Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
279,23 KB
Nội dung
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ƯƠM GIỐNG CÂY TRANG Phạm Minh Cương, Nguyễn Thị Bình, Trần Thị Lợi Trung tâm Đê-Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình Tóm tắt Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ươm giống trang Kandelia obovata tại Thanh Hóa cho thấy: Thời gian bảo quản trụ mầm từ 6-10 ngày kể từ lúc thu hái trụ mầm; Kích thước túi bầu 30cm x 30cm là phù hợp nhất để ươm giống cây trang; Tuổi cây trang đem trồng thích hợp là 18 tháng. I. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng ngập mặn có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, cửa sông, hạn chế xói lở, mở rộng diện tích lục địa, hạn chế sự xâm nhập mặn, ngăn cản các chất thải rắn trôi ra biển, điều hòa khí hậu, bảo vệ đê điều, đồng ruộng, nơi sống của người dân ven biển trước sự tàn phá của gió mùa, bão, nước biển dâng. Cây trang (Kandelia) là loài cây tương đối phổ biến trong hệ thống rừng ngập mặn. Tuy nhiên, sự phân bố của các loài trang (gồm 2 loài: Kandelia candel và Kandelia obovata) ở các nơi trên thế giới là khác nhau và các tài liệu nghiên cứu về kỹ thuật gieo ươm cây trang trên thế giới cũng như ở Việt Nam còn rất ít, (theo Phan Nguyên Hồng -1999. Ở Việt Nam, Kandelia obovata có chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung, còn Kandelia candel có chủ yếu ở miền Nam. Mặt khác, trong thực tế thời gian vừa qua nhiều tổ chức trong nước và quốc tế đã tiến hành trồng Trang ở nhiều bãi ngập mặn ven biển nước ta, tuy nhiên tỷ lệ sống đạt rất thấp, nhiều nơi không đến 10%. Một trong những nguyên nhân gây chết chủ yếu là do chất lượng cây con đem trồng và do hà gây hại nặng trong thời kỳ cây mới trồng. Để góp phần khắc phục điều đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ươm giống cây Trang” 1.2. Mục tiêu Xác định được một số biện pháp kỹ thuật ươm giống cây Trang đảm bảo trồng được trên các bãi bồi ven biển. II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Nghiên cứu thu gom và bảo quản trụ mầm: Thu trụ mầm và bảo quản bằng bao tải ướt để ở nơi râm mát. Với 6 công thức: - CT1: Thu trụ mầm và trồng ngay - CT2: Thu trụ mầm và trồng sau 2 ngày - CT3: Thu trụ mầm và trồng sau 4 ngày - CT4: Thu trụ mầm và trồng sau 6 ngày - CT5: Thu trụ mầm và trồng sau 8 ngày - CT6: Thu trụ mầm và trồng sau 10 ngày Tổng số trụ mầm sử dụng trong thí nghiệm: 600 trụ *Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ nảy mầm của các trụ mầm; Tình hình sinh trưởng của cây trong vườn ươm; Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn; Đánh giá hiệu quả. 2.1.2. Nghiên cứu kích thước túi bầu PE hợp lý: Bố trí thí nghiệm với 4 công thức: BM25-QT751-01/KHTL 2 - CT1: Kích thước túi bầu 15cm x 20cm - CT2: Kích thước túi bầu 20cm x 25cm - CT3: Kích thước túi bầu 30cm x 30cm - CT4: Kích thước túi bầu 40cm x 30cm Tổng số trụ mầm sử dụng trong thí nghiệm: 400 trụ mầm tương đối đều nhau, được thu và bảo quản cùng 1 thời điểm. *Các chỉ tiêu theo dõi, phân tích, đánh giá: Tỷ lệ nảy mầm của các trụ mầm; Tình hình sinh trưởng của cây trong vườn ươm; Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn; Đánh giá hiệu quả. 2.1.3. Nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc trong vườn ươm - Thí nghiệm bón bổ sung lân super, với 5 công