TIM tM IÌl ⁄ oa G« KINH ` DO! NGOAI ae
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CA0 ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Biên soạn:
TS PHAM CHAU THANH Hiệu trudng Trutng Cao Dang Kinh Té Déi Ngoai
Trang 2BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG CAO DANG KINH TE DOI NGOAI woe tt) s* Cá _——————_—~— Gido trình môn học KẾ TOÁN QUAN TRI Biên soan: g + TS PHẠM CHẦU THANH cae sits se "na a he
“ TS PHAM XUAN THANH
Trang 3LOI NOI DAU
Kế toán - một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống các công cụ quản lý kinh tế, tài chính; có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh về giá bán sản phẩm, chất lượng sản phẩm
diễn ra quyết liệt nhằm tranh giành thị phần để nâng cao lợi tức là điều tất yếu Vì thế, kế tốn khơng thể
đơn thuần là các báo cáo tài chỉnh được gửi đi nhằm chứng minh, báo cáo các số liệu về kết quả kinh doanh
mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một chu kỳ hoạt động, mà còn là một hệ thống thông tin quan trọng cho
quản lý
Là bộ phận của quản lý kinh tế nói chung và tài chính kế toán nói riêng, có nhiệm vụ ghi chép thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, đánh giá và đề ra các quyết định đúng đắn nhằm giúp cho các doanh nghiệp quản lý và điêu hành hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh trong nên kinh tế thị trường, kế toán
quản trị thực sự là một công cụ cần thiết của những
nhà quản trị doanh nghiệp, là một phần kiến thức
không thể thiếu đối với với sinh viên chuyên ngành kế
toán của các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế
Vì thế, chúng tôi biên soạn cuốn sách này khơng
ngồi mục đích đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu
Trang 4
viên, đồng thời giúp ích thiết thực cho những nhà quản
trị doanh nghiệp và những bạn đọc có quan tâm đến lĩnh vực này
Mặc dù đã có nhiêu cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định trong quá
trình biên soạn, rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc để lần tái bản sau được hoàn
thiện hơn
Trang 5CHUONG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VE KE TOAN QUAN TRI
I KHAI NIEM VA BAN CHAT CUA KE TOAN QUAN TRI
1 Khái niệm kế toán quan tri
Kế toán quản trị là một ngành khoa học quản lý tương
đối mới, đặc biệt khi so sánh với lịch sử phát triển lâu đài của KTTC Kế toán chi phí là biểu hiện đầu tiên của hệ thống KTQT hiện hành Kế toán chi phí đã được phát triển
để đáp ứng nhu cầu chung trong quá trình báo cáo tài
chính Các chi phí đã phải được xác định để các phí tổn có
liên quan đến sản phẩm có thể phân chia rõ ràng giữa giá
phí hàng hóa tiêu thụ và hàng tồn kho Chủ yếu là xác định đây đủ tất cả chì phí một cách khách quan và rõ ràng
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, trước
yêu cầu thông tin nhiều hơn, phong phú hơn của nhà quản
trị, ngồi những thơng tin về chi phí để có thể phục vụ
công tác quản trị doanh nghiệp được tốt hơn, kế toán chi
phí được bổ sung và phát triển thành kế toán quản trị Kế toán quản trị được phát triển mạnh tại Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20, và hiện nay được vận dụng ở hầu hết các nước
có nền kinh tế thị trường với tên gọi là kế toán quản trị hoặc kế toán phân tích (Pháp)
Trang 6
8 Kế Toán Quản Trị
phổ biến nhất là theo cách gọi của tiếng Anh Kế toán tai chinh: “Financial Accounting” va ké toán quản trị:
“Management Accounting” Trong khi đó nhiều nước châu
Âu như Pháp, Bề Đào Nha thì kế toán tài chính gọi là kế
toán tổng quát “Comptabilité General” và kế toán quản
trị là kế toán phân tích “Comptabilité Analytique”, hoặc kế toán quản lý “Comptabilité des Gestion” Qua đây để khẳng định kế tốn tài chính khơng phải là kế toán tổng hợp, và kế toán quản trị khơng phải là kế tốn chi tiết
như nhiều người đã quan niệm
Trong nền kinh tế thị trường, kế toán được phân thành
hai bộ phận đó là kế toán tài chính và kế toán quản trị,
thơng tin kế tốn cũng được phân thành hai loại, đó là:
- Thông tin phục vụ chủ yếu cho nội bộ, cho các nhà quản lý của doanh nghiệp được cung cấp bởi kế tốn quản trị
- Thơng tin phục vụ cho cả nội bộ và bên ngoài doanh
nghiệp được cung cấp bởi kế toán tài chính
Cũng giống như khái niệm về kế toán, kế toán quản trị hiện có rất nhiều khái niệm khác nhau nếu tiếp cận trên
những góc độ khác nhau:
* Theo Hiệp hội Kế toán uiên Hoa Kỳ năm 1982:
“Kể toán quản trị là quá trình nhận điện, đo lường, tổng
hợp, phân tích, lập báo cáo, giải trình và truyền đạt thông
tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp hoạch định, đánh
giá và điều hành hoạt động kinh doanh trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp, nhằm sử dụng có hiệu quả các tài sản và
quản lý chặt chẽ các tài sản đó”
* Theo Giáo sư Tiến sĩ RONALD W.HILTON
trường Đại học CORNELL HOA KỲ: “Kế toán quản trị
là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong một
Trang 7Kế Toán Quản Trị 9
* Theo các Giáo sư Tiến sĩ SACK L.SMITH, ROBERT M.KEITS, WILLIAM L.STEPHENS trường Đại học SOUTH FLORIDA HOA KỲ: “Kế toán quản trị là một hệ
thống kế toán cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin định lượng mà họ cần để hoạch định và kiểm soát”
Theo luật bế toán Việt Nam thì “Kế toán quản trị là
Uuiệc thu thập, xử lý, phân tích uà cung cấp thông tin hinh
tế, tài chính theo yêu cầu quản trị uà quyết định kính tế,
tài chính trong nội bộ đơn 0ị bế toán”
‘4c khái niệm trên đều có chung những điểm cơ bản sau: e Kế toán quản trị là một hệ thống kế toán cung cấp
các thông tin định lượng
e Đối tượng sử dụng thơng tin kế tốn quản trị là các
nhà quản trị của doanh nghiệp
e Thông tin kế toán quản trị phục vụ chủ yếu cho việc thực hiện tốt các chức năng của nhà quản trị
doanh nghiệp
Từ đó, chúng ta có thể hiểu kế toán quản trị một cách tổng quát như sau: Kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán doanh nghiệp, cung cấp những thông tin định lượng giúp nhà quản trị doanh nghiệp có cơ sở để thực hiện tốt các chức năng của mình Thông tin kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống thông tin quan tri
2 Ban chat của kế toán quan tri
Như chúng ta đã biết, kế toán là công cu quản lý rất quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình hoạt
động SXKD của doanh nghiệp Việc thu thập và xử lý các
thông tin về tình hình thu nhập, chỉ phí, xác định kết quả
kinh doanh là một trong những yêu cầu của KTC Tuy
Trang 810 Kế Toán Quản Trị nhập và kết quả của từng loại sản phẩm, hàng hóa dịch vụ
nhằm tổng hợp lại trong một cơ cấu hệ thống thông tin, phục vụ cho nhu cầu quần trị doanh nghiệp thì KTTC chưa
đáp ứng được điều này, đặc biệt là các thông tin của kế
toán định hướng cho các hoạt động trong tương lai Do đó,
doanh nghiệp cần phải tổ chức KTQT để trước hết nhằm
xây dựng các dự toán ngân sách của quá trình hoạt đông sản xuất kinh doanh, sau đó phải theo dõi kiểm tra suốt quá trình sản xuất, mua bán hàng hóa dịch vụ, tính toán
giá thành sản phẩm, giá vốn hàng bán ra, doanh thu và kết quả của từng loại sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đó để
đáp ứng yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp
Nguồn gốc của KTQT là kế toán chi phí, xuất phát từ nhu cầu kiểm soát chi phí trong hoạt động SXKD của từng cấp độ quản trị khác nhau trong doanh nghiệp nhằm
nghiên cứu chủ yếu về quá trình tính toán giá thành sản phẩm, và xác định giá trị hàng tôn kho cũng như kết quả
_kinh doanh cho từng hoạt động Dần dân cùng với sự phát
triển của khoa học quản lý nói chung, khoa học kế toán
cũng có những bước phát triển mạnh mẽ, nhiều quốc gia có
nền kinh tế phát triển trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu,
