Bảng 3.4: Khái quát tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH 1 thành viên cà phê 52 (Trang 38)

84,9 -27,84 -5,6 - Đất trồng cà phê 304,4 48,58 304,4 48,58 227 41,03 -77,4 -25,43 - Đất trồng điều 176,7 28,20 176,7 28,20 172,2 31,13 -4,5 -2,55 - Ca cao KTCB 0.00 0.00 71,86 12,99 71,86 - Vườn điều KTCB 0.00 0.00 15,8 2,86 15,8 1.2. Đất sử dụng khác 35,16 5,61 35,16 5,61 62,57 11,31 27,41 77,96 2. Đất mặt nước 91,03 14,53 91,03 14,53 18,1 3,27 -72,93 -80,12 3. Đất chuyên dùng 2,1 0,34 2,1 0,34 2,1 0,38 0 0.00 4. Đất trụ sở văn phòng 0,77 0,12 0,77 0,12 0,77 0,14 0 0.00

(Nguồn: Phòng kế hoạch SXKD)

Qua bảng 3.2: Ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên năm 2010 so với 2009 không có gì thay đổi, nhưng đến năm 2011 đã có sự biến động rõ rệt. Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2011 giảm 73,36 ha, tương ứng giảm 11,71% so với năm 2010. Cụ thể là:

- Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2011 không có gì thay đổi nhưng trong đó: Diện tích đất trồng cây lâu năm là 469,7ha giảm 27,84ha tương ứng mức giảm là 5,6% so với năm 2010, sự thay đổi này là do:

+ Diện tích đất trồng cà phê giảm 77,4 ha, tương ứng giảm 25,43% so với năm 2010.

+ Đất trồng điều năm 2011 giảm 4,5 ha, tương ứng giảm 2,55% so với 2010. + Riêng diện tích trồng ca cao năm 2010 chưa dược trồng nhưng đến năm 2011 đã được trồng thử với diện tích 71.86 ha, chiếm 12,99% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất sử dụng khác tăng cao năm 2011 tăng 27,41ha tương ứng tăng 77,96% so với năm 2010.

Tổng diện tích đất tự nhiên giảm xuống do một số vườn cây già cỗi, năng suất thấp nên chuyển đổi các loại cây trồng khác, chủ yếu là cây ngắn ngày: ca cao, điều để cải tạo đất, tăng năng suất. Công ty đang triển khai thực hiện các giai đoạn của dự án trồng cây ca cao và điều vì trồng lại cà phê thường bị sâu bệnh. Diện tích đất hồ, đập, giao thông chiếm phần lớn, bởi đây là những yếu tố cần thiết trong sản xuất kinh doanh cây cà phê nhằm cung cấp nguồn nước tưới và thuận lợi cho việc đi lại chăm sóc, quản lý vườn cây.

- Nhận thấy hiện trạng quản lý, sử dụng đất của công ty

+ Công ty đã tổ chức quản lý chặt chẽ diện tích đất được Nhà nước giao, không để xảy ra tranh chấp, lấn chiếm.

+ Đất được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, khai thác triệt để các diện tích có khả năng canh tác đưa vào sử dụng, không để lãng phí đất.

3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cà phê 52

3.2.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty

Bảng 3.3: Khái quát tình hình tài sản của công ty

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2010/2009 2011/2010

2009 2010 2011 +/- % +/- % Tổng tài sản 27.136 32.258 37.949 5.122 18,88 5.691 17,64

A. Tài sản ngắn hạn 13.608 17.285 23.478 3.677 27,02 6.193 35,83 1. Tiền và tương đương tiền 370,492 510,072 1.129 140 37,67 619 121,34 2. Các khoản phải thu 3.177 7.620 12.879 4.443 139,85 5.259 69,02

3. Hàng tồn kho 8.236 6.614 7.572 -1.622 -19,69 958 14,48 4. Tài sản ngắn hạn khác 1.823 2.540 1.896 717 39,33 -644 -25,35 B. Tài sản dài hạn 13.528 14.973 14.47 0 1.445 10,68 -503 -3,36 1. Tài sản cố định 12.528 13.458 12.970 930 7,42 -488 -3,63 2. Các khoản ĐTTC dài hạn 1.000 1.500 1.500 500 50,00 0 0.00 3. Tài sản dài hạn khác 15.000 15.000 -15.000 -100.00

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Qua bảng 3.3 ta thấy tổng tài sản tăng đều qua các năm. Năm 2010 tổng tài sản tăng 5.122 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 18,88% so với năm 2009. Năm 2011 tổng tài sản tăng 5.691 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 17,64%. Ta đi xem xét cụ thể từng loại tài sản để thấy được nguyên nhân tăng của nó qua các năm.

- Tài sản ngắn hạn: Năm 2010 tăng 3.677 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 27,02% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 6.193 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 35,83% so với 2010. Trong đó:

+ Tiền và tương đương tiền: Năm 2010 tăng 140 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 37,67% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 619 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 121,34% so với 2010.

+ Các khoản phải thu: Năm 2010 tăng 4.443 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 139,85% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 5.259 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 69,02% so với 2010.

+ Hàng tồn kho: Năm 2010 giảm 1.622 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 19,69% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 958 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 14,48% so với 2010.

+ Tài sản lưu động khác: Năm 2010 tăng 717 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 39,33% so với năm 2009. Năm 2010 giảm 644 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 25,35% so với 2010.

- Tài sản dài hạn: Năm 2010 tăng 1.445 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 10,68% so với năm 2009.Năm 2011 giảm 503 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 3,36% so với 2010. Trong đó:

+ Tài sản cố định: Năm 2010 tăng 930 triệu đồng, tỷ lệ tăng 7,42% so với 2010. Năm 2011 giảm 488 triệu đồng, tỷ lệ giảm 3,63% so với 2010.

+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Năm 2010 tăng 500 triệu đồng tương ứng tăng 50% so với 2009. Năm 2011 không thay đổi.

+ Tài sản dài hạn khác: năm 2011 giảm từ 15 triệu đồng xướng còn 0 đồng Như vậy, Tài sản Công ty tăng cao trong năm 2010 là do Công ty tăng các mục tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho.

Bảng 3.4: Khái quát tình hình nguồn vốn

Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2010/2009 2011/2010 2009 2010 2011 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn 27.136 32.258 37.949 5.122 18,88 5.691 17,64 A. Nợ phải trả 14.383 18.381 22.634 3.998 27,80 4.253 23,14 1. Nợ ngắn hạn 11.972 16.207 20.460 4.235 35,37 4.253 26,24 2. Nợ dài hạn 2.411 2.173 2.173 -238 -9,87 0 0.00 B. Nguồn vốn chủ sỡ hữu 12.752 13.877 15.315 1.125 8,82 1.438 10,36 1. Vốn chủ sỡ hữu 12.737 13.877 15.315 1.140 8,95 1.438 10,36 2. Quỹ khác 15 15 -100,00 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Qua bảng 3.4: Nguồn vốn của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2010 tổng nguồn vốn tăng 5.122 triệu đồng, tương ứng 18,88% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 5.691 triệu đồng, tương ứng 17,4% so với năm 2010.

Nợ phải trả tăng qua 3 năm: Năm 2010/2009 tăng 3.98 triệu đồng, tỷ lệ tăng 27,%. Năm 2011/2010 là 4.253 triệu đồng, tỷ lệ tăng 23,14%. Cụ thể nợ ngắn hạn 2010/2009 là 4.235 triệu đồng, tương ứng tăng 35,37%, năm 2011/2010 là 4.253 triệu đồng tương ứng tăng 26,24%. Điều này cho thấy công ty đang chiếm dụng được nguồn vốn từ bên ngoài ngày càng nhiều phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nợ dài hạn 2010/2009 giảm 238 triệu đồng với tỷ lệ giảm 9,87%,

2011/2010 vẫn giữ mức cũ không thay đổi. Do mức tăng nợ dài hạn giảm nhỏ gấp nhiều lần so với mức tăng nợ ngắn hạn nên nợ phải trả tăng.

Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng nguồn vốn chủ thêm 1.140 triệuđồng tương ứng với tỷ lệ 8,95% trong khi đó nguồn vốn khác giảm 15 triệu đồng trở về 0 đồng. Năm 2011 cũng chỉ tăng vốn chủ sở hữu tăng 1438 triệu đồng tương ứng tăng 10,36% so với năm 2010.

Như vậy, nguyên nhân tăng chủ yếu của tổng nguồn vốn qua các năm là do chiếm dụng vốn từ bên ngoài từ các khoản nợ ngắn hạn phải trả.

3.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất của Công ty

Bảng 3.5: Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

2010/2009 2011/2010

+/- % +/- %

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 48.429,000 17.347,000 61.570,000 -31.082,000 -64,18 44.223,000 254,93 2. Các khoản giảm trừ doanh thu

3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 48.429,000 17.347,000 61.570,000 -31.082,000 -64,18 44.223,000 254,93

4. Giá vốn hàng bán 44.646.000 16.238,000 54.949,393 -28.408,000 -63,63 38.711,393 238,40

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 3.783,000 1.109,000 6.620,607 -2.674,000 -70,68 5.511,607 496,99

6. Doanh thu hoạt động tài chính 313,150 417,561 416,652 104,411 33,34 -0,909 -0,22

7. Chi phí tài chính 204,228 611,280 1.366,137 407,052 199,31 754,857 123,49

- Trong đó: chi phí lãi vay 204,228 611,280 1.366,137 407,052 199,31 754,857 123,49

8. Chi phí bán hàng 240,696 86,912 352,352 -153,784 -63,89 265,440 305,41

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.873,000 3.490,210 -1.873,000 -100,00 3.490,210

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh 1.777,000 828,224 1.828,560 -948,776 -53,39 1.000,336 120,78

11. Thu nhập khác 65,635 111,128 3.011,046 45,493 69,31 2.899,918 2609,53

12. Chi phí khác 565,280 48,401 1.041,000 -516,879 -91,44 992,599 2050,78

13. Lợi nhuận khác -499,645 62,727 1.970,046 562,372 -112,55 1.907,319 3040,67

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.279,000 891,000 3.798,606 -388,000 -30,34 2.907,606 326,33

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 69,917 225,805 664,782 155,888 222,96 438,977 194,41

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.209,083 665,195 3.133,824 -543,888 -44,98 2.468,629 371,11 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét:

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy có sự biến động theo chiều hướng rất tốt. Trong ba năm gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cũng có nhiều biến động năm 2010 giảm hơn năm 2009 nhưng năm 2011 đã có những tiến triển tốt làm lợi nhuận tăng lên đáng kể và vượt mức giảm của 2010.

* Doanh thu thay đổi đáng kể

Doanh thu năm 2010 so với năm 2009 giảm 31.082 triệu đồng tức giảm 64,18% và năm 2011 so với năm 2010 tăng 44.223 triệu đồng tức tăng 254,93%.

Do thời tiết trong 2 vụ cà phê năm 2009 và 2010 bất lợi, dẫn đến vườn cây mất mùa, năng suất - sản lượng sụt giảm so với năm trước. Bên cạnh đó, một số diện tích cà phê cũng đã được thanh lý, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, và giá cả thị trường biến động, nguồn vốn của Công ty hạn hẹp nên công tác thu mua của Công ty không được thuận lợi, thu mua vào thấp. Nhưng đến năm 2011 công ty đã có những hướng kinh doanh đúng đắn làm khắc phục những hạn chế làm sản lượng của công ty đã tăng lên đáng kể.

* Giá vốn hàng bán và chi phí cũng có những thay đổi tương ứng với doanh thu thuần nhưng ko thay đổi đáng kể so với doanh thu có được

Giá vốn hàng bán năm 2010 so với năm 2009 giảm 28.408 triệu đồng tức giảm 63,63% và năm 2011 so với năm 2010 tăng 38.711,393 triệu đồng tức tăng 238,40%.

Ta thấy thu nhập khác năm 2011 tăng 2.899,918 triệu đồng tương ứng tăng 2.609,53% so với năm 2010, còn chi phí khác năm 2011 tăng 992,599 triệu đồng tương ứng tăng 2.050,78% so với 2010, đó là một mức tăng rất cao cho thấy công ty đã đầu tư kinh doanh vào các khoản thu khác tăng cao làm lợi nhuận khác của doanh nghiệp tăng.

Mặc dù, việc kiểm soát chi phí đã được công ty cân nhắc và kiểm soát khá hiệu quả. Nhưng những năm trở lại đây giá cả cà phê và các mặt hàng nông sản biến động mạnh, giá cả hàng hóa thấp trong khi các chi phí thu mua, chế biến quá cao.

* Lợi nhuận trước thuế cũng có chiều hướng thay đổi

Lợi nhuận trước thuế năm 2010 so với năm 2009 giảm 388 triệu đồng tức 30,34% và năm 2011 so với năm 2010 tăng 2.907,606 triệu đồng tức 326,33%.

tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tiến triển.

Điều này phản ánh đúng tình hình kinh doanh: Năm 2010 lợi nhuận của công ty giảm do phần lớn diện tích cà phê đã già cỗi nên sản lượng thu hoạch giảm, sang năm 2011 sau khi chuyển đổi một phần đất sang trồng các loại cây khác đã làm tăng năng suất vì thế lợi nhuận tăng lên rất đáng kể. Mặc dù, tỉ lệ tăng của lợi nhuận trong năm hiện tại là tương đối khả quan. Vì thế, Công ty cần phải có những kế hoạch lâu dài hơn để duy trì và tăng mức lợi nhuận hiện có.

Đồ thị 3.1: Biểu thị kết quả sản xuất kinh doanh

3.2.3Những thuận lợi và khó khăn của Công ty

3.2.3.1 Thuận lợi

Yếu tố khách quan:

- Tình hình chính trị nước ta tương đối ổn định, tạo điều kiện cho công ty hoạt động sản xuất kinh doanh dễ dang hơn.

- Với tình hình cả nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên công ty cũng đang từng bước xây dựng và phát triển đưa công ty theo kịp với xu thế của thời đại.

Yếu tố chủ quan:

- Đội ngũ lao động, cán bộ công nhân viên luôn được đào tạo về kỹ thuật, tích lũy nhiều kinh nghiệm có trình độ kỹ thuật.

- Công ty đã tạo được một số cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hiện đại, phục vụ cho sản xuất và chế biến sản phẩm đạt năng suất chất lượng tốt như nhà làm việc, kho tổng hợp, xưởng chế biến cà phê ,khu sân phơi bê tông. Hệ thống máy móc thiết bị bơm nước hiện đại, tạo được công ăn việc làm cho cán bộ CNV trong vùng. Hiện tại khu vực Công ty trở thành là trung tâm kinh tế văn hóa chính trị xã hội của vùng.

- Công ty đã xây dựng 7 cụm dân cư tập trung ở các đội SX và khu trung tâm Công ty có cơ sở hạ tầng phát triển, điện đường ô tô đến tận điểm dân cư đảm bảo đời sống tạo công ăn việc làm ,giao dịch buôn bán cho dân cư thuận lợi đồng thời nhằm đảm bảo thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên địa bàn chiến lược Tây nguyên.

- Công ty đã xây dựng khu kinh doanh dịch vụ, kinh doanh các mặt hàng như xăng dầu, thức ăn gia súc, phân bón, thuốc trừ sâu, ... và các sản phẩm phục vụ tiêu dùng khác. Hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước đi vào ổn định và có hiệu quả, lợi nhuận ngày càng cao, đời sống cán bộ CNV ngày càng được cải thiện và nâng cao.

3.2.3.2 Khó khăn

- Trong sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây tình hình thời tiết có nhiều thay đổi không thuận lợi cho sản xuất cà phê 3 năm 2009-2010-2011 cà phê nở hoa gặp mưa rét tỷ lệ đậu quả thấp, năng suất giảm 30-50% do sự thay đổi đột ngột của thời tiết, mưa nắng thất thường đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển nhanh chóng ảnh hưởng nhiều đến năng suất, chất lượng nông sản và cây trồng.

- Đối với kinh doanh dịch vụ, công ty đã phát triển khá nhanh nhưng hiệu quả chưa cao.

- Giá cả của nông sản như cà phê, điều,ca cao, ... trong những năm gần đây có xu hướng tăng nhưng chưa ổn định.

3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Thu thập các chứng từ kế toán, hệ thống sổ sách kế toán (sổ cái, sổ chi tiết tài khoản, chứng từ ghi sổ, nhật ký chung,…) và các báo cáo tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp: Thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan để lấy số liệu.

3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý thông tin thu thập được bằng máy tính và áp dụng phần mềm Microsoft Office Excel 2003

3.3.3 Phương pháp phân tích số liệu

3.3.3.1 Phương pháp quan sát và mô tả

Đây là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin về đối tượng. Đây là hình thức quan trọng của nhận thức kinh nghiệm thông tin, nhờ quan sát mà ta có thông tin về đối tượng, trên cơ sở đó tiến hành các bước tìm tòi và khám phá tiếp theo.

3.3.3.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc.

Một phần của tài liệu Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH 1 thành viên cà phê 52 (Trang 38)