KÝ Kết Hợp Đồng Lao Động Thực Trạng Và Giải Pháp Ở Thành Phố Cần Thơ

10 961 2
KÝ Kết Hợp Đồng Lao Động Thực Trạng Và Giải Pháp Ở Thành Phố Cần Thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  NIÊN LUẬN NĂM THỨ III KHOÁ 2008 – 2012 KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện Võ Hoàng Yến Huỳnh Kim Chi Mã số sinh viên: CT0832N010 Lớp: Luật 08 – Cần Thơ CẦN THƠ: 9/2011 2 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Mục lục Lời nói đầu trang Chương 1: Quy định pháp luật về ký kết hợp đồng lao động 1.1. Khái quát chung về ký kết hợp đồng lao động 1.1.1 Khái niệm ký kết hợp đồng lao động 1.1.2 Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng lao động 1.1.2.1 Người lao động 1.1.2.2 Người sử dụng lao động 1.1.3 Nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động 1.1.4 Căn cứ ký kết hợp đồng lao động 1.2. Ý nghĩa việc giao kết hợp đồng lao động 1.3. Lịch sử phát triển của giao kết hợp đồng lao động ở nước ta 1.3.1 Bộ luật lao động năm 1994 1.3.2 Bộ luật lao động qua các lần sửa đổi, bổ sung 2002, 2006, 2007 1.3.3 Dự thảo Bộ luật lao động Chương 2: Thực trạng về ký kết hợp đồng lao động ở thành phố Cần Thơ 2.1. Những khó khăn trong ký kết hợp đồng lao động 2.2. Nguyên nhân 2.3. Giải pháp Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo 3 Lời mở đầu Tính cấp thiết chọn đề tài: Hiện nay nước ta đã gia nhập tổ chức thế giới WTO điều đó đòi hỏi nước ta phải phát triển theo kịp các nước trên thế giới bắt, nắm bắt trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin hiện đại áp dụng những tiến bộ trong phát triển nền kinh tế nước ta. Để đáp ứng nhu cầu đó thì đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu, tiêu chuẩn các nước trên thế giới, các doanh nghiệp hay nói là người sử dụng lao động phải có các hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. vấn đề ký kết hợp đồng lao động hiện nay ở nước ta thường diễn ra theo thói quen và chữ tín thông qua giới thiệu của người quen chưa được ký kết các hợp đồng lao động theo đúng luật định trong việc ký kết hợp đồng lao động, nhất là người lao động phổ thông trong cả nước hiện nay. Đặc biệt trên địa bàn thành phố Cần Thơ thì vấn đề này cũng không khác với tình hình chung của cả nước hiện nay. Từ vấn đề trên người viết chọn đề tài “Ký kết hợp đồng lao động, thực trạng và giải pháp ở thành phố Cần Thơ” để nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những quy định pháp luật về ký kết hợp đồng lao động, thực trạng về ký kết hợp đồng lao động tại thành phố Cần Thơ; những tồn tại mà pháp luật cần có hướng hoàn thiện và những giải pháp cần để giải quyết vấn đề sao cho đảm bảo quyền và lợi ích của các bên người lao động và người sử dụng lao động. Phương pháp nghiên cứu: Người viết nghiên cứu theo phương pháp diễn giải, phân tích những vấn đề cần làm rõ trong ký kết hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 1994 qua các lần sửa đổi bổ sung trong phạm vi thành phố Cần Thơ là chính. Không đề cặp đến người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người việt lao động tại nước ngoài và thỏa ước lao động tập thể tại Việt Nam. Bố cục niên luận gồm: Lời nói đầu. Chương 1: Quy định Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động. Chương 2: Thực trạng về ký kết hợp đồng lao động ở nước ta. Kết luận. Danh mục tài liệu tham khảo. 4 Chương 1: Quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động 1.1. Khái quát chung về giao kết hợp đồng lao động: Trong xã hội vấn đề việc làm cho người lao động hiện nay đang là vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt là người lao động trong cả nước, vấn đề đặt ra là phải điều chỉnh các mối quan hệ trong lao động, Bộ luật lao động năm 1994 đã điều chỉnh các quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, thông qua hợp đồng lao động. “Hợp đồng lao đồng là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động 1 ” . Bộ luật lao động quy định người lao động “là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động 2 ” . Theo thực tế và quy định của Bộ luật dân sự người có đủ năng lực hành vi đân sự là người có đủ 18 tuổi trở lên thì có thể tham gia toàn bộ các giao dịch dân sự, trong đó có việc tham gia ký kết các hợp đồng thông dụng, và hợp đồng lao động nằm trong các loại hợp đồng thông dụng được Bộ luật dân sự năm 2005 điều chỉnh. Nhưng độ tuổi lao động trong Bộ luật lao động điều chỉnh riêng lĩnh vực lao động nên áp dụng theo Bộ luật lao động quy định là người ít nhất là 15 theo quy định của luật lao động không phải độ tuổi theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, vì theo thực tế thì độ tuổi 15 là tuổi có khả năng lao động và tham gia được các hợp đồng lao động trong xã hội. Đối với người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ trả tiền, hay trả công theo cách gọi thông thường trên thực tế. Theo đó thì các bên người sử dụng lao động và người lao động có sự thoả thuận chứ không có ràng buộc nhất định nào như các lĩnh vực khác như hợp đồng thương mại, hợp đồng kinh tế … 1.1.1 Khái niệm giao kết hợp đồng lao động: Trong xã hội nước ta hiện nay, Hợp đồng lao động được các bên tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận 3 . Người lao động cần có việc làm từ người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng lao động cho mình, để đạt được mục đích của các bên là người lao động và người sử dụng lao động thì hợp đồng lao động được hình thành do các bên thoả thuận là chính không bắt buộc phải theo một quy định nào. Nếu các bên không thoả thuận được thì hợp đồng không được ký kết và không bên nào ảnh hưởng vì hợp đồng không phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên. Trên thực tế nước ta thường có những công việc không có hợp đồng lập thành văn bản chủ yếu là lao động phổ thông là chính chỉ làm việc lấy tiền ngày hoặc lãnh tiền hàng tuần là xong việc ký kết hợp đồng lao động được giao kết bằng miệng giữa các bên theo 1 Điều 26 Bộ luật lao động 2007. 2 Điều 6 Bộ luật lao động 2007. 3 Điều 4 Bộ luật dân sự năm 2005. 5 sự thoả thuận của người sử dụng lao động và người lao động. Ở Cần Thơ thì việc này vẫn diễn ra theo xu hướng chung của cả nước như trên. Vậy “hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản và phải được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Đối với một số công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng. Trong trường hợp giao kết bằng miệng, thì các bên đương nhiên phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động 4 ”. Ta có thể nói rằng ký kết hợp đồng lao động phải được lập thành văn bản, mỗi bên giữ một bản đó là bắt buộc, trừ những trường hợp được liệt kê trên thì không sử dụng ký kết bằng văn bản như công việc có tính tạm thời, dưới ba tháng, giúp việc nhà thì có thể giao kết bằng miệng. Vậy thì ngoài các trường hợp được kể trên các giao kết hợp đồng lao động khác phải được ký kết bằng văn bản. 1.1.2 Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng lao động: Việc ký kết hợp đồng lao động ở nước ta hiện nay thì người đó phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, vì ký kết hợp đồng lao động nằm trong các hợp đồng thông dụng do Bộ luật dân sự năm 2005 điều chỉnh. Tuy nhiên về lĩnh vực lao động thì ta áp dụng theo luật riêng điều chỉnh là Bộ luật lao động năm 1994 khi tham gia ký kết hợp đồng lao động thì phải lập thành văn bản do các bên ký kết. Các bên tham gia ký kết hợp đồng lao động phải theo quy định của pháp luật, sự điều chỉnh của Bộ luật lao động là chính. Vậy các bên tham gia ký kết hợp đồng lao động là: 1.1.2.1 Người lao động: Điều 55 Hiến pháp 1992 quy định: “lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân”. Tuy nhiên mọi công dân không phải đều là người lao động mà phải thỏa mãn những điều kiện pháp luật quy định đó là năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Năng lực pháp luật lao động của công dân là khả năng pháp luật quy định cho công dân có việc làm, được làm việc, được hưởng quyền và đồng thời thực hiện các nghĩa vụ của người lao động. Năng lực hành vi lao động được thể hiện trên hai yếu tố trí lực và thể lực. thể lực là sức khỏe của người lao động có thể thực hiện được một công việc nhất định. Trí lực là khả năng nhận thức đối với hành vi lao động mà người lao động thực hiện với mục đích mình làm. Vậy người lao động phải trải qua thời gian phát triển cơ thể và có quá trình tích lũy kiến thức và kỹ năng lao động qua học tập và làm việc. 4 Điều 28 Bộ luật lao động 2007. 6 Người lao động là người ít nhất 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động 5 . Tuy nhiên, đối với một số nghề và công việc được Bộ lao động, thương binh và Xã hội quy định được nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc nhưng phải được sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu, vì người lao động là người có năng lực hành vi không đầy đủ. Ngoài ra có một số trường hợp hạn chế năng lực pháp luật lao động trong những trường hợp như: bị tù giam, bị cơ quan có chức năng có thẩm quyền cấm đảm nhận chức vụ, hoặc cấm làm một số công việc nào đó. Người nước ngoài có thể là người lao động phải đáp ứng điều kiện pháp luật quy định “người nước ngoài làm việc từ đủ ba tháng trở lên cho các doanh nghiệp, tổ chức, các nhân tại Việt Nam phải có giấy phép lao động do cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp 6 ” Người lao động có các quyền sau: được trả lương theo số lượng và chất lượng lao động; được bảo đảm an toàn trong quá trình lao động; được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; được nghỉ ngời theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận của các bên; được thành lập và tham gia tổ chức công đoàn; được hưởng phúc lợi tập thể, tham gia quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, và theo nội quy lao động của đơn vị. Người lao động phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản sau: thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và chấp hành nội quy của đơn vị; thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và chấp hành kỷ luật lao động; tuân thủ sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động. Ngoài ra người lao động có thể lao động ở nước ngoài hoặc người nước ngoài lao động tại Việt Nam điều tham gia ký kết hợp đồng lao động theo quy định pháp luật 7 , bao gồm lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài và người nước ngoài lao động tại Việt Nam được Bộ luật lao động và các ngành luật liên quan điều chỉnh riêng. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn theo Luật công đoàn 8 , bên cạnh đó người lao động có quyền 1.1.2.2 Người sử dụng lao động: Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay có nhiều thành phần kinh tế trong xã hội, người sử dụng lao động chủ thể của quan hệ pháp luật lao động bao gồm toàn bộ các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, các cơ quan nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân và hộ gia đình có sử dụng, tuyển dụng lao động. 5 Điều 6, Bộ luật lao động. 6 Điều 133 Bộ luật lao động. 7 MụcV chương XI Bộ luật lao động. 8 Khoản 2 Điều 7 Bộ luật lao động. 7 Người sử dụng lao động tham gia quan hệ lao động với tư cách là chủ thể, trước hết phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động 9 . Tùy vào từng loại chủ thể tham gia quan hệ lao động với tư cách là người sử dụng lao động có những điều kiện khác nhau. Người sử dụng lao động là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam, khi tham gia pháp luật lao động phải có tư cách pháp nhân, được quyền tuyển chọn và sử dụng người lao động theo quy định của pháp luật. Đối với các doanh nghiệp thì phải đăng ký kinh doanh và cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, có khả năng đảm bảo chi trả tiền công và các điều kiện việc làm cho người lao động. Riêng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì phải thỏa mãn các yêu cầu theo quy định pháp luật. Đối với cá nhân, hộ gia đình muốn tuyển dụng lao động phải đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực nhận thức, có khả năng đảm bảo tiền công và điều kiện lao động cho người lao động. Người sử dụng lao động có các quyền và nghĩa vụ khi xác định được mối quan hệ riêng mà họ tham gia trong pháp luật lao động. người sử dụng lao động có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau: Quyền tuyển chọn, bố trí và điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, công tác. Quyền cử đại diện để thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Quyền khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật. quyền chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp luật định. Bên cạnh đó người sử dụng lao động phải thực hiện những nghĩa vụ cơ bản sau: thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các thỏa thuận khác với người lao động. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động và các điều kiện lao động khác. Đảm bảo kỷ luật lao động. Phải tôn trọng nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người lao động, đồng thời phải quan tâm đến đời sống của họ và gia đình họ. 1.1.3 Nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động 1.1.4 Căn cứ ký kết hợp đồng lao động 1.2. Ý nghĩa việc giao kết hợp đồng lao động: Việc ký kết hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động nhằm đảm bảo quyền và lợi ích các bên khi tham gia lao động trong phạm vi được pháp luật bảo đảm quyền và nghĩa vụ các bên, giúp nhà nước trong thực hiện công tác quản lý có hiệu quả hơn, cơ quan quản lý đánh giá được tình hình phát triển, trình độ của người 9 Điều 6 Bộ luật lao động. 8 lao động nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, bảo đảm việc làm cho người dân trong nước. Đối với người lao động thì ký kết là cơ sở pháp lý để yêu cầu người sử dụng lao động trả công theo thoả thuận, nhận đủ số tiền mà công sức mình bỏ ra để hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. người sử dụng lao động có thể yếu cầu người lao động thực hiện đúng theo sự thoả thuận trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết. 1.3. Lịch sử phát triển của giao kết hợp đồng lao động ở nước ta: 1.3.1 Bộ luật lao động năm 1994: 1.3.2 Bộ luật lao động qua các lần sửa đổi, bổ sung 2002, 2006: 1.3.3 Bộ luật lao động hiện hành năm 2007: 1.3.4. Dự thảo Bộ luật lao động: 1.4 Sự phát triển của Bộ luật lao động ở nước ta: Chương 2: Thực trạng về ký kết hợp đồng lao động ở nước ta 2.1. Những khó khăn trong ký kết hợp đồng lao động: 2.2. Nguyên nhân: 2.3. Giải pháp: 9 MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Bộ luật dân sự năm 2005. - Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007. - Nghị định 44/2002/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ Luật lao động về hợp đồng lao động. - Thông tư 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của chính phủ về hợp đồng lao động. - Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 cuả Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động. - Dự thảo sửa đổi bổ sung Bộ luật lao động lần hai tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII, tháng 5/2010; Dự kiến biểu quyết thông qua tại: Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, tháng 5 năm 2012 10 . Ký kết hợp đồng lao động, thực trạng và giải pháp ở thành phố Cần Thơ để nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những quy định pháp luật về ký kết hợp đồng lao động, thực trạng về ký. Quy định pháp luật về ký kết hợp đồng lao động 1.1. Khái quát chung về ký kết hợp đồng lao động 1.1.1 Khái niệm ký kết hợp đồng lao động 1.1.2 Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng lao động 1.1.2.1. trạng về ký kết hợp đồng lao động ở thành phố Cần Thơ 2.1. Những khó khăn trong ký kết hợp đồng lao động 2.2. Nguyên nhân 2.3. Giải pháp Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo 3 Lời mở đầu Tính

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan