KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BẢ TỪ F VÀ S

10 224 0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BẢ TỪ F VÀ S

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BẢ TỪ F VÀ S TS. Nguyễn Tân Vương Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình 1. Đặt vấn đề Công nghệ bả diệt mối được nghiên cứu thành công vào những năm 80 của thế kỷ trước. Do ưu điểm diệt mối hiệu quả và ít gây ô nhiễm môi trường nên bả đang được phổ biến ngày càng rộng rãi trên thế giới, ngoài sử dụng diệt mối người ta còn sử dụng để phòng mối. Các chất B, F, S, I, H, A được công bố là các chất có tác dụng chậm, có thể dùng để chế tạo bả diệt mối [5,6,7,8,9]. S đã được chế tạo thành bả diệt mối và được sử dụng ở hàm lượng 10-100ppm, F được sử dụng ở hàm lượng 1-10ppm [6]. Ở Việt Nam, nghiên cứu sử dụng BDM 04 đã được thử nghiệm thành công (Nguyễn Tân Vương, 2004) [1]. Hiệu quả diệt mối của bả BDM 04 cao, mối khai thác bả mạnh nhưng bả nhanh hỏng do bị mốc, thời gian bị mốc của bả thường là 2- 3 ngày sau khi đặt bả, nhưng tính phổ biến của hoạt chất không cao. Năm 2005, Nguyễn Tân Vương đã nghiên cứu sản xuất bả F, S, I, H, A có nguồn gốc từ Trung Quốc trên cơ sở chất nền của BDM04, riêng bả Borat được chế tạo với chất nền khác bả BDM04. Kết quả cho thấy rằng các chất F, S, I có tính độc cấp tính tương đối thấp có thể làm bả. Các bả I (1%), S (400ppm) có hiệu quả diệt mối trên mô hình thức ăn tự chọn với 400 cá thế, nhưng không có hiệu quả diệt các tổ mối Coptotermes. Trên mô hình thức ăn bắt buộc các hoạt chất này đều thể hiện tính độc cấp tính mạnh hơn M [2]. Riêng bả F (9ppm) đã được thử nghiệm diệt tổ mối Od. hainanensis, kết quả cho thấy số lượng mối thợ giảm mạnh trong 15 ngày đầu và tổ mối không thấy xuất hiện vào năm sau (kết quả chưa công bố của Nguyễn Tân Vương). Việc chống mốc cho bả với việc sử dụng các chất kháng mốc dùng trong thực phẩm như Benzoat natri, Sorbic với hàm lượng 3g/kg cũng chỉ kéo dài thời điểm hình thành sợi nấm thêm 2 ngày [3]. Theo qui định về sử dụng chất bảo quản, Sorbic (So), propionat canci (P), Benzoat natri được phép sử dụng ở hàm lượng tương ứng là 0,3%; 0,3% và 0,1% [4]. Trong quá trình trao đổi với đối tác ở Trung Quốc, điều được phát hiện rằng các hóa chất mua từ Trung Quốc mặc dù đã được khẳng định có độ tinh khiết P như chất S nhưng cững chỉ chứa 80% và hiện nay Nhà máy hóa chất Vũ Hán có sản xuất loại tinh khiết hơn nhưng cũng chỉ đạt độ tinh khiết 90%. Từ đó, có thể nghĩ rằng hiệu quả của bả F, S, từ Trung Quốc có hiệu quả thấp có thể là do chúng chứa quá nhiều tạp chất. Các dẫn liệu trên có thể thấy cần phải nghiên cứu chế tạo bả từ các chất tinh khiết hơn, chế tạo bả có khả năng kháng mốc để kéo dài thời gian mối ăn bả, xác định rõ hàm lượng hoạt chất diệt mối phù hợp trong bả. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện đề tài, chúng tôi chỉ tìm kiếm được chất S có mức độ tinh khiết 90%. Do chỉ có chất F với độ tinh khiết P đã mua năm 2006 từ Trung Quốc nên chúng tôi nghiên cứu kiểm nghiệm lại loại bả này với tổ hợp chất bảo quản mới. 2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Nguyên liệu Hóa chất F và S có hàm lượng 90%. Mối Coptotermes lấy từ các tổ hiện trường bằng biện pháp nhử. Các chất Benzoat natri, Propionat canci có nguồn gốc từ châu Âu, Sorbic là các chất bảo quản được mua trên thị trường. Chất nền chế tạo bả tương tự chất nền của bả BDM04. 2.2. Phương pháp 2.2.1. Nghiên cứu sử dụng các chất bảo quản để nâng cao khả năng kháng mốc của bả Thí nghiệm 1. Thí nghiệm được bố trí với 4 lô thí nghiệm tương ứng (1), (2), (3), (4), gồm: (1): Bột mì trộn với chất bảo quản, viên tròn, hấp chín (2): Bột mì trộn với chất bảo quản, viên tròn, hấp chín rồi nhúng nước (3): Bột mì viên tròn, hấp chín (không có bảo quản) (4): Bột mì viên tròn, hấp chín nhúng nước (không có bảo quản) Tổ hợp chất bảo quản trong thí nghiệm này đều gồm: Propionat canci 0,3% + Sorbic 0,3%+ Benzoatnatri 0,1%. Mỗi loại có 3 viên được đặt vào trong đĩa pepri để trong điều kiện phòng, theo dõi và ghi chép lại hiện tượng xuất hiện mốc cho khối bột mì ở từng lô thí nghiệm. Thí nghiệm 2. 6 loại hỗn hợp gồm chất nền và chất bảo quản được chế tạo theo quy trình làm bả BDM04. (Bả 1): Chất nền + Propionat canci 0,3% (P) + Sorbic (So) 0,3% (Bả 2): Chất nền (đối chứng) (Bả 3): Chất nền + Propionat canci 0,3% + Benzoatnatri 0,1% (Bả 4): Chất nền + Sorbic 0,3% + Benzoatnatri 0,1% (Bả 5): Chất nền + Propionat canci 0,3% + Sorbic 0,3% + Benzoat natri 0,1% (Bả 6): Chất nền + Propionat canci 0,3% Đặt bả mỗi loại hỗn hợp vào hộp lồng có nuôi 100 cá thể mối và bông ẩm. Mỗi loại bả bố trí 3 lô thí nghiệm. Tất cả đều được đặt vào trong một chậu lớn có nước để duy trì độ ẩm cho môi trong các hộp lồng. Theo dõi thời gian lên mốc của từng hỗn hợp. Thí nghiệm 3. Cho 600g cát sạch và 90mml nước vào trong bô can có đường kính 30cm rồi san phẳng. Cho 2000 cá thể mối vào bô can, sau 24 giờ cho mối, đặt các miếng hỗn hợp chế tạo như trong thí nghiệm 2 đã được sấy ở nhiệt độ 60 0 C lên trên các tấm mica giống nhau ở sát thành bô can. Theo dõi lượng bả mất đi khi hỗn hợp cuối cùng bị mốc bằng cách cân xác định khối lượng trước và sau khi thí nghiệm. Khi hỗn hợp đối chứng bị mốc thì thay thế bằng miếng hỗn hợp mới. 2.2.2. Tìm hàm lượng hoạt chất F và S phù hợp trên nền bả BDM04 Thí nghiệm 4 và thí nghiệm 5: Bả F và bả S được chế tạo trên chất nền bả BDM 04 với các hàm lượng khác nhau. 100 cá thể mối được đếm và đưa vào đĩa pectri có giấy lọc và bông giữ ẩm với số lượng 96 mối thợ, 4 mối lính, để qua đêm (18h), sau đó lấy giấy lọc ra và cho bả, theo dõi mức độ hoạt động của mối hàng ngày. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần có đối chứng. 