sử dụng những thông tin kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý Sự phát triển mạnh mẽ của kế toán đã đặt ra hướng
nghiên cứu các công cụ kiểm soát và lập kế hoạch, thu
nhận và xử lý thông tin phục vụ cho việc ra quyết định
quản trị gọi là KTQT Từ phương hướng tiếp cận trên đối với KTQT, có thể đưa ra cách phân tích các nội dung mà
KTQïT nghiên cứu như sau:
- Trước tiên, KTQT ở góc độ kế toán chi phí truyền thống bao gồm các phương pháp tập hợp và tính giá thành
sản phẩm theo ba khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực
Trang 9Kế Toán Quản Trị 11 - Kế đến, KTQT thuần túy nhấn mạnh đến các phương pháp sử dụng thông tin kế toán trong việc phục vụ cho nhà quản trị hoạch định và kiểm soát Trong hoạch định, KTQT giải quyết vấn đề sử dụng các thông tin quá khứ để ước tính thu nhập và chi phí tương lai Trong kiểm soát,
KTQT phân tích kết quả đạt được bằng cách so sánh giữa thực tế và kế hoạch, đưa ra các biện pháp cần thiết để kiểm soát tình hình thu nhập và tài chính
- Cuối cùng, KTQT sử dụng các thông tin cho việc ra
quyết định ngắn hạn và dài hạn như quyết định giá bán
sản phẩm, quyết định đầu tư dài hạn Đây là hướng phát triển nhấn mạnh đến việc sử dụng số liệu kế toán làm nên
tảng cho quyết định quản trị, dựa trên cơ sở vận dụng các công cụ phân tích toán học, thống kê
Như vậy, KTQT là môn khoa học đang phát triển, từ chỗ chỉ bó hẹp trong phạm vi ghi chép và tính toán giá thành sản xuất đã trở thành một công cụ quan trọng nhằm thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho hoạt động SXKD một cách cụ thể, phục vụ cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức, thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tế tài chính trong nội
bộ doanh nghiệp
Il VAI TRO VÀ CHỨC NĂNG CỦA KẾ TOÁN
QUAN TRI
1 Vai tro
Do sự cạnh tranh trên thương trường ngày càng khốc liệt, sự tiến bộ nhanh chóng của kỹ thuật trong việc tự động hóa cao dẫn đến khả năng to lớn để thu thập và báo cáo số liệu, làm tăng thêm nhu cầu về thông tin của người quản lý; Đặc biệt là các thông tin có liên quan đến các
hoạt động nội bộ mà người quản trị doanh nghiệp không
Trang 1012 Kế Toán Quản Trị Kế toán quản trị có nhiệm vụ trong việc thu thập và xử lý các thông tin này, giúp cho các nhà quản trị ra quyết
định kịp thời và hiệu quả Như vậy vai trò của kế toán
quản trị là cung cấp thông tin sao cho nhà quản trị có thể
nhận được các thông tin hữu ích Để đạt được điều này, kế toán quản trị cần phải nhận biết được loại quyết định mà từng cấp quản trị trong doanh nghiệp phải thực hiện để có thể cung cấp loại thông tin thích hợp
- Thông tin cung cấp cho các nhà quản trị cấp cao để ra quyết định mang tính chiến lược: Các loại thông tin nhằm
để hỗ trợ nhà quản trị xác định mục tiêu của tổ chức và
đánh giá các mục tiêu đó trên thực tế có thể đạt được hay không Những thông tin này bao gồm khả năng sinh lời
doanh nghiệp, khả năng của từng bộ phận khác nhau trong
doanh nghiệp, nhu cầu về trang thiết bị, tiền vốn, Đặc
điểm các loại thông tin này là được tập hợp từ nhiều
nguồn (bên trong và ngoài doanh nghiệp), có tính tổng hợp
cao, liên quan đến tổng thể doanh nghiệp, gồm cả thông
tin định lượng và định tính, thích hợp cho các quyết định dài hạn, do đó độ chính xác không cao nên hầu hết chỉ sử dụng để ước tính trong tương lai
- Thông tin cung cấp cho các nhà quản trị cấp trung gian để ra quyết định mang tính chiến thuật: Kế toán quản trị cung cấp các loại thông tin để giúp họ ra quyết
định về sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp, giám sát việc thực hiện các nguồn lực đó Những thông tin này bao gồm các thước đo về năng suất hoạt động, các báo cáo
phân tích biến động, dự báo các dòng tiền, Đặc điểm của nó là chủ yếu được thu thập từ nguồn bên trong (cũng có
tham khảo một số nguồn bên ngoài), được tổng hợp ở mức
độ thấp, tính chất mô tả hoặc phân tích các bộ phận hay hoạt động, thường được soạn thảo định kỳ hay theo yêu
Trang 11Kế Toán Quản Trị 13
- Thông tin cung cấp cho các nhà quản trị cấp cơ sở
để ra quyết định mang tính tác nghiệp: Các loại thông tin này giúp họ điều hành các nhiệm vụ được giao tại cơ sở như phòng ban, phân xưởng, cửa hàng, Đặc điểm của loại thông tin này là được thu thập hầu hết từ các nguồn nội bộ, thông tin được phân tích rất chi tiết từ số liệu thu thập ban đầu, gắn liền với từng công việc cụ thể, thường mang tính định lượng và được soạn thảo
thường xuyên
2 Chức năng
Kế toán quản trị với những chức năng cụ thể giúp cho nhà quản trị có cơ sở thực hiện tốt các chức năng của mình Các chức năng chủ yếu của quản trị hiện nay là: chức năng hoạch định, chức năng tổ chức và điều hành, chức năng kiểm tra, ba chức năng này có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau và xoay quanh chức năng thứ
tư đó là chức năng ra quyết định Chức năng ra quyết định của quản trị tổn tại trong cả ba chức năng trên của
quản trị và là một bộ phận không thể tách rời của ba
chức năng đó '
Trang 1214 Kế Toán Quản Trị Các chức năng kế toán quản trị được thể hiện qua sơ đồ sau: Mục tiêu SXKD Hoat động sản xuất
Thông tin thực La * — kính doanh
hiện vả dự háo ?_.„ ập dự toán : š Hiê SXKD co liên quan Tổng hợp và phân tích | dữ liệu : Báo cáo Kế toán quản trị Quyết định của nhà quản trị |
Sd 80 CHỨC NANG KE TOAN QUAN TRI
I PHAN BIET GIUA KE TOÁN QUAN TRI VA
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
1 Những điểm giống nhau
Kế toán quản trị và kế toán tài chính là hai bộ phận của hệ thống kế toán trong doanh nghiệp nên chúng có
những điểm chung cơ bản như sau:
- Cùng có chung đối tượng nghiên cứu: Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều để cập đến các sự kiện kinh tế trong doanh nghiệp và đều quan tâm đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn sở hữu, doanh thu, chỉ phí, kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình lưu chuyển tiền
Trang 13Kế Toán Quản Trị 15 - Cùng thể hiện trách nhiệm quản lý trên những góc độ khúc nhau: Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều biểu hiện trách nhiệm của người quản lý Rế toán tài chính chú trọng đến trách nhiệm điều hành chung đối với tổng thể doanh nghiệp, còn kế toán quản trị thể hiện
trách nhiệm của nhà quản lý các cấp bên trong doanh
nghiệp Nói cách khác kế toán tài chính và kế toán quản trị đều dự phần vào quản lý doanh nghiệp, Cả hai đều
cùng mục đích giúp cho nhà quản trị sử dụng hiệu quả các
nguồn lực kinh tế trong doanh nghiệp
- Cùng dựa uào một hệ thống dữ liệu ban đầu: Cả hai đều sử dụng các thông tin ban đầu để làm cơ cổ tính toán các chỉ tiêu kinh tế-tài chính Hệ thống ghi chép ban đầu là cơ sở để kế toán tài chính soạn thảo các báo cáo tài chính định kỳ, cung cấp cho các đối tượng ở bên ngoài Đối với kế toán quản trị, hệ thống đó cũng là cơ sở để vận dụng, xử lý nhằm tạo ra các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định của các nhà quản trị Kế toán quản trị sử dụng rộng rãi các ghi chép hàng ngày của kế toán tài chính, song có khai triển và tăng thêm số liệu cũng như nội dụng của các thông tin
2 Những điểm khác nhau
Do lĩnh vực nghiên cứu và mục đích phục vụ khác nhau
nên kế toán quản trị và kế toán tài chính cũng có những
điểm khác nhau cơ bản sau:
- Đối tượng sử dụng thông tín: Đặc điểm này là lý
do chủ yếu dẫn đến sự khác biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính Thơng tin kế tốn tài chính phục vụ cho
nhà quản trị doanh nghiệp nhưng chủ yếu phục vụ cho các đối tượng bên ngoài như: Các cơ quan quản lý Nhà nước,
Trang 1416 Kế Toán Quản Trị
doanh nghiệp Thơng tin kế tốn quản trị chỉ phục vụ cho
