1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN CHẤT NỀN CHẾ TẠO BẢ DIỆT MỐI COPTOTERMES

14 305 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 259,66 KB

Nội dung

1 NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN CHẤT NỀN CHẾ TẠO BẢ DIỆT MỐI COPTOTERMES 1. Mở đầu Trong các nhóm mối gây hại, Coptotermes là giống mối gây thiệt hại lớn nhất trên thế giới. Nhóm mối này không chỉ khai thác giấy, gỗ hay những vật liệu có chứa xelulose làm thức ăn mà chúng còn xâm hại các vật liệu bằng xốp, nhựa, vật liệu cách điện, đồng, nhựa đường [8]. Chúng có số lượng cá thể lớn, khoảng cách đi kiếm ăn xa tới 100m và làm tổ ngầm trong các khu đô thị nên chúng được gọi là nhóm mối ngầm đô thị (Ruan Carr, 2000)[7]. Ở một số nước như Mỹ, Úc, Đài Loan…, thiệt hại do nhóm mối này gây ra hàng năm lên tới hàng tỷ USD [8]. Chính vì những thiệt hại do chúng gây ra, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu các phương pháp phòng trừ chúng. Hiện nay, hướng nghiên cứu sử dụng bả độc để xử lý mối trong các công trình xây dựng đang rất được quan tâm. Biện pháp này đã được các nhà nghiên cứu về mối ở Mỹ quan tâm từ cuối những năm 1990 và cho tới nay các nhà nghiên cứu ở nhiều nước vẫn đang tiếp tục nghiên cứu. Theo Cabrera B. J., et al, 2001, phương pháp bả độc đã và đang tạo ra sự thay thế việc dùng thuốc nước [2]. Đây là biện pháp không những có hiệu quả cao mà còn giảm thiểu lượng hóa chất ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, yếu tố quyết định sự thành công của biện pháp này là bả phải được mối khai thác nhanh và lâu mốc. Trên thế giới, nhiều loại bả diệt mối Coptotermes đã được nghiên cứu thành công và đưa ra thị trường. Nhìn chung, thành phần bả đều gồm hai phần: hoạt chất và chất nền. Hoạt chất sử dụng làm bả hiện nay thường là các chất thuộc nhóm gây ức chế tổng hợp kitin như Noviflumuron (Recruit™), 2 Chlorfluazuron (Reqiem TM ), Hexaflumuron (Sentricon TM , Recruit AG ), Bistrifluron (Xterm TM ), Diflubenzuron (Extrra TM ) và nhóm chất độc dạ dày như Sulfluramid (Firstline®, Terminate™), Sodium borate (Timbor TM )…. Chất nền làm bả hiện nay có thể là 1 thành phần hoặc nhiều thành phần. Theo B.C. Peters (2003, 2011), thành phần chất nền của bả Sentricon TM và bả Reqiem đơn giản là bột gỗ [5],[6]. Trong khí đó, Cao Đạo Dung đã nghiên cứu chất nền hấp dẫn mối C.formosanus và thành công với chất nền hấp dẫn mối phức tạp hơn gồm bã mía + mùn cưa nhiễm nấm T.fuciformis + mùn cưa nhiễm nấm A.auricula [3]. Tại Việt Nam, nghiên cứu về bả diệt mối bắt đầu được thực hiện từ những năm 2000, Nguyễn Tân Vương (2004) đã giới thiệu một loại bả diệt mối Coptotermes với tên BDM04 [1]. Đầu năm 2011, Viện phòng trừ mối và Bảo vệ công trình đã đăng ký tiến bộ khoa học với 1 sản phẩm bả diệt mối Coptotermes là BDM10. Chất nền của bả này cũng là chất nền của bả BDM04. Hai loại bả này đều đã có thời gian kiểm chứng thực tế, đặc biệt là bả BDM04. Tuy nhiên hai loại bả này vẫn còn hạn chế là chất nền nhanh bị mốc ảnh hưởng nhiều đến sự khai thác bả của mối. Để góp phần khắc phục hạn chế này, chúng tôi tiến hành “nghiên cứu cải tiến chất nền chế tạo bả diệt mối Coptotermes”. 2. Thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu. 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. Nghiên cứu được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Viện Phòng trừ mối và Bảo vệ Công trình và tại các nhà dân thuộc khu vực Hà Nội, Bắc Ninh trong năm 2011. 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 3 2.2.1. Đối tượng thử nghiệm: Mối Coptotermes spp. 2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm. - Thí nghiệm 1: So sánh mức độ khai thác chất nền dạng bột. Dựa vào công thức chất nền làm bả hiện nay của Viện phòng trừ mối và Bảo vệ công trình. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm so sánh mức độ khai thác giữa 5 công thức chất nền: Công thức 1 (N); Công thức 2 (N+Đ); Công thức 3 (M+N+Đ); Công thức 4 (M+N); Công thức 5 (M). Thí nghiệm được bố trí như sau Hình 1. Mô hình thí nghiệm so sánh mức độ khai thác chất nền dạng bột Cho 600g cát vàng vào trong bô can rồi san phẳng và phun 90ml nước để tạo độ ẩm. Chính giữa bô can đặt ống nhựa đường kính 10cm đến sát đáy bô can. Thả vào ống nhựa 1.000 cá thể mối (với trong đó có 5% mối lính). Mỗi loại thức ăn được đặt trong một cốc nhựa đã đục sẵn các lỗ với đường kính 2mm để tạo đường cho mối đi qua (Các lỗ được đục trên các bầu nhựa với số lượng và vị trí giống nhau). Mỗi cốc đựng 2g một loại công thức chất nền và được đặt sâu xuống cát sao cho miệng bầu nhựa ngang bằng với mặt 4 phẳng cát. Các cốc thức ăn được đặt cách đều nhau trên một vòng tròn cách thành bô can khoảng 1cm. Bô can được đậy kín bằng tấm kính trong để dễ quan sát hoạt động của mối. Sau 24h bố trí xong thí nghiệm, nhấc ống nhựa có chứa mối lên khoảng 1cm để mối có thể đi ngầm đó thành hộp nhựa và đến các cốc đựng thức ăn. Theo dõi hoạt động hàng ngày của mối đến các cốc thức ăn và ghi lại ngày xuất hiện mốc xảy ra đối với mỗi loại thức ăn. Thí nghiệm được theo dõi trong vòng 1 tuần. Sau khi kết thúc thí nghiệm, dỡ các cốc thức ăn, lọc sạch cát, sấy khô, cân để xác định tỷ lệ trọng lượng thức ăn mối khai thác. Thí nghiệm được bố trí lặp lại 3 lần. - Thí nghiệm 2: Đánh giá mức độ khai thác các công thức chất nền khác nhau ở dạng viên nén. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm so sánh mức độ khai thác giữa 5 công thức chất nền: Công thức 1 (N); Công thức 2 (N+Đ); Công thức 3 (M+N+Đ); Công thức 4 (M+N); Công thức 5 (M+N+Đ). Tuy nhiên, 4 công thức đầu thì chất nền được nén thành viên kích thước 1,5cmx0,7cmx0,2cm. Công thức 5 được chế tạo thành thanh như cách chế tạo bả BDM10. Thí nghiệm cũng được bố trí trên bô can tương tự thí nghiệm 1. Khác với thí nghiệm 1 là mỗi công thức chất nền được đặt lên tấm mica kích thước 3cmx3cm. Theo dõi thí nghiệm trong vòng 2 tuần và ghi lại thời điểm xuất hiện mốc của từng công thức chất nền bằng mắt thường. Sau khi kết thúc thí nghiệm, lọc sạch cát bám trên các công thức chất nền này, sấy khô, cân để xác định tỷ lệ trọng lượng thức ăn mối khai thác. Thí nghiệm được bố trí lặp lại 3 lần. 5 - Thí nghiệm 3: So sánh mức độ khai thác các loại bả dạng bột. Thí nghiệm được tiến hành tương tự thí nghiệm 1 với các công thức bả sau: Công thức 1 (N+H.1%); Công thức 2 (N+Đ+H.1%); Công thức 3 (M+N+H.1%); Công thức 4 (Requiem); Công thức 5 (M+H.1%). Thí nghiệm được tiến hành trong vòng 2 tuần. - Thí nghiệm 4. So sánh mức độ khai thác các loại bả khác nhau. Khác với thí nghiệm trên, thí nghiệm này so sánh các công thức bả ở dạng như áp dụng thực tế với 5 loại bả sau: Bả 1: N+H1% được chế tạo dạng viên nén; Bả 2: N+H1% có trộn nước (250ml nước vào 100g bả); Bả 3: M+Đ+H1% có trộn nước (250ml nước vào 100g bả) Bả 4: Requiem (300ml nước vào 100g bả); Bả 5: BDM10. Cho 20g mỗi loại bả (tính theo trọng lượng khô) vào trong một hộp nhựa (7x4x5cm) có xẻ rãnh ở đáy. Đặt các loại bả vào trong hộp nhựa kích thước 25x15x10cm có nuôi 10.000 cá thể mối. Theo dõi sự hoạt động của mối trong vòng 2 tuần. Sau đó rỡ ra, sấy khô rồi cân để xác định lượng thức ăn mối đã khai thác. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. - Thử nghiệm hiệu lực diệt mối ngoài hiện trường Lựa chọn 3 nhà dân có cùng loài mối Coptotermes gây hại. Đặt trạm bả bên cạnh các hộp nhử hay vị trí có mối đang hoạt động. Kiểm tra hoạt động của mối và bổ sung (nếu cần) theo định kỳ hai tuần/lần. Sau khi không còn mối hoạt động, đem lượng bả còn lại về loại bỏ đất, sấy khô để xác định lượng bả mối khai thác. 2.2.3. Phương pháp xử lý kết quả. - Các số liệu được tính toán và xử lý theo phương pháp thống kê sinh học. (sử dụng hàm t – Test trong phần mềm Microsoft Excel để kiểm định độ tin cậy của giá trị thu được). 3. Kết quả và thảo luận. 6 3.1. So sánh mức độ khai thác chất nền dạng bột. Từ kết quả thử nghiệm khả năng khai thác của mối đối với một số loại thức ăn ưa thích; bã mía, củ đậu và một số loại gỗ mối ưa thích (gỗ thông, gỗ sồi, gỗ bồ đề…) và thử nghiệm khả năng hấp dẫn của cơ chất nuôi cấy nấm mục gỗ sau các khoảng thời gian nuôi cấy khác nhau, chúng tôi đã lựa chọn thức ăn ưa thích của mối Coptotermes là các nguyên liệu N, Đ, M để làm nguyên liệu chính chế tạo chất nền làm bả diệt nhóm mối này. Mặt khác, dựa vào chất nền chế tạo bả BDM10, chúng tôi tiến hành thử nghiệm so sánh mức độ khai thác của mối giữa 5 công thức chất nền sau: Công thức 1 (N); Công thức 2 (N+Đ); Công thức 3 (M+N+Đ); Công thức 4 (M+N); Công thức 5 (M). Sau một tuần thí nghiệm, dỡ các cốc thức ăn, loại bỏ cát, sấy khô, cân để xác định trọng lượng thức ăn mối khai thác. Kết quả được trình bày ở bảng 1 . Bảng 1. Khả năng khai thác của mối đối với các loại chất nền khác nhau Công thức Lượng chất nền được mối khai thác (g) P Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Công thức 1 0,65 0,61 0,49 0,58± 0,04 P1- 2>0,05 P2-4>0,05 Công thức 2 0,49 0,75 0,63 0,62±0,07 P1- 3>0,05 P2-5<0,05 Công thức 3 0,49 0,64 0,81 0,65±0,09 P1- 4>0,05 P3-4>0,05 Công thức 4 0,76 0,67 0,82 0,75±0,04 P1- 5<0,05 P3-5<0,05 Công thức 5 0,32 0,15 0,29 0,25±0,05 P2- 3>0,05 P4-5<0,05 Kết quả bảng 1 cho thấy, công thức chất nền 4 được mối khai thác nhiều nhất (trung bình là 0,75g), tiếp đến lần lượt là công thức 3, công thức 2, công thức 1. Mối khai thác ít nhất ở công thức 5. Tuy nhiên, kết quả kiểm định 7 sự sai khác có ý nghĩa bằng hàm T-Test lại cho thấy, sự sai khác từng cặp giữa các công thức 1 đến công thức 4 là không có sự sai khác có ý nghĩa (P> 0,05). Trong khi đó sự khác nhau giữa công thức 5 với các công thức còn lại là khác nhau có ý nghĩa. Mặt khác, trong quá trình theo dõi, chúng tôi nhận thấy công thức 5 hiện tượng mốc xảy ra sớm hơn các công thức còn lại. Cả 3 lần thí nghiệm đều thấy hiện tượng mốc xuất hiện ở ngày thứ 3. Trong khi đó, chất nền với công thức 1 lâu mốc nhất. Thời điểm mốc sớm nhất ở ngày thứ 5) ( Bảng 2) Bảng 2. Thời điểm xuất hiện mốc các loại chất nền khác nhau Ngày TN Thời điểm xuất hiện mốc của các công thức chất nền sau các ngày thí nghiệm Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Công thức 4 Công thức 5 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 * * * * * * 4 * * * ** * * * * * ** * 5 * * * * ** ** ** ** ** ** *** *** *** 6 * * ** ** ** ** ** ** ** ** ** *** *** *** 7 * * * ** ** ** *** *** ** *** *** *** *** *** *** Ghi chú: *: mốc ít; **: mốc trung bình; ***: mốc nhiều Như vậy có thể nói, trong vòng 1 tuần, mối thích khai thác chất nền có công thức 1, công thức 2, công thức 3 và công thức 4 là như nhau. M là nguyên liệu gây mốc nhanh nên chất nền công thức 5 ít được mối khai thác nhất. 3. 2. So sánh mức độ khai thác chất nền được nén dạng viên. 8 Với mục tiêu so sánh khả năng chống mốc giữa phương pháp chế tạo bả hiện nay với phương thức chế tạo nén dạng viên, chúng tôi tiến hành nén các công thức chất nền ở thí nghiệm 1 thành dạng viên (trừ công thức 5). Thí nghiệm 2 tiến hành so sánh mức độ khai thác của mối và hiện tượng mốc giữa 4 công thức chất nền được nén dạng viên (Công thức 1 (N); Công thức 2 (N+Đ); Công thức 3 (M+N+Đ); Công thức 4 (M+N)) và Công thức 5 (chất nền được chế tạo như bả BDM10). Sau hai tuần thí nghiệm, dỡ các cốc thức ăn, lọc sạch cát, sấy khô, cân để xác định tỷ lệ % trọng lượng chất nền được mối khai thác. Kết quả cho thấy, mối khai thác giữa các chất nền trên không khac s nhau rõ ràng (đều có P>0,05 giữa các cặp so sánh) (bảng 3). Bảng 3. Tỷ lệ % chất nền được mối khai thác Công thức Tỷ lệ % chất nền được mối khai thác P Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Công thức 1 4,9 8,3 4,9 6,0 ±1,5 P1- 2>0,05 P2-4>0,05 Công thức 2 5,4 7,4 5,7 6,2 ±1,6 P1- 3>0,05 P2-5>0,05 Công thức 3 5,6 6,9 5,4 5,9 ±2,1 P1- 4>0,05 P3-4>0,05 Công thức 4 4,2 7,5 5,9 5,9 ±1,3 P1-5>0,05 P3-5>0,05 Công thức 5 4,5 7,6 5,3 5,8 ±1,86 P2- 3>0,05 P4-5>0,05 Kết quả theo dõi hiện tượng mốc xảy ra ở các loại công thức chất nền, cho thấy các công thức chất nền ép dạng viên đều lâu mốc hơn chất nền được chế tạo theo phương pháp chế tạo bả BDM10 ( Bảng 4). 9 Bảng 4. Khả năng nhiễm mốc ở các công thức chất nền Công thức Thời điểm bị mốc xuất hiện trên các chất nền Ghi chú Công thức 1 Sau từ 6-10 ngày Chỉ một số lốm đốm màu trắng xanh. Mối vẫn tiếp tục khai thác Công thức 2 Sau từ 5 -10 ngày Chỉ một số sợi nấm màu trắng xanh. Mối vẫn tiếp tục khai thác Công thức 3 Sau từ 4 -7 ngày Các đám màu vàng. Mối không khai thác Công thức 4 Sau từ 3 - 7 ngày Các đám màu vàng. Mối không khai thác Công thức 5 Sau từ 1- 4 ngày Các sợi nấm trắng bao trùm. Mối không khai thác Công thức chất nền chỉ gồm N được ép dạng viên lâu mốc nhất. Các công thức chất nền có chứa bột mỳ cũng lâu mốc hơn chất nền công thức dạng 5 nhưng thời gian lâu mốc tối đa nhất cũng chỉ 7 ngày và nhanh mốc hơn những công thức chất nền không chứa bột mỳ. Như vậy, phương pháp ép viên làm tăng khả năng chống mốc. Tuy nhiên, khả năng kháng mốc cũng chỉ dài hơn từ 2 đến 6 ngày. 3.3. So sánh mức độ khai thác các loại bả khác nhau. 3.3.1. So sánh mức độ khai thác các loại bả dạng bột. Trong thời gian gần đây, Viện phòng trừ mối và bảo vệ công trình đang thử nghiệm hiệu lực diệt mối của bả Reqiuem. Bả này dạng bột trắng mịn, có khả năng diệt nhóm mối Coptotermes và một số loài mối có vườn cấy nấm [6]. Vì vậy, chúng tôi sử dụng bả này để làm đối chứng trong thí nghiệm thử các loại bả cùng hoạt chất để mong muốn lựa chọn được chất nền làm bả phù hợp nhất. Thí nghiệm 3 được bố trí giống như thí nghiệm 1 nhưng thay thế các công thức chất nền bằng các loại bả dạng bột. Kết quả cho thấy, mối khai thác bả Reqiem nhiều nhất, tiếp đến là bả công thức 1, công thức 2, công thức 3 và cuối cùng là công thức 5 (bảng 5). 10 Bảng 5. Khả năng khai thác của mối đối với các công thức bả khác nhau Công thức Lượng bả mối khai thác (g) P Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Công thức 1 1,22 1,19 1,27 1,23±0,02 P1-2>0,05 P2-4>0,05 Công thức 2 0,97 1,13 1,09 1,06±0,04 P1-3<0,05 P2-5<0,05 Công thức 3 0,79 0,84 0,89 0,84±0,03 P1-4>0,05 P3-4<0,05 Công thức 4 1,26 1,24 1,29 1,26±0,01 P1-5<0,05 P3-5<0,05 Công thức 5 0,38 0,29 0,32 0,33±0,03 P2-3<0,05 P4-5<0,05 Ghi chú: Công thức 1: N+H1%; Công thức 2: N+Đ+ H1%; Công thức 3: M+N+ H1%; Công thức 4: Bả Requiem; Công thức 5: M+ H1% Mặt khác khi sử dụng hàm T-Test để kiểm định sự sai khác có ý nghĩa, kết quả cho thấy: không có sự khai khác đáng kể về lượng bả mà mối đã khai thác ở giữa các cặp: công thức 1 với công thức 2, công thức 1 với công thức 4, công thức 2 với công thức 4 nhưng có sự sai khác có ý nghĩa giữa các cặp giữa công thức 1, công thức 2, công thức 4 với công thức 3, công thức 5 và giữa công thức 3 với công thức 5. Hay có thể nói, lượng bả mối khai thác ở công thức 1, công thức 2 và công thức 4 là tương đương nhau và đều nhiều hơn công thức 3. Bả công thức 5 ít được mối khai thác nhất. Về hiện tượng mốc, sau hai tuần tất cả các công thức bả đều có hiện tượng mốc. Thời điểm xuất hiện mốc của bả Requiem muộn hơn cả, sớm nhất ngày thứ 10 sau khi bô trí thí nghiệm. Trong khi đó, thời điểm mốc sớm nhất bả công thức 1 ở ngày thứ 6, công thức 2 ở ngày thứ 4. Hai công thức còn lại hiện tượng mốc xuất hiện sớm hơn (hầu hết đều xuất hiện vào ngày thứ 3 sau khi thí nghiệm). Tuy nhiên, hiện tượng mốc ở công thức 1, công thức 2 và công thức 4 vẫn thấy mối hoạt động bình thường ở trong các khối bả. Còn đối [...]... P1-5>0,05 P3-5 . hành nghiên cứu cải tiến chất nền chế tạo bả diệt mối Coptotermes . 2. Thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu. 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. Nghiên cứu được tiến hành tại phòng. 1 NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN CHẤT NỀN CHẾ TẠO BẢ DIỆT MỐI COPTOTERMES 1. Mở đầu Trong các nhóm mối gây hại, Coptotermes là giống mối gây thiệt hại lớn nhất trên thế giới. Nhóm mối này không. chính chế tạo chất nền làm bả diệt nhóm mối này. Mặt khác, dựa vào chất nền chế tạo bả BDM10, chúng tôi tiến hành thử nghiệm so sánh mức độ khai thác của mối giữa 5 công thức chất nền sau: Công

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w