1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận văn QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

20 822 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 118 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ TIẾN DŨNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 01 TÓM TẮT THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên Hà Nội – 2014 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giao thông đường bộ là một bộ phận quan trọng của giao thông vận tải nói riêng và của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nói chung, nó có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp to lớn vào nhu cầu đi lại của nhân dân, nâng cao giao lưu với các vùng, xóa đi khoảng cách về địa lý, chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Tuy nhiên, do nguồn vốn eo hẹp, trình độ khoa học - kỹ thuật còn yếu nên các công trình chủ yếu là do Liên Xô và các nước Đông Âu giúp đỡ xây dựng. Bởi vậy, công tác quản lý các dự án giao thông đường bộ trong thời kỳ kinh tế kế hoạch tập trung chưa được quan tâm đúng mức. Sau này, khi thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế đất nước đã có những bước phát triển đáng kể cùng với đó là nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng ngày một tăng. Vì vậy, công tác quản lý dự án đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng vốn, chất lượng công trình, tiến độ xây dựng công trình, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, v.v… Là một tỉnh có vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình và lịch sử văn hóa, Hà Tĩnh có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế của khu vực Bắc Miền Trung. Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XVII, khóa 2010-2015, đã nêu rõ ưu tiên và chú trọng đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng giao thông. Trong thời gian qua vốn ngân sách giành cho phát triển giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong những năm 2007-2010 tăng nhanh, tuy nhiên năm 2011-2013 thì đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh bắt đầu giảm dần do sự cắt giảm đầu tư công theo Nghị quyết 11/NQ- CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ. 1 Việc đầu tư xây dựng các dự án giao thông đường bộ góp phần tạo nên sự thành công của tỉnh, sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã làm cho Hà Tĩnh có những bước chuyển mình đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều tồn tại và bất cập cần phải khắc phục như: hiệu quả và chất lượng đầu tư một số dự án chưa cao, cơ cấu chuyển dịch kinh tế còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, chưa tương xứng với lợi thế tiềm năng vốn có của tỉnh. Công tác quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh còn tồn tại nhiều bất cập, trong đó nổi lên một số vấn đề như: hệ thống văn bản chồng chéo, chưa rõ ràng; trình độ cán bộ quản lý đầu tư còn hạn chế, chuyên môn không phù hợp; hệ thống cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư xây dựng chưa thực sự hợp lý; nguồn vốn phân bổ chưa đều; còn quá nhiều thủ tục phải thực hiện; năng lực của các nhà thầu còn hạn chế…Tại sao quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều bất cập và hạn chế? Thực trạng quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua (năm 2007-2013) đã có ưu điểm và khó khăn, hạn chế gì? Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả quản lý các dự án giao thông đường bộ bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Vì vậy, cần hoàn thiện công tác quản lý để đáp ứng lượng công trình giao thông ngày càng nhiều và quy mô các công trình ngày càng lớn. Với những lý do đó và các vấn đề nêu ra ở trên, tác giả chọn đề tài: “ Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Việc quản lý đầu tư xây dựng các dự án sử dụng nguồn vốn Ngân sách đã có một số đề tài, bài viết được bàn đến như: 2 - Bùi Đức Chung (2003) Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ khoa học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đề tài trình bày hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và công tác quản lý hoạt động đầu tư trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Nguyễn Mạnh Hà (2012) Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong Bộ tổng tham mưu – Bộ Quốc phòng, luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế -Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài phân tích một số tồn tại và vướng mắc khó khăn trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thời gian vừa qua để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình. - Nguyễn Hồng Hải (2009) Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng, luận văn thạc sĩ Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội. Đề tài phân tích những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý dự án tại Tổng Công ty xây dựng và phát triển từ đó để đưa ra những định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. - Lê Toàn Thắng (2012) Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. Đề tài phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. - Phạm Văn Thịnh (2010) Tăng cường quản lý vốn Ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, luận văn thạc sĩ Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội. Đề tài phân tích những khó khăn, tồn tại trong việc sử dụng vốn Ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ 3 bản, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý vốn Ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng. - Nguyễn Khắc Thiện (2006) Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Tây, luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội. Đề tài trình bày vai trò của quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản, từ đó đưa ra một số giải pháp để tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Tây. Các công trình và các bài viết nêu ở trên mới đề cập đến việc quản lý đầu tư xây dựng mà chưa có đề tài nào đề cập đến việc Quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bản tỉnh Hà Tĩnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về giao thông đường bộ, vai trò của các đơn vị trong quá trình thực hiện đầu tư và sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực quản lý thực hiện các dự án giao thông đường bộ trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. - Trên cơ sở nghiên cứu những mặt hạn chế, các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. 4 - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2013. - Đề xuất phương hướng, giải pháp quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các quá trình thực hiện các dự án giao thông đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong những năm 2007 - 2013. Việc phân tích những khó khăn, bất cập vướng mắc trong quá trình thực hiện ở địa phương để đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục, nâng cao hiệu quả đầu tư. Số liệu dùng trong nghiên cứu của đề tài là giai đoạn 2007-2013. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do tỉnh quản lý. - Thời gian: Trong giai đoạn 2007-2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận chung về dự án giao thông đường bộ; hệ thống các văn bản, chế độ, chính sách hiện hành về quản lý các dự án giao thông đường bộ của Nhà nước và tình hình triển khai thực hiện các dự án giao thông đường bộ trong những năm vừa qua. Đề tài sử dụng Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phân tích so sánh, tổng hợp để nghiên cứu. 5 6. Những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến sự cần thiết phải tăng cường quản lý các dự án giao thông đường bộ. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. - Từ đó, đề tài đề xuất ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. 7. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, luận văn gồm có 3 chương như sau Chương 1: Sự cần thiết phải tăng cường quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Chương 2: Thực trạng quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. 6 CHƯƠNG 1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm dự án 1.1.2. Khái niệm quản lý dự án 1.1.3. Vốn ngân sách đối với các dự án giao thông đường bộ 1.1.3.1. Khái niệm vốn ngân sách nhà nước 1.1.3.2. Nguồn hình thành vốn giao thông đường bộ của Ngân sách nhà nước 1.1.3.3. Phạm vi sử dụng vốn Ngân sách nhà nước cho dự án giao thông đường bộ 1.2. Vai trò của dự án giao thông đường bộ đối với phát triển kinh tế - xã hội 1.2.1. Giao thông đường bộ với việc thúc đẩy mạnh phát triển kinh tế 1.2.2. Giao thông đường bộ góp phần phát triển văn hóa xã hội 1.2.3. Giao thông đường bộ thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế 1.3. Dự án giao thông đường bộ 1.3.1. Khái niệm dự án giao thông đường bộ 1.3.2. Đặc điểm của dự án giao thông đường bộ 1.3.2.1. Dự án giao thông đường bộ mang tính hệ thống và đồng bộ 1.3.2.2. Dự án giao thông đường bộ có mục tiêu và mục đích hỗn hợp 7 1.3.2.3. Dự án giao thông đường bộ có tính duy nhất 1.3.2.4. Dự án giao thông đường bộ bị hạn chế về thời gian và quy mô 1.3.2.5. Dự án giao thông đường bộ liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau 1.3.3. Phân loại dự án giao thông đường bộ 1.3.4. Quản lý dự án giao thông đường bộ 1.3.4.1. Khái niệm quản lý dự án giao thông đường bộ 1.3.4.2. Hiệu quả đầu tư theo quan điểm quản lý dự án 1.3.4.3. Quy định trách nhiệm trong quản lý dự án 1.3.5. Quy trình thực hiện một dự án giao thông đường bộ sử dung vốn Ngân sách 1.3.5.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 1.3.5.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng Kết luận chương 8 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH HÀ TĨNH 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hà Tĩnh 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý 2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu 2.1.2.3. Sông, hồ, biển và bờ biển 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội 2.1.2.1. Về kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế b. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng trưởng nhanh; môi trường đầu tư được cải thiện, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn; nhiều doanh nghiệp mới được thành lập và đi vào hoạt động c. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp được mùa toàn diện, đời sống nhân dân vùng nông thôn được cải thiện và ổn định d. Các công trình, dự án trọng điểm được triển khai tích cực e. Hoạt động tài chính - ngân sách, thương mại - dịch vụ f. Huy động các nguồn vốn đầu tư g. Các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh 2.1.2.2. Lĩnh vực văn hoá - xã hội a. Văn hoá, thể thao và du lịch tăng nhanh. 9 [...]... vực giao thông đường bộ của tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2010 – 2020 3.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 3.1.2 Phát triển hệ thống giao thông đường bộ 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh 3.2.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách về xây dựng các dự án giao thông đường bộ 3.2.1.1 Nghiên cứu tổng hợp hệ thống văn. .. trong quản lý dự án 3.2.12.3 Xây dựng cơ chế quản lý thông tin 3.2.12.4 Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dự án giao thông đường bộ KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: 15 KẾT LUẬN: Đầu tư xây dựng dự án giao thông đường bộ là một trong những hoạt động quan trọng quyết định sự tăng trưởng hay phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Vốn đầu tư cho các dự án giao thông đường bộ cơ bản thường... tra dự toán 3.2.10.4 Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước qua công tác quyết toán dự án hoàn thành 3.2.11 Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán 3.2.12 Nhanh chóng đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dự án giao thông đường bộ 3.2.12.1 Vai trò của của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự án 3.2.12.2 Tiến hành xây dựng nguồn nhân lực và hạ tầng phục vụ cho công tác tin học hóa trong quản. .. Công tác quản lý hoạt động của các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 2.2.1 Chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình 2.2.1.1 Lập dự án đầu tư 2.2.1.2 Thẩm định dự án 2.2.1.3 Phê duyệt dự án 2.2.2 Thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình 2.2.2.1 Thiết kế, dự toán xây dựng công trình a Khảo sát, thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình b Thẩm tra thiết kế, dự toán công... văn tốt nghiệp, với tên: Quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Dù còn có những khiếm khuyết nhất định, nhưng luận văn đã giải quyết được đầy đủ mục tiêu đặt ra, và đã có những đóng góp mới sau đây: Đã khái quát hóa các cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt động giao xây dựng dự án giao thông đường bộ, ... cường vai trò quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Tây, luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội 21 Vũ Công Tuấn (1998), Thẩm định dự án đầu tư, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 22.Đoàn Phúc Trà (2007) Giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, luận văn thạc sĩ khoa... dung về quản lý đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh 18 11 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII , nhiệm kỳ 2010 – 2015 12 Bùi Đức Chung (2003) Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ khoa học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội... 3.2.7.5 Quản lý môi trường xây dựng 3.2.8 Nâng cao năng lực và trách nhiệm của chủ đầu tư và cán bộ quản lý trong lĩnh vực quản lý các dự án giao thông đường bộ 3.2.9 Nâng cao năng lực, trách nhiệm nghề nghiệp của các đơn vị tư vấn và đơn vị thi công 3.2.10 Quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư xây dựng 3.2.10.1 Xác định tổng mức đầu tư chính xác và phù hợp 14 3.2.10.2 Hoàn thiện phương pháp lập dự toán, dự toán... Trường đại học Bách Khoa Hà Nội 18 Lê Toàn Thắng (2012) Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị 19 19 Phạm Văn Thịnh (2010) Tăng cường quản lý vốn Ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, luận văn thạc sĩ Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội 20 Nguyễn Khắc... luật về dự án giao thông đường bộ để đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ 3.2.1.2 Thực hiện phân cấp quản lý dự án giao thông đường bộ hợp lý 3.2.1.3 Hoàn chỉnh định mức, đơn giá xây dựng cơ bản, cập nhật thường xuyên giá vật liệu xây dựng 3.2.2 Tăng cường trách nhiệm pháp lý trong công tác lập quy hoạch 3.2.2.1 Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch 3.2.2.2 Trách nhiệm quản lý 3.2.3 . đường bộ 1.3.1. Khái niệm dự án giao thông đường bộ 1.3.2. Đặc điểm của dự án giao thông đường bộ 1.3.2.1. Dự án giao thông đường bộ mang tính hệ thống và đồng bộ 1.3.2.2. Dự án giao thông đường bộ. Phân loại dự án giao thông đường bộ 1.3.4. Quản lý dự án giao thông đường bộ 1.3.4.1. Khái niệm quản lý dự án giao thông đường bộ 1.3.4.2. Hiệu quả đầu tư theo quan điểm quản lý dự án 1.3.4.3 dự án giao thông đường bộ; hệ thống các văn bản, chế độ, chính sách hiện hành về quản lý các dự án giao thông đường bộ của Nhà nước và tình hình triển khai thực hiện các dự án giao thông đường

Ngày đăng: 13/04/2015, 16:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w