Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
117,16 KB
Nội dung
MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ trang 2 Phần II: NỘI DUNG trang 3 1. Cơ sở lý luận của vấn đề. trang 3 1.1 Cơ sở pháp lý. 1.2 Cơ sở thực tiễn. 2. Thực trạng của việc học tiếng Anh. trang 4 2.1 Kết quả tích cực. 2.2 Mặt hạn chế. 3. Mục đích, phương pháp và tiến trình dạy từ vựng. trang 6 3.1 Mục đích của việc dạy từ vựng. 3.2Phương pháp dạy từ vựng. 3.3Tiến trình dạy từ vựng. 3.3.1Tiến trình chung. 3.3.2Các bước thực hiện cụ thể: 3.3.2.1 Show a picture in front of the class 3.3.2.2 Elicit: 3.3.2.3 Use a magnet to stick it on the board 3.3.2.4 Write 3.3.2.5 Model 3.3.2.6 Drill 3.3.2.7 Check 4. Các số liệu kết quả đạt được. trang 17 5. Những điều kiện thuận lợi. trang 18 6. Kết quả đạt được sau mỗi bài học. trang18 Điều tra xã hội học. trang 18 8. Một số trò chơi qua hình ảnh. trang 18 Phần III: KẾT LUẬN trang 20 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay, tiếng Anh đã và đang thực sự trở thành một ngôn ngữ quốc tế. Nó đóng một vai trò rất quan trọng trong các lĩnh vực phát triển của xã hội nói chung, với giáo dục nói riêng. Ngày nay, có rất nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng môn tiếng Anh trong việc giảng dạy ở các trường học cũng như trong việc giao tiếp hàng ngày. Chính vì thế mà việc tiếp cận và hiểu biết tiếng Anh là điều cấp thiết trong xã hội công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Tiếng Anh là ngôn ngữ đã được giảng dạy khá phổ biến ở khắp các vùng miền trên đất nước Việt Nam. Ngôn ngữ này bao gồm khá nhiều từ ngữ trừ tượng cho nên sự hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta diễn đạt được ý tưởng tốt hơn, suy nghĩ tốt hơn, hiểu biết hơn về đất nước và nền văn hoá Anh cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, để biết được tiếng Anh đã khó, để hiểu biết sâu sắc và vận dụng nó như một công cụ giao tiếp, phục vụ cho mục đích của chúng ta lại càng khó khăn hơn. Đặc biệt, đối với học sinh miền núi, đây là môn học khó, học sinh phải tiếp cận với một đất nước khác, một nền văn hóa lạ. Điều đó đòi hỏi người thầy phải đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy. Trong một tiết học , giáo viên hiện nay thường giảng dạy theo phương pháp truyền thống dựa vào nội dung có sẵn trong sách giáo khoa ít mở rộng, minh họa làm cho giờ dạy trở nên đơn điệu, nhàm chán, học sinh ít có hứng thú tiếp thu bài học. Vì vậy, tiết dạy không đạt hiệu quả như mong muốn. Bản thân tôi đã thấy được lợi ích to lớn mà lĩnh vực công nghệ thông tin mang lại. Có nhiều trang web hay trên internet do một nhóm người hoặc một tổ chức người nước ngoài sáng lập tài trợ cho lĩnh vực giáo dục vì vậy giáo viên có thể download miễn phí tài liệu hỗ trợ cho việc giảng dạy của mình chẳng hạn như: “www.theteacherscorner.net hoặc www.esl-galaxy.com”. Trên những trang web này có rất nhiều nguồn tài liệu quý giá giúp cho giáo viên mở rộng và làm đa dạng hơn cho các hoạt động giảng dạy trên lớp như có thể lồng ghép vào bài giảng hoặc yêu cầu học sinh làm bài tập ở nhà. Nhiều tài liệu hay, mới lạ được các em tiếp cận đã làm cho bài giảng phong phú, sinh động hơn, học sinh cảm thấy hứng thú và đam mê học tiếng Anh hơn. Qua thực tế giảng dạy trong nhiều năm qua, tôi đã suy nghĩ tìm tòi và sáng tạo đồng thời thấy được hiệu quả của việc giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. Với trải nghiệm ấy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Sử dụng đồ dùng dạy học qua một số trang web hay.” B. NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề. 1.1 Cơ sở pháp lý. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếng Anh là môn học bắt buộc đối với học sinh các trường Trung học phổ thông và Trung học cơ sở. 1.2 Cơ sở thực tiễn. Hiện tại, giáo trình học tiếng Anh của chương trình THPT quá tải, kiến thức ở mỗi kỹ năng nhiều và khó. Nếu giáo viên đi đúng trọng tâm của bài giảng theo tiến trình đầy đủ của các bước lên lớp thì bài giảng thường khô khan, cứng nhắc và ít có những hoạt động mở rộng lồng ghép linh hoạt như đưa vào những worksheet, flashcard, hoặc game. Và nếu có thì giáo viên cũng tự làm đồ dùng dạy học bằng tay hoặc in tranh ảnh như vậy cũng chỉ là phương pháp truyền thống. Hơn nữa, trình độ đầu vào thấp, đa số các em cảm thấy sợ khi đối mặt với những tiết học tiếng Anh trên lớp, cảm thấy khó gần với giáo viên vì không có từ vựng, ít thực hành tiếng Anh ở nhà và ngại trả lời sai. Chính vì vậy, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để có những bài giảng hay gây được sự chú ý, hấp dẫn học sinh và giúp các em mở rộng hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa Anh. Đó là điều không dễ thực hiện đặc biệt khi thời gian trên lớp không đủ để giáo viên truyền đạt và mở rộng cho học sinh hiểu sâu hơn. Cho nên, những tiết dạy đơn điệu lặp đi lặp lại làm các em chán nản. Bởi vậy, tôi thường xuyên tìm tòi những trang web hay, có nội dung và chủ đề tương tự với bài học để phục vụ cho bài dạy. Những bài tập được in ra từ trang web có thể lồng ghép vào bài giảng được thì lồng ghép còn nếu thời gian không cho phép thì yêu cầu học sinh làm ở nhà và các em kiểm tra chéo kết quả vào lúc sinh hoạt 15 phút đầu giờ, nếu những câu khó học sinh không thực hiện được thì giáo viên sẽ sửa cho các em. Thực tế cho thấy, qua những bài tập làm thêm như thế, đa số các em mở rộng và nâng cao hơn về vốn từ vựng, khả năng nói, sự am hiểu tiếng Anh Ví dụ như về seasons, festivals, places … 2. Các dạng bài tập liên quan. 2.1. Dạng “Word search” Sách giáo khoa lớp 11, unit 8 CELEBRATIONS (Reading) nội dung nói về ngày tết của Việt Nam. Sau khi học xong bài, giáo viên phát worksheets có chủ đề (New Years) cho học sinh làm ở nhà. Trong worksheets này, ngoài các từ quen thuộc có nhiều từ liên quan rất hay giúp học sinh mở rộng vốn từ vựng của mình. Ví dụ như: fireworks, confetti, noisemaker, countdown, timessquare. 2.2. Dạng “Word scramble” Cũng nội dung sách giáo khoa lớp 11 bài 8 CELEBRATIONS (Reading) nội dung nói về ngày tết. Nếu giáo viên không cung cấp dạng word search có thể cho dạng word scramble. Qua đó có thể giúp học sinh phát huy cao khả năng tư duy. 2.3. Dạng “Maze maker” Ở dạng này, có rất nhiều mức độ khó hoặc dễ tùy thuộc vào giáo viên tạo ra trên trang web. Nếu giáo viên tạo tờ printable worksheet ở cấp độ dễ nên phát cho học sinh làm ở phần đầu tiết học để giúp các em có hứng thú trước khi vào học bài mới. Còn ở cấp độ khó nên cho học sinh về nhà làm. Trò chơi này giúp học sinh tập trung cao, tạo sự nhanh nhẹn và phát triển trí thông minh. 2.4. Dạng “Crossword puzzle” Có rất nhiều chủ đề trên trang web như seasonal, geography, music, literature, heath, science cũng như spelling, grammar, writing and language. Giáo viên có thể in ra cho học sinh làm tùy theo chủ đề liên quan đến bài dạy. Ví dụ như: Sách giáo khoa lớp 11 Unit 2 phần grammar – past simple. Tôi có thể lồng ghép phần bài tập worksheets vào phần Free practice. Qua trò chơi này học sinh sẽ cảm thấy thích thú và nhớ được từ vựng lâu hơn. 2.5. Dạng “Match up worksheets” Dạng bài tập này thường có hai cột. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và nối vào vị trí thích hợp. Ở dạng này học sinh có thể mở rộng vốn từ. Giáo viên có thể cung cấp một số từ khó hoặc học sinh tra từ điển. Ví dụ minh họa sách giáo khoa lớp 12 unit 10 ENDANGERED SPECIES (Reading) liên quan đến động vật. Giáo viên có thể in worksheet về chủ đề Animal Baby Names. Tôi nghĩ có nhiều từ mà học sinh chưa bao giờ gặp. Trên lớp, các em thường học theo cách bị động giáo viên cung cấp từ gì thì học sinh học từ nấy. Qua hoạt động này, các em biết được rất nhiều từ lạ, bồi dưỡng thêm vốn từ của mình. Chẳng hạn như alligator: cá sấu mẹ, hatching: cá sấu con, bear: gấu mẹ, cub: gấu con 2.6. Dạng “Coloring pages” Ở dạng này, nhiều hình ảnh lạ, đẹp mắt được giới thiệu đến với các em. Với đối tượng học sinh cấp Tiểu học hoặc Trung học cơ sở giáo viên có thể cho các em tô màu. Nhưng đối với đối tượng học sinh Trung học phổ thông [...]... 72% + Cuối học kỳ I: + Đầu năm: + Cuối học kỳ I: Khá : 03 - Tỷ lệ: 8% TB : 19 - Tỷ lệ: 48,5% Yếu : 17 - Tỷ lệ: 43,5% C KẾT LUẬN Giáo viên sử dụng tài liệu được thiết kế trên trang web để giảng dạy cho thấy bài dạy mang lại hiệu quả cao, học sinh hứng thú học tập, giúp các em nâng cao kiến thức, hiểu biết nhiều hơn về con người cũng như văn hoá Anh Qua thực tế cho thấy dù là học sinh giỏi hay yếu các... tiếng Anh 11 Unit 8 – Speaking học sinh hiểu được về lễ hội Thanksgiving, Valentine’s Day Các em chưa biết về Halloween, giáo viên có thể giới thiệu qua tấm postcard và yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu về lễ hội Halloween, 15 phút đầu giờ của tiết học sau yêu cầu một số học sinh trình bày để lấy điểm kiểm tra miệng 4 Các số liệu kết quả đạt được Qua quá trình giảng dạy áp dụng phương pháp lồng ghép những... tài này có khả năng ứng dụng thực tiễn cao vì tài liệu giáo viên cung cấp cho học sinh được tìm thấy trên trang web một cách dễ dàng khi mà công nghệ thông tin đang phát triển nhanh Ngoài những bài tập giáo viên cung cấp, học sinh cũng có thể truy cập những trang web hữu ích này để nghiên cứu và mở rộng thêm Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy, chắc không tránh khỏi... giỏi hay yếu các em đều rất thích các tiết học có bài tập, tranh ảnh lồng ghép vì nó giúp các em vận động được nhiều giác quan cùng một lúc làm cho học sinh dễ thuộc từ vựng và nhớ lâu Ngoài ra, cũng giúp các em tạo được tính tự tin, dạn dĩ, phát triển khả năng nói của học sinh Học sinh có thể liên hệ thực tế qua hình ảnh và worksheet để vận dụng các từ đã học trong lúc đọc hiểu cũng như trong quá trình... worksheet được tải về từ trang web, học sinh thích thú học tập và có kết quả cao hơn so với đầu năm hoc Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm do tôi phụ trách: Cụ thể lớp 12B1 : tổng số học sinh là 39 em + Đầu năm: Khá :5 - Tỷ lệ: 12,8% TB : 10 - Tỷ lệ: 25,6% Yếu : 24 - Tỷ lệ: 61,6% Khá :9 - Tỷ lệ: 23,1% TB : 20 - Tỷ lệ: 51,3% Yếu : 10 - Tỷ lệ: 25,6% + Cuối học kỳ I: Lớp 11A1: Tổng số học sinh là 40 em +... truy cập những trang web hữu ích này để nghiên cứu và mở rộng thêm Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy, chắc không tránh khỏi sai sót Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp Chưpăh, ngày 20 tháng 3 năm 2011 Người viết Dương Thị Đông Phương TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Hoàng Văn Vân ( Tổng chủ biên ), Sách giáo khoa tiếng Anh 10, NXB Giáo Dục, 2006 2 Hoàng Văn Vân ( Tổng . chọn đề tài “Sử dụng đồ dùng dạy học qua một số trang web hay. ” B. NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề. 1.1 Cơ sở pháp lý. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếng Anh là môn học bắt buộc. Các số liệu kết quả đạt được. trang 17 5. Những điều kiện thuận lợi. trang 18 6. Kết quả đạt được sau mỗi bài học. trang1 8 Điều tra xã hội học. trang 18 8. Một số trò chơi qua hình ảnh. trang. Halloween, 15 phút đầu giờ của tiết học sau yêu cầu một số học sinh trình bày để lấy điểm kiểm tra miệng. 4. Các số liệu kết quả đạt được. Qua quá trình giảng dạy áp dụng phương pháp lồng ghép những