1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Bài 3 vệ sinh nước, cung cấp nước sạch và ô nhiễm nước

25 493 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 901,5 KB

Nội dung

MỤC TIÊU 1. Nêu được khái niệm về nguồn tài nguyên nước, sự phân bố các nguồn nước trong tự nhiên, chu trình của nước trên Trái đất và nguồn nước ở Việt Nam 2. Trình bày được vai trò của nước và cung cấp nước sạch, nhu cầu sử dụng, hình thái cung cấp nước của mỗi vùng. 3. Phân tích được các chỉ số dùng để đánh giá chất lượng môi trường nước. 4. Đề xuất được các giải pháp xử lý nước cho từng loại nguồn nước để cung cấp nước sạch, và các giải pháp bảo vệ nguồn nước sạch. 5. Định nghĩa được ô nhiễm nước, các nguồn, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước và tác hại của ô nhiễm môi trường nước đối với sức khỏe con người. 6. Đề xuất được các phương pháp xử lý nước thải, và các biện pháp phòng chống ô nhiễm nguồn nước. 7. Áp dụng được những kiến thức đã học để tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về vệ sinh môi trường nước và cách phòng chống ô nhiễm nước. NỘI DUNG 1. Tài nguyên nước, nguồn nước trong tự nhiên và chu trình nước trên trái đất 1.1. Tài nguyên nước trên trái đất Nước có trong khí quyển, trên mặt đất, trong các tầng nham thạch dưới mặt đất; nước tạo nên đại dương bao la, trong các biển trên lục địa, các hồ, đầm; nước tạo nên mạng lưới sông hồ, suối... Tất cả các dạng nước kể trên đều có nguồn gốc từ nước ngầm sâu trong cấu tạo địa chất của Trái Đất sinh ra. Bằng con đường rất phức tạp, nước được tách ra từ trong nham thạch nóng chảy trong lòng đất đã dâng lên mặt đất, tạo thành mặt nước của đại dương. Tiếp theo, do quá trình bốc hơi, nước có mặt trong khí quyển, hình thành những trận mưa để tạo nên sông, suối, hồ, ao, tạo nên các nguồn nước mặt, và sau đó là các tầng nước ngầm của vỏ Trái Đất. Nước chiếm gần 34 bề mặt trái đất (71 – 72%), thể tích nước ở trạng thái tự do phủ lên trái đất là > 1,4 tỉ km3. Các nguồn nước tự nhiên trên trái đất nằm ở nhiều nơi, nhiều dạng khác nhau như: đại dương, biển, hồ, sông, suối, thác, băng, tuyết, ao, đầm lầy, nước ngầm, hơi ẩm trong đất, hơi nước trong không khí... Và sự phân bố lượng nước ở các nơi trên trái đất cũng khác nhau, phân bố như sau: Phần lớn nước nằm ở biển và đại dương chiếm khoảng 97% tổng khối lượng nước trên trái đất, nhưng chủ yếu là nước mặn với hàm lượng muối trong nước rất cao, không thể sử dụng trực tiếp nguồn nước này cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Có khoảng 2% nguồn dự trữ nước của trái đất là nước ngọt nằm ở dạng các tảng băng vùng địa cực. Và chỉ còn khoảng 1% nước ngọt (bao gồm nước bề mặt và nước ngầm) phục vụ cho nhu cầu sự sống của con người. Thực tế, lượng nước đóng vai trò bảo tồn sự sống trên trái đất chỉ chiếm khoảng 200.000 km3 (tức gần bằng 1 phần 7000 của tổng lượng nước bao phủ trái đất). Việt Nam có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, lượng nước bình quân đầu người đạt 17.000 m3năm (cao gấp 3 lần so với lượng nước bình quân đầu ngườinăm trên thế giới). Tuy nhiên, hệ số khai thác nguồn nước sử dụng chỉ đạt vài % tổng lượng nước tự nhiên hiện có; thường tập trung ở các con sông chính, chủ yếu để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Còn nước ngầm thì được khai thác chủ yếu để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất ở các trung tâm công nghiệp và khu dân cư thành thị (tại Hà Nội, mỗi ngày đêm tiêu thụ gần 500.000m3 nước ngầm). 