MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được một số khái niệm cơ bản về an toàn nghề nghiệp và chấn thương lao động. 2. Phân tích được các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích nghề nghiệp 3. Đưa ra được những giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu nguy cơ hạn chế tai nạn thương tích xảy ra tại nơi làm việc. NỘI DUNG 1. Khái niệm và định nghĩa An toàn nghề nghiệp hay vệ sinh an toàn lao động (Occupational Health and Safety) nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho người lao động tại nơi làm việc góp phần phát triển sản xuất. An toàn nghề nghiệp mang tính khoa học, kinh tế và nhân đạo đặc biệt. 1.1. An toàn nghề nghiệp Trong quá trình lao động sản xuất thường phát sinh những yếu tố độc hại và nguy hiểm như làm việc trên cao, nhiệt độ cao, hoá chất độc, tia phóng xạ và chất phóng xạ, cháy, nổ, điện cao thế, lở đất, sập hầm, không đủ phương tiện bảo vệ cần thiết v.v… gây mất an toàn dẫn đến chấn thương lao động, có thể gây ra tàn phế hoặc tử vong, đó là những yếu tố không an toàn nghề nghiệp. Mặt khác, trong môi trường lao động còn tồn tại những yếu tố tác hại nghề nghiệp như yếu tố vật lý (vi khí hậu, tiếng ồn…), yếu tố hoá học và hoá lý (hoá chất độc, bụi), yếu tố sinh học (vi khuẩn, siêu vi trùng, ký sinh trùng, côn trùng, nầm mốc…) người lao động khi tiếp xúc một hoặc nhiều yếu tố đó có nồng độ vượt quá nồng độ giới hạn cho phép hoặc quá ngưỡng sinh học sẽ bị ảnh hưởng gây ra những rối loạn sinh lý, sinh hoá không hồi phục dần dần gây nên bệnh tật, cũng được gọi là không an toàn nghề nghiệp. Như vậy an toàn nghề nghiệp chính là sự bảo đảm những điều kiện để những yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trình lao động sản xuất không gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động như bệnh nghề nghiệp tia nạn lao động hoặc tử vong. 1.2. Một số khái niệm 1.2.1. Khái niệm tai nạn lao động (Theo thông tư số 142005TTLTBLĐTBXH BYTTLĐLĐVN) Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ luật Lao động như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi làm việc. Những trường hợp sau được coi là tai nạn lao động: Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở vào thời gian và tại địa điểm hợp lý (trên tuyến đường đi và về thường xuyên hàng ngày) hoặc tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hoả hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động. 1.2.2. Phân loại tai nạn lao động: Tai nạn lao động chết người: Người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra trong thời gian được quy định tại tiết i, điểm 3.1 mục II của Thông tư này. Tai nạn lao động nặng: Người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại (Xem chi tiết phần phụ lục). Tai nạn lao động nhẹ: Người bị tai nạn không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên 1.2.3. Số vụ TNLĐ: Là số trường hợp sự cố lao động xảy ra có người bị TNLĐ hoặc bị tổn hại tài sản, vật chất sản xuất. 1.2.4. Số người bị TNLĐ: Là số người lao động (kể cả học nghề, tập nghề). Bị tai nạn trong giờ làm việc tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng lao động. Bị tai nạn ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc. 1.3. Các chỉ số dùng trong theo dõi và phân tích tai nạn thương tích nghề nghiệp 1.3.1. Hệ số tần suất tai nạn lao động trong một năm Để đánh giá tình hình tai nạn lao động tổ chức lao động quốc tế sử dụng hệ số tần suất tai nạn lao động, được tính bằng tỉ lệ phần nghìn của số người bị TNLĐ trên tổng số người lao động trong quần thể lao động được xem xét (ký hiệu là k).