2.2.4. Thử hiệu quả diệt mối của các loại bả đối với Coptotermes Thí nghiệm 6 và thí nghiệm 7. Đếm 500 mối với 5% mối lính cho vào hộp nhựa có chứa thức ăn (gỗ), bông giữ ẩm, đợi 7 ngày cho mối ổn định. Sau đó cho bả F và bả F, bả được thay thế sau khi bả mốc (3 ngày một lần, thay 4 lần). Theo dõi mức độ mối chết. Thí nghiệm 8. Lập mô hình 10.000 cá thể trong hộp nuôi, chờ cho mối ổn định sau 1 tuần rồi đánh bả. Bả cũng được thay thế 3 – 4 ngày/lần. Theo dõi hàng tuần. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần có đối chứng. 2.2.5. Đánh giá hiệu quả của bả có chất bảo quản đối với tổ Coptotermes ở cây Thí nghiệm 9. Dùng bả S 25ppm đưa vào 3 tổ mối Coptotermes ở 3 cây liễu với liều lượng khoảng 3g/tổ. Kết quả kiểm tra lượng bả mất đi và mức độ hoạt động của tổ mối sau 60 ngày. 2.2.6. Nghiên cứu chất nền khó mốc Thí nghiệm 10. Dùng loại mạt cưa dùng để chế tạo BDM04, ngâm vào cốc nước 12h, ép bỏ nước ngâm lại trong nước 1h rồi lại bỏ nước, lặp lại 3 lần. Đem sấy mạt cưa ở nhiệt độ 60 0 C tới trọng lượng không đổi. 1 phần nguyên liệu được tẩm ẩm với dụng dịch đường 5% sau đó sấy lại ở 60 0 C. Cho các nguyên liệu này đặt trên các tấm mica trong bô can cát ẩm có kính đậy bên trên. Theo dõi thời gian bị mốc của từng loại thức ăn. 2.2.7. Xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Exel 2003 để đánh giá sự khác nhau trong thí nghệm 3. Hiệu lực diệt mối được tính theo công thức Abbott: A (%) = {(b-c)/b}x100 Trong đó A là hiệu lưc của bả, b là tỷ lệ chết ở công thức thí nghiệm, c là tỷ lệ chết ở công thức đối chứng. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Nghiên cứu sử dụng chất bảo quản để nâng cao khả năng khàng mốc của bả 3.1.1. Đánh giá khả năng kháng mốc của tổ hợp các chất bảo quản Kết quả trong thí nghiệm 1 được thể hiện trên bảng 1. Kết quả bảng 1 cho thấy các lô thí nghiệm (3) và (4) xuất hiện mốc nhanh nhất, sau 2 ngày. Đây là hai lô thí nghiệm không có chất bảo quản chống mốc. Hai lô thí nghiệm còn lại (1, 2) xuất hiện mốc chậm nhất, sau 7 ngày mới xuất hiện lốm đốm mốc trắng (hình 1). Hai lô thí nghiệm (1) và (2) là các lô thí nghiệm có trộn chất bảo quản vào bột mì (P 3%, S0 3%, B 1%). Như vậy, có thể thấy, hỗn hợp các chất bảo quản có khả năng chống mốc và hiệu quả chống mốc tốt hơn khi được trộn trực tiếp với bột mì trước khi ra thành phẩm. Bảng 1. Mức độ mọc nấm mốc theo thời gian ở các công thức chống mốc Thời gian (ngày) Mức độ mọc nấm ở các công thức (1) (2) (3) (4) 1 - - - - 2 - - + + 3 - - ++ ++ 4 - - ++ ++ 5 - - +++ +++ 6 - - +++ +++ 7 + + +++ +++ 8 + + +++ +++ 9 + + +++ +++ Ghi chú: -: chưa mốc; +: lốm đốm mốc trắng; ++: mốc trắng bao phủ; +++: mốc có bào tử nấm màu xanh đen 3.1.2. Đánh giá khả năng chống mốc của từng tổ hợp chất bảo quản đối với chấ t nền làm bả Thí nghiệm 2 cho thấy khả năng kháng mốc của tùng tổ hợp chất bảo quản ở bảng 2. Kết quả ở bảng 2 cho thấy