biện pháp bảo lãnh trong các giao dịch dân sự
Trang 1A MỞ ĐẦU
Trong thực tế có rất hiều các giao dịch có các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự, mà thông thường trong giao dịch đó sẽ đặt ra các biện pháp bảo đảm thực hiên nghĩa vụ dân sự nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa
vụ dân sự và trong giao kết hợp đồng của cả hai bên Có bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, bảo lãnh, ký cược, ký quỹ, tín chấp), mỗi một biện pháp lại có một tính chất, đặc điểm riêng biệt và áp dụng đối với từng tình huống khác nhau trong các giao dịch dân sự khác nhau song tất cả các biện pháp bảo đảm đều mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng em sẽ đề cập tới biện pháp bảo lãnh trong các giao dịch dân sự Trên thực tế có rất nhiều các giao dịch hay hợp đồng xảy ra tranh chấp liên quan đến bảo lãnh trong đó có bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay tiền
B NỘI DUNG
I LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP BẢO LÃNH:
Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân duy nhất trong hệ thống các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong Luật Dân sự Việt Nam Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, biện pháp bảo đảm này đang ngày càng phát huy những ưu thế của mình trong việc xác lập các giao dịch dân sự
1 Khái niệm bảo lãnh
Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với người có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người có nghĩa vụ nếu đến thời hạn mà người đó không thực hiện, hoặc không
có khả năng thực hiện
2 Chủ thể của bảo lãnh
Quan hệ bảo lãnh thực chất là một quan hệ tay ba giữa người có quyền, người có nghĩa vụ và người thứ ba Vì vậy, chủ thể của bảo lãnh không chỉ là các bên trong quan
hệ nghĩa vụ chính Thông qua việc cam kết giữa người thứ ba trên cơ sở sự đồng ý của người có quyền hình thành một quan hệ, trong đó người thứ ba được gọi là người bảo
Trang 2lãnh, người có quyền là người nhận bảo lãnh và người có nghĩa vụ được gọi là người được bảo lãnh Người bảo lãnh phải là người có đầy đủ năng lực hành vi, có khả năng tài sản (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác)
3 Đối tượng và phạm vi bảo lãnh
- Nếu đối tượng của nghĩa vụ chính là việc thực hiện một công việc mà chỉ thông qua việc thực hiện công việc đó, quyền lợi của bên có quyền mới được thỏa mãn, thì đối tượng của bảo lãnh phải là việc thực hiện một công việc (người bảo lãnh phải là người
có khả năng thực hiện công việc đó)
- Nếu đối tượng của nghĩa vụ chính là một khoản tiền hoặc một tài sản có giá trị khác, thì đối tượng của bảo lãnh phải là một tài sản thuộc sở hữu của người bảo lãnh
- Phạm vi bảo lãnh có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ, tùy thuộc vào sự cam kết, xác định của người bảo lãnh
4 Nội dung của bảo lãnh
- Bên bảo lãnh phải dùng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc tự mình thực hiện một công việc để chịu trách nhiệm thay cho người được bảo lãnh nếu người này không thực hiện nghĩa vụ hoặc gây ra thiệt hại cho bên nhận bảo lãnh Khi bên bảo lãnh thực hiện xong những cam kết trước bên nhận bảo lãnh, thì quan hệ nghĩa vụ chính cũng như việc bảo lãnh được coi là chấm dứt Khi đó bên bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi đã bảo lãnh; bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu có thỏa thuận giữa họ với người được bảo lãnh hoặc pháp luật có quy định
- Trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ, thì họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh
- Nếu người bảo lãnh được người nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ, thì người được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đó đối với người có quyền Trong trường hợp người nhận bảo lãnh chỉ miễn cho một người trong số những người bảo lãnh liên đới việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của người đó, thì những người bảo lãnh khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi mà họ đã bảo lãnh
Nhóm 3 – Lớp N06 – TL2 - Trường đại học Luật Hà Nội
Trang 3- Nếu nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ nhưng họ đã thỏa thuận và cam kết trước người có quyền về việc mỗi người chỉ bảo lãnh một phần nghĩa vụ độc lập hoặc pháp luật đã quy định từng phần nghĩa vụ độc lập, thì mỗi người bảo lãnh chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ trong phạm vi mà mình đã cam kết bảo lãnh
II CÁC VỤ VIỆC CÓ TRANH CHẤP VỀ BẢO LÃNH ĐỂ BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ VAY TIỀN:
1.Vụ việc thứ nhất:
1.1 Tóm tắt vụ việc:
– Nguyên đơn: Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long
Trụ sở: số 17 Bến Chương Dương, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
– Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại sản xuất Lam Giang
Trụ sở: số 171 Trần Hưng Đạo, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1 Ông Nguyễn Đắc Cường, địa chỉ: số 197/6 Nguyễn Đình Chiểu, phường 11, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
2 Bà Trần Thị Thanh Mỹ, địa chỉ: số 531 Hoà Hảo, phường 7, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (gọi tắt là bên A) và Công
ty trách nhiệm hữu hạn thương mại sản xuất Lam Giang (gọi tắt là bên B) có ký hợp đồng tín dụng số 101.01.99- HĐTD ngày 23-11-1999 với số tiền vay là 800.000.000đ Thời hạn vay 06 tháng kể từ ngày 1999 đến ngày 24-05-2000 gia hạn đến
24-11-2000 Lãi suất cho vay là 0,85%/tháng, lãi suất quá hạn 125%/tháng Lãi phạt chậm trả
là 5% tính trên số lãi chậm trả
Thời hạn hợp đồng (điểm 2 Điều 12 Hợp đồng tín dụng 101.01.99) có hiệu lực từ ngày ký tới ngày bên B hoàn trả xong cả gốc và lãi cho bên A như thoả thuận
Tài sản đảm bảo cho khoản nợ vay nói trên là căn nhà số A8 (số mới 18) đường
Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh có công chứng số
78898 ngày 23- 11-1999 của Phòng công chứng Nhà nước số 2 thành phố Hồ Chí Minh
Trang 4do ông Nguyễn Đắc Cường đứng ra bảo lãnh (hành động nhân danh cá nhân) được uỷ quyền của vợ là bà Trần Thị Thanh Mỹ theo hợp đồng uỷ quyền số 20754 do Phòng công chứng Nhà nước số 2 thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận ngày 06-05-1998 ; căn nhà này bà Mỹ đứng tên mua của Công ty xây dựng dịch vụ quận 10, thành phố Hồ Chí Minh đang chờ làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đất ở Ngày 06-05- 1998 bà
Mỹ làm hợp đồng uỷ quyền cho ông Cường thay mặt bà làm các thủ tục hợp thức hoá
căn nhà trên đứng tên bà Mỹ là chủ sở hữu; ngày 25-11-1998 giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và giấy phép xây dựng nhà đứng tên bà Mỹ đã hoàn thành; ngày 17-08-1999
bà Mỹ và ông Cường ly hôn Trước đó tại hợp đồng uỷ quyền ngày 06-05-1998 giữa bà Trần Thị Thanh Mỹ (bên A) và ông Nguyễn Đắc Cường (bên B) có nội dung như sau:
1 Bên B được quyền thay mặt bên A:
– Làm thủ tục hợp thức hoá nhà (xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở)
– Sau khi hợp thức hoá xong, bên A được quyền quản lý, sử dụng, mua bán, thế chấp, sang nhượng căn nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
– Trường hợp có thế chấp, nếu ông Cường không trả được nợ, tôi bằng lòng để Ngân hàng phát mại căn nhà
2 Trong phạm vi uỷ quyền, bên B được quyền lập văn bản, ký tên trên các giấy
tờ liên quan và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
Thực hiện hợp đồng tín dụng, ngày 24-11-1999 bên A đã giải ngân cho bên B vay 800.000.000đ Từ ngày 24-11-1999 đến ngày 24-10-2000 bên B chỉ trả được 75.933.000đ tiền lãi, số tiền gốc 800.000.000đ vẫn nợ lại
Do hợp đồng đã quá hạn và đôn đốc nhắc nhở nhiều lần bên B vẫn không thanh toán được nợ, ngày 19-04-2001 bên A đã có đơn khởi kiện yêu cầu bên B và phía bảo lãnh là ông Nguyễn Đắc Cường nhanh chóng thanh toán tiền nợ cho bên A Theo biên bản làm việc với Toà án cấp sơ thẩm cũng như tại bút ký phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, bà Mỹ đều khai ông Cường mang căn nhà đi bảo lãnh cho Công ty TNHH Lam Giang (của bà Hứa Thị Phấn) vay tiền bà Mỹ không hề biết, điều này còn được chứng
Nhóm 3 – Lớp N06 – TL2 - Trường đại học Luật Hà Nội
Trang 5minh tại hợp đồng bảo lãnh số 0041 99/HĐ-BL ký ngày 23-11-1999 giữa ông Nguyễn Đắc Cường, bà Hứa Thị Phấn (Giám đốc bên B) và Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long có tên của bà Trần Thị Thanh Mỹ là bên bảo lãnh nhưng không có chữ
ký của bà Mỹ Theo văn thư bà Mỹ gửi Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long ngày 03-01-2001 nội dung giao toàn quyền sở hữu nhà cho ông Cường Nhưng tính pháp lý của văn thư này không được chứng minh (chỉ có bản phô tô) Bản thân bà
Mỹ tại các lời khai có trong hồ sơ và tại bút ký phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm cũng đều phủ nhận nội dung văn thư này Hơn nữa, tại Bản án dân sự sơ thẩm số 630/HSST ngày 10-04-2002 đến ngày 24-05-2002 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, bà Trần Thị Thanh Mỹ đã tự nguyện mang tài sản thuộc sở hữu của mình là căn nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh giao cho Ngân hàng Việt Hoa để trả nợ thay cho anh trai bà Mỹ là Lâm Vĩnh Căn nhà này
đã được bàn giao cho Ngân hàng Việt Hoa phát mại để thu hồi vốn Bản án dân sự sơ thẩm nêu trên đã có hiệu lực pháp luật và ông Cường không kháng cáo
Tại Bản án kinh tế sơ thẩm số 145/KTST ngày 10-09-2001, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:
Chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bên A, buộc bên B phải trả toàn bộ vốn vay và lãi phát sinh, với tổng số tiền là 903.919.900đ, bao gồm nợ gốc là 800.000.000đ và số tiền lãi phát sinh tính đến ngày 10-09-2001 là 103.919.900đ.
– Bên B phải tiếp tục trả lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng Nhà
nước.
– Trong trường hợp bên B không trả được nợ thì phát mại căn nhà số A8 (số mới
18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận l0, thành phố Hồ Chí Minh theo hợp đồng bảo lãnh vay vốn số 0041.99/HĐ-BL ký ngày 23-11- 1999 đã được Phòng công chứng Nhà nước số 2 thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận số 78898 ngày 23-11-1999 Bác yêu cầu không phát mại căn nhà số A8 (số mới l8) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh của bà Trần Thị Thanh Mỹ.
Trang 6Sau khi xét xử sơ thẩm, cùng ngày 17-09-2001 ông Cường có đơn kháng cáo với nội dung không đồng ý phát mại căn nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận l0, thành phố Hồ Chí Minh; bà Mỹ có đơn kháng cáo nội dung không đồng ý cho ông Cường mang căn nhà đi bảo lãnh cho người thứ ba
Tại Bản án kinh tế phúc thẩm số 10/KTPT ngày 27-02-2003, Toà Phúc thẩm Toà
án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:
– Sửa một phần Bản án kinh tế sơ thẩm, chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bên A,
buộc bên B hoàn trả vốn vay và thanh toán lãi phát sinh với tổng số tiền là 903.919.900đ bao gồm nợ gốc 800.000.000đ và tiền lãi phát sinh đến ngày 10-09-2001 là 103.919.900đ.
Bên B phải tiếp tục trả lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng Nhà nước quy định trên số nợ gốc cho đến khi thanh toán xong nợ.
– Tuyên bố hợp đồng bảo lãnh vay vốn số 0041.99/HĐ-BL ký ngày 23- 11- 1999
đã được Phòng công chứng Nhà nước số 2 thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận số 78898 ngày 23- 11- 1999 giữa bên A, ông Nguyễn Đắc Cường và bà Hứa Thị Phấn là vô hiệu.
– Không phát mại căn nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường
12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh của bà Trần Thị Thanh Mỹ.
– Bên A có trách nhiệm trả lại cho bà Trần Thị Thanh Mỹ toàn bộ giấy tờ nhà số
A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh hiện đang quản lý theo hợp đồng bảo lãnh
Sau khi xét xử phúc thẩm, ngày 02 tháng 07 năm 2003 bên A có đơn khiếu nại giám đốc thẩm, nội dung đề nghị công nhận hợp đồng bảo lãnh vay vốn số
0041.99/HĐ-BL ngày 23-11-1999 có hiệu lực pháp luật; đề nghị Toà án đồng ý cho bên A phát mại căn nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành phố
Hồ Chí Minh để thu hồi nợ
Ngày 27-11-2003, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra Quyết định kháng nghị số 10/KN-AKT, nội dung:
Bằng các quyền được ghi trong hợp đồng uỷ quyền có công chứng ngày
06-05-1998 và sự khẳng định trong văn thư ngày 03-01-2001 gửi Ngân hàng phát triển nhà
Nhóm 3 – Lớp N06 – TL2 - Trường đại học Luật Hà Nội
Trang 7Đồng bằng Sông Cửu Long của bà Mỹ, thấy có cơ sở để kết luận: Bà Mỹ đã tự nguyện trao toàn bộ quyền sở hữu ngôi nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh trong thời hạn 20 năm kể từ ngày 06-05-
1998, hoặc cho tới khi bán xong căn nhà và ông Cường hoàn toàn không bị hạn chế bất
cứ quyền nào trong quyền sở hữu tài sản được pháp luật quy định tại các Điều 189; 198;
201 Bộ luật Dân sự Do đó, hành vi của ông Cường dùng căn nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10 thành phố Hồ Chí Minh do bà Mỹ đứng tên chủ sở hữu làm tài sản bảo lãnh cho bên B vay tiền của bên A là không vượt quá phạm vi uỷ quyền của bà Mỹ và cũng không trái với quy định tại Điều 180 Bộ luật Dân sự: “Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theo thoả thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật”
Việc Toà án cấp phúc thẩm áp dụng khoản 2 Điều 366 Bộ luật Dân sự tuyên bố hợp đồng bảo lãnh bị vô hiệu là gây hậu quả thất thoát tài sản lớn của Nhà nước
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 75 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Kháng nghị Bản án kinh tế phúc thẩm số 10/KTPT ngày 27-02-2003 của Toà Phúc thẩm Toà
án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh theo thủ tục giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao sửa một phần Bản án kinh tế phúc thẩm số 10/KTPT ngày 27-02-2003 theo hướng y án sơ thẩm - công nhận hợp đồng bảo lãnh số 0041.99/HĐ-BL ngày 23-11–1999 giữa ông Nguyễn Đắc Cường, bà Hứa Thị Phấn (giám đốc bên B) và bên A là hợp đồng kinh tế hợp pháp có hiệu lực pháp luật
Tại Quyết định số 03/2004/HĐTP- KT ngày 26-02-2004, Tòa án Nhân dân tối cao đã bác kháng nghị số 10/KN- AKT ngày 27-11-2003 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và giữ nguyên Bản án kinh tế phúc thẩm số 10/KTPT ngày
27-02-2003 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh Lý do bác kháng nghị là Nội dung Kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc yêu cầu công nhận hợp đồng bảo lãnh số 0041.99/HĐ- BL ngày 23/11/1999 giữa ông Nguyễn Đắc Cường, bà Hứa Thị Phấn và Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là không có căn cứ
Trang 81.2 Nhận xét của nhóm:
Có thể thấy quyết định số 03/2004/HĐTP – KT của Tòa án nhân dân tối cao cũng như bản án kinh tế phúc thẩm số 10/KTPT ngày 27 – 02 – 2003 của Tòa phúc thẩm Tòa
án nhân dân tối cao là hoàn toàn đúng pháp luật bởi các lý do sau:
Về nội dung của bảo lãnh bên bảo lãnh phải dùng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc tự mình thực hiện một công việc để chịu trách nhiệm thay cho người được bảo lãnh nếu người này không thực hiện nghĩa vụ hoặc gây ra thiệt hại cho bên nhận bảo lãnh Về đối tượng của bảo lãnh người bảo lãnh phải bằng một tài sản hoặc bằng việc thực hiện một công việc để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thay cho người được
bảo lãnh Khoản 2 Điều 366 BLDS năm 1995 quy định: “Người bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc bằng việc thực hiện công việc.”
Xét trong trường hợp này, ông Nguyễn Đắc Cường đứng ra bảo lãnh cho Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại sản xuất Lam Giang vay khoản tiền là 800.000.000đ Thời hạn vay 06 tháng kể từ ngày 1999 đến ngày 24-05-2000 gia hạn đến
24-11-2000 Lãi suất cho vay là 0,85%/tháng, lãi suất quá hạn 125%/tháng Lãi phạt chậm trả
là 5% tính trên số lãi chậm trả Ông Cường bảo lãnh bằng căn nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh có công chứng số 78898 ngày 23- 11-1999 của Phòng công chứng Nhà nước số 2 thành phố Hồ Chí Minh Theo quy định của pháp luật thì ông Cường chỉ có thể sử dụng ngôi nhà này làm đối tượng để bảo lãnh nếu ngôi nhà đó thuộc quyền sở hữu của ông Tuy nhiên theo những dữ kiện đã nêu trong phần tóm tắt vụ án thì ông Cường chỉ được bà Trần Thị Thanh Mỹ làm hợp đồng uỷ quyền cho ông thay mặt bà làm các thủ tục hợp thức hoá
căn nhà trên đứng tên bà Mỹ là chủ sở hữu Theo hợp đồng uỷ quyền này, ông Cường (bên B) chỉ được quyền thay mặt bà Mỹ “làm thủ tục hợp thức hoá nhà (xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở) ” Sau khi hợp thức hoá nhà xong, quyền sở hữu căn nhà thuộc về bà Mỹ Bà Mỹ (bên A) là người có quyền: “ quản lý, sử dụng, mua bán, thế chấp, sang nhượng ”.
Như vậy phải xác định ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của bà Mỹ, việc ông Cường dùng ngôi nhà này để bảo lãnh cho khoản vay của công ty Lam Giang là trái pháp luật
Nhóm 3 – Lớp N06 – TL2 - Trường đại học Luật Hà Nội
Trang 9Từ đây có thể thấy kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cũng như quyết định tại bản án sơ thẩm là không có căn cứ, tòa án cấp sơ thẩm và viện kiểm sát đã không xem xét đầy đủ các yếu tố để thấy được chủ sở hữu thực sự của ngôi nhà số số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành phố
Hồ Chí Minh
2 Vụ việc thứ hai:
2.1 Tóm tắt vụ việc:
Nguyên đơn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (gọi tắt
là Ngân hàng); có trụ sở tại số 2 Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Ông Phạm Đăng Bộ - Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sài Gòn; có trụ sở tại số 7 Bis Chương Dương, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (văn bản uỷ quyền số 900/NHNo-10 ngày 23-11-2000)
Bị đơn: Công ty TNHH xe khách thương mại và dịch vụ Hợp Quốc (gọi tắt là
Công ty Hợp Quốc); có trụ sở tại số 25 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận I, thành phố Hồ Chí Minh;
Người đại diện hợp pháp của bị đơn: Ông Nguyễn Không Tuấn - Giám đốc Công
ty Hợp Quốc
Người có nghĩa vụ liên quan: Bà Bùi Thị Tư; trú tại số 14 Phú Cường, thị xã Thủ
Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Nguyễn Tấn Triển; trú tại E327/47 khu 6, phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, (văn bản uỷ quyền ngày 12-12-2003)
Ngày 08-10-2003 nguyên đơn là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có đơn khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết buộc Công ty Hợp Quốc thanh toán các khoản nợ theo hợp đồng tín dụng, đồng thời cho phép Ngân hàng được phát mại tài sản bảo đảm để thu nợ; cụ thể như sau:
Trang 10Ngân hàng và Công ty Hợp Quốc có ký kết hợp đồng tín dụng số 247/HĐTD ngày 30-8-2001 với nội dung chính:
- Vốn vay: 6.419.572.000 đồng
- Lãi suất: 0, 8%/tháng
- Thời hạn vay 60 tháng, từ 06-9-2001 đến 06-9-2006
- Tiền nợ gốc chia 19 kỳ (1 kỳ 3 tháng), trả mỗi kỳ một lần Lãi tiền vay trả vào ngày 26 hàng tháng
Tài sản bảo đảm khoản nợ gồm:
- Quyền sử dụng lô đất 59.700m2 trồng cao su, do ông Đặng Văn Tốt và bà Bùi Thị Tư đứng tên chủ sở hữu, theo hợp đồng bảo lãnh nợ vay số 48/HĐBLTS ngày
04-9-2001 cho dư nợ vay tối đa là 3.210.000.000 đồng
- Cầm cố 16 chiếc xe Mercedes - Benz (tài sản hình thành từ nguồn vốn vay của hợp đồng tín dụng) theo hợp đồng cầm cố tài sản số 82/HĐCC ngày 07-11-2001 bảo đảm cho khoản vay 3.210.000.000 đồng còn lại
Ngày 06-9-2001, Ngân hàng đã giải ngân số tiền 6.419.572.000 đồng trả tiền mua
xe cho Công ty Hợp Quốc
Thực tế Công ty Hợp Quốc mới thanh toán cho ngân hàng tiền gốc 667.500.000 đồng, tiền bán 2 xe tô tô, tiền lãi 299.592.931 đồng (tính đến tháng 6-2002) và 2.000.000.000 đồng của bà Tư trả Ngân hàng (ngày 01-12-2003) Do Công ty Hợp Quốc không trả đủ nợ vốn vay định kỳ nên Ngân hàng chuyển toàn bộ dư nợ còn lại chưa đến hạn thanh toán coi như đến hạn và đề nghị được chấm dứt hợp đồng trước hạn Công ty Hợp Quốc còn nợ gốc, lãi đến ngày 30-3-2004 gồm:
- Nợ gốc cho tất cả các kỳ hạn còn lại 3.752.072.000 đồng
- Nợ lãi đến ngày 30-3-2004 là: 1.193.446.775 đồng
Ngày 31-7-2003 giữa các bên có thoả thận giải pháp giải quyết công nợ của Công
ty Hợp Quốc
Bị đơn trình bày: xác nhận số tiền vốn vay đã trả như Ngân hàng là đúng, riêng tiền lãi thanh toán hết ngày 11-4-2003 là 309.023.539 đồng Ngoài ra ngày 25-11-2001,
Nhóm 3 – Lớp N06 – TL2 - Trường đại học Luật Hà Nội