các cấp quản trị bên trong doanh nghiệp để giúp họ thực hiện các chức năng quản trị
- Đặc điểm của thông tin: Thông tin của kế toán tài chính chủ yếu phản ánh những sự kiện kinh tế đã xảy ra vì phải tuân thủ theo nguyên tắc khách quan của kế tốn Thơng tin của kế toán quản trị sử dụng cả những số liệu đã xảy ra và số liệu ước tính nhưng đặt trọng tâm chủ yếu
vào tương lai, đáp ứng yêu cầu cho việc điều hành của nhà
quản trị, do vậy thơng tin kế tốn quản trị cần phải linh hoạt, nhanh chóng, kịp thời nên không cần độ chính xác cao như thông tin của kế toán tài chính
- Tính pháp lệnh: Kế toán tài chính chịu sự ràng buộc
rất cao về tính pháp lệnh Nội dung và hình thức của các báo
cáo kế toán tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực đã được các cơ quan quản lý Nhà nước quy định để đảm
bảo tính thống nhất và tính pháp lý của thông tin Ngược lại, nội dung của báo cáo kế toán quản trị không bị ràng buộc bởi bất kỳ một cơ quan chức năng nào, tùy đặc điểm, tình hình
thực tế của doanh nghiệp mà cung cấp những thông tin thích
- hợp, hữu ích cho nhà quản trị ra quyết định
- Phạm 0ì lập báo cáo: Báo cáo của kế toán tài chính cung cấp chủ yếu cho đối dụng sử dụng thơng tin bên ngồi doanh nghiệp nên được lập trong phạm vì tổng thể doanh
nghiệp Báo cáo kế toán quản trị cung cấp thông tin cho
những người sử dụng trong nội bộ nên thường được lập cho
từng đơn vị, bộ phận, ngành hàng, dự án, của doanh nghiệp - Ky han bdo cao: Ky bdo cdo kế toán tài chính theo
quy định của thống nhất của cơ quan quản lý Nhà nước là
năm hoặc nửa năm Báo cáo kế toán quản trị theo nhu cầu
của các cấp quản trị nên không nhất thiết phải theo định
Trang 15Kế Toán Quản Trị 17
Những điểm khác nhau cơ bản giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính được tóm tắt qua bảng sau:
Tiêu thức Kế toán tài chính Kế toán quản trị
- Đối tượng phục vụ
chủ yếu Gả đối tượng bên ngồi DN
cần sử dụng thơng tin trong doanh nghiệp Các cấp quản trị bên - Đặc điểm thông tin + Phản ảnh quá khứ + Tuân thủ nguyên tắc + Độ chính xác cao + Chủ yếu thể hiện bằng + Hướng về tương lai + Linh hoạt, thích hợp + Không nhất thiết phải có độ chính xác cao + Biểu hiện cả bằng giá trị và hiện vật,
thời gian lao động thước đo giá trị Không cần mang tính pháp lệnh Từng bộ phận trách nhiệm cụ thể Tùy theo yêu cầu của nhà quản trị - Tính pháp lệnh Mang tính pháp lệnh - Phạm vi báo cáo Toàn doanh nghiệp Định kỳ, theo qui định của chế độ báo cáo - Kỳ báo cáo
IV MƠ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CÓ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
1 Nguyên tắc chung để xây dựng mô hình bộ
máy kế toán |
Cùng với những vấn để nội dung, việc nghiên cứu để
lựa chọn mô hình tổ chức KTQT tại các doanh nghiệp cũng là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến chất
lượng của thông tin kế toán Trong khi lựa chọn mô hình tổ chức, cần phải tránh hai khuynh hướng thường xảy ra
Một là xem KTTC và KTQT là hai lĩnh vực riêng lẻ, hoặc
ngược lại đơn giản hóa KTQT chỉ là quá trình mở rộng, chi
Trang 1618 Kế Toán Quản Trị
Ở bất kỳ một doanh nghiệp thuộc loại hình nào (công nghiệp, thương mại, dịch vụ, ) các nhà quản lý đều phải thực hiện các chức năng cơ bản như: Lập kế hoạch, tổ chức và điều hành, kiểm tra và ra quyết định Trong đơ, mối quan tâm lớn nhất của các nhà quản trị đoanh nghiệp !à thu thập và xử lý thông tin Muốn thực hiện chức năng thu thập và xử lý thông tin tốt cần hình thành được một bộ máy để thực hiện, liên kết các mối thông tin giữa bộ phận bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp sao cho thông suốt và hiệu quả
Quy trình xây dựng mô hình vì vậy cần tập trung giải quyết ba vấn đề cơ bản sau:
5e Tổ chức bộ máy bế toán doanh nghiệp
Đây là công việc bao gồm nhiều nội dung khác nhau, liên
quan chặt chẽ với nhau như xác định các phần hành kế tốn, phân cơng phân nhiệm các thành viên kế toán Việc tổ chức bộ máy kế toán phải lấy chất lượng, hiệu quả công việc làm
thước đo, sao cho thu thập thông tin vừa đầy đủ, kịp thời, vừa tiết kiệm chi phí trên nguyên tắc bộ máy gọn nhẹ, phù hợp
với khả năng và trình độ quản lý của doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức trong phòng kế toán doanh nghiệp gồm hai bộ phận: KTTC và KTQT Đồng thời căn cứ vào chức
năng nhiệm vụ, tính chất hoạt động và quy mô của doanh
nghiệp, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh của từng nội
dung để xác định các phần hành kế toán và phân công lao
động kế toán Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng
bộ phận, phần hành kế toán, xây dựng mối quan hệ phối
hợp giữa các bộ phận, phần hành kế toán có liên quan sao cho cơng việc kế tốn tiến hành nhanh gọn và có hiệu quả Việc bố trí phân cơng lao động kế tốn đòi hỏi phải phù
hợp với khả năng, trình độ chuyên môn của từng nhân
viên kế toán, nhất là đối với nhân viên phụ trách phần
Trang 17Kế Toán Quản Trị 19
các kỹ năng kế toán nói chung và KTQT nói riêng còn cần phải am hiểu nhiều lĩnh vực có liên quan đến KTQT như:
Marketing, quản trị lao động, quản trị tài chính, khả năng thu thập và xử lý thông tin trên mang, sử dụng
thành thạo các phần mềm tiện ích về tính toán và xử lý thông tin phục vụ cho công tác kế toán quản trị
e Mốt liên hệ thông tin trong nội bộ bế toán
Trong nội bộ kế toán, mối liên hệ thông tin giữa các thành viên trong nội bộ nhằm cung cấp các dữ liệu cần
thiết cho nhau để tập hợp và xử lý thông tin Mối liên hệ
thông tin diễn ra giữa từng bộ phận KTTC hoặc KTQT hay giữa các thành viên của hai bộ phận với nhau Vấn đề quan trọng là cần phải làm rõ mối liên hệ thông tin cung cấp
giữa bộ phận KTTFC và KTQT Dựa trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ của từng bộ phận với nhu cầu thông tin trên các
báo cáo kế toán, cần có sự sắp xếp phù hợp sao cho thông
tin được xuyên suốt giữa nơi cần nhu cầu thu nhận và nơi
cung cấp thông tin Đồng thời chỉ rõ các thông tin cần liên hệ sẽ được hiển thị qua tài liệu, báo cáo nào của kế toán
s Mối liền hệ thông tin kế toứn uới các bộ phận khác của doanh nghiệp
Công việc thu thập và xử lý thông tin của kế toán nói
chung đòi hỏi phải có sự liên hệ giữa các bộ phận trong
doanh nghiệp; Đặc biệt đối với KTQT để có được nguồn cung cấp thông tin nhanh chóng và chất lượng cần có sự phối hợp với các bộ phận chức năng có liên quan khác như kế hoạch, tổ chức, phân xưởng, cửa hàng, Do đó, cần phải làm rõ mối liên hệ thông tin cung cấp giữa phòng kế toán với các phòng ban khác trong doanh nghiệp, mà đặc biệt là thông tin của KTQT Vấn đề này sẽ liên quan đến công tác tổ chức điều
Trang 1820 Ké Todn Quan Tri
Như vậy, doanh nghiệp cần phải xác lập các kênh thông
tin cần thiết giữa các phòng ban, phân xưởng, cửa hàng, quầy hàng, để thỏa mãn việc cung va cầu thông tin trong nội
bộ của doanh nghiệp, sao cho thông tin nhanh chóng và kịp
thời đến tay người sử dụng, tất nhiên là những thông tin hữu ích có chất lượng và cần thiết cho đối tượng sử dụng Yêu cầu đối với thông tin trong các báo cáo quản trị là phải được thiết kế gọn gàng, dễ hiểu, dé kiếm tra đối chiếu
Để xác lập nhu cầu thông tin phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị theo từng đối tượng quản lý trong nội
bộ doanh nghiệp, chúng ta có mô hình sau:
MƠ HÌNH ĐỊNH HƯỚNG THÔNG TIN CHO CÁC ĐỔI TƯỢNG QUẢN TRỊ
Đối tượng quản trị Nhu cầu thông tin để ra quyết định
- Quần trị tài chính |Gác thông tin để ra quyết định về vốn và nguồn vốn
- Quản trị sản xuất — |Thông tin cho điều hành sản xuất kinh doanh hướng tới mục tiêu chung
- Quản trị kinh doanh {Thông tin cho điều hành sản xuất kinh doanh
hướng tới mục tiêu chung
- Quần trị đầu tư Thông tin để quyết định đầu tư vào lĩnh vực nàơ?
ở đâu?
- Quản trị nhân sự |Thông tin cho việc sắp xếp, bố trí nhân sự vào
những phần việc có liên quan 2 Mô hình chung của bộ máy kế toán có kế tốn quản trị
Mơ hình trình bày dưới đây mang tính tổng quát, nhằm định hướng và chỉ ra các bước để tiến hành tổ
chức KTQT tại các doanh nghiệp Tùy theo quy mô, đặc
điểm, yêu cầu quản trị doanh nghiệp, khả năng quản lý và điều kiện trang bị thiết bị thông tin mà doanh
Trang 19Kế Toán Quản Trị 21 Mô hình tổng quát có tính định hướng chung, do đó,
nó được xây dựng trên cơ sở một doanh nghiệp có quy
mô lớn, cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh tương đối hoàn thiện, nhằm mục đích thể hiện rõ mối liên hệ thông tin qua lại giữa các bộ phận trong phòng kế toán
với các bộ phận phòng ban khác ở doanh nghiệp
Xây dựng mô hình tổng quát bộ máy kế toán có KTQT tập trung bốn nội dung chủ yếu như sau:
- Xây dựng bộ máy kế toán doanh nghiệp dựa trên cơ
sở mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, thông qua sơ đồ bộ máy kế toán
- Phân cấp rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
trong phòng kế toán trên cơ sở sơ đồ tổ chức bộ máy kế
toán đã được thiết lập
- Hoạch định rõ mối liên hệ thông tin giữa các bộ
phận trong phòng kế tốn, thơng qua các báo cáo cung
cấp thông tin
- Xây dựng và làm rõ mối liên hệ thông tin của bộ
phận KTQT và các phòng ban khác ngoài phòng kế toán
Trang 2022 Ké Todn Quan Tri
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP THEO MƠ HÌNH CĨ BỘ PHẬN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ RIÊNG BIỆT Trưởng phòng kế toán t _ |Kế toán nguồn vốn| Ì phan tren H9Kp k< Ì Phó Phó shong phong}—*>|Ké toan tai san | | PY foam HBKD pep KTTC } Ké toan chi phí | | Nomen cuu ay án j~—
Kế toán thanh tốn
Mơ hình tổ chức bộ máy kế toán doanh nghiệp trên
gồm hai bộ phận chủ yếu là KTQT và KTTC KTTC do một phó phòng phụ trách nhằm lập các báo cáo tài chính theo các nguyên tắc kế toán chung đã được quy định KTQT do một phó phòng đảm nhận nhằm cung cấp các thông tin từ kế toán cho hoạt động quản trị thông qua các báo cdo KTQT * Chức năng uà nhiệm uụ của từng bộ phận: s Trưởng phòng bế toán: - Tổ chức và điều hành mọi hoạt động trong phòng kế toán
- Chịu trách nhiệm xét duyệt các báo cáo tài chính và cung cấp chúng cho các đơn vị, cơ quan ban ngành bên ngoài doanh nghiệp theo quy định
Trang 21Kế Toán Quản Trị 23
tư vấn cho các cấp độ quản trị trong đoanh nghiệp khi có nhu cầu thông tin cần xử lý
e Bộ phận hế toán tài chính:
- Có nhiệm vụ thu thập đầy đủ, kịp thời các tài liệu pháp quy và các tài liệu khác có liên quan đến công tác KTTC, đồng thời xử lý thông tin theo chế độ kế toán hiện hành để lập cáo báo cáo tài chính theo quy định
+ Phó phòng KTTC: Chịu trách nhiệm lập các báo cáo tài chính và điều hành các phần hành thuộc KTTC Thu nhận thông tin của các bộ phận báo cáo, thực hiện phần
hành kế toán tiền lương và các khoản thanh toán với CB - CNV, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, kế toán thuế
+ Kế tốn ngn uốn kinh doanh: Có trách nhiệm tổ chức hạch toán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo từng nguồn hình thành vốn Trong đó, cần theo dõi chi tiết cho từng tổ chức, từng cá nhân tham gia góp vốn Định kỳ lập báo cáo tăng giảm nguồn vốn kinh doanh để cung cấp cho phó phòng KTTC, kể cả các quỹ dự trữ tài chính, các quỹ xí nghiệp, theo từng loại nguồn vốn và theo từng nguồn cấp như: Ngân sách cấp, Chủ sở hữu, nhận vốn góp liên doanh, bổ sung từ lợi nhuận, và thuyết trình lý do tăng giảm vốn chủ yếu
+ Kế toán tài sản: Chịu trách nhiệm theo dõi biến động chung toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bao gồm: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn (ngoại trừ các
khoản nợ phải thu)
Đối với các loại tài sản thuộc tài sản ngắn hạn phải
tuân thú các nguyên tắc phản ánh và đánh giá giá trị quy định cho từng loại tài sản, vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn,
Trang 2224 Kế Toán Quản Trị Đối với tài sản dài hạn phải theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình (trong đó bao gồm tài sản cố định thuê tài chính) theo chỉ
tiêu nguyên giá và giá trị hao mòn Phản ánh giá trị hiện
có về tình hình tăng giảm các loại đầu tư tài chính dài
hạn, và tình hình thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản đang diễn ra ở doanh nghiệp Riêng đối với tài sản cố định và đầu tư dài hạn, định kỳ báo cáo chỉ tiết tình hình
biến động tài sản và nêu lý do tăng giảm chủ yếu để báo
cáo cho phó phòng KTTTC
+ Kế toán chỉ phí: Theo đõi toàn bộ phát sinh của các
khoản mục chỉ phí trong doanh nghiệp bao gồm các khoản
thuộc chi phí sản xuất và các tài khoản chi phí ngoài sản xuất theo các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất, theo mục đích, công dụng của chi phí phục vụ cho yêu cầu tập hợp và tính giá thành sản phẩm
- Tổ chức tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất theo
đúng đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phi da xác định
- Tổ chức vận dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm phù hợp với yêu cầu quản lý của Nhà nước và đặc điểm, tình hình của doanh nghiệp
- Tổ chức theo dõi các chỉ phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ dịch vụ
- Tổ chức theo dõi các khoản chỉ phí quản lý chung của doanh nghiệp, bao gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chỉ
phí quản lý hành chính, chi phí chung khác có liên quan
đến hoạt động của doanh nghiệp
- Lập các báo cáo tính giá thành sản phẩm, báo cáo tập
Trang 23Kế Toán Quản Trị 25
+ Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm theo đõi tất cả
các khoản công nợ phải thu và các khoản phải trả của doanh nghiệp
Nội dung các khoản phdi thu bao gồm:
- Các khoản nợ tạm ứng
- Các khoản phải thu của khách hang - Các khoản phải thu nội bộ
- Và các khoản phải thu khác
Nội dung các bhoản nợ phải trả bao gồm:
+ Nợ ngắn hạn: gồm vay ngắn hạn, thương phiếu phải
trả, tiên phải trả cho người bán, các khoản chi phí trả
trước, các khoản nợ ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản nợ
ngắn hạn khác, (Riêng các khoản thanh toán với CB-CNV
và thanh toán với thuế do phó phòng KTTTC theo dõi)
+ Nợ dài hạn: Bao gồm vay dài hạn cho đầu tư phát
triển, các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn, các khoản
trả dài hạn khác
Các khoản nợ phải thu và nợ phải trả phải được kế toán hạch toán chỉ tiết cho từng đối tượng phải thu, phải
trả và ghi chép theo từng lần thanh toán
Trên đây là một số phần hành cơ ban cua bé phan KTTC thông qua mô hình chung, trong thực tế tùy theo quy mô, đặc
điểm của doanh nghiệp mà kế toán trưởng có thể bố trí,