hỗn hợp 6 có sử dụng duy nhất 1 chất bảo quản P bị mốc ngay sau ngày thứ nhất. Các hỗn hợp có kết hợp giữa các chất bảo quản với nhau lại có khả năng kháng mốc tốt hơn, mốc xuất hiện sau đối chứng ít nhất là 1 ngày. Đặc biệt, những loại hỗn hợp có sử dụng kết hợp với chất bảo quản So không chỉ bị nhiễm mốc ít hơn mà tốc độ lây lan mốc cũng chậm hơn, sau từ 2 đến 3 ngày kể từ ngày bị nhiễm mốc, diện tích phần nhiễm mốc cũng chưa đạt đến ½ diện tích thanh bả (hình 2). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong năm 2007 cho thấy khi sử dụng chất B và chất So thì chỉ kéo dài thời gian không bị mốc của bả thêm được 2 ngày. Như vậy, có thể thấy những loại bả có sử dụng kết hợp giữa các chất bảo quản có hiệu quả chống mốc cao hơn so với loại bả sử dụng riêng rẽ từng chất bảo quản và loại bả có khả năng kháng mốc tốt nhất là hỗn hơp P và So (sau 4 ngày chưa bị mốc). Bảng 2. Mức độ mọc nấm mốc theo thời gian ở các tổ hợp các chất bảo quản Thời gian thí nghiệm Mức độ mọc nấm mốc Bả 1 Bả 2 Bả 3 Bả 4 Bả 5 Bả 6 (ngày) (Chất nền + P +So) (Chất nền - đối chứng) (Chất nền + P + Bo) (Chất nền + Bo +So) (Chất nền + P +So+Bo) (Chất nền + P) 1 - - - - - + (cả 3 lô) 2 - +++ (cả 3 lô) - - - + + 3 - +++ + (cả 3 lô) + (1 / 3 lô) + (1 / 3 lô) +++ 4 - +++ +++ + (2 / 3 lô) + (3 / 3 lô) +++ 5 + +++ +++ ++ ++ 6 + +++ +++ ++ ++ 7 ++ +++ +++ +++ +++ Ghi chú: -: chưa mốc; +: lốm đốm mốc trắng ở một phần nhỏ miếng bả; ++: mốc trắng bao phủ khoảng ½ miếng bả; +++: mốc trắng bao trùm toàn bộ miếng bả. 3.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của chất bảo quản đến mức độ khai thác thức ăn của mối Thí nghiệm 3. Khi cho các loại hỗn hợp chất nền với chất bảo quản vào cùng điều kiện thì mối khai thác bả ở các mức độ khác nhau thể hiện trên bảng 3. Bảng 3. Khối lượng thức ăn mối tiêu thụ ở mỗi công thức bảo quản TT Khối lượng bả đã bị mối sử dụng ở mỗi công thức bảo quản Đ/C P+So P So 1 0,025 0,145 0,045 0,070 2 0,020 0,150 0,035 0,090 3 0,030 0,110 0,060 0,090 4 0,025 0,105 0,060 0,055 5 0,060 0,120 0,070 0,150 6 0,015 0,165 0,200 0,095 7 0,025 0,155 0,040 0,085 Tổng cộng 0,200 0,950 0,510 0,635 Trung bình 0,029±0,0002 0,136±0,0005 0,091±0,0009 0,073±0,0032 P = 9,1115E-05 < 0,5%. Kết quả này cho thấy, khi bổ xung chất chống mốc cho chất nền của bả BDM04 mức độ khai thác chất nền của mối Coptotermes tăng lên nhiều lần, cao nhất là khi bổ xung 3%P, 3% So. 3.2. Nghiên cứu chế tạo bả S và bả F 3.2.1. Tìm hàm lượng S và bả F phù hợp trong bả trên mô hình 100 cá thể mối Thí nghiệm 4 cho thấy kết quả thử nghiệm đối với bả S trên mô hình 100 cá thể được thể hiện trên bảng 4. Bảng 4. Hiệu lực diệt mối ở các hàm lượng bả S 1 Công thức Hiệu lực diệt mối theo thời gian (ngày) Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 1 1ppm 5,2 5,6 19,3 27,4 57 82,5 100 2 5ppm 3,4 11,8 17,1 43,3 51,2 71,3 100 3 10ppm 0 6,2 7,5 42,6 69,6 92,8 100 4 25ppm 5,8 27,8 40,7 63,1 75,7 99,1 100 5 50ppm 7,5 24 30,4 44,1 82,6 100 6 75ppm 5,5 16,4 34,3 50,5 71,3 96,1 100 7 100ppm 5,9 17,4 35,3 58,9 88,3 100 8 125ppm 6,9 17,8 35 43,0 81,4 96,7 100 9 150ppm 6,9 17,8 40,7 74,9 97,9 100 10 ĐC 3,3 4,3 6,7 12,3 17,6 17.6 18.2 Kết quả ở bảng 4 cho thấy trong 3 ngày đầu cho thấy hàm lượng hoạt chất càng thấp thì tính độc chậm của bả càng lớn, trong 3 ngày đầu ở các hàm lượng S thấp hơn 10ppm thì hiệu lực diệt mối nhỏ hơn 20%. Thời gian mối chết hoàn toàn ở các lô thí nghiệm không thay đổi nhiều là 1 ngày. Điều đó chứng tỏ hàm lượng hoạt chất trong bả dù có tăng lên thì hiệu lực của bả thay đổi không đáng kể và nên chế tạo ở hàm lượng hoạt chất thấp dưới 10ppm để nâng cao tính tác động chậm của bả. Điều này khác với khuyến cáo của Henderson, ông cho rằng bả này nên dùng S ở 100 ppm. Thí nghiệm 5 được tiến hành như thí nghiệm 1 nhưng có thay thế bả S bằng bả F. Kết quả thể hiện ở bảng 5. Bảng 5. Hiệu lực diệt mối của bả ở các hàm lượng F khác nhau 1 Công thức Hiệu lực diệt mối theo thời gian (ngày) 1 2 3 4 5 6 1 1ppm 0,68 11,6 25,2 60,9 100 2 5ppm 5,1 23,9 59,7 96,4 100 3 10ppm 4,2 27,7 62,2 90,5 100 4 15ppm 3,7 40,7 73,7 85,5 92,3 100 5 20ppm 1,0 40,0 63,7 86,6 94,6 100 6 25ppm 9,1 39,6 87,4 100 10 ĐC 2 5 7,3 8,0 13 Qua kết quả ở bảng 5 cho thấy bả F có thể diệt được mối trên mô hình 100 cá thể với thức ăn bắt buộc sau 6 ngày. Nhìn vào hiệu lực diệt mối của mối trong 2 ngày đầu cho thấy hàm lượng hoạt chất càng thấp thì tính độc chậm của bả càng lớn, trong 2 ngày đầu ở các hàm lượng F thấp hơn 10ppm thì hiệu lực diệt mối nhỏ hơn 27%. So với hiệu lực diệt mối trong 2 ngày đầu ở hàm lượng 5ppm và 1ppm là gấp đôi n hau, nhưng thời điểm mối chết 100% là như nhau. Dựa trên kết quả này thì nên chế tạo bả ở hàm lượng F 1%. Thời gian mối chết 100% ở các công thức thí nghiệm không thay đổi nhiều, chỉ là 1 ngày. Thậm chí khi hàm lượng F càng cao thì thời gian mối chết 100% lại dài ra như ở hàm lượng 15ppm, 20ppm. Điều đó chứng tỏ hàm lượng hoạt chất trong bả dù có tăng lên thì hiệu lực của bả không chắc đã tăng và nên chế tạo ở hàm lượng hoạt chất thấp dưới 5ppm. Kết quả này phù hợp với ý kiến của Henderson, ông cho rằng nên dùng F ở hàm lượng 0,1 - 10ppm nhưng khác với kết quả nghiên cứu đối với chất này trong năm 2006. Kết quả nghiên cứu năm 2006 cho thấy hàm lượng F từ 200ppm trở lên mới diệt được 100% mối trên mô hình thức ăn bắt buộc sau 5 ngày và có gây độc cấp tính và chính hàm lượng này không diệt triệt để mối trên mô hình thức ăn tự chọn (400 cá thể). Do đó cần kiểm tra hiệu lực bả F ở hàm lượng 1ppm có chất chống mốc. 3.2.2. Thử hiệu quả diệt mối của các loại bả đối với Coptotermes Thí nghiệm 6 và thí nghiệm 7. Từ thí nghiệm 4 và 5, các hàm lượng bả được thử trên mô hình 500 cá thể. Kết quả được thể hiện trên bảng 6 và 7. Bảng 6. Tỷ lệ mối chết theo thời gian sau khi cho bả S có chất bảo quản Thời gian (ngày) Các loại bả Đối chứng 1pp 5ppm 10ppm 50ppm 7 Mối hđ bình thường (HĐBT) Mối hđ bình thường Mối hđ bình thường Mối hđ bình thường Mối hđ bình thường 10 (HĐBT (HĐBT (HĐBT Có 2/3 hộp thấy có mối chết, 1 hộp (HĐBT. Cả 3 hộp đều thấy mối chết. Số lượng ước chừng 10-15% 12 (HĐBT (HĐBT (HĐBT Có 2/3 hộp thấy có mối chết phía trên, phía đáy hộp mối vẫn hđ bình thường. Hộp còn lại hđ Có 2 hộp mối đã chết, hộp thứ 3 còn khoảng 10-15 bình thường. con còn sống 15 (HĐBT (HĐBT (HĐBT Số lượng mối chết khoảng chừng 20%. Các con còn sống khá khỏe mạnh Cả 3 hộp đều chết 100% 20 (HĐBT (HĐBT (HĐBT Như trên 30 (HĐBT (HĐBT (HĐBT Có hiện tượng suy giảm số lượng, mối hầu như không kiếm ăn phía trên hộp 78 (HĐBT (HĐBT (HĐBT Số mối sống còn khoảng 15-20% tập trung trong một số thanh gỗ Kết quả bảng 6 cho thây bả S với hàm lượng từ trên 10ppm đến 50ppm có thể diệt chết nhóm mối 500 cá thể. Bảng 7. Tỷ lệ mối chết theo thời gian sau khi cho bả F có chất bảo quản Thời gian (ngày) Các loại bả Đối chứng 0,1ppm 0,5 ppm 1 ppm 2 ppm 7 HĐBT HĐBT HĐBT HĐBT HĐBT 14 HĐBT HĐBT HĐBT HĐBT HĐBT 21 HĐBT HĐBT HĐBT HĐBT HĐBT 60 Mối hđ bình thường Có sự suy giảm số lượng, quan sát phía đáy hộp mối vẫn hđ bình thường Có sự suy giảm số lượng Có sự suy giảm số lượng Có sự suy giảm số lượng 120 2 hộp mối đã chết 100%, 01 hộp số mối sống khoảng 40% 2/3 hộp có mối còn sống số lượng khoảng 10% 3/3 hộp có mối còn sống, số lượng khoảng 5 – 10% 2/3 hộp có mối còn sống, số lượng khoảng 5-10% 1/3 hộp có mối còn sống, số lượng khoảng 5 % Kết quả bảng 7 cho thấy các hàm lượng bả F từ 0,1ppm đến 2ppm không diệt triệt để 500 cá thể mối sau 120 ngày. Kết quả này chứng tỏ hiệu quả diệt mối Coptotẻmé của bả F không cao và không nên sử dụng bả này để diệt mối. Thí nghiệm 8. Thử nghiệm khả năng diệt mối của bả S 25ppm và 50ppm đã được tiến hành. Kết quả thể hiện trên bảng 8. Bảng 8. Thời gian diệt chết 10.000 cá thể của bả S Thời gian (ngày) Các loại bả Đối chứng 25ppm 50ppm 7 Mối hđ bình thường Mối hđ bình thường Mối hđ bình thường 14 Mối hđ bình thường Mối hđ bình thường Có sự suy giảm số lượng, mối không kiếm ăn ở khu vực phía trên 23 Mối hđ bình Mối hđ bình thường Có 1 hộp chết 100% thường 31 Mối hđ bình thường Mối họat động kém ở phía trên , tập trng nhiều dưới đáy hộp Cả 3 hộp chết 100% 50 Mối hđ bình thường 1 hộp chết 100%, 2 hộp còn lại các cá thể tập trung nhiều trong các thanh gỗ dưới, số lượng còn khoảng 30% 58 Mối hđ bình thường Cả 3 hộp chết 100% Kết quả ở bảng 8 và hình 3, hình 4 cho thấy bả S có thể diệt chết nhóm mối 10000 cá sau 58 ngày đối với hàm lượng 25ppm và 31 ngày đối với hàm lượng 50ppm. 3.5. Đánh giá hiệu quả của bả có chất bảo quản đối với tổ Coptotermes ở cây 3.7. Thử nghiệm chất nền khó mốc Thí nghiệm 10. Kết quả quan sát trong thí nghiệm 10 được thể hiện trên bảng 9. Bảng 9. Thời gian bị mốc của các loại thức ăn Thời gian (ngày) Loại lọc không có đường Loại lọc có đường Loại không lọc (ĐC) 3 - - - - - - - - - 4 - - - - - - Mốc Mốc Mốc 5 - - - - - - 6 - - - - - - 7 Hơi mốc Hơi mốc Hơi mốc Hơi mốc Hơi mốc Hơi mốc Kết quả cho thấy nếu loại bỏ các chất hòa tan trong mạt cưa thì sẽ làm tăng được thời gian không bị mốc của thức ăn tăng được 3 ngày kể cả thức ăn khi có tẩm dung dịch đường 5% và có thể được dùng để chế tạo bả không dùng bột mì. Tuy nhiên, hiệu quả của chất nền này cần được thí nghiệm về hiệu quả của nó khi đã chế tạo thành bả. 4. Kiến nghị 1. Tiếp tục nghiên cứ chế tạo chất nền khó mốc để dùng chế tạo các loại bả có thời gian diệt mối dài. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Tân Vương, 2004. Nghiên cứu sử dụng chất M diệt mối Coptotermes . Tuyển tập Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ năm 2004, Trung tâm Nghiên cứu phòng trừ mối 2. Nguyễn Tân Vương, 2005. Kết quả nghiên cứu chế tạo bả diệt mối Coptotermes . Tuyển tập Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu phòng trừ mối. 3. Nguyễn Tân Vương, 2006. Kết quả nghiên cứu chế tạo bả mới diệt mối Coptotermes. Tuyển tập Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ năm 2006, Trung tâm Nghiên cứu phòng trừ mối. 4. Bộ Y tế, 1998. Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với các chất bảo quản lương thực và thực phẩm. QĐ số 867/1998/QĐ-BYT ngày 4/4/1998. 5. Barbara, L., 2001. Efects of sub lethal exposure Imidacloprid on subsequent behavior of subterranean termite Reticulitermes virginicus ( Isoptera: Rhinotermitidae). Jonual Economic Entomlogy; 492-498. 6. Henderson, G., 1997. Termite bait test. Magazine Summer 97 – Termites (từ internet). 7. Toyoshima, I.,1997. Comparative toxicity, residual nature and efect on respiration of boron compounds in a lower termite Coptotermes formosanus Shiraki (Isoptera: Rhinotermitidae ). Wood research institute, Kyoto University, Uii, Kyoto. Japan; 217-225. 8. Alternative Termite Treatment Methods; 1- 4. http://epestsupply.com/ alternative_termite_treatment_methods.htm 9. Termite Conoly Baiting Secrets Revealed. HomeChoiTM; .2- 15, http://www.dfwpest.com/termite.htm . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BẢ TỪ F VÀ S TS. Nguyễn Tân Vương Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình 1. Đặt vấn đề Công nghệ bả diệt mối được nghiên cứu thành công vào những. bả có s dụng kết hợp giữa các chất bảo quản có hiệu quả chống mốc cao hơn so với loại bả s dụng riêng rẽ từng chất bảo quản và loại bả có khả năng kháng mốc tốt nhất là hỗn hơp P và So (sau. So. 3.2. Nghiên cứu chế tạo bả S và bả F 3.2.1. Tìm hàm lượng S và bả F phù hợp trong bả trên mô hình 100 cá thể mối Thí nghiệm 4 cho thấy kết quả thử nghiệm đối với bả S trên mô hình 100

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan