1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH 1 thành viên cà phê 52

80 375 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh sẽ cung cấp những thông tin về thị trường tiêu thụ, tình hình tiêu thụ của từngmặt hàng, khả năng thanh toán của từng kh

Trang 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng lao động của Công ty 34

Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất của Công ty 35

Bảng 3.3: Khái quát tình hình tài sản của công ty 37

Bảng 3.4: Khái quát tình hình nguồn vốn 38

Bảng 3.5: Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh 40

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng 6

Sơ đồ 2.2: Hạch toán chiết khấu thương mại 7

Sơ đồ 2.3: Hạch toán hàng bán bị trả lại 8

Sơ đồ 2.4: Hạch toán giảm giá hàng bán 8

Sơ đồ 2.5: Hạch toán giá vốn hàng bán 11

Sơ đồ 2.6: Hạch toán chi phí bán hàng 13

2.1.4.4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 13

Sơ đồ 2.7: Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 15

Sơ đồ 2.8: Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 17

Sơ đồ 2.9: Hạch toán chi phí tài chính 18

Sơ đồ 2.10: Hạch toán thu nhập khác 19

Sơ đồ 2.11: Hạch toán chi phí khác 20

Sơ đồ 2.12: Hạch toán chi phí thuế thu nhập hiện hành 21

Sơ đồ 2.13: Hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 21

2.1.4.9 Xác định kết quả sản xuất kinh doanh 21

Sơ đồ 2.14: Hạch toán xác định kết quả kinh doanh 23

Sơ dồ 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty 30

Sơ đồ 3.2: Tổ chức công tác kế toán 31

Sơ đồ 3.3: Trình tự hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 33

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 2

5 CPNVL Chi phí nguyên vật liệu

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

Phần thứ nhất

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu hóa, mức độ cạnh tranhhàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước vàquốc tế ngày càng khốc liệt Do đó mỗi doanh nghiệp không những phải vươn lêntrong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn biết phát huy tiềm lực tối đa của mình

để đạt được hiểu quả cao nhất

Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn quan trọngnhất của quá trình kinh doanh, nó có tính chất quyết định tới thành công hay thất bạicủa doanh nghiệp Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh sẽ cung cấp những thông tin về thị trường tiêu thụ, tình hình tiêu thụ của từngmặt hàng, khả năng thanh toán của từng khách hàng và lợi nhuận thu được từ hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó giúp nhà quản lý lựa chọn lĩnhvực đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp, quyết định nên mở rộng hay thu hẹp quy

mô sản xuất kinh doanh mặt hàng nào, tiêu thụ theo phương thức nào sao cho vừađáp ứng được nhu cầu thị trường, vừa mang lại lợi nhuận tối đa cho doanhnghiệp.Vì vậy việc thực hiện hệ thống kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinhdoanh là rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả tiêuthụ, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Để tạo những bước tiến vững chắc trên con đường khẳng định vị thế và chỗ đứngcủa mình trong bối cảnh hội nhập thì việc tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm

và xác định kết quả tiêu thụ là một vấn đề rất được chú trọng trong công ty TNHH MTV

cà phê 52, công ty với nhiệm vụ chính là trồng, chăm sóc, chế biến, kinh doanh cà phê.Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thànhphẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm, vận dụng lý luận đã học và nghiên cứutại trường, kết hợp với thực tế thu nhận từ công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV cà

phê 52 em chọn đề tài “Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê 52” làm luận văn tốt nghiệp.

Trang 5

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công

ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cà phê 52

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thànhphẩm và xác định kết quả kinh doanh, các sổ sách kế toán, các chứng từ kế toánphản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các báo cáo tài chính của Công ty như:Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và một số tài liệu khác

có liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Phạm vi về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:

- Công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh

- Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả kinh doanh

Qua đó đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, đồng thời đưa ramột số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Công ty

1.4.2 Phạm vi về không gian

Đề tài được tiến hành tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cà phê

52, đơn vị đóng trên địa bàn xã EaĐar, huyện Eakar, tỉnh ĐăkLăk

Trang 6

Phần thứ hai TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

2.1.1 Một số khái niệm

2.1.1.1 Khái niệm về thành phẩm

Thành phẩm là những sản phẩm đã được gia công chế biến xong ở bước côngnghệ cuối cùng của quá trình sản xuất và nó đã được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹthuật cũng như chất lượng quy định

2.1.1.2 Khái niệm tiêu thụ thành phẩm

Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất Đó là việccung cấp cho khách hàng những sản phẩm, lao vụ dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất

ra, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

2.1.1.3 Khái niệm xác định kết quả kinh doanh

Xác định kết quả kinh doanh là việc tính toán, so sánh tổng thu nhập thuần từcác hoạt động với tổng chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác trong kỳ Nếutổng thu nhập thuần lớn hơn tổng chi phí trong kỳ thì doanh nghiệp có kết quả lãi,ngược lại là lỗ

2.1.2 Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình nhập, xuất, tồn khothành phẩm, tính giá thành thực tế xuất bán và xuất không phải bán một cách chínhxác để phản ánh đúng đắn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tính giá vốn hàng bán

- Phản ánh và giám đốc doanh thu được hưởng trong quá trình kinh doanh, tìnhhình thanh toán với khách hàng, thanh toán với ngân sách Nhà nước và các khoảnchi phí có liên quan đến doanh thu

- Phản ánh và kiểm tra các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp bảođảm hiệu quả kinh tế của chi phí

- Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ một cách chính xác theo đúng quyđịnh của Nhà nước

Trang 7

từ là giá đã có thuế giá trị gia tăng.

- Bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ: Được sử dụng khi doanh nghiệp trực tiếpbán lẻ hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng không thuộc diện phải lậphoá đơn bán hàng Ngoài ra, còn có các chứng từ trả tiền, trả hàng

* Tài khoản sử dụng

Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu,

thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp

phải nộp tính theo doanh thu bán hàng thực

tế

- Các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu

thương mại khi bán hàng và doanh thu của

hàng bán bị trả lại

- Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911

- Phản ánh tổng số doanh thu tiêu thụthực tế của doanh nghiệp trong kỳ

Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư

Trang 8

Tài khoản này được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá

+ Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm

+ Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ

+ Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá

+ Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản

Tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ”

- Thuế TTĐB phải nộp (nếu có) của số

hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã xác định

là tiêu thụ nội bộ trong kỳ

- Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm

giá hàng bán đã chấp nhận trên khối

lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu

thụ nội bộ trong kỳ

- K/c doanh thu nội bộ vào TK 911

- Tổng doanh thu bán hàng nội bộ củađơn vị thực hiện trong kỳ

Tài khoản 512 cuối kỳ không có số dư

Tài khoản này được mở chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 5121 - Doanh thu bán hàng hoá

+ Tài khoản 5122 - Doanh thu bán sản phẩm

+ Tài khoản 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ

* Sơ đồ hạch toán

TK 511, 512

TK 333 TK 111,112 Các khoản thuế tính trừ Doanh thu thu bằng tiền

doanh thu (TT ĐB, XK)

Khoản chiết khấu kết chuyển DT chuyển thẳng vào NH

TK 531 TK 311,315 Doanh thu của hàng bị trả lại Doanh thu được chuyển

TK 532 TK 131 Giảm giá hàng bán kết chuyển DT chưa thu tiền

TK 911 TK 152,156 Doanh thu thuần DT bằng hàng ( hàng đổi hàng )

Trang 9

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng

* Phương thức bán hàng thông qua đại lý

Là phương thức bên chủ hàng xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi đểbán và thanh toán thù lao bán hàng dưới hình thức hoa hồng đại lý

Bên đại lý sẽ ghi nhận hoa hồng được hưởng vào doanh thu tiêu thụ Hoa hồngđại lý có thể được tính trên tổng giá thanh toán hay giá bán (không có VAT) củalượng hàng tiêu thụ Khi bên mua thông báo đã bán được số hàng đó thì tại thờiđiểm đó kế toán xác định là thời điểm bán hàng

* Phương thức bán hàng trả góp

Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần và người mua thường phải chịu mộtphần lãi suất trên số trả chậm Và thực chất, quyền sở hữu chỉ chuyển giao cho người mua khi họ thanh toán hết tiền, nhưng về mặt hạch toán, khi hàng chuyển giao cho người mua thì được coi là tiêu thụ Số lãi phải thu của bên mua được ghi vào thu nhậphoạt động tài chính, còn doanh thu bán hàng vẫn tính theo giá bình thường

2.1.3.2 Các khoản giảm trừ doanh thu

a) Chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là khoản tiền người bán đã giảm trừ cho người muahàng do họ đã mua hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận

về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kếtmua bán hàng hóa

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại

Trang 10

Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”

- Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận

thanh toán cho khách hàng

- K/c số chiết khấu thương mại phát sinhtrong kỳ vào tài khoản 511 để xác địnhdoanh thu thuần của kỳ hạch toán

Sơ đồ 2.2: Hạch toán chiết khấu thương mại

b) Hàng bán bị trả lại

Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị kháchhàng trả lại và từ chối thanh toán do các nguyên nhân như: Vi phạm cam kết, vi phạmhợp đồng kinh tế, hàng bị mất kém phẩm chất, không đúng chủng loại quy cách.Tài khoản sử dụng: Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại

Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”

- Tập hợp doanh thu của hàng bán bị trả

lại chấp nhận cho người mua trong kỳ

(đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính

trừ vào nợ phải thu)

- Kết chuyển số doanh thu của hàng bán

bị trả lại

Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ

* Sơ đồ hạch toán

Trang 11

TK 111,112,131 TK 531 TK 511 Doanh thu hàng bán bị trả lại theo Cuối kỳ kết chuyển giá trị

giá chưa có thuế giá trị gia tăng hàng bán bị trả lại

Số tiền giá trị gia tăng

trả lại cho khách

việc hàng bán bị trả lại lại nhập vào kho

Sơ đồ 2.3: Hạch toán hàng bán bị trả lại

c) Giảm giá hàng bán

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được người bán chấp nhận cho ngườimua, vì lý do hàng bán kém phẩm chất, không đúng quy cách, không đúng thời hạn

đã ghi trong hợp đồng

Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”

- Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán

chấp thuận cho người mua trong kỳ

- Kết chuyển khoản giảm giá hàng bánphát sinh trong kỳ

Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ

* Sơ đồ hạch toán

Các khoản giảm giá đã chấp Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ

thuận cho khách hàng giảm giá hàng bán

TK 3331 Giảm thuế giá trị gia tăng

cho khách

Sơ đồ 2.4: Hạch toán giảm giá hàng bán

Trang 12

d) Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế GTGT là những khoản thuế gián thu, tínhtrên doanh thu bán hàng Các khoản thuế này do đối tượng tiêu dùng hàng hóa dịch

vụ chịu Các cơ sở kinh doanh chỉ là đơn vị thu nộp thay cho người tiêu dùng hànghóa dịch vụ (hoặc nhà nhập khẩu) Các khoản thuế này được xác định trực tiếp trêndoanh thu bán hàng theo quy định hiện hành của các loại thuế

2.1.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

2.1.4.1 Doanh thu thuần

Kết quả kinh doanh được biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận thuần của hoạt độngkinh doanh và được xác định theo công thức:

Doanh thu bán hàng thuần là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ cáckhoản giảm doanh thu như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu; khoản chiết khấuthương mại, khoản giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại (và khoảnthuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp)

Sau khi xác định được doanh thu thuần kế toán tiến hành kết chuyển:

Nợ TK 511: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Giảm giá hàng bán

Hàng bán bị trả lại

Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp

Doanh thu

về bán hàng

và cung cấp dịch vụ

Chi phí bán hàng

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Doanh thu hoạt động tài chính

Chi phí tài chính

Doanh thu thuần vềbán hàng

và cungcấp dịch vụ

Trang 13

2.1.4.2 Giá vốn hàng bán

a) Khái niệm

Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của một số sản phẩm (hoặc gồm cả chiphí mua hàng phân bổ) cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ (đối với doanh nghiệp thươngmại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêuthụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ

b) Tài khoản sử dụng

Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”

- Trị giá vốn của thành phẩm đã được xác

định là tiêu thụ trong kỳ

- Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu

kỳ bao gồm hàng tồn trong kho của doanh

nghiệp; hàng tồn kho của các đơn vị mà

doanh nghiệp gửi bán…( KKĐK)

- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí

nhân công, chi phí sản xuất chung vượt quá

định mức

- Phản ánh các khoản hao hụt, mất mát của

hàng tồn kho sau khi trừ tiền bồi thường

trách nhiệm cá nhân gây ra

- Phản ánh chi phí xây dựng, tự chế tài sản

cố định vượt trên mức bình thường không

được tính vào nguyên giá tài sản cố định

hữu hình xây dựng, tự chế hoàn thành

- Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng

giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn

hơn khoản dự phòng đã lập năm trước

- Trị giá vốn của thành phẩm đã đượcxác định là tiêu thụ trong kỳ nhưng domột số nguyên nhân khác nhau bịkhách hàng trả lại và từ chối thanhtoán

- Kết chuyển trị giá vốn của thànhphẩm thực tế đã tiêu thụ trong kỳ vàobên nợ của tài khoản 911 “xác địnhkết quả kinh doanh”

- Kết chuyển trị giá vốn của thànhphẩm tồn kho vào bên nợ của tàikhoản 155 “thành phẩm”; kết chuyểntrị giá vốn của thành phẩm thực tế đãđược xác định là tiêu thụ trong kỳ vàobên nợ của tài khoản 911 “Xác địnhkết quả kinh doanh”

+Tài Khoản 632 không có số dư cuối kỳ

Trang 14

Chi phí SXC cố định không được phân

bổ được ghi vào GVHB trong kỳ TK159

Giá thành thực tế của SP chuyển hàng tồn kho

thành TSCĐ sử dụng cho SXKD

Chi phí vượt quá mức bình thuờng

của TSCĐ tự chế và chi phí không

Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Sơ đồ 2.5: Hạch toán giá vốn hàng bán

Trang 15

trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng

hóa, dịch vụ của doanh nghiệp

- Các khoản giảm trừ chi phí bán hàngphát sinh trong kỳ hạch toán

- Kết chuyển chi phí bán hàng vào bên nợ

TK 911 để xác định kết quả kinh doanh

- Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 142

“Chi phí trả trước” để chờ phân bổ

TK 641 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng” có 7 tài khoản cấp 2 như sau:

- TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng

- TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì

Trang 16

TK 111,112,152,153,… TK 641 – Chi phí bán hàng TK 111, 112,…

Chi phí vật liệu, công cụ

TK133 Các khoản thu giảm chi phí

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí bằng tiền khác Hoàn nhập dự phòng phải trả

Sơ đồ 2.6: Hạch toán chi phí bán hàng

2.1.4.4 Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trang 17

a) Khái niệm

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh có liên quanchung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được chobất kỳ một hoạt động nào

b) Tài khoản sử dụng

Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” dùng để phản ánh các chi phíquản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong một kỳ hạch toán

Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”

- Tập hợp các chi phí quản lý doanh

nghiệp phát sinh trong kỳ

- Các khoản giảm trừ chi phí quản lýdoanh nghiệp phát sinh trong kỳ

- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệpvào tài khoản 911 để xác định kết quảkinh doanh trong kỳ

- Kết chuyển vào tài khoản 142 “Chi phítrả trước” để chờ phân bổ”

Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ

TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” có 8 tài khoản cấp 2 như sau:

- TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý

- TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý

Trang 18

Chi phí vật liệu, công cụ Các khoản thu giảm chi phí

TK 133 quản lý doanh nghiệp

TK 334,338

CP tiền lương, tiền công, phụ cấp tiền

ăn ca và các khoản trích theo lương TK 911

TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ

Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất phòng phải thu khó đòi đã trích

việc làm lập năm trước chưa sử dụng hết

Thuế môn bài, tiền thuê đất phải nộp NSNN

Sơ đồ 2.7: Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp

2.1.4.5 Hoạt động tài chính của doanh nghiệp

a) Doanh thu hoạt động tài chính

Trang 19

+ Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản, …

+ Cổ tức, lợi nhuận được chia

+ Thu nhập về hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán

+ Thu nhập từ chuyển nhượng cho thuê cơ sở hạ tầng

+ Thu nhập về các khoản đầu tư khác

+ Chênh lệch do bán ngoại tệ; khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

+ Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn, …

* Nguyên tắc hạch toán

Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay

sẽ thu được tiền

Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán chứng khoán, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá mua, số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu (không phản ánh tổng số tiền thu được từ việc bán chứng khoán).Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán ngoại tệ, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch lãi giữa giá mua vào và giá ngoại tệ bán ra

Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếuthì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư này mớiđược ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ; còn khoản lãi đầu tư nhận được từcác khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thìghi giảm giá trị khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó

Đối với hoạt động kinh doanh cho thuê cơ sở hạ tầng, doanh thu bán hàng được ghi nhận khi hoàn tất việc bàn giao đất trên thực địa cho khách hàng theo giá trị diện tích đất đã chuyển giao theo giá trả ngay

*Tài khoản sử dụng

Trang 20

Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”

Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”

- Số thuế GTGT phải nộp theo phương

pháp trực tiếp(nếu có)

- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài

chính thuần sang tài khoản 911 “Xác

định kết quả kinh doanh”

- Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ

Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ

*Sơ đồ hạch toán

TK 3331 TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” TK 111,112,131,331

Thuế GTGT phải nộp theo PPTT Thu nhập HĐTC

TK 413

K/c chênh lệch tỷ giá hối đoái

TK 911 trong kỳ và đánh giá lại cuối kỳ

TK 121,221,222

K/c doanh thu hoạt động tài Thu nhập về lợi nhuận được chia

chính để XĐ KQSXKD bổ sung góp vốn liên doanh,

Sơ đồ 2.8: Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính

b) Chi phí hoạt động tài chính

* Khái niệm

Chi phí tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh thông thườngcủa doanh nghiệp như chi phí lãi vay, chi phí liên quan đến hoạt động cho các bênkhác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền,

* Tài khoản sử dụng

Tài khoản 635 “Chi phí hoạt động tài chính tài chính”

Các chi phí hoạt động tài chính phát

Trang 21

động tài chinh và các khoản lỗ vào tàikhoản 911 “xác định kết quả kimh doanh”.

Chiết khấu thanh toán cho người mua

hàng, chi phí phát sinh hoạt động

TK 121,128.221,228

Lỗ về đầu tư thu hồi (số tiền thực K/c chi phí tài chính

thu nhỏ hơn vốn đầu tư thu hồi) để XĐ KQSXKD trong kỳ

TK 228,413

K/c lỗ do chênh lệch tỷ giá;

trị giá vốn đầu tư bất động sản

111,112,311,315

Lãi tiền vay đã trả hoặc phải trả

Sơ đồ 2.9: Hạch toán chi phí tài chính

2.1.4.6 Thu nhập khác

a) Khái niệm

Thu nhập khác là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước đượchoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những khoản thukhông mang tính thường xuyên Bao gồm:

+ Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định

+ Thu do khách hàng vi phạm hợp đồng

+ Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ

+ Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại

+ Thu được các khoản nợ phải trả không xác định được chủ

+ Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa,sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu

Trang 22

+ Thu nhập quà biếu, quà tặng, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng chodoanh nghiệp.