phân nhiệm sao cho phù hợp, gắn liền với mục tiêu phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý, tập hợp thông tin và lập các
báo cáo tài chính
e Bộ phận bế toán quản trị:
Có nhiệm vụ thu thập, tổng hợp, xử lý, cung cấp thông tin theo yêu cầu của các cấp độ quản trị, đồng thời lập các báo cáo phản ánh các thông tin tương ứng theo yêu cầu của
Trang 2426 Ké Todn Quan Tri
+ Phé phéng KTQT: Chiu trach nhiệm điều hành các phần hành KTQT, tiếp nhận các thông tin theo yêu cầu quản trị cần thiết cho việc đánh giá và ra quyết định, qua đó định hướng cho công tác thiết lập các báo cáo KTQT,
nhằm chỉ rõ thông tin hữu ích cho các báo cáo thích hợp với từng đối tượng quản trị khác nhau trong doanh nghiệp
+ Phân tích hoạt động hính doanh: Có nhiệm vụ xử lý
các thông tin nhằm so sánh, đánh giá chính xác, cụ thể các chỉ tiêu kết quả kinh tế đã đạt được so với các mục tiêu đặt ra (kế hoạch, dự toán, định mức), đồng thời thiết lập các
báo cáo có dạng so sánh để xác định rõ các nguyên nhân đã
ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình và kết quả
kinh doanh Áp dụng các phương pháp thích hợp để xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tế đến hiện tượng và kết quả kinh doanh Từ đó đưa ra các kết luận cụ
thể và đề xuất được các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp để phục vụ công tác quản lý, động viên khai thác tiểm năng trong nội bộ đoanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất với chì phí thấp nhất
+ Dự toán hoạt động sản xuất binh doanh: Có nhiệm vụ thu thập thông tin để thiết lập các báo cáo cho dự toán sản xuất kinh doanh Giải thích rõ tầm quan trọng và lợi ích của việc lập các dự toán sản xuất kinh doanh, đồng thời nêu lên mối quan hệ qua lại giữa các dự toán, mối liên
hệ giữa các bộ phận có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho
việc lập dự toán đối với các cấp độ quản trị khác nhau Một yếu tố quan trọng của việc soạn thảo các bảng dự
toán là bộ phận dự toán phải trình bày sự khác biệt và xác
định rõ yêu cầu của dự toán là ngắn hạn hay dài hạn; Căn cứ theo từng mục tiêu, xác định cụ thể số lượng các bảng dự toán và biểu mẫu cần thiết để xây dựng dự toán Làm
rõ quy trình và phương pháp lập dự toán sao cho dự toán
Trang 25Kế Toán Quản Trị 27
+ Nghiên cứu dự án:
Có nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực chỉ phí, các tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp Nghiên
cứu các dự án sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của hoạt động quản trị, cụ thể như:
- Xây dựng các định mức lượng và giá của chi phí sản
xuất cho hoạt động quản trị doanh nghiệp
- Hoàn thiện các tiêu thức phân bổ chỉ phí gián tiếp,
các phuơng pháp phân bổ chỉ phí bộ phận phục vụ
- Nghiên cứu các dự án kinh doanh được đưa ra xem xét
để thẩm định đầu tư như huy động vốn kinh doanh, sử dụng vốn kinh doanh cho mục đích gì và cho nơi nào để có hiệu quả tốt nhất, chính sách về lợi tức và phân chia lợi
tức cần thực hiện như thế nào ?
e Mối liên hệ thông tin cung cấp giữa bộ phận ké toán quan trị uới bộ phận kế toán tài chính uà các
phòng ban hhúc:
Để bộ phận của KTQT thực hiện được các chức năng đã
dé ra, bộ phận của KTQƒT phải nhận được thông tin của các
bộ phận khác cung cấp, bao gồm thông tin thu thập từ bộ phận KTTC trong nội bộ phịng kế tốn và thơng tin từ các phòng ban khác có liên quan Đồng thời bộ phận KTQT cũng cung cấp các thông tin cho các phòng ban khác qua các báo cáo cho các cấp độ quản trị, thông qua các tín hiệu thông tin trên các báo cáo để đánh giá và ra quyết định kinh doanh
Định hướng xây dựng mối liên hệ thông tin qua lại của
KTQT với KTTC và các phòng ban khác như sau: e Bộ phận phân tích kinh doqrth:
- Nhận thông tin tổng hợp và thông tin chỉ tiết từ các tổ kế toán của bộ phận KTTC, tùy theo mức độ và yêu cầu
Trang 2628 Kế Toán Quản Trị lượng cũng như loại thông tin cần cung cấp Ngoài ra, cần
được bộ phận dự toán cung cấp các báo cáo dự toán để làm
căn cứ phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh
- Thu thập thông tin trên các báo cáo sản xuất kinh
doanh, các bộ phận sản xuất và bán hàng, các thông tin cung
cấp từ phòng tổ chức nhân sự, phòng quản trị hành chính về
mức lương và thu nhập của Cán Bộ - Công Nhân Viên, mức
chi phí vốn và tỷ suất tài chính trung bình của ngành, Sau khi phân tích, đánh giá các báo cáo, thông tin cần được phản hồi cho các bộ phận chức năng tương ứng sử dụng
e Bộ phận dự tốn:
- Nhận thơng tin tổng hợp từ các báo cáo tài chính như bảng cân đối tài sản, bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ và các thông tin chỉ tiết về thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất
Các thông tin này nhận từ các tổ kế toán có liên quan của
bộ phận KTTC để soạn thảo các dự tốn Ngồi ra còn cần đuợc bộ phận nghiên cứu dự án cung cấp các định mức chi phí như: định mức vật tư, nguyên liệu cần thiết dùng trong sản phẩm, sử dụng lao động, chi phí lao động cho một sản phẩm hoặc đơn vị thời gian nhất định để giúp cho việc lập
các dự toán thuận lợi, dễ dàng và có cơ sở
- Riêng thông tin cung cấp từ các phòng ban khác, tổ
dự toán cần các đữ liệu thông tin về giá cả, số lượng bán
Trang 27Ké Todn Quan Tri 29
e Bộ phận nghién cứu dự ứn:
- Yêu cầu cung cấp thông tin về các kết quả phân tích từ bộ phận phân tích kinh doanh để làm cơ sở xây dựng các chuẩn mực chi phí và các tiêu thức phân bổ chỉ phi
- Thu thập thông tin từ phòng kỹ thuật để xác định các
chuẩn mực chi phí và tiêu thức phân bố chi phí; Thông tin
của bộ phận tiếp thị, phòng xuất nhập khẩu, phòng thu
mua để biết giá bán trên thị trường trong và ngoài nước,
giá cả nguyên vật liệu cho yêu cầu sản xuất Thông tin từ
phòng quản lý nhân sự và quản lý hành chính để nắm được giá phí và các dịch vụ như điện nước, vận chuyển
dịch vụ mua ngồi Thơng tin thu thập từ phòng hợp tác
đầu tư để có những dự thảo về các phương án đầu tư mở rộng sản xuất, mua máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất Tóm lại, các bộ phận này sẽ đưa ra những dự báo về doanh
thu bán bàng, chi phí nguyên vật liệu, lao động và những
dự báo khác có liên quan đến công tác nghiên cứu dự án
như sự thay đổi về chính sách kinh tế của Chính phủ, tình
hình biến động kinh tế trong và ngoài nước, sự thay đổi các chính sách kinh tế về thuế và doanh thu, thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu
V CÁC KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA KẾ
TOAN QUAN TRI
Phần lớn thông tin do KTQT cung cấp nhằm phục vu chức năng ra quyết định của nhà quản trị Đây là một khâu quan trọng, xuyên suốt trong quá trình hoạt động của
doanh nghiệp từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho
đến kiểm tra, đánh giá Các thông tin phục vụ cho quá
trình ra quyết định thường không có sẵn, do đó KTQT
phải vận dụng một số kỹ thuật nghiệp vụ để xử lý chúng
thành dạng phù hợp với nhu cầu của nhà quản trị Có các
Trang 2830 Kế Toán Quản Trị 1 Nhận diện và phân loại chỉ phí ở các góc độ khác nhau:
Chi phí của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế
quan trọng, một trong những nhân tố ảnh hưởng đến kết
quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh Để quản lý tốt chỉ
phí, kế toán quản trị có các kỹ thuật và phương pháp nhận diện và phân loại chi phí theo từng góc độ khác nhau,
nhằm thiết kế thông tin chi phí phù hợp với từng yêu cầu
của nhà quản trị
2 Phân tích thông tin:
Thông tin sẽ vô dụng nếu thiếu tiêu chuẩn so sánh với nó Do vậy thông tin được thiết kế trên các báo cáo phải
có dạng so sánh được Sau khi tập hợp và phân loại thông tin, KTQT ap dụng các phương pháp phân tích như phương
pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch, phương pháp
hồi quy tuyến tính, để chuyển các thông tin trên thành
các thông tin hữu ích cho từng nhà quần trị
3 Thiết kế thông tin trên các báo cáo:
Hệ thống thông tin được thiết kế phải đảm bảo thỏa mãn các báo cáo theo yêu cầu đa dạng cho những đối tượng có nhu cầu thông tin khác nhau Tùy theo đặc điểm riêng biệt của từng doanh nghiệp, kế toán quản trị có thiết kế
những biểu mẫu, báo cáo nhằm phục vụ cho quá trình ra các
quyết định, lập kế hoạch và điều hành của nhà quản trị
4 Trình bày mối quan hệ giữa các thông tin dưới dạng mô hình, phương trình và đồ thị
Thông tin nhiều lúc cần được trình bày dưới dạng tổng
quát để nhìn thấy xu hướng diễn biến của nó đưới góc độ
nhận định và dự đoán của nhà quản trị căn cứ vào những
dữ liệu đã có và mối quan hệ đã xác định Vì thế, KTQT sử
Trang 29Kế Toán Quản Trị 31 thông tin, nhằm thể hiện khái quát nhưng rõ nét nhất mối quan hệ giữa các thông tin với nhau, và xu hướng biến thiên của thông tin, hỗ trợ cho công tác phân tích, lập dự
toán trong hoạt động SXKD của nhà doanh nghiệp
VI KINH NGHIỆM VỀ THỰC HIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1 Quá trình hình thành và phát triển của KTQT trên thế giới
Quá trình hình thành và phát triển của kế toán gắn liển với quá trình hình thành và phát triển của xã hội
Khi sản xuất hàng hóa phát triển và kinh tế thị trường
xuất hiện đòi hỏi các nhà quản lý phải quan tâm đến chi
phí sản xuất, chi phí hoạt động của doanh nghiệp mình, quan tâm đến các yếu tố của quá trình cạnh tranh, cần phải có những thông tin cụ thể, chi tiết và hữu ích về chỉ phí, kiểm soát được chi phí để có những quyết định đúng đắn, kịp thời trong quá trình quản lý Chính vì thế, một bộ
phận, một ngành kế toán mới ra đời đó là kế toán chi phí
bên cạnh cơng cụ kế tốn cũ (kế toán tài chính) Kế toán
chi phí được xem như xuất hiện và phát triển đầu tiên ở
Anh Quốc vào cuối thế kỷ 19
Theo lịch sử truyền thống của KTGQÏT, hầu hết các thủ tục tính giá thành trước cuối thế kỷ 19 đều rất thô sơ Hệ
thống giá thành ban dau hầu như chưa có phương pháp và người ta chưa có bất cứ nỗ lực nào nhằm sắp xếp, phối hợp chúng với các sổ sách tài chính hay thương mại Chúng là hệ thống giá thành chủ yếu, hệ thống này tính giá thành
dựa trên giá phí lao động và nguyên vật liệu trực tiếp Vấn
đề tổng chi phí chưa được xét đến
Trang 3032 Kế Toán Quản Trị trọng tại đây, nơi mà sự buông lỏng quá lớn nhu cầu của sản phẩm kỹ thuật và máy móc công nghệ, đã dẫn đến cạnh tranh quyết liệt và giá cả giảm sút nghiêm trọng Bất ngờ, KTQT trở nên quyết định đối với sự sống còn của nhiều doanh nghiệp trong việc tính toán giá thành sản xuất
S.Paul Garner, một trong số những sử gia lâu đời của KTQT, đã mở ra một bước ngoặt trong việc phát triển
KTQT vào những năm 1885 Trong cuốn sách “Sự phát triển của kế toán giá thành” đầu năm 1925, Ông ta đã mô
tả hết sức chi tiết sự phát triển nhanh chóng sau thời kỳ
này Tổng chi phí cũng như chi phí lao động, nguyên vật
liệu bắt đầu được xác định và chia thành từng phần đối với
những sản phẩm khác nhau trong cùng một quá trình sản
xuất Ngoài ra, việc ghỉ chép và tính toán giá thành sản phẩm cũng được hợp nhất với các tài liệu về tài chính trong phạm vi hệ thống kế toán kép mở rộng
Cuốn sách đầu tiên đưa ra các phương pháp phân loại
cho việc thực hiện tính toán giá thành sản phẩm là “Kế
toán xí nghiệp” của hai tác giả người Anh: Emile Gareke
và dJ.M Fells Garner đã mô tả ấn phẩm của mình phát
hành năm 1887: “Khả năng thắng lợi của công việc trong việc vận dụng kế toán vào quản trị doanh nghiệp” là cao hơn bất kỳ cuốn sách nào đã từng xuất bản Cuốn sách này đã được xuất bản qua bốn lần cho tới 1893, mỗi lần tái bản bao hàm sự chọn lọc và thảo luận các phương pháp mới nhất nhằm đưa ra các phương pháp, kỹ thuật để thực hành
công việc tính giá thành hiệu quả hơn
Vị trí dẫn đầu Anh Quốc trong việc phát triển KTQT
đã nhanh chóng được tiếp nối bởi Hoa kỳ sau năm 1900
Những người tiên phong như A.Hamilton Church và John
Whitmore đã bắt đầu mở rộng hơn việc phát triển và xây
dựng ra các phương pháp tính giá thành chính xác và đáng
Trang 31Kế Toán Quản Trị 33
các chi phí hỗn hợp đối với sản phẩm bước đầu được phân tích, một sự nỗ lực và hoạt động rất tích cực đã được tập trung cho một đề tài gây nhiều tranh cãi là làm thế nào để tính được chi phí toàn bộ Cho đến thập niên thứ hai của thế kỷ 20, vấn đề là làm sao để tính toán cho được sản
phẩm đở dang và phế liệu phế phẩm đã được giải quyết
triệt để, các phương pháp đưa ra tiêu chuẩn tính giá thành
của những năm 1920 đã được hoàn thiện
Trong phần kết luận của cuốn sách “Sự phát triển của
KTQT”, Garner đã tóm tắt quan điểm của ông về lịch sử KTQT như sau “Các lý thuyết về thủ tục tính toán giá phí đã mở rộng như một hệ quả tất yếu của môi trường công nghệ của nó Sự phát triển của hàng loạt xí nghiệp suốt
hàng trăm năm qua, sự cải tiến rộng lớn các phương pháp
sản xuất và kỹ thuật, đồng thời sự cạnh tranh mãnh liệt
do mở rộng thị trường, tất cả đã là nguyên nhân làm cho
người sản xuất nhận rõ hơn giá trị đầy đủ về sự cần thiết các thông tin thích hợp đối với giá cả sản phẩm của họ
KTQT như là một công cụ quản lý và là phương pháp quan
trọng nhất để đạt được kết quả như mong muốn”
Trong suốt những năm 1950 và 1960, các chuyên viên kế toán hàng đầu phát hiện ra rằng chi phí sản phẩm đã
được xây dựng nhằm mục đích báo cáo tài chính đã thực sự
lôi cuốn các nhà quản trị kinh doanh Các quản trị gia đưa
việc sử dụng chi phí cho một sản phẩm đã được tính tốn
thơng qua kế tốn, các chỉ số này làm cơ sở cho việc quyết
định về khả năng lợi nhuận, giá bán sản phẩm và kiểm
soát quản lý doanh nghiệp Với một nhận thức lớn hơn
trong việc sử dụng các đữ liệu kế toán chỉ phí nội bộ này, các chuyên viên kế toán bắt đầu phát minh ra các trình tự kế toán chi phí thích hợp nhất đối với các quyết định
Trang 3234 Kế Toán Quản Trị
những người sử dụng nội bộ Việc tập hợp, thu thập các tài liệu chi phí, phân loại tính toán các chi phí được thực hiện
để báo cáo cho các người sử dụng bên trong xí nghiệp Khi các chuyên viên kế toán tìm ra được các qui trình
của kế toán chi phí phù hợp với việc ra quyết định và kiểm
tra của nhiều dự toán khác nhau, họ thừa nhận rằng sự tổng hợp hay xác định giá thành sẽ thay đổi khi có sự thay đổi của những quyết định được thực hiện với các dữ liệu chỉ phí Không có sự phân chia chi phí duy nhất thích hợp như
nhau cho tất cả các quyết định Đây là vấn đề bắt đầu của
KTQT, nó chú trọng đến việc xác định chi phí cho những quyết định và kiểm tra nội bộ hơn là báo cáo tài chính
Vào cuối những năm 1960 và đầu năm 1970, một nhóm
các chuyên viên KTQT đã phát triển nỗ lực để hợp hai
phương pháp trước đây thành một khung khái niệm lớn
hơn Phương pháp thơng tin kế tốn này đã xem hệ thống KTQT như là một kiểu hệ thống thông tin đặc biệt Sự phát triển gần đây trong lý thuyết phân tích thống kê và lý thuyết về nền kinh tế đưới góc độ không ổn định đã chỉ ra rằng, thông tin là một mặt hàng và có thể trao đổi mua bán giống như các loại hàng hóa khác
Năm 1975, Horn Gren phân loại nhu cầu thông tin này như một biện pháp thực sự có giá trị đối với KTQT Giá trị của thông tin được thu thập từ phương pháp tiếp cận môi trường bởi người ra quyết định, hay rủi ro của các quyết định đều bắt nguồn từ nhận định phân tích các hệ thống thông tin thu thập được của KTQT đối với các nhà quản lý
Trong vài thập niên gần đây, cùng với sự thay đổi của
các phương pháp sản xuất tiên tiến, sự phát triển nhanh
chóng của các phương tiện thông tin và hỗ trợ đắc lực của
computer, KTQT da phát triển mạnh mẽ và không dừng
Trang 33Kế Toán Quản Trị 35 nhuận đơn thuần Các chuyên gia hàng đầu về KTQT' của
các nước phát triển đã biết kết hợp mơn kế tốn này với nhiều lĩnh vực chuyên môn khác của những ngành học như: quản trị học, marketing, kinh tế học, toán ứng dụng, tin học ứng dụng để KTQT thực sự trở thành một trong những công cụ quản lý khoa học và hiện đại của các doanh nhân trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay
2 Nhận thức khác nhau về kế toán quản trị ở một số nước
Các quốc gia được tập trung nghiên cứu, và xem xét về vị trí và vai trò của KTQT và nhận thức của họ về kế toán
quản trị là các nước: Anh, Mỹ, Nhật và Tây Đức Đây là
bốn nước có nền kinh tế khá phát triển; Các nước này đều
nằm trong nhóm G8, là nhóm có nền công nghiệp phát triển vào hàng đầu thế giới; Hơn nữa các chính sách về
KTQT đã được áp dụng sớm, triệt để và có hiệu quả vào chiến lược phát triển SXKD của họ
Trong các xí nghiệp Anh-Mỹ, chiến lược về áp dụng các kỹ thuật phân tích KTQT đã được hiểu là các báo cáo
mang tính chất nhiệm vụ và tâm nhìn khoa học cho sự
phát triển Ở đây, KTQT đã được xem như một công cụ
chiến lược của nhiều nhà quản lý doanh nghiệp; Mặc đầu
qua một sự kiểm tra chặt chẽ hơn đã cho thấy rằng, có một số không ít các nhà quản lý thật sự hiểu được rằng
KTQT sẽ giúp họ thực hiện chiến lược và nâng cao cạnh
tranh như thế nào Các nhà quản trị lão thành Anh-Mỹ
thích phương pháp kế tốn khơng liên quan đến công nghệ
sản xuất, bổ qua việc thực hiện và quản lý của KTQT đối
với các kỹ thuật viên và kỹ sư công nghệ Tuy nhiên nội
dung của các tài liệu được xem xét, báo cáo bởi những người “phi kế toán” được coi là “giả mạo”, đặc biệt từ báo
Trang 3436 Kế Toán Quản Trị tại các công ty Anh-Mỹ có xu hướng chú trọng vào việc đánh giá đầu tư và các thước đo thành tích Nhiều công ty
Anh-Mỹ chú trọng đến các phương pháp phân tích KTQT như: phân tích lãi lỗ cơ hội, phân tích giá phí và quyết định giá cả, định giá chuyển nhượng Một vài công ty và
chuyên gia kinh tế Anh-Mỹ cho rằng KTQT tốn nhiều thời
gian, công sức, chi phí cũng như việc vận dụng nó là khá
phức tạp Tuy nhiên, một điều nghịch lý là họ lại đang tìm kiếm một giải pháp tốt hơn cho việc cung cấp các phương pháp kỹ thuật để kiểm soát tài chính hữu hiệu hơn trong lĩnh vực đầu tư sản xuất; Trong khi đó họ có thể chọn lựa một hay nhiều phương pháp của KTQT thích hợp thay vi
“phớt lờ” chúng
Nhiều nhà phê bình Anh - Mỹ về việc vận hành KTQT đã không đồng tình với những lý lẽ mà một số người quản
lý dựa vào đó để xuyên tạc về lợi ích và vai trò của thông
tin KTQT Các chuyên gia này khẳng định rằng, các phương pháp phân tích trong KTQT đã góp phần quyết định chủ
yếu cho việc thực hiện thành công quá trình sản xuất, đặc
biệt là khả năng nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp
Tại Nhật, trong suốt thời kỳ hậu chiến, sự thành công của kinh tế Nhật Bản nhờ vào việc khai thác có hiệu quả những phương pháp công nghệ sản xuất mới và quản tri
tài chính tối ưu như kế hoạch nhu cầu về nguyên vật liệu,
kế hoạch nguồn vốn sản xuất và quản trị chất lượng toàn
diện một cách kịp thời Các nhà nghiên cứu Phương Tây
đã quan tâm, xem xét đến kết quả của sự phát triển khoa học quản trị ở Nhật Tại đây các nhà quản lý Nhật được quan niệm rằng đã tạo ra một lực lượng lao động đầy kỹ xảo, hay “đa tác dụng”, đặc biệt nổi bật về “lao động có tổ
Trang 35Kế Toán Quản Trị 37 những nhà quản lý quan tâm, khai thác triệt để và có hiệu
quả với các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ đắc lực của máy vi tính Trong các nội dung của KTQT, những nhà quản lý người Nhật thích các lĩnh vực “kỹ thuật phân tích”, hay “tự
động hóa quản trị” hơn Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy việc khai thác các kỹ thuật phục vụ khách hàng, hệ thống mở, ứng dụng quản lý trong thiết kế các phần mềm
vi tính đã trở nên phổ biến hơn trong quá trình quản trị xí
nghiệp tại đây Vì thế, những lý lẽ đầy sức thuyết phục đã khuyến khích các nhà quản lý Phương Tây đi theo phương pháp “Thực hành quản trị Nhật, trong đó vai trò kế toán
quản trị được cho là nhiệm vụ trọng tâm để có thể làm tăng vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và
trên trường quốc tế, một quy trình đã được ghi là “Nhật hóa” của nền công nghiệp Anh - Mỹ
Giống như ở Nhật, các công ty Tây Đức có cùng tầm nhìn lâu đài về chiến lược ứng dụng kỹ thuật phân tích KTQT dài hạn đối với việc mở rộng và phát triển công ty
Trong các công ty Tây Đức, các phương pháp vận hành
KTQT đã được sử dụng như hoàn vốn đầu tư, vốn dự trù có
chiết khấu, phân chia phí tổn và phân tích giá phí Các
quần trị gia đã nhận thức rằng các phương pháp này mặc dù chưa hoàn toàn thỏa đáng trong quản trị doanh nghiệp,
nhưng họ đã thấy được lợi ích chiến lược mang lại từ KTQT trong một phạm vi ứng dụng rộng hơn, ví dụ huấn luyện về phát triển kỹ năng ứng xử nội bộ đã được xem là chìa khóa vươn tới những kết quả tích cực, khả quan từ
phân tích KTQT Các phương pháp như phân chia thị
trường và cải tiến chất lượng sản phẩm từ thông tin kinh
tế cũng rất quan trọng, đôi khi điều này có nghĩa là ước
Trang 3638 Ké Todn Quan Tri
đoàn đã đuợc đảm bảo bởi sự quan tâm của các cổ đông
chính thức, nơi mà lợi nhuận ngắn hạn đã không được ưa chuộng hơn là đầu tư vốn dài hạn; Đến lượt mình, KTQT
đã được mô tả như một “chức năng dịch vụ” trong các xí nghiệp Tây Đức phục vụ cho việc đo lường và tính toán khả năng gặt hái doanh lợi của doanh nghiệp
Cũng như các xí nghiệp của Nhật, phương pháp phân
loại trong các khoản mục chi phí trong KTQT không dễ
dàng được chứng minh là hoàn thiện Các hình thức rủi ro
cao của đầu tư vốn trong phân tích kinh tế được xem như
có tính “chiến lược” Vấn để này cũng đã xuất hiện tại các công ty Anh-Mỹ Tuy nhiên, chiến lược về KTQT ở Nhật
và Tây Đức đã được thực hiện rộng rãi và phổ biến hơn Ở
đây, KTQT' có thể đóng vai trò sống còn trong việc giám
sát tiến trình thực hiện sản xuất công nghệ Xu hướng hiện nay, các nhà quản lý thường ước lượng quá trình thực
Trang 37CHƯƠNG 2
CHI PHi VA PHAN LOAI CHI PHI
Chi phí rất quan trọng đối với doanh nghiệp, là một trong những chỉ tiêu chất lượng để đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp Do vậy vấn đề cần đặt ra là làm sao kiểm soát được chi phí Mà muốn kiểm soát được chỉ phí thì phải biết cách nhận diện, phân loại chi phí trên nhiều góc độ khác nhau Trong chương này, kế toán quản trị sẽ giải quyết các yêu cầu trên nhằm giúp cho các nhà quản trị có được những thông tin thích hợp về chi phí cho
mục đích quản trị doanh nghiệp
I KHAI NIEM CHI PHI
Chi phí là khái niệm co bản nhất của bộ mơn kế tốn, của việc kinh doanh và trong kinh tế học Chi phí có thể được hiểu là các hao phí về nguồn lực để doanh
nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể Nói đơn giản hơn, chỉ phí của doanh nghiệp là tất cá các chi phí
tổn tại và phát sinh gắn liên với doanh nghiệp, từ khâu
thành lập và duy trì tới khâu tạo ra sản phẩm hàng hóa và tiêu thụ chúng
- Trong kế toán tài chính, chi phí được định nghĩa như
một khoản hao phí bỏ ra để đạt được mục đích nào đó,
nghĩa là nó mất đi để đổi lấy một khoản thu về dưới dạng
vật chất cụ thể hoặc dưới dạng dịch vụ được phục vụ đã
Trang 3840 Kế Toán Quản Trị - Trong KTQT, chi phí được sử dụng theo nhiều cách
khác nhau và cho nhiều mục đích khác nhau Do vậy, nó
được phân loại theo nhiều cách, tùy theo mục đích sử dụng của nhà quản trị trong từng quyết định :
Điều quan trọng là khi nhận định chi phí của một loại sản phẩm hàng hóa cụ thể, phải tìm hiểu đầy đủ quá trình vận động của sản phẩm đó trong doanh nghiệp cũng như
trên thị trường có liên quan
II Ý NGHĨA CỦA CHI PHÍ ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN
TRỊ DOANH NGHIỆP
Chi phí là một trong những yếu tế trọng tâm trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà quản trị Chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi nhuận, tài sản, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nhận diện và thấu hiểu cách phân loại và ứng xử của từng loại chỉ phí là điều mấu chốt để có thể quản lý tốt chỉ phí, từ
đó có những quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức
điều hành hoạt động kinh doanh của nhà quản trị
Ill PHAN LOẠI CHI PHÍ
Chi phi cua doanh nghiệp bao gồm nhiều loại và được
phân chia theo nhiều cách khác nhau tùy theo yêu cầu của
quản lý doanh nghiệp
1 Phân loại theo chức năng hoạt động:
Phân loại chỉ phí theo chức năng hoạt động có tác dụng:
- Cho thấy vị trí, chức năng của từng khoản mục chỉ phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
- Là căn cứ để tập hợp chi phí theo từng hoạt động
chức năng và là cơ sở để tính giá thành sản phẩm
- Cung cấp thông tin có hệ thống cho việc lập các báo
Trang 39Kế Toán Quản Trị 41 1.1 Chỉ phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền mà doanh
nghiệp bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất ra sản phẩm
hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng trong một
thời gian nhất định
Kế toán quan trị phân loại chi phí sản xuất theo hai
góc độ:
e Phân loại chỉ phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chỉ phí uới sửn phẩm: chỉ phí sản xuất sản phẩm được chia thành chỉ phí sản xuất trực tiếp và chi phí sản
xuất gián tiếp
- Chi phí sản xuất trực tiếp gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phi sản xuất gián tiếp, còn gọi là chi phí sản xuất
chung, bao gồm tất cả các chi phí còn lại trừ các chi phi trực tiếp đã nêu trên
e Phân loại chỉ phí sản xuất theo mối quan hệ với quá trình sản xuất: chi phí sản xuất được chia thành chỉ
phí ban đầu và chi phí chuyển đối
- Chi phí ban đầu: gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
và chi phí nhân công trực tiếp Chi phí ban đầu phản ánh
mức chi phí chủ yếu gắn liền với sản phẩm
- Chi phí chuyển đổi: gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Chi phí này phản ánh mức phí cần thiết để chế biến nguyên liệu thành thành phẩm
1.2 Chi phi ban hang va chi phi quan lý doanh nghiép
1.3.1 Chỉ phí bán hàng: Là toàn bộ chỉ phí phat sinh trong quá trình quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa,
Trang 4042 Ké Todn Quan Tri phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí
bảo hành sản phẩm, hàng hóa, chi phí bảo quản, đóng gói,
vận chuyển,
1.9.2 Chỉ phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ chỉ
phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn
doanh nghiệp
1.8 Chi phí tài chính
Chi phí tài chính là những chi phí liên quan đến hoạt
động tài chính và kinh doanh về vốn như: lãi tiền vay vốn,
chiết khấu thanh toán dành cho khách hàng, chi phí phát
sinh trong quá trình mua bán chứng khoán,
1.4 Chỉ phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chỉ
phí khác
1.4.1 Chỉ phí thuế thu nhập doanh nghiệp: là khoản
tiền mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đóng góp vào ngân
sách nhà nước căn cứ vào kết quả kinh doanh của một kỳ hoạt động Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong tương lai phát
sinh từ việc các khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả
trong năm, và việc hoàn nhập số thuế thu nhập hoãn lại
phát sinh từ các năm trước
1.4.2 Chỉ phí khác: là những khoản chi phí phát sinh