đều do các phòng, ban,
bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp tự lập Tuy nhiên cho dù sử dụng loại chứng
từ nào thì doanh nghiệp cũng cần phải tuân thủ trình tự lập, phê duyệt và lưu chuyểnchứng từ để phục vụ cho yêu cầu ghi sổ kế toán và nâng cao hiệu quả quản lý thànhphẩm tại doanh nghiệp Các chứng từ theo dõi tình hình nhập - xuất thành phẩm baogồm:
- Phiếu nhập kho
- Biên bản kiểm nghiệm thành phẩm
- Phiếu xuất kho
- Phiếu xuât kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Thẻ kho
- Phiếu báo thành phẩm còn lại cuối kỳ
- Biên bản kiểm kê thành phẩm
- Trị giá thực tế thành phẩm xuất kho
- Trị giá thành phẩm thiếu phát hiện khi kiểm kê
Số dư bên Nợ : Trị giá thực tế thành phẩm tồn kho
Trang 6Tài khoản 157- “hàng gửi đi bán“ : phản ánh giá trị thành phẩm, hàng hóa, lao vụdịch vụ hoàn thành đã gửi đi cho khách hàng theo hợp đồng mua bán đã ký kết vàgửi nhờ đại lý bán
Số dư bên Nợ : Giá trị hàng hóa, thành phẩm hiện đang gửi bán
* Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu :
2.1.3 Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm
2.1.3.1 Nguyên tắc, điều kiện và nhiệm vụ
* Nguyên tắc:
Trang 7- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theophương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa thuếGTGT
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, hoặcchịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng & cung cấpdịch vụ là tổng giá thanh toán
- Những doanh nghiệp nhận gia công hàng hoá, vật tư thì chỉ phản ánh vàodoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ số tiền gia công thực tế được hưởng, khôngbao gồm giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công
- Đối với các cơ sở là đại lý nhận bán hộ & bán theo giá qui định thì doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ là phần hoa hồng bán hàng mà cơ sở được hưởng
- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệpghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạtđộng tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm
* Điều kiện ghi nhận doanh thu:
Khi khách hàng đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì xem như hàng hoá đãtiêu thụ Các điều kiện cụ thể:
- Doanh nghiệp đã trao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sảnphẩm hoặc hàng hoá cho người mua
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữuhàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ việc giao dịchbán hàng
- Doanh thu được xác định một cách chắc chắn
* Nhiệm vụ:
Đối với nghiệp vụ này, kế toán có nhiệm vụ tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu
và trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý, đảm bảo yêu cầu quản lý và nâng cao hiệuquả công tác kế toán Kiểm tra chặt chẽ các chứng từ nhằm xác định đúng đắn vàkịp thời doanh thu tiêu thụ hàng hoá và quá trình thanh toán tiền của khách hàng
Trang 8Phản ánh, giám sát và cung cấp tài liệu về quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,hàng hoá giúp cho việc đánh giá chất lượng toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơnvị.
c- Các tài khoản sử dụng hạch toán doanh thu:
Tài khoản 511-“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”:
Tài khoản 511 chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thutiền hay sẽ thu tiền
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 511- “Doanh thu bán hàng & cungcấp dịch vụ”:
Bên Nợ:
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thubánhàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách
hàng và đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán;
- Trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
- Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911-“Xác định kết quả kinh doanh” Bên Có:
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệpthực hiện trong kỳ kế toán
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 512-“Doanh thu nội bộ”:
Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ được thực hiện như qui định đối với doanhthu bán hàng (Tài khoản 511)
Tài khoản này chỉ sử dụng cho các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trongcông ty, nhằm phản ánh số doanh thu tiêu thụ nội bộ trong một kỳ kế toán