AN TOÀN VÀ TAI NẠN THƯƠNG TÍCH NGHỀ NGHIỆP MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được một số khái niệm cơ bản về an toàn nghề nghiệp và chấn thương lao động. 2. Phân tích được các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích nghề nghiệp 3. Đưa ra được những giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu nguy cơ hạn chế tai nạn thương tích xảy ra tại nơi làm việc. NỘI DUNG 1. Khái niệm và định nghĩa An toàn nghề nghiệp hay vệ sinh an toàn lao động (Occupational Health and Safety) nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho người lao động tại nơi làm việc góp phần phát triển sản xuất. An toàn nghề nghiệp mang tính khoa học, kinh tế và nhân đạo đặc biệt. 1.1. An toàn nghề nghiệp Trong quá trình lao động sản xuất thường phát sinh những yếu tố độc hại và nguy hiểm như làm việc trên cao, nhiệt độ cao, hoá chất độc, tia phóng xạ và chất phóng xạ, cháy, nổ, điện cao thế, lở đất, sập hầm, không đủ phương tiện bảo vệ cần thiết v.v… gây mất an toàn dẫn đến chấn thương lao động, có thể gây ra tàn phế hoặc tử vong, đó là những yếu tố không an toàn nghề nghiệp. Mặt khác, trong môi trường lao động còn tồn tại những yếu tố tác hại nghề nghiệp như yếu tố vật lý (vi khí hậu, tiếng ồn…), yếu tố hoá học và hoá lý (hoá chất độc, bụi), yếu tố sinh học (vi khuẩn, siêu vi trùng, ký sinh trùng, côn trùng, nầm mốc…) người lao động khi tiếp xúc một hoặc nhiều yếu tố đó có nồng độ vượt quá nồng độ - giới hạn cho phép hoặc quá ngưỡng sinh học sẽ bị ảnh hưởng - gây ra những rối loạn sinh lý, sinh hoá không hồi phục dần dần gây nên bệnh tật, cũng được gọi là không an toàn nghề nghiệp. Như vậy an toàn nghề nghiệp chính là sự bảo đảm những điều kiện để những yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trình lao động sản xuất không gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động như bệnh nghề nghiệp tia nạn lao động hoặc tử vong. 1.2. Một số khái niệm 1.2.1. Khái niệm tai nạn lao động (Theo thông tư số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH - BYT- TLĐLĐVN) − Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ luật Lao động như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi làm việc. − Những trường hợp sau được coi là tai nạn lao động: Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở vào thời gian và tại địa điểm hợp lý (trên tuyến đường đi và về thường xuyên hàng ngày) hoặc tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hoả hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động. 1.2.2. Phân loại tai nạn lao động: − Tai nạn lao động chết người: Người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra trong thời gian được quy định tại tiết i, điểm 3.1 mục II của Thông tư này. − Tai nạn lao động nặng: Người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại (Xem chi tiết phần phụ lục). − Tai nạn lao động nhẹ: Người bị tai nạn không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên 1.2.3. Số vụ TNLĐ: Là số trường hợp sự cố lao động xảy ra có người bị TNLĐ hoặc bị tổn hại tài sản, vật chất sản xuất. 1.2.4. Số người bị TNLĐ: Là số người lao động (kể cả học nghề, tập nghề). − Bị tai nạn trong giờ làm việc tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng lao động. − Bị tai nạn ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động. − Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc. 1.3. Các chỉ số dùng trong theo dõi và phân tích tai nạn thương tích nghề nghiệp 1.3.1. Hệ số tần suất tai nạn lao động trong một năm Để đánh giá tình hình tai nạn lao động tổ chức lao động quốc tế sử dụng hệ số tần suất tai nạn lao động, được tính bằng tỉ lệ phần nghìn của số người bị TNLĐ trên tổng số người lao động trong quần thể lao động được xem xét (ký hiệu là k). Trong đó: - k là hệ số tần suất TNLĐ, có giá trị bằng số ca bị TNLĐ trong 1000 người lao động, - n là số ca bị tai nạn lao động trong một năm - N là tổng số người lao động. - 1.3.2. Một số nhóm chỉ số khác − Tỷ suất TNTT theo thời gian, địa điểm, giới tính (8 chỉ số). k = n x 1000 N − Tỷ suất TNTT theo mức nặng, nhẹ và vị trí thương tổn (10 chỉ số). − Tỷ suất TNTT theo nguyên nhân, nhóm ngành, nhóm nghề, tuổi nghề (27 chỉ số). − Thiệt hại về người, ngày công lao động và vật chất do TNTT (5 chỉ số). − Các hoạt động phòng chống TNTT trong lao động (5 chỉ số). Tổng cộng: 05 nhóm chỉ số lớn. 53 chỉ số cụ thể. 1.3.2.1.Số vụ, số người bị TNLĐ theo thời gian (ngày, đêm), địa điểm xảy ra và giới tính Tổng số vụ TNLĐ − Tổng số vụ trong tháng. − Tổng số vụ trong 3 tháng. − Tổng số vụ trong 12 tháng. Tổng số người bị TNLĐ (chết và bị thương).Từng tháng, Từng quí, Cả năm − Tổng số người bị TNLĐ trong tháng (nam, nữ) − Tổng số người bị TNLĐ trong 3 tháng (nam, nữ) − Tổng số người bị TNLĐ trong 12 tháng (nam,nữ) TNLĐ xảy ra ban ngày và ban đêm. − Tổng số vụ TNLĐ ban ngày/ban đêm. − Tổng số người bị TNLĐ ban ngày/ban đêm. TNLĐ xảy ra ở nơi làm việc và ngoài nơi làm việc − Tổng số vụ TNLĐ ở nơi làm việc/ngoài nơi làm việc − Tổng số người bị TNLĐ ở nơi làm việc/ ngoài nơi làm việc. Tỷ suất người chết do TNLĐ tính theo số lượng hoặc giá trị sản phẩm làm ra Tổng số người bị chết TNLĐ Tỷ VNĐ doanh thu/năm. Ngoài ra: - Theo Triệu tấn than/ năm. - Theo Triệu tấn lúa/ năm, v.v Tần suất người bị TNLĐ trong 1000 lao động trong năm. Tổng số người bị TNLĐ/năm X1000 Tổng số lao động Tần suất người chết vì TNLĐ trong 100.000 lao động trong 01 năm. Tổng số chết TNLĐ/năm x100.000 Tổng số lao động Tỷ lệ% TNLĐ ở nam, nữ lao động. Tổng số nam bị TNLĐ x 100 Tổng số người bị TNLĐ Tổng số nữ bị TNL x 100 Tổng số người bị TNLĐ 1.3.2.2.Tỷ lệ phần trăm TNTT theo mức độ nặng nhẹ và vị trí thương tổn. Tỷ lệ % người chết TNLĐ Số người chết do TNLĐ x 100 Tổng số người bị TNLĐ Tỷ lệ % người TNLĐ nặng vùng đầu, mặt, cổ Số người bị TNLĐ nặng vùng đầu, mặt, cổ x 100 Tổng số người bị TNLĐ Tỷ lệ % người TNLĐ nặng vùng ngực, bụng Số người người TNLĐ nặng vùng ngực, bụng x 100 Tổng số người bị TNLĐ Tỷ lệ % người TNLĐ nặng các chi trên Số người TNLĐ nặng các chi trên x 100 Tổng số người bị TNLĐ Tỷ lệ % người TNLĐ nặng các chi dưới Số người TNLĐ nặng các chi dưới x 100 Tổng số người bị TNLĐ Tỷ lệ % người TNLĐ nặng do bỏng Số người TNLĐ nặng do bỏng x 100 Tổng số người bị TNLĐ Tỷ lệ % người TNLĐ nặng do nhiễm độc các chất Số người TNLĐ nặng do nhiễm độc các chất x 100 Tổng số người bị TNLĐ Tỷ lệ % người TNLĐ nhẹ Số người TNLĐ nhẹ x 100 Tổng số người bị TNLĐ Tỷ lệ % người TNLĐ gây thương tích toàn thân, đa chấn thương Số người TNLĐ gây thương tích toàn thân, đa chấn thương x 100 Tổng số người bị TNLĐ Tỷ lệ % người TNLĐ gây thương tích cục bộ Số người TNLĐ gây thương tích cục bộ x 100 Tổng số người bị TNLĐ 1.3.2.3. Tỷ lệ % TNLĐ theo nguyên nhân và loại TNLĐ. Tỷ lệ % TNLĐ phân theo nguyên nhân - Tỷ lệ % TNLĐ do điều kiện vật liệu, máy móc, thiết bị không an toàn - Tỷ lệ % TNLĐ do không có hoặc không sử dụng trang bị BHLĐ - Tỷ lệ % TNLĐ do chưa được huấn luyện ATLĐ - Tỷ lệ % TNLĐ do không có qui trình biện pháp làm việc an toàn - Tỷ lệ % TNLĐ do vi phạm qui trình, biện pháp làm việc an toàn - Tỷ lệ % TNLĐ do nguyên nhân khác TNLĐ phân theo yếu tố gây chấn thương Số người TNLĐ do yếu tố (A) x 100 Tổng số người bị TNLĐ - Tỷ lệ % TNLĐ do điện giật, điện cao thế - Tỷ lệ % TNLĐ do phóng xạ - Tỷ lệ % TNLĐ do phương tiện vận tải - Tỷ lệ % TNLĐ do thiết bị chịu áp lực - Tỷ lệ % TNLĐ do thiết bị nâng, thang máy - Tỷ lệ % TNLĐ do vật liệu nổ - Tỷ lệ % TNLĐ do máy, thiết bị cán, cuốn, kẹp, cắt, va đập - Tỷ lệ % TNLĐ do bỏng hoá chất - Tỷ lệ % TNLĐ do ngộ độc hoá chất - Tỷ lệ % TNLĐ do cháy nổ xăng dầu - Tỷ lệ % TNLĐ do sập đổ công trình cũ, mới - Tỷ lệ % TNLĐ do sập lò, sập đất đá trong xây dựng, khai thác thăm dò khoáng sản - Tỷ lệ % TNLĐ do cây hoặc vật đổ đè, rơi - Tỷ lệ % TNLĐ do ngã cao - Tỷ lệ % TNLĐ do chết đuối - Tỷ lệ % TNLĐ do các yếu tố khác Số người và tỷ lệ % TNLĐ phân theo ngành nghề. Ví dụ: - nông nghiệp; công nghiệp nặng; dệt - may; xí nghiệp vừa và nhỏ; hợp tác xã Số người TNLĐ (trong mỗi ngành, nghề) x 100 Tổng số người bị TNLĐ Tỷ lệ % chấn thương/tử vong do chấn thương do TNLĐ phân theo tuổi đời, tuổi nghề - Tỷ lệ người bị chấn thương/tử vong do TNLĐ phân theo tuổi đời Số người chấn thương/tử vong do TNLĐ (trong mỗi nhóm tuổi đời) x 100 Tổng số người bị TNLĐ - Tỷ lệ % người bị chấn thương/tử vong do TNLĐ phân theo tuổi nghề (Dưới 5 năm; 5 đến 15 năm; 15 đến 25 năm; từ 25 năm trở lên). Số người bị chấn thương/tử vong do TNLĐ (trong mỗi nhóm tuổi nghề) x 100 Tổng số người bị TNLĐ 1.3.2.4. Thiệt hại về người, lao động và vật chất do TNLĐ Tổng số người chết do TNLĐ trong một năm. Tổng số người bị thương do TNLĐ phải nằm điều trị trong một năm. Tỷ lệ % người bị mất sức lao động theo phân loại - Mất dưới 30% sức lao động - 30 – 60% - 61 – 80% - từ 81% trở lên Số người bị mất sức LĐ do TNLĐ (trong mỗi nhóm ) x 100 Tổng số người bị TNLĐ Tỷ lệ % ngày công lao động bị mất do TNLĐ trong một năm Tổng số ngày nghỉ việc do TNLĐ x 100 Tổng số ngày công 1 năm của xí nghiệp Ước tính thiệt hại tiền, vật chất, máy,trang thiết bị do TNLĐ trong một năm Cách tính: Tổng ước tính thiệt hại = Tiền + giá trị vật chất + giá trị máy + giá trị khác 1.3.2.5.Các hoạt động phòng chống TNTT trong lao động Tỷ lệ % doanh nghiệp sản xuất có Hội đồng BHLĐ và mạng lưới an toàn viên. Tổng số doanh nghiệp có Hội đồng & an toàn viên x 100 Tổng số đơn vị được điều tra Tổng chi phí hàng năm của doanh nghiệp giành cho phòng chống TNTT trong 1000 lao động và 1 tỷ VNĐ doanh thu sản xuất. Tổng chi phí /năm x 1000 Tổng số lao động Tỷ lệ % người lao động được huấn luyện AT - VSLĐ trong năm. Tổng số người được huấn luyện AT-VSLĐ/năm x 100 Tổng số lao động 1.4. Nguy cơ và nguyên nhân tai nạn lao động 1.4.1. Nguy cơ tai nạn lao động Các yếu tố nguy cơ được phân thành 5 nhóm cơ bản sau: a. Nhóm các yếu tố cơ học: Các bộ phận, cơ cấu truyền động, chuyển động quay và tịnh tiến tốc độ lớn, các mảnh văng của dụng cụ hoặc vật liệu gia công, các vật rơi từ trên cao, sự sập gãy hay sụt lở công trình, trơn trượt ngã v.v b. Nhóm các yêu tố về điện: Điện giật, bỏng điện, chập cháy nổ do điện, sét đánh v.v c. Nhóm các yếu tố hóa học: Các chất gây nhiễm độc cấp tính, ví dụ khí axit như SO 2 , SO 3 , các oxit cacbon CO và CO 2 ; oxit nitơ NO 2 ; hydrosunfua H 2 S; các hóa chất bảo vệ thực vật, các loại hóa chất độc hại khác nằm trong danh mục phải khai báo đăng ký, hoặc bỏng hóa chất (độ 2, độ 3). d. Nhóm các yếu tố gây nổ: nổ hóa học (nổ cháy xăng dầu, khí đốt, thuốc nổ ); nổ vật lý (nổ nồi hơi, bình khí nén ) e. Nhóm yếu tố về nhiệt: Các môi chất truyền nhiệt thể lỏng, hơi, khí, rắn có thể gây bỏng (nóng hoặc lạnh); gây cháy do ngọn lửa, tia lửa, vật nung nóng-nấu chảy, hơi khí xả nóng v.v Một số tài liệu và một số nơi không sử dụng thuật ngữ yếu tố nguy cơ, thay vào đó lại gọi là yếu tố nguy hiểm. Phân loại các yếu tố nguy hiểm cũng gồm 5 nhóm giống như đối với yếu tố nguy cơ. 1.4.2. Vùng nguy hiểm Vùng nguy hiểm là vùng tiếp xúc, làm việc của người lao động tại đó tồn tại các yếu tố nguy hiểm có thể tác động một cách thường xuyên có tính chu kỳ hoặc bất ngờ, hoặc ngẫu nhiên gây TNLĐ cho người lao động nếu không có các biện pháp phòng ngừa. Vùng nguy hiểm được chia thành 5 loại theo 5 nhóm yếu tố nguy cơ hay nguy hiểm nói trên. Phát hiện các yếu tố nguy cơ cho phép chúng ta nhận dạng và xác định chính xác các mối nguy cơ, còn vùng nguy hiểm cần được xác định để đánh giá phạm vi ảnh hưởng và tác động của các yếu tố đó. 1.4.3. Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động Có thể chia làm 3 nhóm chính như sau: a. Nhóm nguyên nhân kỹ thuật: - Các yếu tố nguy hiểm và vùng nguy hiểm tiềm ẩn ngay trong bản thân nguyên lý hoạt động và làm việc của máy móc thiết bị. - Kết cấu máy móc thiết bị không phù hợp với nhân trắc người lao động. Các kết cấu chi tiết máy không đảm bảo được độ bền cơ-lý-hóa. - Thiếu các thiết bị, cơ cấu che chắn an toàn. - Thiếu các cơ cấu phòng ngừa quá tải: phanh, khóa, van, thiết bị khống chế hành trình v.v - Thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện các qui trình qui phạm an toàn khi vận hành sử dụng thiết bị - Thiếu các phương tiện cơ giới hóa hoặc tự động hóa tại các nơi vùng làm việc lao động nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại. - Không chịu sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, hoặc có sử dụng thì phương tiện đã hư hỏng, không đúng tiêu chuẩn. - Các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn không được đăng kiểm định kỳ và thiếu giấy phép vận hành nên không đảm bảo an toàn cho người vận hành. b. Nhóm nguyên nhân về tổ chức lao động: - Tổ chức chỗ làm việc thiếu khoa học, không hợp lý: chật hẹp, gò bó - Bố trí, lắp đặt, sắp xếp máy móc thiết bị không đúng nguyên tắc an toàn, nếu xảy ra sự cố tại một máy có thể gây sự cố cho các máy lân cận. - Bố trí mặt bằng sản xuất, đường đi lại, vận chuyển không an toàn: chật hẹp, giao nhau, gồ ghề - Bảo quản thành phẩm, bán thành phẩm không đúng nguyên tắc an toàn: chồng cao, lẫn lộn các hóa chất dễ gây phản ứng - Người lao động không được cấp phương tiện bảo vệ cá nhân có chủng loại phù hợp với công việc. - Công tác giáo dục, huấn luyện AT – VSLĐ trong công nhân lao động không tốt,: huấn luyện không đúng định kỳ, không có nội qui an toàn, qui phạm an toàn cho vận hành thiết bị tại chỗ, cho từng máy , thiếu biển báo an toàn, tranh, áp phích bảo hộ lao động tại những nơi cần thiết trong xưởng sản xuất. c. Nhóm nguyên nhân về vệ sinh công nghiệp: - Vi phạm các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp, bố trí các nguồn phát sinh bụi, hơi, khí độc ở đầu hướng gió chính, hoặc ở tầng dưới, thiếu thiết bị khử độc lọc bụi trước khi phát thải. - Phát sinh bụi, hơi, khí độc ngay trong không gian sản xuất: rò rỉ từ các thiết bị bình chứa, đường ống truyền dẫn, không có các thiết bị thu hồi khử độc ngay tại nơi phát sinh. - Không đảm bảo điều kiện vi khí hậu theo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép - Không đảm bảo tiêu chuẩn ánh sáng, tiếng ồn, rung động - Phương tiện bảo vệ cá nhân không đảm bảo yêu cầu vệ sinh, bất tiện cho người sử dụng. - Vệ sinh công nghiệp tại máy, nơi làm việc và trong phân xưởng không đúng qui định. 1.5. Hậu quả của tai nạn lao động - Tổn hại về sức khoẻ và tính mạng con người - Các tổn thất kinh tế: Mất sản phẩm, chi phí y tế điều trị và phục hồi chức năng, tổn thất về chi phí đào tạo cho người lao động bị tai nạn, mất hoặc giảm khả năng lao động vĩnh viễn, chấn thương về tinh thần ở những người lao động khác do tác động tâm lý của vụ TNLĐ… Những mất mát lâu dài tính được và không tính được lớn gấp nhiều lần chi phí trực tiếp ngay sau khi bị TNLĐ. - Ở hầu hết các nước, công nhân bị tai nạn hoặc gia đình của họ được nhận bảo hiểm. Số tiền này tuỳ thuộc mức độ, thời gian mất khả năng lao động, khoản tiền lương bị mất do mất khả năng lao động. - Ở nước ta trước đây bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo chế độ thường xuyên hàng tháng. Song kể từ 01/06/2003 thực hiện bồi thường một lần theo mức giảm khả năng lao động. 1.6. Công ước, tiêu chuẩn và khuyến nghị về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp Do tầm quan trọng của công tác an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp nên Tổ chức lao động quốc tế và Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra nhiều công ước, tiêu chuẩn và khuyến nghị các quốc gia trên thế giới để có quốc sách về đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp. Công ước quốc tế là những thoả thuận mang tính quốc tế đưa ra những mục tiêu nhằm soạn thảo chính sách quốc gia. Các nước thành viên phải đệ trình lên cơ quan quốc gia có thẩm quyền để được phê chuẩn. Các tiêu chuẩn lao động quốc tế được lập ra góp phần được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới tầm quan trọng trong các quyền về kinh tế và xã hội. Chúng đóng góp rất nhiều vào việc cải thiện điều kiện làm việc và tiến bộ trong lĩnh vực pháp chế xã hội. Các khuyến nghị chỉ ra các biện pháp mà qua đó mục tiêu và tiêu chuẩn của công ước có thể thực hiện được. Chúng không cần thiết phải đệ trình phê chuẩn. Một số công ước quan trọng nhất trong lĩnh vực an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp: − Công ước 42 về đền bù cho công nhân mắc bệnh nghề nghiệp (1934) − Công ước 81 về thanh tra lao động (1947). − Công ước 115 về bảo vệ chống bức xạ (1960) − Công ước 121 về quyền lợi được hưởng khi bị tai nạn lao động (1964) − Công ước 129 về thanh tra lao động nông nghiệp (1969) − Công ước 148 về môi trường làm việc (không khí, tiếng ồn và rung động) (1977) − Công ước 155 về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp (1981) − Công ước 158 về phục hồi chức năng nghề nghiệp và việc làm (1983) − Công ước 161 về giải quyết các nhu cầu thiết yếu, môi trường lao động an toàn lành mạnh (1980) − Công ước 167 về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp trong xây dựng (1988) − Công ước 170 về an toàn hoá chất (1990) Nhà nước ta cũng đã có nhiều văn bản về luật, qui định, hướng dẫn thực hiện về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, phần này sẽ trình bày trong bài Quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp. 2. Tình hình tai nạn lao động trên thế giới và Việt Nam 2.1. Tình hình tai nạn lao động trên thế giới Theo thống kê năm 2000 trên thế giới cứ 1 giây có 4 công nhân bị tai nạn lao động và cứ 3 phút có 1 công nhân chết do tai nạn lao động. Theo thống kê năm 2000 trên thế giới đã có 250 triệu người bị tai nạn lao động, chết hơn 330 người, để lại thương tật cho 1.200.000 người, thiệt hại 4% GDP. Cũng theo số liệu ước tính của ILO năm 2001, toàn cầu có 2,7 tỷ người lao động, với số lao động toàn cầu năm 2001 là có 2,7 tỷ người (theo số liệu ước tính của ILO), số liệu thống kê tử vong do tai nạn lao động trên thế giới (nêu trong bảng sau) đã tăng lên. Bảng 1:Tình hình tai nạn lao động chết người trên thế giới, 2001 [...]... thống kê TNLĐ theo tên nạn nhân: Gồm 24 cột, nêu rõ họ, tên, tuổi, giới, nghề, hệ số lượng, nơi xảy ra tai nạn, ngày tháng năm xảy ra tai nạn, loại tai nạn (theo yếu tố tác hại), tình trạng thương tích, nguyên nhân tai nạn, mức độ thiệt hại − Mẫu thống kê tai nạn 6 tháng: Theo ngành nghề xảy ra tai nạn như: sử dụng điện, xây dựng ghi về số vụ, số người bị tai nạn, nguyên nhân gây tai nạn như do điều kiện... người bị tai nạn hoặc chết người ngay tại chỗ, trên đường đi cấp cứu, trong thời gian cấp cứu hoặc trong thời gian đang điều trị hoặc chết do tái phát chính vết thương do tai nạn lao động gây ra TNLĐ nặng là người bị tai nạn có ít nhất một trong những chấn thương được quy định trong danh mục loại chấn thương để xác định loại TNLĐ nặng Tai nạn lao động nhẹ là những tai nạn không thuộc hai loại tai nạn lao... Lương Mai Anh (2004) Chỉ số đánh giá tai nạn thương tích trong các lĩnh vực Tài liệu Chương trình hợp tác y tế Việt Nam-Thuỵ Điển, Dự án phòng chống tai nạn thương tích xây dựng cộng đồng an toàn 2 Bộ lao động thương binh xã hội báo cáo tình hình tai nạn thương tích hàng năm từ 1993 đến 2005 3 Bộ lao động thương binh xã hội Thông tư liên tịch Bộ lao động thương binh và xã hội – Bộ Y tế - Tổng liên đoàn... lao động B Lập biên bản điều tra tai nạn lao động và nộp lên cấp có thẩm quyền C Giữ nguyên hiện trường tai nạn và phối hợp với các cơ quan chức năng đểcùng tham gia điều tra tai nạn D Giám định thương tật do tai nạn lao động Câu 6 Trong các nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động, yếu tố nào trong các yếu tố sau đây thuộc nhóm nguyên nhân kỹ thuật A Thiếu quy phạm an toàn cho vận hành thiết bị tại chỗ... động ký vào biên bản Nếu người sử dụng lao động chưa nhất trí với biên bản thì ghi ý kiến của mình vào văn bản và vẫn phải ký tên vào văn bản Biên bản được gửi tới cơ quan lao động, y tế công đoàn cấp tỉnh và cấp trung ương, công an, cơ quan tỉnh, cơ sở xảy ra TNLĐ và người bị tai nạn hoặc gia đình người bị nạn Hồ sơ tai nạn lao động gồm: - Biên bản hiện trường - Bản vẽ sơ đồ nơi xảy ra tai nạn - ảnh... họ và cách phòng chống tự bảo vệ mình Đó là cách phòng chống tai nạn lao động quan trọng nhất và thiết thực nhất Tổ chức và đào tạo về sơ cứu, cấp cứu: − Hướng dẫn thực hành cho người lao động cách sơ cứu và những gì cần lưu ý khi bị chấn thương Chỉ với các kiến thức sơ lược và thao tác đơn giản khi sơ cứu ban đầu, vận chuyển nạn nhân, buộc garo, băng các vết thương mà giảm được tổn thương tai nạn, ... ngẫu nhiên gây tai nạn lao động cho người lao động nếu không có các biện pháp phòng ngừa Chọn một câu trả lời Đúng nhất Câu 4: Khi có tai nạn lao động nhẹ, cơ sở xảy ra tai nạn lao động có trách nhiệm tổ chức điều tra tai nạn và báo cáo lên cấp trên A Đúng B Sai Câu 5 Khi có tai nạn lao động gây chết người, cơ sở xảy ra tai nạn lao động có trách nhiệm: A Thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động B Lập... Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác − Các cá nhân có sử dụng lao động để hoạt động sản xuất kinh doanh − Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp khu chế xuất, khu công nghiệp − Các đơn vị sự nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân dân, các doanh nghiệp thuộc quân... thể của doanh nghiệp Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra: − Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn vệ sinh lao động đối với tất cả các thành phần kinh tế Cần đặc biệt quan tâm tới các ngành nghề hay xảy ra tai nạn lao động như ngành điện, xây dựng, khai thác khoáng sản, hoá chất độc − Tăng cường việc thực hiện chế độ khai báo, điều tra, thống kê báo cáo tai nạn lao động... trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định Thành phần điều tra bao gồm: − Người của cơ quan thanh tra Nhà nước về vệ sinh an toàn lao động làm trưởng đoàn − Người của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Đoàn thanh tra TNLĐ cấp tỉnh do giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội ra quyết định thành lập Thành phần đoàn điều tra bao gồm: − Người của cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn vệ sinh lao . AN TOÀN VÀ TAI NẠN THƯƠNG TÍCH NGHỀ NGHIỆP MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được một số khái niệm cơ bản về an toàn nghề nghiệp và chấn thương lao. động. − Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc. 1.3. Các chỉ số dùng trong theo dõi và phân tích tai nạn thương tích nghề nghiệp 1.3.1. Hệ số tần suất tai nạn lao động. động. 1.6. Công ước, tiêu chuẩn và khuyến nghị về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp Do tầm quan trọng của công tác an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp nên Tổ chức lao động quốc tế và Tổ chức y tế thế giới