+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quênghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra, …

b) Tài khoản sử dụng

Tài khoản 711 “Thu nhập khác”

Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính

theo phương pháp trực tiếp đối với các

K/c các khoản thu nhập khác trừ vào tiền ký quỹ, tiền lương…

PS trong kỳ để XĐ KQSXKD TK 331,338,3331

Các khoản nợ mà chủ nợ không đòi

được, thuế GTGT được giảm trừ

Sơ đồ 2.10: Hạch toán thu nhập khác

2.1.4.7 Kế toán chi phí khác

a) Khái niệm

Chi phí khác là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt vớicác hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra; cũng có thể là các khoản chi

phí bị bỏ sót từ những năm trước Bao gồm:

+ Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cốđịnh thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (nếu có)

Trang 23

+ Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế Bị phạt thuế, truy thu thuế.

+ Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán

+ Các khoản chi phí khác

b) Tài khoản sử dụng

Tài khoản 811 “Chi phí khác”

- Các chi phí khác phát sinh - Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi

phí khác phát sinh trong kỳ vào TK 911

“Xác định kết quả kinh doanh”

phải nộp về khoản DN bị truy thu thuế

Sơ đồ 2.11: Hạch toán chi phí khác

2.1.4.8 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng chi phí thuế TNDN hiện hành vàchi phí thuế TNDN hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ

Thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế

và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành

Thuế TNDN hoãn lại phải trả là thuế TN phải nộp trong tương lai tính trên cáckhoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành

TK sử dụng: Kế toán sử dụng TK 821 “Chi phí thuế TNDN”

+ TK 8211 “Chi phí thuế TNDN hiện hành”

+ TK 8212 “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”

* Sơ đồ hạch toán:

Trang 24

Số CL giữa số thuế TN hoãn lại phải trả Số CL giữa số thuế TN hoãn lại

PS trong năm lớn hơn số thuế TN hoãn phải trả PS nhỏ hơn thuế TN hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm lại PT được hoàn nhập trong năm

Số CL giữa số TS thuế TN hoãn lại Số CL giữa số tài sản thuế TN hoãn

PS nhỏ hơn tài sản thuế TN hoãn lại lại PS lớn hơn tài sản thuế TN hoãn hoàn nhập trong năm lại được hoàn nhập trong năm

Kết chuyển chênh lệch số phát sinh Có lớn Kết chuyển số phát sinh Có nhỏ hơn số phát sinh Nợ TK 8212 hơn số phát sinh Nợ TK 8212

Sơ đồ 2.13: Hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

2.1.4.9 Xác định kết quả sản xuất kinh doanh

a) Khái niệm

Hoạt động kinh doanh là hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch

vụ của các ngành kinh doanh chính và phụ

Kết quả hoạt động kinh doanh là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh là: Kết quả hoạt động cuối cùng của hoạt động kinh doanh và các hoạt động phát sinh trong kỳ hạch toán

Trang 25

Kết quả hoạt động kinh doanh là: Chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp trong kỳ hạch toán.

Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm: Kết quả hoạt động bán hàng, kết quả hoạt động tài chính

Tổng hợp kết quả đó lại thành kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ Việc xác định kết quả kinh doanh là việc so sánh giữa chi phí kinh doanh

đã bỏ ra với thu nhập của hoạt động kinh doanh đã đạt được

Việc xác định kết quả được tiến hành và cuối kỳ hạch toán như cuối tháng, cuối năm tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

b) Tài khoản sử dụng

Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” dùng để xác định kết quả củatoàn bộ các hoạt động kinh doanh.Tài khoản 911 cuối kỳ không có số dư và mở chitiết theo từng hoạt động Kết cấu tài khoản 911 như sau:

Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

- Chi phí sản xuất kinh doanh liên quan

đến hàng tiêu thụ (Giá vốn hàng bán, chi

phí bán hàng, chi phí quản lý DN)

- Chi phí hoạt động tài chính và chi phí

hoạt động bất thường

- Kết chuyển lợi nhuận từ HĐKD

- Tổng số doanh thu thuần về tiêu thụsản phẩm, hàng hoá dịch vụ và doanhthu thuần HĐ tài chính trong kỳ

- Tổng số thu nhập thuần hoạt động tàichính và hoạt động bất thường

Kết chuyển chi phí Kết chuyển doanh thu

Trang 26

và thu nhập khác

K/c chi phí thuế TNDN hiện hành K/c khoản giảm chi phí

và chi phí thuế TNDN hoãn lại thuế TNDN hoãn lại

K/c lãi hoạt động kinh K/c lỗ hoạt động

Sơ đồ 2.14: Hạch toán xác định kết quả kinh doanh2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Thực tiễn tình hình tiêu thụ cà phê

Cà phê là một trong những mặt hàng tiêu thụ quan trọng của nhiều nước đangphát triển và chiếm tỷ lệ khá lớn trong cán cân thương mại thế giới Tuy nhiên, thunhập và lợi nhuận lại tập trung ở một số nhà đầu cơ, chế biến và tiêu thụ trên thế giới.Phần lớn các nước trồng cà phê là những nước chậm phát triển hoặc đang phát triển

Ở Việt Nam, cà phê được trồng từ năm 1857, sau năm 1930 có khoảng 5.900 ha,năm 1975 có khoảng 20.000 ha Sau năm 1986, thời điểm đất nước ta thực hiện côngcuộc đổi mới, cây cà phê phát triển mạnh, nhất là cà phê vối (Robusta) ở TâyNguyên, đến nay cả nước có khoảng 500.000 ha, sản lượng khoảng trên 850.000 tấn,giá trị xuất khẩu trên 1,8 tỷ USD

Theo Hiệp hội cà phê và cacao Việt Nam (VICOFA), ở Tây Nguyên cókhoảng 137.000 ha cây cà phê già và kém chất lượng cần được thay thế trong 5 nămtới Số lượng cây cà phê nói trên chiếm khoảng 25% diện tích gieo trồng Để thaythế được toàn bộ số cây đó trong vòng 5 năm thì mỗi năm khoảng 28.000 ha cà phêcần phải được trồng lại

Trong mùa vụ 2010/2011, sức tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam đạt 1,3triệu bao tương đương với 80.000 tấn hạt cà phê xanh Dự báo mùa vụ 2011/2012,con số này sẽ vào khoảng 1,5 triệu bao tương đương 90.000 tấn hạt cà phê xanh,chiếm khoảng 7% tổng sản lượng Mức tiêu thụ cà phê của người dân Việt Namtăng lên khoảng 0,92kg/ 1 người/1 năm Tuy nhiên, con số này vẫn được coi là thấp

so với các nước sản xuất cà phê khác

Trang 27

Trong vài năm gần đây, sức tiêu thụ cà phê của người dân Việt Nam tăng lênđáng kể Rất nhiều quán nhãn hiệu cà phê đã được hình thành bao gồm cả phong cáchphương tây (như Highland Coffee, Gloria Jean’s Coffees, Lee’s Coffee) và phongcách Việt (như Trung Nguyên, S-café) Rất nhiều quán cà phê internet, cà phê đọcsách, các quán cà phê kiểu mới đã được mở và trở nên phổ biến với những thanh niên

từ 16 đến 22 tuổi và giới doanh nhân Điều này cung cấp nhiều lựa chọn cho ngườitiêu dùng ở các độ tuổi khác nhau Dân số tăng lên khoảng 1% tương đương vớikhoảng 1 triệu người cũng góp phần vào việc tăng sức tiêu thụ cà phê tại Việt NamTheo số liệu thống kê, thị trường cà phê thế giới và trong nước biến động mạnhtrong năm nay với giá liên tiếp đi qua những kỷ lục So với cuối năm 2010 , giá càphê robusta những tháng đầu năm đã tăng hơn 20%

Giá cà phê theo chỉ số tổng hợp tăng ổn định 6,8 % trong tháng 12/2010, 7,1 %trong tháng 1/2011 và 9,5 % trong tháng 2/2011 so với tháng trước liền kề Phản ánh

sự bất ổn trong việc đảm bảo cân đối cung - cầu Mức giá trung bình trong tháng2/2011 được xác nhận là mức cao nhất kề từ tháng 6 năm 1977 và đã tăng 75 % sovới tháng 2/2010 Sự chênh lệch giữa giá cà phê Arabica và Robusta tiếp tục gia tăng.Tổng sản lượng cà phê các loại, niên vụ 2010/2011 là 133,7 triệu bao so vớiniên vụ trước tăng 8,6 % Trong đó sản lượng cà phê Vùng Châu Á Thái BìnhDương được dự tính giảm khoảng 3,2 %; nhưng sản lượng lại tăng ở các Vùng khácnhư Mexico, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi, riêng sản lượng của Brazil khoảng 48triệu bao Tuy nhiên niên vụ 2011/2012 được dự kiến là 1 năm mất mùa trong chu

kỳ sản xuất cà phê Arabica ở Brazil dự kiến chỉ khoảng 43 triệu bao (1 bao 60kg càphê nhân ), cho thấy sản lượng cà phê Brazil còn có thể giảm nhiều hơn nữa trongtương lai

Sản lượng cà phê xuất khẩu của tháng 12 năm 2010 là 9,5 triệu bao (bao60kg), tháng 1 năm 2011 là 8,8 triệu bao Tổng sản lượng xuất khẩu trong 4 thángđầu tháng 11/2010 đến tháng 2/2011) của niên vụ cà phê 2010/2011 là 33,7 triệubao so với 29,7 triệu bao trong thời gian cùng kỳ của niên vụ 2009/2010, tăng 13,4

%, chủ yếu do tăng xuất khẩu cà phê Arabica của Brazil, Colombia, Etopia….Trongkhi xuất khẩu cà phê Robusta đã giảm 5,9 % so với cùng

Trang 28

Giá FOB giao tại cảng Tp.HCM có mức giá trung bình 1.870 USD/tấn, trừ lùi

160 USD, tỷ giá USD/VND 19.607 đồng Giá cà phê robusta tại các tỉnh TâyNguyên tăng mạnh do ảnh hưởng của giá cà phê robusta thế giới được giao dịchtrên sàn London, sàn giao dịch cà phê robusta lớn nhất thế giới Giá cà phê robustagiao dịch tại London kỳ hạn tháng 3/11 tăng 31 USD lên mức 2029 USD/tấn tăng

24 USD tương đương 1,18% so với phiên hôm trước

Đối với Công ty TNHH MTV cà phê 52 trực thuộc Tổng công ty cà phê ViệtNam Hàng năm, doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh cà phê giữ vai tròchủ đạo, chiếm tỉ lệ hơn 80 % tiêu thụ nội địa Không những thế, với việc giaokhoán đất trồng cho người lao động, công ty đã giải quyết được việc làm và đóngvai trò lớn trong những mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương

2.2.2 Thực tiễn của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

Thực tiễn của công tác kế toán tiêu thụ ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi mỗikhi chế độ hạch toán thay đổi

- Năm 1995, ban hành văn bản số 1141 ngày 01/11/1995 của BTC hướng dẫnchế độ hạch toán kế toán cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, từ đó tất cả cácdoanh nghiệp sản xuất kinhdoanh đều thực hiện việc hạch toán kế toán theo đúngquy định của nhà nước

- Năm 1999, loại bỏ thuế doanh thu, thay vào đó là việc áp dụng thuế GTGT,chế độ hạch toán đã có nhiều thay đổi

- Năm 2003, ban hành chế độ kế toán mới, trong đó việc hạch toán thu nhậphoạt đồng tài chính và chi phí tài chính không hạch toán trên tài khoản 711 và 811

mà hạch toán trên hai tài khoản mới là TK 515 và TK 635 Từ việc thay đổi tàikhoản hạch toán thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng có nhiều thay đổi

- Ngày 20/03/2006, Bộ trưởng Bộ tài chính ký Quyết định số BTC ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp mới, thay đổi chế độ kế toán ban hànhtheo Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995

15/2005/QĐ Về văn bản, Chế độ kế toán doanh nghiệp mới là sự hợp thành của Quyếtđịnh số 15/2006Q/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 ban hành chế độ kế toán doanhnghiệp, thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn kế toán thực hiện

4 chuẩn mực kế toán đợt 5, các thông tư số 89/2002/TT-BTC; thông tư số

Trang 29

105/2003/TT-BTC, thông tư số 23/2005/TT-BTC hướng dẫn kế toán thực hiện 16chuẩn mực kế toán đợt 1,2,3.

- Tại Công ty TNHH MTV cà phê 52, việc áp dụng chế độ kế toán tuân thủtheo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính

Trang 30

Phần thứ ba ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm chung tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cà phê 52

3.1.1 Sơ lược về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cà phê 52

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV Cà phê 52

Trụ sở chính: Km 59- Quốc lộ 26- Xã Eađar- Huyện Eakar- Tỉnh ĐăklăkGiấy phép kinh doanh số: 3602000365

- Trồng, chế biến, sản xuất, xuất khẩu cà phê, ca cao, điều

- Kinh doanh xăng dầu, nhớt, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cà phê 52

Công ty TNHH MTV cà phê 52 (nguyên trước đây là Nông trường cà phê 52)được thành lập ngày 03/02/1983 trên cơ sở Trung đoàn 720B - Sư đoàn 333 - Quânkhu 5 Đến năm 1993 được thành lập Doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định số388/HĐBT của Hội động Bộ trưởng Đến tháng 10 năm 2002 đổi tên thành Công ty

52 và tháng 10 năm 2006 đổi tên thành Công ty cà phê 52 theo quyết định3140/QĐ-BNN- ĐMDN Tháng 5 năm 2010 đổi tên thành công ty TNHH MTV Càphê 52 theo Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08/9/2006 của Chính phủ vềchuyển đổi Công ty nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.Công ty TNHH MTV Cà Phê 52 là đơn vị thành viên của Tổng công ty cà phêViệt Nam, hạch toán độc lập có con dấu riêng, mở tài khoản giao dịch và hoạt độngtại các ngân hàng theo qui định Nhà nước

Lúc đầu là một nông trường cà phê với nhiệm vụ chính là trồng, chăm sóc, chếbiến, kinh doanh cà phê Nông trường được quy hoạch 3340 ha sau điều chỉnh lại

Trang 31

còn 3060 ha trực thuộc xí nghiệp Liên hợp 333 Trong những năm đầu thành lập dohậu quả của cơ chế quản lý quan liêu bao cấp một số diện tích trồng trên vùng đấtquá xấu nên hiệu quả kinh tế không cao Hơn nữa, do đa số cán bộ lúc đó của công

ty là dân kinh tế mới nên đời sống còn nhiều khó khăn, tổng số lao động của nôngtrường lúc đó là 412 người

Đến 1990, sau khi xếp lại tổ chức sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa,Nông trường đã tiến hành cùng xã EaĐar xem xét lại tổng quỹ đất và nông trường

đã giao lại cho địa phương quản lý, chỉ sử dụng 1500ha, tập trung chuyên canh theoquy hoạch mới Từ đó hoạt động sản xuất của nông trường đã có những bước tiếnphát triển mới rất đáng kể, đời sống cán bộ nhân vioeen được cải thiện Song do đặcđiểm của nông trường nằm trên vùng thường xuyên bị xen canh gây khó khăn cho

sự phát triển lâu dài

Năm 1997, Nông trường tiếp tục bàn giao đất lại cho xã EaĐar và đo đạc lạithực tế đất, hiện nay diện tích đất còn lại là 697ha Nông trường có xu hướng mởrộng các hoạt động kinh doanh như: Kinh doanh xăng dầu, kinh doanh phân bón,kinh doanh nguyên vật liệu, do đầu tư chủ yếu vào cà phê, chú trọng trang thiết bị

cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến cà phê và mở rộng quy mô sảnxuất nên tổng số lao động của công ty tăng lên

Sau nhiều năm hoạt đông sản xuất kinh doanh, trồng và chế biến cà phê, công

ty đã đạt được nhiều thành công đáp ứng nhu cầu của thị trường và giải quyết cácvấn đề đời sống của cán bộ công nhân viên, giải quyết tốt các khoản nợ ngân sáchNhà nước Song công ty vẫn còn chưa phát triển và còn nhiều khó khăn do thời tiếthạn hán và giá cả thị trường còn quá thấp so với vốn đầu tư ban đầu Với cách quản

lý như hiện nay và điều kiện thời tiết thuận lợi, giá cả hợp lý thì công ty sẽ pháttriển với tốc độ cao trong thời gian tới

3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và phương hướng của Công ty

3.1.3.1 Chức năng của Công ty

Công ty TNHH một thành viên cà phê 52 là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân,hạch toán độc lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật

Là một doanh nghiệp do nhà nước thành lập đầu tư vốn và quản lý Hoạt động sảnxuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội theo ngành nghề đã đăng ký

Trang 32

3.1.3.2 Nhiệm vụ của Công ty

Công ty phải kinh doanh theo đúng ngành nghề ghi trên giấy phép, đồng thờiphải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của một công ty TNHH

Tổ chức thu mua sản xuất và chế biến và tiêu thụ cà phê, sử dụng đúng mụcđích đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái

Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê, nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị sản xuất vàtiêu dùng

Phải thực hiện nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luât.Nghiên cứu và sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, chếbiến cà phê

Thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn và tài sản, công tác kế toán,chế độ kiểm toán và các chế độ khác do nhà nước quy định, chịu trách nhiệm vềtính xác thực, tính pháp lý và hoạt động tài chính của công ty

3.1.3.3 Phương hướng

Sử dụng khai thác và quản lý nguồn tại nguyên một cách hợp lý, định hướngphát triển kinh tế của công ty đến năm 2014 tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng tăng dần tỷ trọng thương mại dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng là chuyểnmột phần diện tích cà phê già cổi sang trồng ca cao, đến năm 2014 công ty sẽ ổnđịnh 3 loại cây cà phê, điều, ca cao Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng

đa dạng hoá sản phẩm và mang tính hàng hoá, có chất lượng, sức cạnh tranh cao

Về đầu tư xây dựng cơ bản: Tập trung quản lý, chỉ đạo chặt chẽ chương trìnhphát triển cây ca cao Triển khai thực hiện dự án trồng mới ca cao ở tất cả các khâu,tuân thủ nghiêm ngặt về quy trình kỹ thuật Tiếp tục nâng cấp sửa chữa hệ thốngsân phơi, kho bãi, thiết bị chế biến cà phê, nông sản

3.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

3.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH MTV cà phê 52 được thiếtlập theo kiểu hỗn hợp trực tuyến chức năng

