1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn UML Đề tài Wiki học liệu mở – ocwiki.org

53 723 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

Bài tập lớn UML Đề tài: Wiki học liệu mở – ocwiki.org Sinh viên: Lê Ngọc Minh : 20071946 Nguyễn Việt Hà : 20070960 Lê Anh Quang : 20072297 Phan Anh Huy : 20071324 Nguyễn Văn Sao : 20072418 Phan Duy Hiệp : 20071172 Giáo viên: Thầy Nguyễn Hữu Đức Hà Nội, tháng 12/2010 Mục lục Chương 1: Giới thiệu 5 1.1. Giới thiệu bài toán nghiệp vụ 5 1.2. Kế hoạch 5 1.2.1. Thành phần nhóm phát triển 5 1.2.2. Phương pháp thực hiện 5 1.2.3. Môi trường phát triển 5 1.2.4. Công cụ làm việc nhóm 5 1.2.5. Phân công công việc 6 Chương 2: Phân tích hệ thống 8 2.1. Nhu cầu người dùng 8 2.1.1. Mục tiêu dự án 8 2.1.2. Môi trường 8 2.1.2.1. Môi trường nghiệp vụ 8 2.1.2.2. Môi trường vật lí 8 2.1.2.3. Môi trường kĩ thuật 8 2.1.3. Các tác nhân và các bên liên quan 9 2.1.3.1. Thư viện 9 2.1.3.2. Thi trực tuyến 9 2.1.3.3. Hỗ trợ người học 9 2.1.3.4. Hỗ trợ giáo viên 9 2.1.4. Ghi chép phỏng vấn 9 2.1.4.1. Ngày 13/11/2010, cô Phạm Thị Tâm hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Nội 9 2.1.4.2. Ngày 12/11/2010, anh Nguyễn Thế Phúc - giáo viên Toán, Tin trường THPT Nguyễn Du, Nam Định 10 2.1.4.3. Ngày 09/11/2010, thầy Bùi Khiết giáo viên tiếng anh: 11 2.1.4.4. Ngày 09/11/2010, em Phan Thị Vân Anh, học sinh lớp 12A1 trường trung học Nghĩa Hưng C - Nam Định 12 2.1.5. User stories 12 2.1.5.1. Tìm kiếm bài tập 12 2.1.5.2. Tìm phương tiện và tài liệu tham khảo 12 2.1.5.3. Chuẩn bị đề kiểm tra trắc nghiệm 12 2.1.5.4. Tra cứu theo từ khoá 13 2.1.5.5. Tra cứu theo chủ đề 13 2.1.6. Quy trình nghiệp vụ 13 2.1.6.1. Soạn bài kiểm tra, thi 13 2.1.6.2. Tổ chức thi 13 2.2. Đặc tả yêu cầu hệ thống 14 2.2.1. Yêu cầu phi chức năng 14 2.2.1.1. Chống phá hoại 14 2.2.1.2. Tính dễ dùng 14 2.2.1.3. Tính thuận tiện 14 2.2.1.4. Tôn trọng quyền riêng tư 14 2.2.1.5. Yêu cầu độ tin cậy 15 2.2.1.6. Yêu cầu hiệu năng sử dụng và khả năng mở rộng 15 2.2.2. Yêu cầu môi trường 15 2.2.2.1. Phần cứng 15 2.2.2.2. Phần mềm 15 2.2.2.3. Application Programming Interface 15 2.3. Các trường hợp sử dụng (use case) 16 2.3.1. Người dùng 16 UC1 - Đăng nhập bằng FBConnect 16 UC2 - Đăng nhập bằng OpenID 16 UC3 - Đổi hình đại diện 17 UC4 - Tải lên hình đại diện mới 17 UC5 - Lấy hình đại diện từ URL 18 2.3.2. Thư viện 18 UC6 - Tạo bài 19 UC7 - Sửa bài 19 UC8 - Xoá bài 20 UC9 - Sửa đề thi 20 UC10 - Chọn câu hỏi 20 UC11 - Chọn chủ đề 21 UC12 - Phục hồi phiên bản 21 UC13 - Phục hồi bài bị xoá 21 2.3.3. Tra cứu 22 UC14 - Tìm kiếm theo từ khoá 22 UC15 - Tìm kiếm theo chủ đề 22 2.3.4. Thi trực tuyến 23 UC16 - Tạo đề thi 23 UC17 - Chỉnh sửa đề 24 UC18 - Kiểm tra đề 24 UC19 - Thực hiện thi 24 UC20 - Chấm thi trắc nghiệm 25 UC21 - Chấm thi tự luận 25 UC22 - Phúc tra 25 2.3.5. Hỗ trợ người học 26 UC23 - Làm câu hỏi trắc nghiệm 26 UC24 - Thi thử 27 UC25 - Đăng lời giải 27 UC26 - Gợi ý bài cần làm 27 UC27 - Đánh dấu bài cần làm 28 2.3.6. Hỗ trợ giáo viên 28 UC28 - Tìm bài tập 28 UC29 - Trộn đề 29 2.4. Biểu đồ lớp cho các trường hợp sử dụng 30 2.4.1. Thư viện 30 2.4.1.1. Tạo bài 30 2.4.1.2. Sửa bài 30 2.4.1.3. Chọn chủ đề 30 2.4.1.4. Chọn câu hỏi 31 2.4.1.5. Phục hồi phiên bản 31 2.4.1.6. Tải lên phiên bản mới của tập tin 31 2.4.2. Tra cứu 32 2.4.2.1. Tìm kiếm theo từ khoá 32 2.4.2.2. Tìm kiếm theo chủ đề 32 2.4.3. Thi trực tuyến 33 2.4.3.1. Chấm bài 33 2.4.3.2. Kiểm tra đề 34 2.4.3.3. Làm bài thi 34 2.4.3.4. Phúc tra 36 2.4.3.5. Sửa đề 36 2.4.3.6. Tạo đề 37 2.4.3.7. Làm bài thi 38 2.4.4. Hỗ trợ người học 38 2.4.4.1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm 38 2.4.4.2. Thi thử 38 2.4.4.3. Đánh dấu bài cần làm 39 2.4.5. Hỗ trợ giáo viên 39 2.4.5.1. Tạo thư mục 39 2.4.5.2. Tải xuống thư mục 39 2.4.5.3. Thêm bài vào thư mục 39 2.5. Biểu đồ trình tự 40 2.5.1. Thư viện 40 2.5.1.1. Tạo bài 40 2.5.1.2. Sửa bài 41 2.5.1.3. Chọn chủ đề 41 2.5.1.4. Chọn câu hỏi 42 2.5.1.5. Phục hồi phiên bản 42 2.5.1.6. Tải lên phiên bản mới của tập tin 43 2.5.2. Tra cứu 43 2.5.2.1. Tìm kiếm theo từ khoá 43 2.5.2.2. Tìm kiếm theo chủ đề 44 2.5.3. Thi trực tuyến 44 2.5.3.1. Chấm bài 44 2.5.3.2. Kiểm tra đề 45 2.5.3.3. Phúc tra 46 2.5.3.4. Sửa đề 47 2.5.3.5. Tạo đề 48 2.5.3.6. Làm bài thi 48 2.5.4. Hỗ trợ người học 49 2.5.4.1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm 49 2.5.4.2. Thi thử 49 2.5.4.3. Đánh dấu bài cần làm 50 2.5.5. Hỗ trợ giáo viên 50 2.5.5.1. Tạo thư mục 50 2.5.5.2. Tải xuống thư mục 50 2.5.5.3. Thêm bài vào thư mục 51 Chương 3: Thiết kế hệ thống 52 3.1. Phân chia hệ thống con 52 3.2. Đặc tả sản phầm 52 3.3. Đặc tả mô hình cài đặt 53 Chương 1: Giới thiệu 1.1. Giới thiệu bài toán nghiệp vụ Ý tưởng về Wiki Học liệu mở được khởi nguồn từ một bài tập lớn tại trường. Yêu cầu đề bài là thiết kế một website cho phép người dùng tạo và làm các đề thi trắc nghiệm đồng thời hỗ trợ tạo, tráo đề cho thi trắc nghiệm trực tuyến giúp giảm gánh nặng cho hệ thống thi cử truyền thống và chấm thủ công. Khi đã hoàn thành những phần yêu cầu trên nhóm chúng tôi nhận thấy một hệ thống như thế cần hỗ trợ nhiều hơn cho người học. Xuất phát từ nhu cầu hiện tại, các hình thức thi trắc nghiệm đang dần phổ biến nhưng hầu như các hệ thống cho phép tham khảo các đề thi trực tuyến chỉ dừng lại ở mức cho phép người học thực hiện câu hỏi với câu trả lời có sẵn mà không liên hệ được với những kiến thức liên quan đến câu hỏi. Hơn nữa, nhu cầu về một kho học liệu mở với những kiến thức chuyên ngành giành cho người học nói chung và sinh viên nói riêng là rất lớn. Do đó, nhóm chúng tôi quyết định phát triển website trắc nghiệm đã được nhóm thực hiện trở thành Wiki Học liệu mở nhằm giúp người học liên kết được tới các kiến thức mang tính học thuật cao khi nghiên cứu và ôn luyện từ các câu hỏi trắc nghiệm đơn giản đến những bài toán phức tạp của từng chuyên ngành. 1.2. Kế hoạch 1.2.1. Thành phần nhóm phát triển • Trưởng nhóm: Lê Ngọc Minh • Project manager: Lê Anh Quang • Developer: các thành viên còn lại 1.2.2. Phương pháp thực hiện • Tiến trình thực hiện dự án được chia thành nhiều iteration, mỗi iteration thực hiện một tính năng và kéo dài 2 tuần. • Trong mỗi iteration, người thực hiện phân tích - thiết kế chi tiết và cài đặt hoàn chỉnh tính năng đó. 1.2.3. Môi trường phát triển • Eclipse IDE • Hibernate Tools • JUnit 4.0 1.2.4. Công cụ làm việc nhóm • Google code ◦ Trang web nhóm ◦ Hệ thống quản lý vấn đề (issue tracking system) ◦ Hệ thống quản lý phiên bản Mercurial • Hòm thư chung của nhóm • Trình khách quản lý phiên bản HgEclipse 1.2.5. Phân công công việc STT Công việc Người thực hiện Ngày hoàn thành 1 Xây dựng ý tưởng Cả nhóm 6/11 Nghiên cứu sơ bộ 2 Phỏng vấn: Tìm hiểu cách soạn giáo án Minh 13/11 3 Phỏng vấn: Tìm hiểu cách tổ chức thi Hà 13/11 4 Phỏng vấn: Tìm hiểu cách tra cứu tài liệu Sao 13/11 5 Tìm hiểu mô hình wiki Hiệp 13/11 6 Viết tài liệu: Thi trực tuyến Hà 17/11 7 Viết tài liệu: Tra cứu Sao 17/11 8 Viết tài liệu: Hỗ trợ người học Quang 17/11 9 Viết tài liệu: Hỗ trợ giáo viên Minh 17/11 10 Viết tài liệu: Thư viện Hiệp 17/11 11 Đặc tả yêu cầu (chung) Minh 20/11 Mô hình hoá ca sử dụng 12 Người dùng Huy 24/11 13 Thư viện Hiệp 24/11 14 Tra cứu Sao 24/11 15 Thi trực tuyến Hà 24/11 16 Hỗ trợ người học Quang 24/11 17 Hỗ trợ giáo viên Minh 24/11 Tìm lớp tham gia ca sử dụng 18 Tìm lớp Cả nhóm 27/11 Mô hình hoá tương tác 19 Người dùng Huy 2/12 20 Thư viện Hiệp 2/12 21 Tra cứu Sao 2/12 22 Thi trực tuyến Hà 2/12 23 Hỗ trợ người học Quang 2/12 24 Hỗ trợ giáo viên Minh 2/12 Thiết kế tổng thể 25 Phân chia hệ thống Quang 5/12 26 Đặc tả sản phẩm Hà 5/12 27 Đặc tả cài đặt Huy 5/12 Báo cáo 28 Tổng hợp tài liệu Minh 8/12 Chương 2: Phân tích hệ thống 2.1. Nhu cầu người dùng 2.1.1. Mục tiêu dự án Xây dựng một thư viện tư liệu học tập gồm bài giảng, bài tập, đề thi, phương tiện theo mô hình wiki (mở cho phép mọi người có thể sửa đổi). Trên cơ sở dữ liệu đó, xây dựng hệ thống hỗ trợ việc dạy và học: • Cho phép người học học và quản lí quá trình học tập trực tuyến • Hỗ trợ giáo viên trong các tác vụ soạn giáo án, bài tập, đề thi • Cho phép quản lý của một tổ chức đào tạo có thể tổ chức cho học viên thi trắc nghiệm/tự luận trực tiếp trên hệ thống 2.1.2. Môi trường 2.1.2.1. Môi trường nghiệp vụ Trong wiki mọi người sử dụng đều là biên tập viên (có quyền sửa đổi bài viết). Các biên tập viên làm việc trên tinh thần tự nguyện và thường tổ chức thành các nhóm chuyên đề để hợp tác. Một nhóm thành viên đặc biệt gọi là bảo trì viên được trao quyền lớn hơn các thành viên khác để chống lại những kẻ phá hoại. Các bảo trì viên được cộng đồng bầu ra và cũng làm việc trên tinh thần tự nguyện. Người học sử dụng hệ thống theo cá nhân. Người học thường muốn giữ kín kết quả học tập của mình tuy nhiên cũng có nhu cầu chia sẻ một số thành quả đạt được với bạn bè, người thân Một cuộc thi trực tuyến có thể có sự giám sát của giám thị hoặc không. Đề thi cần được giữ kín với những người không phải thí sinh cho đến khi cuộc thi kết thúc. Cuộc thi được tổ chức tại: ● Các trung tâm đào tạo tập trung như trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học ● Các kì thi khu vực như các kì thi thuộc cấp quận, thành phố, toàn quốc. ● Các tổ chức giáo dục phân tán như giáo dục từ xa, trực tuyến. 2.1.2.2. Môi trường vật lí Hệ thống cài đặt trên máy phục vụ web, người sử dụng chủ yếu ở Việt Nam và sử dụng hệ thống thông qua mạng Internet. Hệ thống có giao diện riêng dành cho di động cho phép người dùng thực hiện những tác vụ cơ bản thường dùng. 2.1.2.3. Môi trường kĩ thuật Trên máy tính bàn và xách tay, phần lớn người sử dụng vẫn dùng Internet Explorer, sau đó là Firefox, Safari và Chrome. Trên di động phổ biến là Opera Mini và các trình duyệt cài đặt sẵn khi xuất xưởng với tính năng rất hạn chế. 2.1.3. Các tác nhân và các bên liên quan 2.1.3.1. Thư viện Thư viện câu hỏi – đề thi – bài giảng được tổ chức theo mô hình wiki. • Biên tập viên: Mọi thành viên của trang web đều là biên tập viên, có quyền sửa đổi nội dung (trừ những nội dung bị khoá). • Bảo trì viên: Một số thành viên được cộng đồng bầu chọn để bảo trì nội dung trang web, có quyền khoá bài viết, cảnh cáo, cấm thành viên, đứng ra làm trọng tài khi có tranh chấp giữa các thành viên. 2.1.3.2. Thi trực tuyến ● Ban tổ chức: lên kế hoạch, lập lịch, kiểm tra tiến độ của các khâu, sắp xếp danh sách thí sinh, tổ chức các nhóm chức năng. ● Nhóm ra đề: tạo đề bài từ các câu hỏi có sẵn trong hệ thống hoặc các câu hỏi mới, chịu trách nhiệm về nội dung, giới hạn kiến thức của đề bài. ● Nhóm kiểm tra nội dung đề: độc lập với nhóm ra đề, xác minh nội dung, tính chính xác của đề bài. ● Thí sinh: Thực hiện bài thi. ● Nhóm chấm điểm: thực hiện chấm điểm với bài thi tự luận (điều chỉnh thang điểm nếu được yêu cầu), xác minh kết quả với bài thi trắc nghiệm. 2.1.3.3. Hỗ trợ người học ● Người học: Tra cứu tài liệu, làm bài tập và tự quản lý quá trình học tập trên trang web. 2.1.3.4. Hỗ trợ giáo viên ● Giáo viên: Sử dụng trang web làm kho tài liệu tham khảo, thư viện bài tập và đề thi để hỗ trợ việc giảng dạy. 2.1.4. Ghi chép phỏng vấn 2.1.4.1. Ngày 13/11/2010, cô Phạm Thị Tâm hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Nội 1. Cô hãy mô tả vắn tắt quy trình tổ chức thi tại trường . Đầu tiên là ra đề cương môn học, truyền tải đến từng thí sinh . Việc ra đề được giao cho bộ phận ra đề, dựa trên đề cương môn học, hình thức thi và khối lượng bài trên thời gian làm bài. . Đề được ra sau đó được kiểm tra lại nhờ nhóm kiểm tra tách biệt với nhóm ra đề, nếu có trục trặc thì chuyển lại cho bộ phận ra đề để sửa chữa. . Đề đã sửa được chuyển qua in ấn sau đó lại được chuyển về cho bộ phận kiểm tra. . Khi không còn lỗi đề được niêm phong và chờ ngày thi. . Thí sinh dự thi được chia phòng và ghi số báo danh. . Sau cùng là chấm thi và công bố điểm. 2. Trong công đoạn ra đề cần chú ý những điểm gì? . Đề do tổ chuyên môn ra, phải đảm bảo: ▪ không sai ▪ dễ chấm ▪ đề làm xong thì làm đáp án. ▪ Việc kiểm tra thẩm định đề phải được thực hiện nhiều lần ▪ Khâu kiểm tra sau in cũng rất quan trọng 3. Vậy còn công đoạn chấm điểm? . Việc chấm thường được phân chia cho 2 người . Nếu là bài tự luận thì có thể điều chỉnh ba-rem điểm để đảm bảo hầu hết học sinh đạt điểm tốt nhất . Học sinh là những người kiểm định kết quả chấm của giáo viên và có thể xin phúc tra. 4. Ngoài ra về công đoạn đánh mã số: . Mã số đánh để mình dễ nhận ra đây là sinh viên khối lớp nào. vd lớp 10: 10xxxx 5. Việc bảo mật đề được đảm bảo bới toàn bộ nhóm ra đề, người kiểm tra và bộ phận in ấn. Sau đó đề được niêm phong và cất trong tủ khoá. 6. Cô có thể kể về nhưng trục trặc khi tổ chức: . Trường hợp đáng nhớ nhất là mất bài thí sinh, dù đã được giám thị kiểm tra là đủ bài, khi chấm vẫn thiếu . Trường hợp nữa là ghi nhầm số báo danh, số đề hoặc xuất hiện 2 thí sinh cùng số báo danh. Trường hợp này phải dựa vào tình huống cụ thể để giải quyết. 7. Ngoài ra cô còn nhắc nhờ điều gì không ạ? . Ngoài các vấn đề trên thì nội dung kiến thức hợp lý là điều quan trọng, đề thi phải bám sát chương trình học. 2.1.4.2. Ngày 12/11/2010, anh Nguyễn Thế Phúc - giáo viên Toán, Tin trường THPT Nguyễn Du, Nam Định 1. Anh chuẩn bị cho một buổi dạy như thế nào ạ? . Cần phải thực hiện các bước: Soạn giáo án - Chuẩn bị phương tiện - Khảo sát học sinh 2. Làm thế nào để soạn một giáo án tốt? [...]... của học sinh/sinh viên 2.1.6.2 Tổ chức thi 1 Giới hạn kiến thức: 2 Ra đề: a Người thực hiện: tổ chuyên môn b Kết quả: một đề bài hoàn chỉnh đạt yêu cầu c Các yêu cầu: ■ Đề bài không có lỗi ■ Đề bài dễ chấm ■ Đề bài đảm bảo giới hạn kiến thức d Các bước: ■ Nhóm ra đề đưa ra các đề bài ■ Nhóm kiểm tra kiểm tra lại các lỗi và các tiêu chí đến khi đạt yêu cầu ■ In đề nháp ■ Nhóm kiểm tra kiểm tra ■ Đề được... Anh cần các tài liệu chuyên môn để biết anh cần dạy gì, cái gì cơ bản, cái gì nâng cao Các bài tập phù hợp (bài tập trong giờ dạy và bài tập cho về nhà) Các tài liệu tham khảo cùng loại: giáo án của đồng nghiệp của bài đó, bài giảng, trình chiếu của bài đó 3 Chuẩn bị phương tiện như thế nào ạ? Tuỳ thuộc vào hình thức mà cần chuẩn... về các bài tập phù hợp Mức độ ưu tiên: Quan trọng Mức độ thường Thường xuyên xuyên: Tác nhân trực tiếp: Giáo viên: Một người sử dụng của hệ thống Kịch bản chính: Kịch bản phụ: 5 tạo thư mục mới để chứa bài tập 6 tìm kiếm bài tập theo các tiêu chí 7 chọn những bài tập phù hợp xếp vào thư mục 8 mở thư mục 9 thấy các bài tập đã chọn 10.chọn chức năng tải xuống 11.một tệp chứa nội dung tất cả các bài trong... số vấn đề về đề thi, kiến thức, bài tập và lời giải 2 Quan trọng nhất là bài tập và lời giải Rất khó để tìm được bài tập và lời giải hay và phù hợp Thế khi tra cứu một vấn đề bạn sẽ làm như thế nào? 3 Mình tra cứu sách vở trước, xem qua phụ lục xem có vấn đề mình cần không? Nếu có thì mới xem tiếp Nếu không có thì mình đành google thôi Cười 4 Thế nếu có một hệ thống tra cứu, thì những chủ đề nào... xuyên Giáo viên: Một người sử dụng của hệ thống 1 2 3 4 Người ra đề đăng nhập hệ thống Người ra đề tạo đề mới Người ra đề chỉnh sửa đề theo UC-TCT-01 Người ra đề lưu đề lại để chuyển cho nhóm kiểm tra UC17 - Chỉnh sửa đề • Đề thi sau khi tạo mới hoặc đã có nội dung được chỉnh sửa theo đúng yêu cầu mẫu đề và khung kiến thức Tóm tắt: • Đề thi đã có nội dung được yêu cầu chỉnh sửa theo yêu cầu của nhóm... Người ra đề Điều kiện tiên quyết Đề thi đã có trong hệ thống 1 Người ra đề mở đề thi 2 Người ra đề thêm bớt các phần của đề theo yêu cầu 3 Người ra đề thêm bớt các câu hỏi theo yêu cầu kèm theo đáp án chuẩn 4 Người ra đề lưu lại đề đã được chỉnh sửa • Khi thêm câu hỏi ở bước 3: ◦ Tạo mới câu hỏi ◦ Chọn câu hỏi đã có trong hệ thống Kịch bản chính: Kịch bản phụ: Ghi chú và câu hỏi UC18 - Kiểm tra đề Tóm... dấu bài cần làm Tóm tắt: Người học đánh dấu bài để làm sau Mức độ ưu tiên: Không quan trọng Mức độ thường Bình thường xuyên: Tác nhân trực tiếp: Người học: Một người sử dụng của hệ thống Kịch bản chính: 1 Xem một bài tập 2 Chọn chức năng đánh dấu bài cần làm 3 Hệ thống thông báo đã đánh dấu Kịch bản phụ: Ghi chú và câu hỏi 2.3.6 Hỗ trợ giáo viên UC28 - Tìm bài tập Tóm tắt: Giáo viên tìm kiếm bài tập, ... đạt trong bài Khi chọn được một bài tập ưng ý anh ta đánh dấu lại và cuối cùng anh ta tải các bài tập đã chọn được về máy, có thể sửa chữa lại cho vừa ý rồi in ra giấy 2.1.5.2 Tìm phương tiện và tài liệu tham khảo Một giáo viên đang soạn bài giảng Anh ta muốn tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp và tìm các phương tiện để làm cho bài giảng thêm sinh động Anh ta vào trang web tìm kiếm các bài giảng... chủ đề, mức độ khó của câu hỏi, 5 Khi tra cứu kiến thức thì mình hay tra theo từ khóa, chủ để hoặc tác giả,… 2.1.5 2.1.5.1 Khi tìm bài giải thì mình hay tìm theo câu hỏi và lựa chọn bài giải theo đánh giá của những người khác, vi dụ như lời giải ấy đươc mấy sao chẳng hạn User stories Tìm kiếm bài tập Một giáo viên cần tìm bài tập cho bài giảng của mình Anh ta truy cập trang web và tìm kiếm bài tập. .. cầu thực hiện trộn đề một tập tin được tải xuống chứa tất cả các mã đề đã tráo cùng các tài liệu kèm theo Kịch bản phụ: • Nếu số mã đề không đúng định dạng hoặc quá ít hoặc quá nhiều thì yêu cầu nhập lại Ghi chú và câu hỏi • Tập tin được định dạng như thế nào? Kịch bản chính: 2.4 Biểu đồ lớp cho các trường hợp sử dụng 2.4.1 Thư viện 2.4.1.1 Tạo bài 2.4.1.2 Sửa bài 2.4.1.3 Chọn chủ đề 2.4.1.4 Chọn câu . Bài tập lớn UML Đề tài: Wiki học liệu mở – ocwiki. org Sinh viên: Lê Ngọc Minh : 20071946 Nguyễn Việt Hà : 20070960 Lê Anh. cứu tài liệu Sao 13/11 5 Tìm hiểu mô hình wiki Hiệp 13/11 6 Viết tài liệu: Thi trực tuyến Hà 17/11 7 Viết tài liệu: Tra cứu Sao 17/11 8 Viết tài liệu: Hỗ trợ người học Quang 17/11 9 Viết tài liệu: . về Wiki Học liệu mở được khởi nguồn từ một bài tập lớn tại trường. Yêu cầu đề bài là thiết kế một website cho phép người dùng tạo và làm các đề thi trắc nghiệm đồng thời hỗ trợ tạo, tráo đề

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w