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 512-“Doanh thu nội bộ”:
Trang 9- Kết chuyển doanh thu tiêu thụ nội bộ thuần vào TK 911-“Xác định kết quảkinh doanh”
Bên Có:
- Tổng số doanh thu nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán
Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ
2.1.3.2 Một số phương thức tiêu thụ
a- Phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng:
Là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho (hay trực tiếp tại cácphân xưởng không qua kho) của doanh nghiệp
Nợ TK 111,112,131
Có TK 511 b- Phương thức tiêu thụ qua các đại lý ( ký gởi hàng ):
Là phương thức mà bên giao xuất hàng giao cho các đại lý hoặc các đơn vị nhậnbán hàng ký gửi bán hộ Khi bán được hàng ký gửi, doanh nghiệp sẽ trả cho đại lýhoặc bên nhận ký gửi một khoản hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá ký gửicủa số hàng ký gửi thực tế đã bán được
Đối với doanh nghiệp gửi hàng:
Trang 10c- Phương thức bán hàng trả chậm trả góp:
Trang 11d- Hạch toán các khoản giảm doanh thu bán hàng:
* Chiết khấu thương mại:
Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đãthanh toán cho người mua hàng (sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ với khối lượng lớntheo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bánhoặc các cam kết mua hàng, bán hàng
- Tài khoản sử dụng 521-“Chiết khấu thương mại”
+Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp thuận thanh toán cho khách hàng +Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản511-“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳhạch toán
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ
- Trình tự hạch toán:
+ Phản ánh số chiết khấu thương mại thực hiện cho khách hàng
Trang 12Nợ TK 521
Nợ TK 333
Có TK 111,112,131+ Kết chuyển chiết khấu thương mại trong kỳ sang tài khoản doanh thu
- Tài khoản sử dụng: TK 532-“Giảm giá hàng bán”:
Bên Nợ: Phản ánh các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người muahàng
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang tài khoản doanh thubán hàng hoặc tài khoản doanh thu nội bộ
Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ
Doanh thu hàng bị trả lại = Số lượng hàng bị trả lại x Đơn giá bán đã ghi
trên hoá đơn
- Tài khoản sử dụng: TK 531 “ Hàng bán bị trả lại”
Trang 13+Bên Nợ: Phản ánh trị giá của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người muahoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm, hàng hoá đã bán ra +Bên Có: Kết chuyển trị giá của hàng bán bị trả lại vào bên nợ tài khoản511-“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, hoặc tài khoản 512-“Doanh thu nộibộ” để xác định doanh thu thuần trong kỳ kế toán
Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ
Nợ TK 155,157
Có TK 632Theo trị giá vốn xuất đi ban đầu
+ Phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại
Nợ TK 641
Có TK 111,112,331,334+ Cuối kỳ kết chuyển số hàng bán bị trả lại sang TK 911
2.1.3.2 Kế toán giá vốn hàng bán:
* Khái niệm:
Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm đã hoàn thànhhoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ
Trang 14* Tài khoản sử dụng: Tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán”
- Bên nợ: Phản ánh giá trị vốn của sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ
- Bên có: Phản ánh trị giá vốn hàng bán bị trả lại
Kết chuyển giá vốn hàng đã tiêu thụ sang tk 911 để xác định kết quả kinhdoanh
Trang 15+ Đối với thành phẩm nhập kho do các bộ phận sản xuất của đơn vị sản xuất ra:giá thực tế thành phẩm nhập kho chính là giá thành sản xuất thực tế, bao gồm chiphí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.+ Đối với thành phẩm thuê ngoài gia công chế bao gồm toàn bộ chi phí liên quanđến việc gia công, gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công vàcác chi phí khác như vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt…
Tuỳ theo đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp màtrong giá thành thực tế của thành phẩm sẽ không có VAT đầu vào ( nếu đơn vị tínhthuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) hoặc có VAT đầu vào (nếu đơn vị tính thuếGTGT theo phương pháp trực tiếp)
