1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Tìm hiểu về Liên minh Châu Âu EU

60 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 3,19 MB

Nội dung

EU và G20 nhóm các nền kinh tế lớn:...26 G20 nhóm các nước đang phát triển bao gồm một số quốc gia đang phát triển hiện đã có hơn 20 thành viên như: Ai Cập, Ấn Độ, Argetinna, Bolivia, B

Trang 1

Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế

Đề tài: Liên minh Châu Âu EU.

Trang 3

Mục lục:

Lời nói đầu 8

Chương 1:Tổng quan về EU 10

Sự hợp nhất trong đa dạng 10

1 Lịch sử hình thành : 11

Năm 1990, nước Đông Đức (cũ) chính thức gia nhập Liên minh châu Âu với tư cách là một một trong nước Đức thống nhất 12

2 Điều kiện địa lý kinh tế : 13

Chương 2: Chính quyền EU 15

1 Hội đồng Bộ trưởng (Hội đồng Châu Âu) 15

2 Ủy ban Châu Âu (EC) 15

3 Nghị viện Châu Âu 16

4 Tòa án Châu Âu 17

Chương 3:Liên minh kinh tế - tiền tệ EU 18

Theo Fortune Global 500: Countries, 23/7/2007 19

Số liệu của CIA, The World Factbook 19

Như thâm hụt ngân sách dưới 3%, tổng nợ chính phủ dưới 60% GDP 19

Xem thêm Phụ lục 1, phần Liên minh tiền tệ và hậu quả của nó – Monetary union and its consequenses 20

Bundesbank – ngân hàng trung ương từng được xem là độc lập nhất thế giới bên cạnh Swiss National Bank (Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ trước khi ECB ra đời Ở đây “độc lập” được hiểu đơn giản là các hoạt động, chính sách không bị chi phối bởi các thể chế chính trị khác như chính phủ,… 20

Xem thêm: The economics of Money, Banking and Financial Markets (của Mishkin), Pearson Publisher, 7th edition, 2004, Part V, Chapter 19 21

Tác giả liên hệ tới những phân tích, ẩn dụ sử dụng ở phần trước, trong đó có nhắc tới sử thi 23 […]I do not think so: in any case, most economists do not seem to be particularly impressed

by the symbolism of the single currency as a purposefully employed means of achieving high-flying political goals On the other hand, nobody can deny the extraordinary relinquishment of sovereignty, which the act of joining Monetary Union represents The euro is therefore a clear political testimony Will it prove to be the key that opens the door to a new comprehensive political identity? Is the hope, in some prominent cases perhaps better characterised as faith, that the euro will by itself propel political unity and guarantee peace in Europe, well founded? Some qualifications may be justified at this point The unifying force of the single currency can

Trang 4

scarcely be expected to derive from pure symbolism let alone the workings of mythology Instead, a currency has to convince through stability, and it does not make much sense to even speculate about any meta-economic effects of the euro without a successful monetary

policy.[…] 23

[…]There can be no turning back, as the failure of Monetary Union would not only be extremely costly from an economic point of view, but the political fallout would be unimaginable and would be tantamount to a catastrophe The brightest and most respected former sceptics have conceded this much and now share the conviction that, once it has been set in motion, European Economic and Monetary Union must not fail.[…] 23

Chương 4:Quan hệ giữa EU và các liên kết khác 24

1 Chính sách an ninh và đối ngoại chung: 24

Vào những năm 1950, 6 nước sáng lập (Bỉ, Tây Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan) đã bắt đầu nghĩ đến việc thành lập Cộng đồng Phòng thủ Chân Âu (European Defence Community (EDC)) Tuy nhiên, mãi đến năm 1970, tiến trình này mới kết thúc bằng sự ra đời của Tổ chức hợp tác chính trị chân Âu (European political cooperation) 24

Với chương trình TACIS 2000-2006 (giúp các nước Đông Âu và Trung Á chuyển đổi kinh tế, bảo vệ nhân quyền, xây dựng luật), EU đã hỗ trợ 3.14 tỉ đồng Bảng Anh Với Nga - một nước láng giềng lớn nhất, EU đang cố gắng phát triển một chiến lược hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực 25

2 EU và WB: 25

3 EU và IMF: 25

IMF và WB 26

4 EU VÀ G7-G8: 26

Một thị trấn trong vùng đô thị Paris, thuộc tỉnh Yvelines, vùng hành chính Île-de-France của nước Pháp 26

Bên cạnh các Hội nghị thượng đỉnh, G8 cũng tổ chức các cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao Các bộ trưởng khác (lao động, môi trường, phát triển…) cũng tập hợp, thường mỗi năm một lần, trong khuôn khổ G8 Các Bộ trưởng tài chính cũng tiến hành các cuộc họp thường niên trước khi Hội nghị thượng đỉnh diễn ra (có cả Hội đồng liên minh và Nga tham dự) Tuy nhiên, họ thường tập hợp nhiều hơn 3 lần trong năm của các định chế tài chính quốc tế), nhưng trong khuôn khổ G7 (thay vì G8) Trong khuôn khổ này, Hội đồng liên minh và Nga chỉ triệu tập cho một vài chương trình nghị sự đặc biệt 26

5 EU và G20 (nhóm các nền kinh tế lớn): 26

G20 (nhóm các nước đang phát triển) bao gồm một số quốc gia đang phát triển (hiện đã có hơn 20 thành viên) như: Ai Cập, Ấn Độ, Argetinna, Bolivia, Brasil, Chile, Cuba, Ecuador, Guatemala, Indonesia, Mexico, Nam Phi, Nigeria, Pakistan, Paraguay, Peru, Philippines, Tannsania, Thái Lan, Trung Quốc, Uruguay, Venezuela, Zimbabwe 27 G20 được thành lập nhằm giải quyết những cuộc hủng hoảng tài chính cuối thập niên 90 và mối quan ngại ngày càng rõ rệt rằng các thị trường mới nổi chủ chốt vẫn chưa được xem

Trang 5

như một thành viên cốt lõi trong các cuộc thương lượng kinh tế thế giới và diễn đàn các chính phủ 27

6 EU và WTO: 27

7 EU và ASEAN: 27 Nền kinh tế Myanmar liên tục bị cấm vận bởi Mỹ và EU trong nhiều năm qua Các Ngoại trưởng EU hôm 15.10.2007 đã thông qua các biện pháp cấm vận kinh tế mới đối với

Myanmar, bao gồm việc cấm xuất khẩu các mặt hàng gỗ, đá quý và kim loại Động thái này nhằm tăng sức ép đối với chính quyền quân sự Myanmar sau khi họ từ chối tuân thủ các yêu cầu tổ chức đối thoại với lực lượng đối lập, nhằm giảm căng thẳng và hướng tới một giải pháp hòa bình Theo giới phân tích, lệnh cấm vận mới sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hai ngành công nghiệp chủ lực của Myanmar là gỗ tếch và ngọc bích Trước đó, EU đã thắt chặt các biện pháp cấm vận nhằm vào Myanmar bằng việc mở rộng danh sách đen các nhà lãnh đạo nước này không được cấp visa và tăng cường kiểm soát đầu tư vào Myanmar 31 Tuy nhiên, sau cơn bão Nargis 4/5/08, EU đã tích cực cứu trợ 31

8 EU và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (The Organisation for Economic Co-operation and Development – OECD): 31 Hiện OECD có ba mươi thành viên: Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Canada, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hungary, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Luxembourg, Mexico,

Na Uy, New Zealand, Nhật Bản, Pháp, Phần Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Úc và Ý 24 trong số đó được Nhóm Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập cao 6 quôc gia khác được xếp vào nhóm các quốc gia

có thu nhập trung bình cao 31

9 NATO-EU: mối quan hệ đối tác chiến lược 32 Common Foreign and Security Policy - CFSP 32 Quốc gia cuối cung mang tên này là "Cộng hoà Liên bang Nam Tư" (FRY) được thành lập ngày 27 tháng 3 năm 1992 Đây là một liên bang trên lãnh thổ của hai nước cộng hoà (chưa

ly khai) là Serbia (gồm cả các tỉnh tự trị Vojvodina và Kosovo) và Montenegro Ngày 4 tháng