thức: + CT1: Không bón + CT2: Bón 10g/bầu + CT3: Bón 20g/bầu + CT4: Bón 30g/bầu + CT5: Bón 40g/bầu Chia làm 2 lần bón: sau khi gieo 3 tháng và sau khi gieo 6 tháng, Tổng số trụ mầm sử dụng trong thí nghiệm: 500 trụ mầm tương đối đều nhau, được thu và bảo quản cùng 1 thời điểm. - Thí nghiệm phun phân qua lá, với 4 công thức: + CT1: Không phun. + CT2: Phun 1 lần: sau khi gieo 3 tháng. + CT3: Phun 2 lần: sau khi gieo 3 tháng và sau gieo 5 tháng. + CT4: Phun 3 lần: sau khi gieo 3 tháng, sau gieo 5 tháng và sau gieo 7 tháng. Tổng số trụ mầm sử dụng trong thí nghiệm: 400 trụ mầm tương đối đều nhau, được thu và bảo quản cùng 1 thời điểm. *Các chỉ tiêu theo dõi, phân tích, đánh giá: Tình hình sinh trưởng của cây trong vườn ươm; Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn; Đánh giá hiệu quả. 2.1.4. Nghiên cứu tuổi cây đem trồng phù hợp: Với 5 công thức: - CT1: Trồng cây 10 tháng tuổi - CT2: Trồng cây 12 tháng tuổi - CT3: Trồng cây 14 tháng tuổi - CT4: Trồng cây 16 tháng tuổi - CT5: Trồng cây 18 tháng tuổi Tổng số cây thí nghiệm: 500 cây, các công thức được trồng cùng 1 thời điểm. *Các chỉ tiêu theo dõi, phân tích, đánh giá: Tỷ lệ cây sống sau khi trồng; Tình hình sinh trưởng của cây sau khi trồng; Đánh giá hiệu quả. 2.2. Phương pháp nghiên cứu *Bố trí thí nghiệm: - Đối tượng: Cây trang Kandelia obovata - Địa điểm: Ươm cây tại xã Hoằng Đạt, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Trồng cây tại xã Đa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa - Mỗi công thức gieo ươm 30 trụ mầm, trồng 30 cây; - Số lần nhắc lại: 03. - Bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ. *Lấy mầu, phân tích mẫu đất: Theo các phương pháp hiện hành. *Theo dõi thí nghiệm ngẫu nhiên và xử lý bằng chương trình IRRISTAT. BM25-QT751-01/KHTL 3 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu thu gom và bảo quản trụ mầm 3.1.1. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản trụ mầm đến thời gian nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của trụ mầm. Thời gian nảy mầm được tính từ khi cắm trụ mầm đến khi có 10% số trụ mầm có 2 lá mầm xoè ra. Trong các thí nghiệm này, các trụ mầm có độ đồng đều về kích thước (chiều dài của trụ mầm từ 18 - 22cm, đường kính trụ mầm từ 0,8 - 1cm), không bị sâu bệnh, mắt đốt (hay vòng nhẫn) của trụ mầm có màu vàng nhạt hoặc màu tía với chiều dài 1 - 1,6 cm, các biện pháp kỹ thuật tác động là như nhau. Bảo quản ở nơi râm mát, tưới nước ngọt đủ ẩm, thường xuyên. Thời gian bắt đầu gieo trụ mầm là ngày 27/03/2010 với điều kiện thời tiết khí hậu tương đối thuận lợi, cụ thể: nhiệt độ không khí 18,6 o C, không có mưa, độ mặn của nước biển 28,9%o. Qua kết quả bảng 3.1 cho thấy: CT5 có thời gian nảy mầm ngắn nhất (20 ngày), CT1 có thời gian nảy mầm dài nhất (30 ngày). Tỷ lệ nảy mầm của CT5 vào ngày đo 01/05/2010 đạt cao nhất (100%), trong đó CT1 chỉ đạt 92,55%. Như vậy thời gian bảo quản trụ mầm cây trang tốt nhất là từ 8 - 10 ngày. Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản trụ mầm đến thời gian nảy mầm (ngày) và tỉ lệ nảy mầm (%). Công thức Tổng thời gian nảy mầm (ngày) Ngày 19/04 Ngày 25/04 Ngày 01/05 CT1 30 60,00 87,22 92,55 CT2 27 72,22 91,45 94,89 CT3 25 77,87 93,55 95,78 CT4 24 78,89 94,67 97,78 CT5 20 88,44 97,78 100,0 CT6 22 82,22 93,78 99,89 CV% 7,8 LSD 0,05 1,21 Như vậy, khi được bảo quản với độ ẩm, nhiệt độ thích hợp, trụ mầm có thời gian chuyển hóa thì tỷ lệ nảy mầm sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, không nên bảo quản trụ mầm quá 10 ngày vì khi đó rễ mầm dài sẽ dễ bị đứt khi cắm xuống bùn, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây và tạo điều kiện cho nguồn bệnh xâm nhập vào. Hơn nữa việc bảo quản trụ mầm trong thời gian dài có thể làm trụ mầm dễ bị thối, giảm sức nảy mầm. 3.1.2. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản trụ mầm đến chiều cao và đường kính gốc của cây con Kết quả theo dõi chiều cao cây con ở các công thức bảo quản trụ mầm được tổng hợp ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản trụ mầm đến chiều cao cây Thời gian sau khi cắm trụ mầm (tháng) Chiều cao cây (cm) CV% LSD 0,05 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 01 16,56 17,22 17,87 20,40 21,73 21,02 6,8 1,26 02 18,53 23,67 24,96 25,32 29,12 26,56 5,7 1,00 03 23,47 27,54 28,02 28,78 29,11 28,87 7,2 1,20 BM25-QT751-01/KHTL 4 04 34,87 38,69 41,49 43,51 46,84 45,82 6,6 1,00 05 42,99 45,81 46,61 56,89 57,96 57,68 8,5 3,05 06 48,45 50,23 50,89 51,13 52,27 52,05 5,8 1,11 07 53,36 54,47 55,31 55,84 56,11 55,89 6,5 1,33 08 55,92 57,27 58,07 58,56 59,02 58,73 6,2 2,06 09 57,42 57,85 58,15 58,44 59,08 58,56 5,0 1,30 10 58,46 59,87 61,17 61,45 62,15 61,58 6,4 1,68 11 59,85 60,65 60,83 60,99 61,25 61,05 7,3 1,55 12 60,89 62,45 62,58 63,41 64,44 63,67 6,9 2,00 13 65,05 66,58 67,69 67,75 69,53 67,78 8,6 1,78 14 68,45 71,05 71,17 71,25 72,08 71,30 8,1 2,20 Qua kết quả bảng 3.2 cho thấy: sau khi cắm trụ mầm 14 tháng, CT5 đạt chiều cao cây lớn nhất (72,08 cm), trong khi đó CT1 chỉ đạt 68,45 cm. Do CT5 có thời gian nảy mầm ngắn nhất và tỷ lệ nảy mầm cao nhất nên tạo tiền đề tốt cho sự sinh trưởng, phát triển của cây con. Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản trụ mầm tới đường kính cổ rễ Sau khi cắm trụ mầm được từ 4 - 14 tháng thì đường kính cổ rễ ở các công thức có sự khác biệt lớn. Cụ thể, CT5 có đường kính cổ rễ đạt cao nhất (1,45cm), thấp nhất là CT1 (1,10cm), chênh lệch đường kính cổ rễ giữa các công thức biến động từ 0,1cm - 0,35 cm. Cũng do thời gian nảy mầm ngắn, tỷ lệ nảy mầm cao, sức sống của cây mạnh nên đường kính gốc của CT5 là lớn nhất. 3.2. Ảnh hưởng của kích thước túi bầu tới chiều cao cây và đường kính cổ rễ Thời gian đầu, sau khi cắm trụ mầm, điều kiện thời tiết khí hậu, hải văn tương đối thuận lợi, nên cây trang sinh trưởng phát triển mạnh do lúc này cây trang còn nhỏ, phần lớn sử dụng lượng dinh dưỡng trong trụ mầm để cung cấp cho cây nên chưa có sự cạnh tranh về dinh dưỡng cũng như ánh sáng. Sau khi cắm trụ mầm được 10 - 12 tháng, chiều cao cây và đường kính cổ rễ tăng chậm hơn do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, độ mặn của nước biển tăng kèm theo gió mùa Đông Bắc làm cho cây Trang sinh trưởng chậm. Sau khi cắm trụ mầm được 13 tháng, lúc này nhiệt độ trong năm ấm dần, có nắng, mưa là điều kiện cho cây Trang sinh trưởng phát triển mạnh. Thời gian sau khi cắm trụ mầm (tháng) Đường kính cổ rễ (cm) CV% LSD0,05 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 04 0,56 0,60 0,61 0,68 0,79 0,75 6,3 0,12 05 0,65 0,69 0,70 0,80 0,89 0,83 7,1 0,11 06 0,68 0,75 0,80 0,85 0,94 0,90 7,2 0,10 07 0,72 0,78 0,85 0,91 0,97 0,92 6,6 0,13 08 0,76 0,81 0,89 0,94 1,03 1,00 6,1 0,12 09 0,83 0,87 0,93 0,96 1,10 1,06 5,6 0,10 10 0,88 0,93 1,01 1,05 1,17 1,12 7,0 0,13 11 0,93 1,05 1,13 1,16 1,22 1,18 6,1 0,12 12 0,99 1,08 1,18 1,20 1,25 1,21 7,3 0,14 13 1,03 1,14 1,20 1,26 1,30 1,28 5,5 0,11 14 1,10 1,20 1,23 1,33 1,45 1,37 6,4 0,10 BM25-QT751-01/KHTL 5 3.2.1. Ảnh hưởng của kích thước túi bầu tới chiều cao cây Bảng 3.4. Ảnh hưởng của kích thước túi bầu tới chiều cao cây Thời gian sau khi cắm trụ mầm (tháng) Chiều cao cây (cm) CV% LSD 0,05 CT1 CT2 CT3 CT4 1 16,66 16,58 16,33 16,06 4,6 1,28 2 18,45 18,88 18,10 18,05 5,2 1,03 3 23,45 23,67 23,46 23,52 5,7 1,10 4 34,57 35,60 36,45 36,54 6,5 1,00 5 42,05 42,64 43,18 43,21 7,2 1,12 6 50,89 51,08 52,15 52,19 6,5 1,22 7 51,08 52,91 53,33 53,56 7,5 2,21 8 53,49 55,34 55,82 56,03 7,4 1,55 9 56,95 58,84 59,35 60,05 6,0 1,71 10 58,00 59,87 60,42 61,13 6,6 1,66 11 59,23 60,11 61,55 63,09 4,5 1,50 12 60,25 61,75 63,33 67,39 5,1 1,35 13 68,65 70,02 70,55 73,51 5,4 1,27 14 70,15 72,21 74,13 76,06 6,5 1,33 15 73,24 76,05 79,15 80,00 6,2 2,43 16 75,66 82,00 83,30 88,50 7,7 1,30 17 76,87 83,00 85,00 88,71 7,5 2,30 18 84,30 91,00 96,00 98,00 5,5 2,00 19 86,00 93,00 97,00 102,00 6,6 1,78 20 87,20 96,50 98,33 104,00 8,1 2,15 Qua kết quả theo dõi ở bảng 3.4 cho thấy: Với kích thước túi bầu khác nhau thì chiều cao cây khác nhau, cụ thể: chiều cao cây trung bình là 96,8cm, cao nhất là CT4 (104,00 cm), thấp nhất là CT1 (87,20cm). 3.2.2. Ảnh hưởng của kích thước túi bầu tới đường kính cổ rễ Tại bảng 3.4 và bảng 3.5 có sự chênh lệch lớn giữa các công thức, do ở kích thước túi bầu nhỏ, lượng dinh dưỡng cho cây ít hơn, mặt khác, cây bị che lấp nên khả năng quang hợp kém. Với túi bầu lớn, cây được sử dụng lượng dinh dưỡng nhiều hơn và ánh sáng đầy đủ hơn nên cây tăng trưởng mạnh hơn. Bảng 3.5. Ảnh hưởng của kích thước túi bầu tới đường kính cổ rễ Thời gian sau khi cắm trụ mầm (tháng) Đường kính cổ rễ (cm) CV% LSD 0,05 CT1 CT2 CT3 CT4 04 0,58 0,60 0,62 0,64 8,6 0,25 05 0,59 0,62 0,64 0,66 8,1 0,21 06 0,62 0,63 0,68 0,71 6,4 0,10 07 0,63 0,66 0,71 0,79 6,9 0,10 BM25-QT751-01/KHTL 6 08 0,68 0,73 0,79 0,88 8,8 0,13 09 0,71 0,77 0,89 0,95 7,4 0,17 10 0,76 0,82 0,98 1,02 6,2 0,20 11 0,78 0,85 1,04 1,24 7,3 0,26 12 0,93 1,04 1,25 1,33 9,0 0,28 13 1,08 1,19 1,51 1,68 7,5 0,25 14 1,13 1,25 1,46 1,71 6,2 0,12 15 1,26 1,38 1,51 1,75 5,5 0,15 16 1,31 1,44 1,72 1,88 6,5 0,14 17 1,46 1,60 1,80 1,93 6,2 0,14 18 1,48 1,80 1,85 1,99 7,0 0,18 19 1,55 1,85 1,91 2,04 7,2 0,23 20 1,60 1,93 1,96 2,18 7,1 0,21 Như vậy, sau khi cắm trụ mầm được 20 tháng, hầu hết các trụ mầm trồng ở các kích thước túi bầu khác nhau đều có chiều cao và đường kính cổ rễ đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất vườn, trong đó CT4 có đường kính cổ rễ lớn nhất (2,18cm), CT1 có đường kính cổ rễ thấp nhất (1,60cm). 3.2.3. Phân tích hiệu quả kinh tế Để lựa chọn sử dụng các kích thước túi bầu hợp lý, phải dựa vào tỉ lệ cây đạt tiêu chuẩn cây xuất vườn và chi phí ươm giống cây. Kết quả phân tích sơ bộ được thể hiện ở bảng 3.6. Qua kết quả ở bảng 3.6 cho thấy: Kích thước túi bầu nhỏ thì giá thành thấp, nhưng tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn cũng thấp, tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn và giá thành cao nhất ở kích thước túi bầu 40cm x 30cm (90,00% và 467.000đ/bầu), thấp nhất ở kích thước túi bầu 15cm x 20cm (55,62% và 183.000đ/bầu), trong khi đó với kích thước túi bầu 30cm x 30cm thì tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn là 88,67% và giá thành 366.680đ/bầu. Vì vậy, xét về hiệu quả kinh tế thì sử dụng kích thước túi bầu 30cm x 30cm là hợp lý nhất. Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của việc ươm cây trang với các kích thước túi bầu khác nhau Kích thước túi bầu (cm x cm) Chi phí đóng bầu (đ) Chi phí mua 100 túi bầu (đ) Tổng chi phí 100 bầu (đ) Tổng chi phí cho 1 bầu (đ) Tỉ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn (%) Đơn giá một ngày công Tổng số công đóng 100 bầu (công) Thành tiền (đ) 15 x 20 100.000 1,33 133.000 50.000 183.000 1.830 55,62 25 x 30 100.000 2,00 200.000 57.000 257.000 2.570 78,00 30 x 30 100.000 3,00 300.000 66.680 366.680 3.667 88,67 40 x 30 100.000 3,67 367.000 100.000 467.000 4.670 90,00 3.3. Nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc trong vườn ươm 3.3.1. Thí nghiệm bón bổ sung lân super Kết quả theo dõi tăng trưởng chiều cao cây ở các công thức bón lân super khác nhau được trình bày ở bảng 3.7. BM25-QT751-01/KHTL 7 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của bón bổ sung lân super tới chiều cao cây Thời gian sau khi cắm trụ mầm (tháng) Chiều cao cây (cm) CV% LSD 0,05 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 01 16,65 16,63 16,52 16,18 16,32 5,0 1,02 02 18,26 18,13 18,05 17,69 17,83 4,8 1,22 03 24,86 24,92 24,88 24,56 24,73 6,6 2,12 04 36,25 38,38 38,43 38,55 38,66 6,3 2,00 05 41,49 43,11 43,67 44,45 44,90 6,5 1,34 06 45,05 46,25 46,85 47,01 47,05 7,6 1,20 07 49,17 51,05 51,41 52,41 52,48 7,3 1,85 08 51,84 53,77 54,18 55,20 55,55 5,8 1,42 09 54,35 55,96 57,15 58,08 58,25 6,2 1,61 10 56,88 57,26 58,39 59,42 59,55 7,1 1,00 11 61,68 62,06 63,19 64,22 64,35 6,6 1,02 12 63,25 64,50 65,17 68,26 70,67 6,1 1,25 13 65,24 66,66 68,32 71,36 72,53 6,8 1,33 14 72,61 74,11 75,85 78,76 80,08 5,9 2,00 15 78,70 79,45 80,23 83,28 85,33 7,5 1,13 16 83,47 84,00 84,50 89,05 91,23 5,6 1,10 17 84,50 85,25 86,00 90,50 92,50 6,0 1,00 18 90,00 93,00 97,50 101,00 99,00 5,5 1,05 19 94,00 96,65 103,00 113,00 105,00 7,2 1,15 20 97,00 100,0 108,00 118,00 126,00 6,5 1,20 Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy: Ở thời kỳ đầu (sau trồng 1 - 2 tháng), sự chênh lệch về chiều cao ở các công thức là không rõ ràng do cây Trang còn nhỏ, chủ yếu sử dụng dinh dưỡng trong trụ mầm, đồng thời các trụ mầm trong thí nghiệm được lựa chọn tương đối đều nhau: dài 18 - 22cm, đường kính 0,8 - 1,0cm, không bị sâu bệnh, mắt đốt (hay vòng nhẫn) của trụ mầm có màu vàng nhạt hoặc màu tía với chiều dài 1,0 - 1,6cm. Thời gian tiếp theo (sau khi cắm trụ mầm được 3 tháng trở lên), có sự chênh lệch về chiều cao cây ở các công thức bón bổ sung lân super. Đó là do, lúc này dinh dưỡng trong trụ mầm cây đã sử dụng hết, nên khi bón bổ sung dinh dưỡng, cây có điều kiện tăng trưởng nhanh về chiều cao. Như vậy, lượng bón bổ sung lân super đã ảnh hưởng tới tăng trưởng chiều cao cây trang. Tuy thời gian tiến hành bón lân surper đã kết thúc vào T9/2010 (sau khi cắm trụ mầm được 6 tháng) nhưng sự chênh lệch về chiều cao cây giữa các công thức vẫn thể hiện khá rõ rệt. Cụ thể: CT5 đạt 126cm còn CT1 chỉ đạt 97cm. Do lân super là loại phân phân giải chậm nên có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trong thời gian dài, thúc đẩy cây tăng trưởng nhanh, liên tục. Bảng 3.8: Ảnh hưởng của bón bổ sung lân super tới đường kính cổ rễ Thời gian sau khi cắm trụ mầm (tháng) Đường kính cổ rễ (cm) CV% LSD 0,05 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 04 0,59 0,65 0,68 0,71 0,75 7,1 0,15 05 0,66 0,68 0,71 0,76 0,77 8,0 0,12 BM25-QT751-01/KHTL 8 Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy, sau 20 tháng, CT5 có đường kính cổ rễ cao nhất (2,1cm), thấp nhất là CT1 (1,93cm). Như vậy, lượng bón bổ sung lân super càng nhiều thì sự tăng trưởng về chiều cao cây và đường kính cổ rễ càng mạnh. Tuy nhiên, chiều cao cây và đường kính cổ rễ chỉ tăng ở mức độ giới hạn khi tăng dần lượng bón lân super. Cụ thể, ở CT4 và CT5 có sự chênh lệch về chiều cao cây và đường kính cổ rễ là không đáng kể: 0,05cm - đường kính cổ rễ và 8cm - chiều cao cây, trong khi đó lượng lân super cung cấp cho cây ở CT5 lại nhiều hơn (20g/bầu). Do đó, để cây sinh trưởng tốt với chi phí hợp lý, chỉ cần bón bổ sung lân super với lượng 30g/bầu là phù hợp nhất. 3.3.2. Thí nghiệm phun phân qua lá Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phun phân qua lá tới chiều cao cây Thời gian sau khi cắm trụ mầm (tháng) Chiều cao cây (cm) CV% LSD0,05 CT1 CT2 CT3 CT4 01 16,96 16,33 16,58 16,55 5,5 1,33 02 18,03 17,96 18,03 18,01 4,8 1,21 03 25,01 24,72 24,89 24,85 6,3 0,25 04 38,83 40,37 40,40 40,41 7,8 1,03 05 43,75 45,17 45,20 45,18 5,5 0,98 06 50,07 51,53 53,15 53,16 6,8 1,05 07 53,23 54,18 54,25 54,97 5,9 1,00 08 55,43 56,51 57,05 58,02 7,1 1,08 09 59,91 61,13 61,55 62,52 6,0 1,20 10 60,99 62,25 62,68 63,64 5,8 1,25 11 65,14 66,53 66,83 70,00 6,6 1,29 12 66,00 67,67 70,67 71,50 6,1 1,13 13 70,18 71,25 73,92 74,77 5,0 1,05 14 77,55 78,70 81,43 82,35 6,8 1,14 06 0,72 0,73 0,75 0,78 0,80 9,1 0,10 07 0,75 0,80 0,80 0,86 0,89 7,8 0,11 08 0,79 0,83 0,85 0,90 0,93 8,0 0,12 09 0,86 0,89 0,96 1,00 1,04 6,8 0,13 10 0,91 0,94 1,01 1,05 1,09 7,1 0,12 11 0,98 1,09 1,15 1,20 1,24 8,2 0,18 12 1,02 1,16 1,23 1,28 1,30 8,8 0,22 13 1,23 1,33 1,45 1,50 1,54 6,9 0,13 14 1,40 1,53 1,59 1,66 1,70 7,5 0,23 15 1,50 1,60 1,64 1,70 1,76 5,5 0,20 16 1,62 1,68 1,75 1,77 1,80 6,2 0,15 17 1,67 1,71 1,76 1,79 1,81 6,4 0,11 18 1,78 1,82 1,88 1,91 1,94 5,6 0,13 19 1,85 1,86 1,94 1,96 2,00 6,8 0,10 20 1,93 1,96 2,03 2,05 2,10 6,2 0,10 BM25-QT751-01/KHTL 9 15 83,21 85,50 87,23 88,66 5,0 2,00 16 88,21 89,55 91,15 94,00 5,7 1,33 17 92,35 93,00 95,35 98,5 6,2 1,00 18 92,50 95,00 100,00 105,00 7,7 1,05 19 94,50 97,00 102,50 108,00 6,1 2,21 20 98,00 100,00 106,33 112,50 8,3 1,16 Kết quả theo dõi ở bảng 3.9 và bảng 3.10 cho thấy: CT4 đạt chiều cao cây (112,50cm) và đường kính cổ rễ (2,06cm) cao nhất, thấp nhất là CT1 đạt chiều cao cây (98,00cm) và đường kính cổ rễ (1,92cm). Như vậy, phun phân qua lá 3 lần: sau khi gieo 3 tháng, sau gieo 5 tháng và sau khi gieo 7 tháng đạt chiều cao cây và đường kính cổ rễ cao nhất. Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phun phân qua lá tới đường kính cổ rễ Thời gian sau khi cắm trụ mầm (tháng) Đường kính cổ rễ (cm) CV% LSD 0,05 CT1 CT2 CT3 CT4 04 0,57 0,69 0,71 0,75 5,6 0,25 05 0,60 0,72 0,74 0,80 6,0 0,21 06 0,63 0,68 0,80 0,86 7,1 0,12 07 0,72 0,78 0,83 0,86 6,6 0,11 08 0,78 0,85 0,88 0,97 6,3 0,10 09 0,80 0,89 0,92 0,98 5,1 0,11 10 0,89 0,98 1,01 1,07 8,4 0,12 11 0,90 0,99 1,08 1,20 7,9 0,15 12 0,96 1,16 1,20 1,24 6,5 0,20 13 1,09 1,20 1,25 1,30 5,5 0,12 14 1,15 1,28 1,36 1,40 6,0 2,21 15 1,24 1,35 1,42 1,53 5,5 0,16 16 1,39 1,58 1,66 1,68 7,1 0,20 17 1,52 1,68 1,72 1,78 6,8 0,17 18 1,73 1,85 1,89 1,92 5,3 0,14 19 1,84 1,91 1,94 2,00 5,0 0,10 20 1,92 1,97 2,03 2,06 8,5 0,10 BM25-QT751-01/KHTL 10 3.4. Nghiên cứu tuổi cây đem trồng phù hợp 3.4.1. Ảnh hưởng của tuổi cây đem trồng tới tỉ lệ sống Tuổi cây đem trồng ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ sống của cây. Nếu tuổi cây phù hợp với điều kiện trồng của khu vực, nó là tiền đề thúc đẩy cây nảy chồi sớm, làm tăng tỉ lệ sống cho cây và có khả năng chống chịu tốt với điều kiên bất lợi của môi trường (sóng, bão, chế độ ngập triều lúc triều cường, ). Ngược lại, nếu tuổi cây đem trồng không phù hợp, tỉ lệ sống của cây thấp. Kết quả theo dõi tỉ lệ sống của cây Trang được thể hiện ở bảng 3.11 cho thấy, thời gian đầu mới trồng cây điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi: Ngày nắng, đêm có mưa, mực nước thủy triều lên vào lúc 10h và xuống vào lúc 01h, độ mặn của nước biển khi thủy triều xuống (07h): 5 - 10%o, độ mặn nước biển khi thủy triều lên (đỉnh triều): 20 - 25%o nên tỉ lệ sống của cây ở các công thức là rất cao, đạt 100%. Bảng 3.11. Tỉ lệ sống của cây ở các tuổi đem trồng khác nhau Thời gian theo dõi sau trồng (tháng) CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 01 100,00 100,00 100,00 100,0 100,00 02 50,00 60,00 80,00 92,00 98,00 03 45,00 58,33 78,67 91,00 95,33 04 29,67 32,00 65,00 80,33 90,00 Thời gian tiếp theo (sau trồng 2 - 4 tháng), do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây, đặc biệt chế độ thủy triều cạn vào ban đêm, thời gian phơi bãi thấp và không có ánh nắng mặt trời, rễ cây còn non, yếu nên khi gặp điều kiện bất lợi, rễ cây không hô hấp được, việc hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời để chuyển hóa trong cây gặp khó khăn. Do đó, những cây Trang ở độ tuổi thấp, cây còn nhỏ, non, sức chống chịu kém nên khi gặp điều kiện khắc nghiệt, khả năng sống của cây bị ảnh hưởng mạnh. Cụ thể, CT1 đạt tỉ lệ sống thấp nhất (29,67%), CT5 đạt tỉ lệ sống cao nhất (90,00%). 3.4.2. Ảnh hưởng của tuổi cây đem trồng tới khả năng nảy chồi và chiều cao cây Bảng 3.12. Kích thước của cây trang đem trồng ở các độ tuổi khác nhau Công thức Chiều cao cây trung bình (cm) Đường kính cổ rễ trung bình (cm) CT1 62,00 0,97 CT2 70,67 1,26 CT3 81,67 1,40 CT4 89,00 1,75 CT5 100,00 1,91 Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy, sau trồng 4 tháng CT5 có đường kính cổ rễ là 1,91cm, đạt cao nhất. Thấp nhất là CT1 có đường kính cổ rễ là 0,97cm. Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy, sau trồng 4 tháng CT5 có chiều cao cây tăng 24,33cm so với chiều cao cây lúc đem trồng, đạt cao nhất. Thấp nhất là CT1 với mức tăng chiều cao cây 6,71cm so với chiều cao cây lúc đem trồng. Đó là do, CT5 có thời gian trong vườn ươm dài hơn, chiều cao cây và đường kính cổ rễ lớn hơn nên khi đem trồng, cây có sức sống mạnh hơn, dẫn tới tăng trưởng mạnh hơn về chiều cao cây. [...]