1.2. Chu trình nước trên trái đất (vòng tuần hoàn của nước) Chu trình nước có 3 dạng chủ yếu là: Hơi nước, mưa tuyết, và các dòng chảy. Nước không ngừng vận động và chuyển đổi trạng thái, sự luân chuyển này tạo nên vòng tuần hoàn tương đối khép kín, giúp cân bằng theo sự phân bố nước trên trái đất. Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển. Vòng tuần hoàn nước tự nhiên: Nước trong tự nhiên luôn được luân hồi theo chu trình thủy văn. Khoảng 13 năng lượng Mặt Trời do Trái Đất hấp thụ được dùng làm bốc hơi một lượng nước khổng lồ từ đại dương, ước tính 525 tỉ tấn mỗi năm. Nước bốc hơi vào khí quyển tạo thành mây. Mây được gió đưa vào đất liền. Cùng với sự thoát hơi nước của thực vật, các quá trình này làm cho không khí có độ ẩm nhất định. Khi gặp lạnh, hơi nước ngưng tụ lại, rơi xuống thành mưa và tuyết. Một phần nước mưa thấm qua đất tạo thành nước ngầm. Một phần khác chảy vào sông hồ rồi ra biển và đại dương. Từ đây nước lại bốc hơi và tạo ra mây, đi vào vòng tuần hoàn tự nhiên.

Bài 3. Vệ sinh nước, cung cấp nước sạch và ô nhiễm nước Phan Thị Trung Ngọc MỤC TIÊU 1. Nêu được khái niệm về nguồn tài nguyên nước, sự phân bố các nguồn nước trong tự nhiên, chu trình của nước trên Trái đất và nguồn nước ở Việt Nam 2. Trình bày được vai trò của nước và cung cấp nước sạch, nhu cầu sử dụng, hình thái cung cấp nước của mỗi vùng. 3. Phân tích được các chỉ số dùng để đánh giá chất lượng môi trường nước. 4. Đề xuất được các giải pháp xử lý nước cho từng loại nguồn nước để cung cấp nước sạch, và các giải pháp bảo vệ nguồn nước sạch. 5. Định nghĩa được ô nhiễm nước, các nguồn, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước và tác hại của ô nhiễm môi trường nước đối với sức khỏe con người. 6. Đề xuất được các phương pháp xử lý nước thải, và các biện pháp phòng chống ô nhiễm nguồn nước. 7. Áp dụng được những kiến thức đã học để tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về vệ sinh môi trường nước và cách phòng chống ô nhiễm nước. NỘI DUNG 1. Tài nguyên nước, nguồn nước trong tự nhiên và chu trình nước trên trái đất 1.1. Tài nguyên nước trên trái đất Nước có trong khí quyển, trên mặt đất, trong các tầng nham thạch dưới mặt đất; nước tạo nên đại dương bao la, trong các biển trên lục địa, các hồ, đầm; nước tạo nên mạng lưới sông hồ, suối Tất cả các dạng nước kể trên đều có nguồn gốc từ nước ngầm sâu trong cấu tạo địa chất của Trái Đất sinh ra. Bằng 1 con đường rất phức tạp, nước được tách ra từ trong nham thạch nóng chảy trong lòng đất đã dâng lên mặt đất, tạo thành mặt nước của đại dương. Tiếp theo, do quá trình bốc hơi, nước có mặt trong khí quyển, hình thành những trận mưa để tạo nên sông, suối, hồ, ao, tạo nên các nguồn nước mặt, và sau đó là các tầng nước ngầm của vỏ Trái Đất. Nước chiếm gần 3/4 bề mặt trái đất (71 – 72%), thể tích nước ở trạng thái tự do phủ lên trái đất là > 1,4 tỉ km 3 . Các nguồn nước tự nhiên trên trái đất nằm ở nhiều nơi, nhiều dạng khác nhau như: đại dương, biển, hồ, sông, suối, thác, băng, tuyết, ao, đầm lầy, nước ngầm, hơi ẩm trong đất, hơi nước trong không khí Và sự phân bố lượng nước ở các nơi trên trái đất cũng khác nhau, phân bố như sau: - Phần lớn nước nằm ở biển và đại dương chiếm khoảng 97% tổng khối lượng nước trên trái đất, nhưng chủ yếu là nước mặn với hàm lượng muối trong nước rất cao, không thể sử dụng trực tiếp nguồn nước này cho nhu cầu sinh hoạt của con người. - Có khoảng 2% nguồn dự trữ nước của trái đất là nước ngọt nằm ở dạng các tảng băng vùng địa cực. Và chỉ còn khoảng 1% nước ngọt (bao gồm nước bề mặt và nước ngầm) phục vụ cho nhu cầu sự sống của con người. Thực tế, lượng nước đóng vai trò bảo tồn sự sống trên trái đất chỉ chiếm khoảng 200.000 km 3 (tức gần bằng 1 phần 7000 của tổng lượng nước bao phủ trái đất). - Việt Nam có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, lượng nước bình quân đầu người đạt 17.000 m 3 /năm (cao gấp 3 lần so với lượng nước bình quân đầu người/năm trên thế giới). Tuy nhiên, hệ số khai thác nguồn nước sử dụng chỉ đạt vài % tổng lượng nước tự nhiên hiện có; thường tập trung ở các con sông chính, chủ yếu để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Còn nước ngầm thì được khai thác chủ yếu để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất ở các trung tâm công nghiệp và khu dân cư thành thị (tại Hà Nội, mỗi ngày đêm tiêu thụ gần 500.000m 3 nước ngầm). 2 1.2. Chu trình nước trên trái đất (vòng tuần hoàn của nước) Chu trình nước có 3 dạng chủ yếu là: Hơi nước, mưa tuyết, và các dòng chảy. Nước không ngừng vận động và chuyển đổi trạng thái, sự luân chuyển này tạo nên vòng tuần hoàn tương đối khép kín, giúp cân bằng theo sự phân bố nước trên trái đất. Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển. Vòng tuần hoàn nước tự nhiên: Nước trong tự nhiên luôn được luân hồi theo chu trình thủy văn. Khoảng 1/3 năng lượng Mặt Trời do Trái Đất hấp thụ được dùng làm bốc hơi một lượng nước khổng lồ từ đại dương, ước tính 525 tỉ tấn mỗi năm. Nước bốc hơi vào khí quyển tạo thành mây. Mây được gió đưa vào đất liền. Cùng với sự thoát hơi nước của thực vật, các quá trình này làm cho không khí có độ ẩm nhất định. Khi gặp lạnh, hơi nước ngưng tụ lại, rơi xuống thành mưa và tuyết. Một phần nước mưa thấm qua đất tạo thành nước ngầm. Một phần khác chảy vào sông hồ rồi ra biển và đại dương. Từ đây nước lại bốc hơi và tạo ra mây, đi vào vòng tuần hoàn tự nhiên. Hình 1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên (Nguồn USGS) Trong chu trình thủy văn, nguồn nước được luân hồi qua quá trình bốc hơi và mưa. Thời gian luân hồi thường ngắn (hàng năm), nhưng đối với nguồn nước ngầm, chu trình này có thể kéo dài đến hàng ngàn năm 3 Bảng chu trình tuần hoàn của các nguồn nước Nguồn Thời gian luân hồi Hơi ẩm không khí 8 ngày Sông suối 16 ngày Hơi ẩm đất 1 năm Nước đầm lầy 5 năm Hồ nước ngầm 17 năm Đại dương 1400 năm Băng vĩnh cửu 2500 năm 1.3. Đặc điểm một số nguồn nước trong thiên nhiên Bảng trình bày dạng của nước và phân bố nước trên trái đất: Địa điểm Diện tích (km 2 ) Tổng thể tích nước (km 3 ) Lượng nước (%) Đại dương và biển 361.000.000 1.230.000.000 97,2000 Băng 28.200.000 28.600.000 2,1500 Hơi nước trong khí quyển 510.000.000 12.700 0,0010 Nước ngầm (sâu 0.8 km) 130.000.000 4.000.000 0,3100 Sông, Rạch 1.200 0,0001 Hồ nước ngọt 855.000 123.000 0,0090 (Theo nguồn: US Geological Survey) Trong thiên nhiên có 3 nguồn nước chính, đó là: nước mưa, nước mặt và nước ngầm. 4 1.3.1. Nước mưa Nước bốc hơi từ đại dương, biển, sông, ao hồ lên không trung gặp không khí lạnh tạo thành mây, tích tụ dần và rơi xuống thành mưa, tuyết. Đối với các hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam khi không có điều kiện sử dụng được các nguồn nước khác thì nước mưa là nguồn cung cấp nước sinh hoạt đóng vai trò quan trọng, nhiều gia đình dùng nước mưa để ăn uống, sinh hoạt vì cho rằng đây là trời cho nên hoàn toàn sạch. Thực tế ngày nay, nước mưa thường dễ bị ô nhiễm do quá trình bốc hơi và đi qua môi trường không khí đang bị ô nhiễm, đồng thời việc hứng qua mái nhà và bảo quản trong các dụng cụ chứa không đảm bảo vệ sinh cũng làm cho nước mưa không còn sạch. Bên cạnh đó, lượng nước mưa không nhiều chủ yếu chỉ tập trung trong vài tháng của mùa mưa, phụ thuộc vào lượng mưa trong năm nên không cung cấp đủ nước cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt quanh năm. Đặc điểm của nước mưa chứa hàm lượng muối khoáng thấp và có thể tạo phản ứng với không khí có chứa nhiều khí Nitơ tạo ra NO 2 , NO 3 là nguồn cung cấp đạm Nitrat cho thực vật. 1.3.2. Nước mặt (nước sông, nước suối, nước hồ, đầm) Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết. Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa). Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng 847 km 3 , trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km 3 chiếm 60% và dòng chảy nội địa là 340 km 3 , chiếm 40%. Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới. Với trữ lượng dồi dào, nguồn nước mặt có thể cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt, sản xuất công - nông nghiệp, thuận tiện cho việc khai thác và sử dụng. Tuy nhiên, nguồn nước mặt thường bị nhiễm bẩn 5 chất hữu cơ và vi sinh vật. Vì vậy, muốn sử dụng nguồn nước mặt, nhất thiết phải xử lý triệt để chất hữu cơ cũng như khử trùng nước. Nước mặt gồm nước sông, suối, ao, hồ, đầm bắt nguồn chủ yếu từ nước mưa hay do băng tuyết tan từ thượng nguồn chảy xuống. - Nước sông: là loại nước mặt chủ yếu cung cấp nước cho nhiều vùng dân cư, lưu lượng lớn, độ cứng và hàm lượng sắt nhỏ; tuy nhiên, độ cặn và độ nhiễm bẩn khá lớn, do đó giá thành xử lý nguồn nước này thường đắt. - Nước suối: có mức nước không ổn định, lưu lượng nhỏ và rất trong vào mùa khô; mùa mưa lũ thì có lưu lượng lớn nhưng rất đục chứa nhiều cát sỏi. Nước suối thường có độ cứng cao, đôi khi có hòa tan lẫn các khoáng chất hay hoạt chất cây cỏ độc - Nước ao, hồ, đầm: thường có độ màu cao do rong rêu và các thủy sinh vật, thường nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn nếu không được bảo vệ tốt. Ở một số thành thị thì hồ lại là nơi thu chứa nước thải từ các khu vực dân cư; ở các vùng nông thôn, ao hồ cũng thường bị nhiễm bẩn nặng do chất thải sinh hoạt trong gia đình và trong chăn nuôi 1.3.3. Nước ngầm Nước ngầm là loại nước chảy trong mạch kín ở dưới đất do các kiến tạo địa chất tạo nên, có thể là các túi nước liên thông nhau hoặc là mạch nước chảy sát với tầng đá mẹ. Hình thành nước ngầm do nước trên bề mặt ngấm xuống, do không thể ngấm qua tầng đá mẹ nên trên nó nước sẽ tập trung trên bề mặt, tùy từng kiến tạo địa chất mà nó hình thành nên các hình dạng khác nhau, nước tập trung nhiều sẽ bắt đầu di chuyển và liên kết với các khoang, túi nước khác, dần dần hình thành mạch ngước ngầm lớn nhỏ. Tuy nhiên, việc hình thành nước ngầm phụ thuộc vào lượng nước ngấm xuống và phụ thuộc vào lượng mưa và khả năng trữ nước của đất. Nước từ mưa hay từ đáy sông hồ thấm qua đất, được đất lọc sạch và giữ lại trong các lớp đất chứa nước (cát, sỏi, đá 6 cuội ), nằm giữa các lớp đất cản nước (đất sét, đất thịt ). Gồm 2 loại: nước ngầm nông và nước ngầm sâu. - Nước ngầm nông: ở độ sâu khoảng từ 3 đến 10 mét, có trữ lượng ít, thường bị nhiễm bẩn và chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu, thời tiết. - Nước ngầm sâu: ở độ sâu trên 20 mét, chất lượng tốt, trữ lượng lớn và tương đối ổn định quanh năm. Chất lượng nước ngầm thường tốt hơn nước mưa và nước mặt, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của nước ngầm là chứa nhiều sắt, dễ bị nhiễm mặn ở các vùng gần biển và thời gian thăm dò lâu và xử lý khó khăn. Ở Việt Nam, việc khai thác nước ngầm là phổ biến, các hình thức: giếng đào, giếng khoan đây là nguồn nước quan trọng ở nông thôn nước ta. 2. Vai trò của nước Từ xưa đến nay con người luôn biết đến vai trò quan trọng của nước, nước là thành phần không thể thiếu của môi trường sinh thái toàn cầu, nó duy trì sự sống cho con người và sinh vật, sự sống gắn liền với sự hiện diện của nước, ở đâu có sự sống thì ở đó phải có nước; người ta có thể nhịn đói nhiều ngày nhưng không thể nhịn khát trong vài ngày; trong kinh Koran của người Hồi giáo cũng đã viết: “không phải đất, mà là nước đã cho ta sự sống”. Và cũng hợp với lẽ tự nhiên, tạo hóa đã cho chúng ta nguồn tài nguyên nước dồi dào trên trái đất này. Trong cơ thể con người: nước chiếm 63% trọng lượng, phân bố hầu hết khắp cơ thể, một số nơi nước chiếm tỷ lệ rất cao (như: ở Da chiếm 70% trọng lượng da, ở Thận là 83%, và trong huyết tương nước chiếm đến 90%) . Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất, đảm bảo sự cân bằng các chất điện giải và điều hòa thân nhiệt, điều hòa áp suất thẩm thấu trong cơ thể, nước được coi như một chất cần thiết cho đời sống và cho nhu cầu sinh lý của cơ thể người. Mỗi ngày cơ thể mất đi trung bình khoảng 1,5 lít nước qua đại tiểu tiện, đổ mồ hôi, hơi thở; làm việc và vận động nhiều cơ thể sẽ mất thêm nước. Vì vậy, để giữ lượng nước của cơ thể bình thường, cần phải uống nước để thay thế phần mất đi; trung bình hàng ngày mỗi người cần khoảng 2 lít 7 nước sạch để uống, nếu tính theo dân số thế giới hiện nay xấp xỉ 7 tỉ người, nghĩa là mỗi ngày dân số trên thế giới cần khoảng 14 triệu m 3 nước sạch để uống. Nước vận chuyển và cung cấp các nguyên tố cần thiết cho cơ thể (như: Iốt, Fluor, Mangan, Kẽm, Sắt, các Vitamin và các Acid Amin ); đồng thời nước cũng giúp cơ thể lọc và đào thải các chất độc, chất bả bên trong cơ thể ra ngoài. Nước cũng rất cần thiết cho nhu cầu vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng trong xã hội, cứu hỏa và các nhu cầu sản xuất nước còn được dùng trong giao thông, thủy điện và phát triển du lịch. - Tuy nhiên bên cạnh những vai trò thiết thực đó, nước cũng là môi trường trung gian chứa các độc chất và lan truyền các mầm bệnh, dịch bệnh gây nguy hại cho sức khỏe con người và sinh vật sống. 3. Nhu cầu sử dụng, hình thái cung cấp nước của mỗi vùng 3.1. Nhu cầu sử dụng nước Bao gồm: Nhu cầu về nước uống và nhu cầu về nước sinh hoạt. 3.1.1. Nhu cầu nước uống . Người lớn (60kg): trung bình cần uống khoảng 2 lít nước/ ngày. . Thiếu niên (10kg): trung bình cần uống khoảng 1 lít nước/ ngày. . Trẻ nhỏ (5kg): trung bình cần uống khoảng 0,75 lít nước/ ngày. . Tuy nhiên, những người hoạt động nhiều thì nhu cầu sẽ cao hơn (có thể từ 3 đến 5 lít nước/ ngày); hay những người sống ở xa mạc, dân du mục thì lại sử dụng tiết kiệm hơn: chỉ với một lượng nước rất ít trong suốt thời gian dài. 3.1.2. Nhu cầu nước sinh hoạt . Tiêu chuẩn trung bình trong sinh hoạt của mỗi người cần khoảng từ 60 đến 100 lít nước/ ngày; tuy nhiên trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thì nhu cầu này còn cao hơn (vd: đối với người nông dân thì nhu cầu nước cho sinh hoạt phải trên 100 lít/ ngày). 8 . Theo tiêu chuẩn Việt Nam qui định: + Cấp nước cho thành phố: 100 lít/ người/ 24 giờ. + Cấp nước cho thị trấn: 40 lít/ người/ 24 giờ. + Cấp nước cho nông thôn: 20 lít/ người/ 24 giờ. . Trên thế giới hiện nay, lượng nước sinh hoạt của mỗi người trong 24 giờ là: + Tại Mỹ bình quân là: 600 lít. + Tại Châu Âu bình quân là: 200 lít. + Tại Châu Phi bình quân là: 30 lít. 3.2. Tình hình cung cấp nước sạch - Tình hình cung cấp nước sạch ở nông thôn Việt Nam đến cuối năm 1992 có khoảng 23,3% dân số được sử dụng nước sạch, trong khi trên Thế giới có khoảng 26% dân số không được cung cấp nước sạch (nông thôn chiếm đến 61%, chủ yếu là các nước đang phát triển). Ngoài ra, nhu cầu nước sạch trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp còn rất lớn. 3.3. Hình thái cung cấp nước của mỗi vùng 3.3.1. Hình thái cung cấp nước ở Nông thôn . Bể chứa nước mưa: phổ biến ở nông thôn Việt Nam, chất lượng tốt, nước khá sạch, ít chất hữu cơ, độ cứng thấp, pH khoảng từ 6 đến 6,5. Tuy nhiên bể phải được xây kín, có nắp đậy, định kỳ vệ sinh bể hàng năm, nên thường xuyên quét sạch bụi rác trên mái nhà và máng hứng nước, đồng thời nên loại bỏ nước mưa đầu mùa trong 10 - 15 phút đầu tiên rồi mới hứng vào bể chứa. . Giếng khơi: có đường kính từ 0,8 đến 2 mét và độ sâu từ 3 đến 20 mét, giếng khơi cung cấp nước ngầm nông cho gia đình hay tập thể nhỏ. . Giếng hào lọc: ở một số nơi khi đào giếng sâu hơn 10 mét mà không gặp mạch nước ngầm hay gặp nguồn nước mặn thì người ta thường đào 9 giếng gần cạnh ao hồ và lấy nước từ ao hồ lọc qua hào vào giếng để sử dụng. Khi sử dụng hình thức giếng hào lọc này thì cần chú ý: chọn ao hồ sạch, hợp vệ sinh và nên bảo vệ tốt ao hồ dành cho lọc nước sinh hoạt và định kỳ thay rửa hoặc thay lớp lọc. . Bể chứa nước ở khe núi cao: đối với những vùng núi có nguồn nước khe chảy quanh năm có thể xây dựng bể chứa và dẫn nước bằng đường ống về cụm dân cư, nhờ có sự chênh lệch độ cao mà nước có thể tự chảy. vùng núi cao ống dẫn nước về Bể chứa nước ở khe núi cao cụm dân cư . Nước máng lần: Khai thác nguồn nước chảy từ các khe núi đá cao để dẫn nước về làng bản bằng các ống nứa đã được đục mắc và nối tiếp nhau, đồng thời trên thành ống nứa người ta cũng dùi nhiều lổ nhỏ để cho nước được tiếp xúc với không khí có tác dụng làm lắng đọng can-xi giúp giảm độ cứng của nước. vùng núi cao ống nứa dẫn nước về Dân cư 10 [...]... trung nước vào bể chứa và lắng lọc, sau đó cung cấp qua ống dẫn nước đến nơi sử dụng 3. 3 .3 Hình thái cung cấp nước theo vùng sinh thái Vùng đồng bằng: người ta thường sử dụng cả ba nguồn nước: nước mưa, nước mặt và nước mgầm Đặc điểm chung của nguồn nước sử dụng thường có trữ lượng dồi dào; tuy nhiên nước có thể bị nhiễm bẩn chất hữu cơ và chứa nhiều chất sắt Vùng trung du: người ta thường sử dụng nước. .. Coli = 3 tức là trong 1 lít nước có 3 E.Coli) 1000  Chỉ số Coli = Coli titre - Đa số các nước trên thế giới qui định đối với nước sinh hoạt Coli titre phải > 100 (Liên Xô cũ yêu cầu cao hơn, Coli titre > 33 3) Nước uống không có E.Coli 20 4 .3. 3 Ý nghĩa chỉ tiêu vệ sinh của vi khuẩn kỵ khí Clostridium Perfringens - Khi nước có Cl.Perfringen là nước đã có nhiễm phân từ lâu - Tiêu chuẩn qui định nước sạch. .. 70mg/lít nước (vùng ven biển cho phép NaCl ≤ 500mg/lít nước) 4.2.4 Muối SO4 2- và PO 43- : Sự hiện diện của muối SO4 2- và PO 43- là do nước bị nhiễm phân, nước tiểu, các chất thải hay do cấu tạo địa chất vùng đó Nước ngầm thường có nồng độ SO4 2- và PO 43- cao hơn các nguồn nước khác, do đó phải xác định nguồn nước rồi mới đánh giá tình trạng của mẫu nước Tiêu chuẩn cho phép của SO4 2≤ 500mg/lít nước và PO 43- ≤... lấy nước ngầm sâu Tuy nhiên, nguồn nước này thường chứa hàm lượng sắt rất cao, do đó thường phải xây dựng đồng thời các bể lọc kèm theo để loại bỏ chất sắt 3. 3.2 Hình thái cung cấp nước ở ô thị: ô thị là nơi chật hẹp, tập trung nhiều dân cư đông đúc, nhu cầu sử dụng nước rất cao, nguồn cung cấp nước chủ yếu là từ các nhà máy nước sau khi khai thác và làm sạch dưới sự kiểm soát của chính quyền và mẩu... khi đã có mặt cả NH 3 và NO2 thì chắc chắn nước đã bị nhiễm bẩn Tiêu chuẩn qui định NO2 phải < 0,05 mg/lít nước 2 N (KK) + O2= 2 NO 2NO + O2 = 2NO2 4.2.2 .3 NO3: Sau một thời gian, NO2 bị oxy hóa thành NO3, là giai đoạn cuối cùng của sự phân hủy các chất đạm hữu cơ Nếu chỉ có NO 3 người ta cho rằng nước nhiễm bẩn nhưng đã được vô cơ hóa; khi hiện diện cả NO 3, NH3, và NO2 là nước vẫn nhiễm còn chất hữu... Oxy mới sinh, oxy hóa tất cả các chất hữu cơ trong đó có vi khuẩn (nhưng không tác dụng lên vi khuẩn có nha bào) O3  O2 + O Ưu điểm: diệt khuẩn và cả rêu tảo, khử mùi, không tạo mùi vị khó chịu 6 Các biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch - Phải có một đơn vị bộ máy nhà nước và ban hành các luật qui định quản lý và bảo vệ nguồn nước - Tăng cường nhận thức và bảo vệ môi trường cho cộng đồng - Bảo vệ lớp... bằng sông Cửu Long giếng khoan có thể sâu từ 200 đến 450 mét * Trạm khai thác nước ngầm nông: là lấy nước từ các giếng đào, qua trạm xử lý và cung cấp cho người sử dụng * Trạm khai thác nước bề mặt: là lấy nước từ sông, ao hồ, qua hệ thống xử lý làm sạch, rồi cung cấp nước cho người sử dụng 11 * Trạm khai thác nước bằng hệ thống tự chảy: hình thức này phổ biến ở các tỉnh miền núi, người ta lấy nước. .. màu do lẩn chất mùn hay rêu tảo, nước ngầm sâu thường có màu vàng rỉ sét do chứa nhiều chất sắt Khi phát hiện nước có màu thì ta phải tìm xem nguyên nhân nào đã sinh ra màu đó Tiêu chuẩn về nước sạch qui định: Nước uống không được có màu khi nhìn bằng mắt thường 4.1 .3 Mùi vị: Tiêu chuẩn về nước sạch qui định: Nước uống không được có mùi vị lạ Nếu có là do nước đã bị nhiễm các chất sau đây: chất khoáng... 500mg/lít nước và PO 43- ≤ 1500mg/lít nước 15 4.2.5 Sắt (dạng hòa tan Fe2+, và dạng không hòa tan - hợp chất Fe3+): Sắt hòa tan trong nước dạng sắt II Fe(HCO3)2, Hydrocarbonat hóa thành oxyt sắt III (Fe2O3) lắng xuống làm đục nước và có màu vàng gỉ sét Nước ngầm thường chứa nhiều Fe hơn nước bề mặt Tiêu chuẩn Việt Nam qui định: hàm lượng Fe phải ≤ 0 ,3 mg/lít nước Sắt không gây hại cho sức khỏe, tuy nhiên... giúp lọc nước vào đất, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn, cân bằng chế độ nước - Xây đập, hồ chứa: điều chỉnh dòng chảy, thỏa mãn nhu cầu sử dụng nước - Chống ô nhiễm nguồn nước, xử lý và tái sử dụng nước thải / -TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Y Tế (2006), Sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản y học, Hà Nội 24 2 Đại Học Y Hà Nội (2001) Vệ sinh môi trường dịch tễ, tập 2 NXB Y học Hà Nội 3 Mary – . Bài 3. Vệ sinh nước, cung cấp nước sạch và ô nhiễm nước Phan Thị Trung Ngọc MỤC TIÊU 1. Nêu được khái niệm về nguồn tài nguyên nước, sự phân bố các nguồn nước trong tự nhiên,. chất lượng môi trường nước. 4. Đề xuất được các giải pháp xử lý nước cho từng loại nguồn nước để cung cấp nước sạch, và các giải pháp bảo vệ nguồn nước sạch. 5. Định nghĩa được ô nhiễm nước, các. Phi bình quân là: 30 lít. 3. 2. Tình hình cung cấp nước sạch - Tình hình cung cấp nước sạch ở nông thôn Việt Nam đến cuối năm 1992 có khoảng 23, 3% dân số được sử dụng nước sạch, trong khi trên

Ngày đăng: 13/04/2015, 17:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w