Trang 33

Sơ dồ 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty

Chú thích:

Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

3.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận

Chủ tịch công ty: Là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày củacông ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụđược giao

Đảng ủy công đoàn: Xây dựng kế hoạch và thường xuyên kiểm tra giám sátviệc thực hiện các kết luận thanh tra, xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức khôngthực hiện Kiểm tra, xem xét trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu đơn vị saiphạm trong việc chỉ đạo, thực hiên các kết luận quyết định xử lý sau thanh tra.Ban điều hành: Có chức năng điều hành, quản lý các bộ phận trong công ty.Phòng tài chính kế toán: Theo dõi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vàđánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh về thu chi của công ty, quản lý tàisản, tính lãi lỗ, lập báo cáo tài chính trình lên cấp trên

Ban điều hành

Phòng Kế hoạch

SXKD

Phòng Tổ chức Hành chính

Phòng Tài chính

Kế toán

Chủ tịch công ty

Đảng ủy

công đoàn

Đội CB-DV

Trang 34

Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh: Phân tích đơn hàng, lập định mức sảnphẩm, tính giá thành sẩn phẩm, quản lý toàn bộ các hoạt động SXKD, tham mưu chocấp trên về kế hoạch sản xuất và việc sử dụng nguồn lực nhằm đạt hiệu quả cao nhất.Phòng tổ chức - hành chính: Triển khai các nội quy, quy chế, thông báo hướngdẫn của công ty đến từng bộ phận, đôn đốc các bộ phận tuân thủ theo và tổ chức hệthống cho công nhân viên trong công ty và căn cứ vào định hướng giúp Giám đốc tổchức bộ máy của công ty cho phù hợp với điều kiện kinh doanh trong cơ chế thịtrường Đồng thời lập phương án tham mưu cho Giám đốc trong điều kiện tuyểndụng nhân viên, bố trí sắp xếp, đề bạc cán bộ đúng chính sách, phù hợp với nănglực và trình độ của mỗi CBNV có điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ giao.

Các đội sản xuất: Chức năng chính là tổ chức thực hiện công tác sản xuất sảnphẩm theo kế hoạch của công ty, đồng thời tổ chức các công tác chế biến sản phẩmtheo quy định của phòng kỹ thuật

3.1.5 Tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty

3.1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ bộ máy kế toán tạo Công ty TNHH MTV cà phê 52 là mô hình kế toántập trung được thể hiện ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.2: Tổ chức công tác kế toán

Kế toánXDCBvàTSCĐ

Kế toánvốn bằngtiền

Kế toángiá thành

và chiphí

Kế toánthanhtoán

Trang 35

3.1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng kế toán

Kế toán trưởng: Là người trực tiếp chỉ đạo, tổ chức phổ biến, phương hướngthi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính kế toán do nhà nước quy định Thammưu cho giám đốc trong mọi hoạt động kinh tế về lĩnh vực tài chính Đồng thời báocáo phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất theo định kỳ và chịu trách nhiệm về mọikhoản trong báo cáo, chịu trách nhiệm về việc nộp đầy đủ và đúng hạn báo cáo theotài chính và đúng quy định

Kế toán tổng hợp: Hàng tháng căn cứ vào chứng từ gốc có nhiệm vụ tổng hợpcác chứng từ có liên quan đến các số liệu về tình hình nhập xuất hàng hóa, về cácloại vốn, các loại quỹ, xác định lãi lỗ, các khoản nộp cho nhà nước, các khoản thanhtoán cho khách hàng, thanh toán nội bộ, thực hiện công tác ở giai đoạn cuối cùng,ghi chép vào sổ cái, lập báo cáo tài chính vào cuối quý Kế toán tổng hợp phải tiếnhành bảo quản lưu trữ hồ sơ, số liệu kế toán và cung cấp tài liệu cho các bộ phận cóliên quan, thay thế kế toán trưởng khi kế toán trưởng đi vắng

Kế toán thanh toán: Thanh toán các khoản về lương, BHXH, BHYT, BHTN,KPCĐ…

Kế toán nguyên vật liệu: Có nhiệm vụ sao chép, phản ánh tổng hợp số liệu về

số nguyên vật liệ đã nhập vào công ty

Kế toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vụ theo dõi, tổ chức ghi chép, phản ánh, tổnghợp đầy đủ, chính xác, kịp thời số tiền hiện có,tình hình biến động sử dụng tiền mặthàng ngày, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ thu chi cũng như theo dõi về tiềngửi ngân hàng

Kế toán thành phẩm,tiêu thụ: Có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp số liệu về thànhphẩm đã tiêu thụ, số thành phẩm đã gửi đi bán

Kế toán thành phẩm và chi phí: Có nhiệm vụ tổng hợp, đánh giá giá thành củathành phẩm và các chi phí trong quá trình sản xuất

Kế toán tài sản cố định: có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh tình hình tăng giảm vàkhấu hao tài sản cố định

3.1.5.3 Hình thức kế toán công ty áp dụng

- Để việc ghi chép diễn ra dễ dàng nên hình thức ghi sổ kế toán được áp dụngtại Công ty là hình thức "Chứng từ ghi sổ"

Trang 36

* Đặc trưng của hình thức "Chứng từ ghi sổ"

- Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi nhận vào chứng từ ghi sổtrước khi sử dụng chứng từ làm căn cứ trực tiếp để ghi chép vào sổ tổng hợp theotrình tự thời gian và theo tài khoản kế toán theo hai quá trình ghi chép tách rời nhau

- Hình thức chứng từ ghi sổ gồm có các chứng từ sổ sách kế toán chủ yếu sau: Sổcái; Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; Bảng cân đối phát sinh; Các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết

HỢP CHI TIẾT BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH

BẢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC

SỔ QUỸ

SỔ ĐĂNG KÝ

CHỨNG TỪ GHI

SỔ

Trang 37

vào sổ cái Các chứng từ gốc sau khi đã làm căn cứ để làm chứng từ ghi sổ, được dùng để ghi vào các sổ quỹ, sổ thẻ kế toán chi tiết Cuối tháng phải khoá sổ và lập bảng cân đối tài khoản kế toán, sau đó đối chiếu khớp số liệu trên sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để lập nên các báo cáo kế toán.