... cây trang đem trồng 18 tháng là phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên tại bãi triều xã Đa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa (tỉ lệ sống đạt 90% và chiều cao cây tăng 24,33cm sau trồng 4 tháng) 4.2 Đề nghị - Tiếp tục theo dõi thí nghiệm trồng cây trang ở các độ tuổi khác nhau để có những nhận xét chính xác hơn - Có thể kết hợp theo dõi đánh giá tuổi cây Trang đem trồng ở các địa điểm khác (qua các dự án trồng cây. .. Hồng, Trần Văn Ba (1997), "Nghiên cứu một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Druce) trong vườn ươm" , Hệ sinh thái Rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng sông Hồng NXB Nông nghiệp, Hà Nội-2004, 181-194 11 BM25-QT751-01/KHTL 3 Đinh Thanh Giang và Ngô Đình Quế (2007) Đặc điểm đất dưới rừng trồng cây ngập mặn và một số mô hình nông lâm ngư kết... kinh tế nhất trong ươm giống cây trang (có chiều cao cây đạt 100cm và đường kính gốc đạt 2,0cm) - Trong 5 công thức đã sử dụng, công thức bón bổ sung lân super 30g/bầu là hợp lý nhất (chiều cao cây đạt 126cm và đường kính gốc đạt 2,1cm) - Trong 4 công thức đã sử dụng, công thức phun phân bón lá 3 lần, sau khi cắm trụ mầm 3 tháng, 5 tháng và 7 tháng đạt hiệu quả nhất (có chiều cao cây đạt 112,5cm và... J.Macintosh, T Asano (2004) Một số kết quả và kinh nghiệm làm vườn ươm cây ngập mặn Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng sông Hồng Nhà xuất bản Nông nghiệp-Hà Nội-2004; 173-180 6 Phan Nguyên Hồng (chủ biên) và cộng sự, (1999) Rừng ngập mặn Việt Nam Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 7 Nguyễn Thị Hồng Liên (2004) Nghiên cứu giải phẫu và phát triển của cơ quan sinh sản loài trang (Kandelia obovata)...Bảng 3.13: Ảnh hưởng của tuổi cây đem trồng tới tăng trưởng chiều cao cây Công thức Chiều cao cây tăng thêm so với cây đem trồng (cm) Sau 3 tháng Sau 4 tháng CT1 6,00 6,71 CT2 CT3 CT4 CT5 6,80 8,00 11,10 13,90 7,33 11,17 19,80 24,33 IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận - Thời gian bảo quản ảnh hưởng đến thời gian nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của trụ mầm Trụ mầm trang có tỉ lệ nảy mầm cao và sinh trưởng... tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 4 Hoang Thi Ha, Carlos M Duarte, Nguyen Hoang Tri, Jorge Terrados, Jen Borum (2003) Growth and population dynamics during early stages of the mangrove Kandelia candel in Halong Bay, North Vietnam Estuarine, Coastal and Shelf Science 58 (2003) 435-444 5 Phan Nguyên Hồng, Hoàng Công Đãng, Donald J.Macintosh, T Asano (2004) Một. .. Nguyên Hồng, (2007), Vai trò chắn sóng bảo vệ bờ biển của rừng ngập mặn ở đồng bằng Bắc bộ, Việt Nam Vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn và rạn san hô trong việc giảm nhẹ thiên tai và cải thiện cuộc sống ở vùng ven biển Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội - 2007, 11-20 Summary Some research results on nursery technique of Kandelia obovata in Thanh Hoa province showed that, storage from 6-10 days after . kỳ cây mới trồng. Để góp phần khắc phục điều đó, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ươm giống cây Trang 1.2. Mục tiêu Xác định được một số biện pháp kỹ thuật. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ƯƠM GIỐNG CÂY TRANG Phạm Minh Cương, Nguyễn Thị Bình, Trần Thị Lợi Trung tâm Đê-Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình Tóm tắt Kết quả nghiên cứu một. số biện pháp kỹ thuật ươm giống cây Trang đảm bảo trồng được trên các bãi bồi ven biển. II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Nghiên cứu thu gom và bảo quản