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp chung
Ø Phương pháp duy vật biện chứng
Phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu,xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ nhiều mặt và có hệ thống trong sựphát triển và chuyển biến của nó từ lượng sang chất Phương pháp này được sửdụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu
Ø Phương pháp duy vật lịch sử
Phương pháp duy vật lịch sử là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng vàmối quan hệ giữa chúng trong những điều kiện lịch sử cụ thể của chúng Phươngpháp sử dụng để nghiên cứu, tìm ra nguồn gốc của vấn đề cần nghiên cứu
2.3.2 Phương pháp cụ thể
Ø Phương pháp điều tra thu thập số liệu thông tin
- Thu thập số liệu trực tiếp: Qua phỏng vấn cán bộ công ty
- Thu thập gián tiếp: Thông qua báo cáo, sổ sách kế toán của doanh nghiệp,thông qua internet, báo chí về xí nghiệp
- Tham dự báo cáo trực tiếp từ cán bộ của xí nghiệp
Ø Sử dụng phương pháp thống kê
- Thống kê kinh tế: Trên cơ sở thu thập số liệu tổng hợp, phân tích, so sánh các
số liệu nhằm tìm ra quy luật chung
Trang 16- Thống kê mô tả: Mô tả thực trạng trên cơ sở các dữ liệu đã được tính toán và
sử dụng trong quá trình phân tích
Ø Phương pháp chuyên gia
Đây là phương pháp nghiên cứu dựa trên ý kiến, sự chỉ dẫn của thầy, cô giáo,của cán bộ công nhân viên chức trong và ngoài công ty…
Ø Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin được xử lý trên máy vi tính thông qua phần mềm word và excel
Ø Phương pháp chứng từ kế toán
Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán phản ánh các nghiệp vụkinh tế, tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phátsinh của nghiệp vụ Chứng từ là một phương pháp trong hệ thống các phương pháp
kế toán nên nó phải được sử dụng phối hợp với các phương pháp kế toán khác
Ø Phương pháp đối ứng tài khoản và ghi sổ kép
Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán phân loại các đối tượng kế toán đểphản ánh kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và
sự vận động của từng đối tượng kế toán Ghi sổ kép là phương pháp phản ánh vàkiểm tra quá trình vận động của mỗi đối tượng kế toán theo mối quan hệ cân đốivốn có của nó trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Ø Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán :Tổng hợp và cân đối kế toán là phươngpháp được áp dụng rộng rãi trong kế toán như: Từng quá trình kinh doanh, cân đốitoàn bộ nguồn vốn hoặc cân đối kết quả chung cho toàn bộ quá trình kinh doanh củadoanh nghiệp
Trang 17PHẦN THỨ BA ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm công ty cà phê Ea Tiêu
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Nông trường cà phê Ea Tiêu là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tổng công
ty cà phê Việt Nam, đóng trên địa bàn xã Ea Tiêu, được thành lập vào năm 1985, xínghiệp liên hiệp cà phê Việt Đức, lúc đầu nông trường được hình thành trên cơ sởđất đai thuộc quyền sở hữu của xã Ea Tieu và tuyển dụng lao động là người dân tộc
Ê đê ở 7 thôn trong địa bàn quản lý của xã sau này có thêm 3 đội là người kinh.Tháng 6 năm 1986 do thay đổi cơ chế tổ chức nông trường bị giải tán và chuyểnthành nông trường trực thuộc xí nghiệp, nhiệm vụ đơn vị lúc này là trồng và chămsóc cà phê Đến cuối năm 1987 nông trường 6 lại đổi thành Nông trường cà phêViệt Đức 6 nhưng chỉ hạch toán báo cáo sổ với xí nghiệp liên hiệp cà phê Việt Đức.Đến năm 1993 Nông trường được thành lập lại theo nghị định số 338/CÀ PHÊcủa Chính phủ được Nhà nước giao vốn nông sản cà phê
Thực hiện theo chỉ thị số 100 của Bộ chính trị và khoán 10 của ban bí thư, nôngtrường đã thực hiện giao đất và vườn cây cà phê cho từng hộ thuộc công nhân nôngtrường và cho các hộ ngoài công nhân làm liên kết Các hộ này nộp sản lượng hàngnăm cho nông trường, lúc này Nông trường chuyển sang sản xuất kinh doanh càphê, làm dịch vụ cung ứng vật tư phân bón phục vụ cho sản xuất cà phê
Ngày 12 tháng 9 năm 2006 Nông trường cà phê Ea Tiêu đã lập phương án sắpxếp, cơ cấu lại và phát triển Nông trường theo quyết định 49/CÀ PHÊ của thủ tướngchính phủ và đã được ban đổi mới và PTDN của Bộ Nông Nghiệp và Phát TriểnNông Thôn
Để phù hợp với đối tượng áp dụng theo luật doanh nghiệp mới ban hành của Nhànước, Nông trường lập tờ trình để kính đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT và tổngCông ty cà phê Việt Nam cho Nông trường cà phê Ea Tiêu được bổ sung nội dung “đổi tên doanh nghiệp” vào phương án sắp xếp, cơ cấu lại và phát triển của Nôngtrường cụ thể như sau:
Tên doanh nghiệp: Công ty cà phê Ea Tiêu
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Ea Tieu Coffee Company
Trang 18Trụ sở chính: Xã Ea Tiêu – huyện Cư Kuin – tỉnh ĐăkLăk
Số điện thoại: (0500)636.744 – (0500) 636.743
Fax: (05003)656.200
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
* Chức năng:
Việc thành lập công ty nhằm thực hiện hai mục đích:(chức năng)
+ Đưa đồng bào tại chỗ vào để mở rộng diện tích cây cà phê trên toàn tỉnh, tăngsản lượng cà phê hàng năm, từng bước cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộctrên địa bàn công ty, để đảm bảo an ninh chính trị trong khu vực
+Trồng chăm sóc và chế biến cà phê, kinh doanh cà phê, vật tư phân bón, máymóc thiết bị phục vụ sản xuất cà phê, tăng sản lượng cà phê xuất khẩu tạo đà choviệc phát triển kinh tế của tỉnh Đăklăk
* Nhiệm vụ:
-Nông trường cà phê ea tiêu là một đơn vị sản xuất, chế biến mặt hàng cà phêvới mục tiêu trồng và chế biến nông sản cà phê, xây dựng chiến lược phát triển kếhoạch sản xuất cà phê phù hợp với nhu cầu của thị trường
-Kinh doanh các loại vật tư hàng hóa để phục vụ cho chăm sóc cà phê
Xây dựng và tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh, khai thác sử dụnnguồn vốnnhằm đầu tư mở rộng trang thiết bị, cân đối thu chi và thực hiện nghĩa vụ đối vớinhà nước
-Thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm, không ngừngnâng cao trình độ đào tạo lại chuyên môn cho cán bộ công nhân
-Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước
3.1.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất
* Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Công ty cà phê Ea Tiêu là đơn vị sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp nênluôn có những tính chất đặc thù riêng so với những ngành khác biểu hiện ở chỗ,hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với diện tích đất trải ra trên địa bàn rộnglớn, đối tượng sản xuất là cây nông nghiệp cụ thể là cây cà phê có thời kỳ kiến thiết
cơ bản dài (4 năm, mang nặng tính thời vụ phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
Trang 19thời tiết, khí hậu…Để có vườn cà phê kinh doanh thì phải trải qua quá trình đầu tưlâu dài được mô tả như sau:
* Quy trình sản xuất cà phê tươi:
- Phần đầu tư (thời kỳ kiến thiết cơ bản là bốn năm)
+ Chọn giống
+ Làm đất, đào hố
+ Trồng mới (năm thứ nhất)
+ Chăm sóc (ba năm tiếp theo)
Hằng năm công ty phải bỏ ra nhiều chi phí để chăm sóc cây cà phê bao gồm cácchi phí: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công,chi phí sản xuất chung Cuối nămcông ty phải tập hợp chi phí chăm sóc đến hết thời kỳ kiến thiết cơ bản, thì tiếnhành tổng hợp chi phí để tính giá trị vườn cây chuyển sang tài sản cố định (vườn càphê kinh doanh)
- Phần thu hoạch: Để thu được sản phẩm từ bốn năm trở lên hàng năm công ty
đã tập trung đầu tư thâm canh cho vườn cây cà phê theo các công đoạn chăm sóc,vét bồn, phun thuốc, tưới nước…Các công việc này từ tháng 1 đến tháng 10 (dươnglịch) và tháng 11 hằng năm là bắt đầu thu hoạch sản phẩm cuối cùng là cà phê quảtươi
* Cơ cấu bộ máy sản xuất:
Xuất phát từ đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp nói chung và xuất phát từđặc điểm sản xuất của công ty nói riêng qua quá trình sản xuất chuyên canh cà phê,công ty áp dụng hình thức khoán sản phẩm đến người lao động căn cứ vào thực tếchất lượng vườn cây cà phê để làm cơ sở giao khoán sản lượng từng vụ trên từngvườn cây, phương thức khoán được bàn bạc thống nhất và quy định cụ thể bằng vănbản, hợp đồng giao khoán giữa công ty và người nhận khoán trong hợp đồng ghi rõnội dung thời hạn giao khoán, quyền lợi của mỗi bên, chế độ đầu tư chăm sóc thuhoạch cụ thể
3.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý
- Bộ máy quản lý của doanh nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kinhdoanh.Vì vậy yêu cầu tổ chức bộ máy phải gọn nhẹ và mang tính khoa học cao, đảmbảo tính thích ứng nhanh chóng trước những biến động của thị trường.Bộ máy quản
Trang 20lý có vai trò mật thiết với quá trình sản xuất kinh doanh, tác động tích cực nâng cao
và hoàn thiện hiệu quá kinh doanh.Nếu bộ máy cồng kềnh sẽ khó quản lý, tốn nhiềuchi phí mà lại không hiệu quả, kìm hãm quá trình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp
- Bộ máy quản lý của nông trường được tổ chức một cách gọn nhẹ và hoạt động mộtcách hiệu quả, phù hợp với trình độ và năng lực của từng cá nhân, cán bộ quản lý cótrình độ cao và có kinh nghiệm trong chuyên môn nghiệp vụ hiện nay ban quản lýcủa nồng trường được tổ chức kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến,chức năng
Sơ đồ bộ máy quản lý:
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năngBan giám đốc có 2 người, phòng tham mưu 3 phòng và 7 đội sản xuất
*Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban:
- Giám đốc: là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của nông trường, đưa ra mọi quyết định kịp thời để sản xuất kinhdoanh đạt hiệu quả cao Đồng thời là người chịu trách nhiệm trước pháp luật nhànước và tập thể lao động về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của nôngtrường
Ban giám đốc
Xưởng chế biến
P.Kế hoạch,kỹ thuật và kinh doanh
P Kế toán-tài chính
Trang 21-Phó giám đốc: là người có trách nhiệm và quyền hạn đứng sau giám đốc phụ
trách kế hoạch, là người được giám đốc ủy quyền khi giám đốc vắng mặt và chịutrách nhiệm trước giám đốc về phần việc được giao
-Phòng tổ chức hành chính và bảo vệ: Có chức năng
+ Tổ chức bộ máy nhân sự, quản lý lao động, tham mưu kỷ luật, khen thưởng đốivới công nhân viên chức, đề xuất với ban lãnh đạo nông trường về việc thực hiện vàgiải quyết các chính sách lao động theo đúng quy định hiện hành của nhà nước, thựchiện các nghiệp vụ chuyên ngành như tính lương, BHXH…
+ Quản lý địa bàn, bảo vệ trật tự an ninh, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường,
quản lý nhân sự địa bàn
- Phòng kế toán-tài chính: Thực hiện nghiệp vụ kinh tế và điều lệ kế toán theo
quy định của nhà nước Kế toán trưởng là người đứng đầu trong phòng kế toán – tàichính, kế toán trưởng phải thực hiện đúng điều lệ của kế toán trưởng và thực hiệnkiểm tra chấp hành quy chế quản lý vốn
- Phòng kế hoạch kỹ thuật và kinh doanh: Là một phòng tổng hợp, là nơi quản lý
điều phối các nghiệp vụ phát sinh điều hành sản xuất, tham mưu cho giám đốc kếhoạch sản xuất kịp thời, lập các biểu kế hoạch sản xuất, quy trình sản xuất mùa vụ.Xưởng chế biến cũng trực thuộc sự quản lý của phòng kế hoạch kỹ thuật và kinhdoanh
- Các đội sản xuất: nông trường có 7 đội sản xuất, trực tiếp trồng và chăm sóc cà
phê, thực hiện việc thu hoạch và nộp sản lượng cho nông trường đứng đầu 7 độicác đội trưởng và có một xưởng chế biến cà phê thành phẩm với bộ máy riêng.Độitrưởng và các đoàn thể cùng tham gia quản lý
3.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại công ty
- Bộ máy kế toán
- Hình thức kế toán
Trang 22Sơ đồ bộ máy kế toán
Chức năng và nhiêm vụ của các bộ phận:
- Kế toán trưởng: là người phụ trách chỉ đạo công tác kế toán cho nông trường,
kiểm tra tình hình hạch toán, kiểm tra báo cáo tài chính Là người tư vấn cho giámđốc, giúp giám đốc trong việc tổ chức kinh tế, hạch toán kế toán, kiểm tra phươngthức hoạt động kinh doanh, ký duyệt các chứng từ kế toán hợp lệ, có nhiệm vụ đềxuất quyết định tài chính để lựa chọn một phương thức hoạt động tối ưu của nôngtrường
- Kế toán tổng hợp: giữ chức vụ phó phòng kế toán, tổng hợp các số liệu của
nông trường về tình hình xuất nhập hàng hóa, về các loại vốn, các quỹ Xác định kếtquả lãi, lỗ, các khoản nộp ngân sách nhà nước, các khoản phải thanh toán cho ngânhàng, thực hiện ghi chép sổ cái, lập báo cáo tài chính, vào cuối quí và kiểm tra tínhchính xác của báo cáo
- Kế toán phần hành: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động của tài sản cố