3.1.5.4 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty

- Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTCngày 20/03/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính Trên cơ sở đó công ty mở thêm một sốtiết khoản để phù hợp với hiện trạng của công ty

- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho cuối kỳ: Áp dụng phương pháp quân gia quyền

- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

3.1.6 Tình hình lao động, đất đai tại công ty

3.1.6.1 Tình hình lao động của Công ty

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng lao động của Công ty

Đơn vị tính: Người

Trang 38

năm 2010 Cụ thể là:

- Phân theo lao động trực tiếp hay gián tiếp : Số lao động gián tiếp không thayđổi, còn số lao động trực tiếp chiếm một tỷ lệ rất lớn chiếm 95,7% tình hình biến độnglao động của Công ty Năm 2011 tăng so với năm 2010 đối với lao động nhận khoánchăm sóc cà phê Về cơ cấu lao động gián tiếp và trực tiếp do bộ máy tổ chúc gọn nhẹ,hợp lý nên tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí nhân công

- Phân theo lao động nộp BHXH: Số lao động nộp BHXH năm 2011 giảm 37người tương ứng giảm 11,7% so với năm 2010, lao động nhận khoán ngoài năm

2011 tăng 13 người tương ứng tăng 5,9% so với 2010 Cho thấy số lao động nhậnkhoán ngoài tăng lên trong khi đó số lao động nộp BHXH giảm xuống do số côngnhân đến tuổi nghỉ hưu, nghỉ chế độ, thôi việc

- Phân theo nam nữ: Số lượng lao động nam nhiều hơn giúp cho việc tiến hànhcác bước trong quá trình trồng và chăm sóc được dễ dàng hơn

Về số lượng, cho thấy sự giảm xuống của lao động trực tiếp qua các năm: Laođộng gián tiếp vẫn giữ nguyên, còn lao động trực tiếp là do một số công nhân tớituổi nghỉ hưu, nghỉ chế độ hoặc thôi việc

Về chất lượng, Công ty luôn có chính sách khuyến khích động viên và tạo điềukiện cho cán bộ, nhân viên nâng cao trình độ quản lý và điều hành sản xuất, chuyênmôn nghiệp vụ để phù hợp với cơ chế mới

3.1.6.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của Công ty

1 Đất nông nghiệp 532,7 85,01 532,7 85,01 532,27 96,21 -0,43 -0,081.1.Đất trồng cây lâu năm 497,5

Trang 39

(Nguồn: Phòng kế hoạch SXK D)

Qua bảng 3.2: Ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên năm 2010 so với 2009 không

có gì thay đổi, nhưng đến năm 2011 đã có sự biến động rõ rệt Tổng diện tích đất tựnhiên năm 2011 giảm 73,36 ha, tương ứng giảm 11,71% so với năm 2010 Cụ thể là:

- Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2011 không có gì thay đổi nhưng trong đó:Diện tích đất trồng cây lâu năm là 469,7ha giảm 27,84ha tương ứng mứcgiảm là 5,6% so với năm 2010, sự thay đổi này là do:

+ Diện tích đất trồng cà phê giảm 77,4 ha, tương ứng giảm 25,43% so vớinăm 2010

+ Đất trồng điều năm 2011 giảm 4,5 ha, tương ứng giảm 2,55% so với 2010.+ Riêng diện tích trồng ca cao năm 2010 chưa dược trồng nhưng đến năm 2011

đã được trồng thử với diện tích 71.86 ha, chiếm 12,99% trong tổng diện tích đất tự nhiên

Diện tích đất sử dụng khác tăng cao năm 2011 tăng 27,41ha tương ứng tăng77,96% so với năm 2010

Tổng diện tích đất tự nhiên giảm xuống do một số vườn cây già cỗi, năngsuất thấp nên chuyển đổi các loại cây trồng khác, chủ yếu là cây ngắn ngày: ca cao,điều để cải tạo đất, tăng năng suất Công ty đang triển khai thực hiện các giai đoạncủa dự án trồng cây ca cao và điều vì trồng lại cà phê thường bị sâu bệnh Diện tíchđất hồ, đập, giao thông chiếm phần lớn, bởi đây là những yếu tố cần thiết trong sảnxuất kinh doanh cây cà phê nhằm cung cấp nguồn nước tưới và thuận lợi cho việc đilại chăm sóc, quản lý vườn cây

- Nhận thấy hiện trạng quản lý, sử dụng đất của công ty

+ Công ty đã tổ chức quản lý chặt chẽ diện tích đất được Nhà nước giao,không để xảy ra tranh chấp, lấn chiếm

+ Đất được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, khai thác triệt để các diệntích có khả năng canh tác đưa vào sử dụng, không để lãng phí đất

Trang 40

3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cà phê 52

3.2.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty

Bảng 3.3: Khái quát tình hình tài sản của công ty

1 Tiền và tương đương tiền 370,492 510,072 1.129 140 37,67 619 121,34

2 Các khoản phải thu 3.177 7.620 12.879 4.443 139,85 5.259 69,02

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Qua bảng 3.3 ta thấy tổng tài sản tăng đều qua các năm Năm 2010 tổng tài sảntăng 5.122 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 18,88% so với năm 2009 Năm 2011tổng tài sản tăng 5.691 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 17,64% Ta đi xem xét

cụ thể từng loại tài sản để thấy được nguyên nhân tăng của nó qua các năm

- Tài sản ngắn hạn: Năm 2010 tăng 3.677 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng27,02% so với năm 2009 Năm 2011 tăng 6.193 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng35,83% so với 2010 Trong đó:

+ Tiền và tương đương tiền: Năm 2010 tăng 140 triệu đồng tương ứng với tỷ

lệ tăng 37,67% so với năm 2009 Năm 2011 tăng 619 triệu đồng tương ứng với tỷ

Ngày đăng: 14/04/2015, 10:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Công (2009), Phân tích báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Văn Công
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2009
2. Phan Đức Dũng (2010), Giáo trình kế toán tài chính, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán tài chính
Tác giả: Phan Đức Dũng
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2010
3. Phạm Văn Dược (2008), Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán mới, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán mới
Tác giả: Phạm Văn Dược
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2008
4. Vũ duy đào (2008), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Vũ duy đào
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2008
5. Võ Văn Nhị (2010), Kế toán tài chính, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán tài chính
Tác giả: Võ Văn Nhị
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2010
6. Ngoài ra còn có một số Wesbsite - Http:// www.ktoan.net- http://www.tailieu.vn Link
7. Và tham khảo một số sách báo, tài liệu chuyên nghành kế toán khác Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w