định, bảng khấu hao tài sản cố định trong kỳ và phân bổ khấu hao đó Theo dõi tìnhhình xuất nhập tồn cho từng loại, cuối tháng tính vật tư xuất dùng
- Thủ quỹ: quản lý các khoản tiền mặt của nông trường, thực hiện côngviệc thu
chi theo lệnh của giám đốc về kế toán trưởng hằng ngày glập báo cáo quỹ, tiếnhành đối chiếu với kế toán tiền mặt, phương án ghi chép một cách kịp thời, chínhxác và đầy đủ quỹ thu chi, tồn quỹ tiền mặt
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG
Trang 23SƠ ĐỒ HÌNH THỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Ghi chú:
Ghi hàng thángGhi cuối tháng Quan hệ kiểm tra, đối chiếu
Hình thức ghi sổ kế toán:
Để việc ghi chép được diễn ra dễ dàng nên hình thức ghi sổ kế toán áp dụng tạicông ty là hình thức chứng từ ghi sổ
Đặc điểm: tách rời việc ghi sổ kế toán tổng hợp với ghi sổ kế toán chi tiết Cơ sở
để ghi sổ kế toán tổng hợp là những chứng từ gốc, cơ sở để ghi sổ kế toán chi tiết làcác chứng từ gốc đính kèm theo chứng từ ghi sổ đã lập Cuối tháng phải lập bảngcân đối tài khoản để kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép kế toán tổng hợp
Trình tự ghi sổ: hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợpchứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ sau đó đăng ký qua sổ đăng ký chứng từghi sổ trước khi làm căn cứ ghi vào sổ cái Các chứng từ gốc sau khi đã làm căn cứ
Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Trang 24để lập chứng từ ghi sổ được dùng ghi vào các sổ quỹ, sổ thẻ kế toán chi tiết cuốitháng phải khóa sổ và lập bảng cân đối tài khoản kế toán, sau đó đối chiếu khớp sốliệu trên sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để lập nêncác báo cáo kế toán
Hình thức chứng từ ghi sổ gồm có các sổ sách kế toán chủ yếu sau: sổ cái, sổđăng ký chứng từ ghi sổ, bảng cân đối số phát sinh, các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
Ø Nhận xét : Hình thức tổ chức công tác kế toán và ghi sổ kế toán màcông ty đang áp dụng có những ưu nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Khi vận dụng hình thức kế toán tập trung thì việc triển khai thông tin
kế toán nhanh gọn, thuận tiện trong việc luân chuyển chứng từ, chỉ đạo kịp thờicông tác kế toán Nâng cao nghiệp vụ của bộ phận kế toán, thuận tiện cho việc ápdụng kỹ thuật tính toán hiện đại và HĐH công tác kế toán Phương pháp chứng từghi sổ là 1 trong những phương pháp được ưa chuộng nhất, dễ kiểm tra đối chiếuviệc ghi chép chặt chẽ Do sử dụng nhiều tờ rơi nên dễ phân công công tác kế toán,tổng hợp số liệu kế toán dễ dàng
- Nhược điểm: Không chỉ đạo kịp thời và giám sát chặt chẽ tình hình tài chínhcủa đơn vị Công việc nhiều, dồn lên từng bộ phận, hình thức này chỉ áp dụng chodoanh nghiệp vừa và nhỏ Khối lượng ghi chép nhiều dễ trùng lặp làm cho hiệu suất
kế toán không cao
3.1.6 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
* Tình hình lao động:
Trong sản xuất nông nghiệp, cùng với phân bón, vật tư thiết bị thì lao độngcũng là yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, nó đóng vai trò rất quan trọng trong sựthành công hay thất bại của doanh nghiệp Ngày nay mặc dù khoa học kỹ thuật đãphát triển, phần nào thay thế con người ở một số lĩnh vực, nhưng các công cụ ấykhông hoàn toàn thay thế cho con người được Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanhnông nghiệp thì vai trò con người vẫn chiếm vị trí hàng đầu
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, vai trò con người ngày càng đượcquan tâm và nâng cao về trình độ chuyên môn, trình độ lao động Trình độ lao độngngày càng cao thì năng suất lao động càng tăng tạo ra nhiều sản phẩm hơn, nâng cao
vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường, đưa đời sống của cán bộ
Trang 252005 2006 2007 2007/2006 Chỉ tiêu
Diện tích
Tổng số lao động của công ty là: 1061 người
- Lao động là công nhân viên chức công ty : 337 người
- Phân theo tiêu chuẩn lao động : 337 người
+ Lao động gián tiếp : 41 người
+ Lao động trực tiếp : 396 người
- Phân theo trình độ lao động : 337 người
+ Đại học : 06 người
+ Trung cấp : 14 người
+ Lao động phổ thông : 317 người
- Lao động nhận khoán: 724 người
* Tình hình quản lý và sử dụng đất đai:
Nguồn: phòng tổ chức kế hoạch