2 năm 2003 Nó được đổi tên lại thành "Liên bang Serbia và Montenegro", và chính thức xoá

bỏ cái tên "Nam Tư." Ngày 3 tháng 6 và 5 tháng 6 năm 2006, Montenegro và Serbia lần lượt tuyên bố độc lập, vì thế chấm dứt những tàn tích cuối cùng của một nhà nước Nam Tư 32

Về các xung đột ở Nam Tư cũ, Balkan và Châu Phi, xem Phụ lục 3 32 European Security and Defence Policy (ESDP) 32 Belgium, Bulgaria, the Czech Republic, Denmark, Estonia, France, Germany, Greece, Hungary, Ireland, Italy, Latvia, Luxembourg, Portugal, Romania, Slovakia, Slovenia, Spain, and the United Kingdom 32 Thủ đô NaUy 32 The North Atlantic Council with the EU’s Political and Security Committee 33

Trang 6

Chương 5:Quan hệ giữa EU và một số nước trên thế giới 34

1 EU và Nga – sợi dây căng cả 2 đầu: 34

Nguồn: European Commission 34

Trích bài nói của Peter Mandelson, cố vấn Thương mại Liên minh châu Âu 34

Hiệp định Hợp tác và đối tác 35

Phát biểu của Peter Mandelson 35

Ám chỉ EU, Ủy ban Châu Âu EC có trụ sở tại Bruc-xen 36

2 EU và Mỹ : 36

3 EU và Việt Nam : 38

Các quốc gia và vùng lãnh thổ của EU có dự án đầu tư lớn là Quần đảo Vi-gin thuộc Anh 4.267,6 triệu USD, tăng gấp 6,8 lấn năm 2006 (623 triệu USD); Quần đảo Cay-men 155 triệu USD so với 713 triệu USD năm 2006; tương tự như vậy, Hà Lan 154 triệu USD so với 345,69 triệu USD; Samoa 210 triệu USD so với 155 triệu USD, Pháp 158,4 triệu USD so với 58 triệu USD 42

Đầu tư của các nước EU đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố của Việt Nam do nhiều công ty lớn của châu Âu trong các lĩnh vực chủ chốt làm chủ đầu tư như BP của Anh, Shell Group của Hà Lan và Anh, Total Elf Fina, France Telecom của Pháp, Siemen của Đức 43

Vụ tham nhũng liên quan tới nứt hầm Thủ Thiêm Nhật tạm đình chỉ 90% ODA 45

Lời kết 46

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả, các nguồn tài liệu sau đây đã giúp chúng tôi hoàn thành bài viết này, bao gồm: 47

Phụ lục 1 : 48

Europe: common money - political union? 48

1 A new millennium 48

2 What kind of Europe? 48

3 A quick look at the past 48

4 Monetary Union and its consequences 48

5 The enlargement of the EU and its consequences 49

6 Internal and external threats 50

7 Development as a discovery process 50

8 Grounds for optimism 51

Phụ lục 2: 52

Trang 7

Ten years of the euro: successes and challenges 52

Speech by Jean-Claude Trichet, President of the ECB Osnabrück, 12 February 2009 52

Introduction 52

[…] 52

How successful is the euro? 52

Stability of the euro 52

Cash changeover and price increases 52

Institutional foundations of the euro 52

European stability consensus 52

The euro as a contribution to the completion of the single European market 53

The euro, monetary policy and employment 53

What is the role of the euro amid the current financial market turbulence? 53

Global financial market turbulence and the economic downturn 53

Reaction of the ECB and European governments 53

Reasons for a medium-term economic recovery 53

Lessons of the financial market turmoil 54

Current developments and the euro’s role 54

What challenges lie ahead for the single currency? 54

Securing of sound government finances 54

Structural reforms 55

Enlargement of the euro area 55

Conclusion 55

Phụ lục 3: Xung đột bán đảo Balkan và Châu Phi thập niên 1990 56

Phụ lục 4: Một số lần ngừng cung cấp khí đốt sang EU của Nga gần đây: 59

Tập đoàn dầu khí quốc doanh khổng lồ của Nga 59

Nguồn BBC 59

Ám chỉ Ukraina vì Kiev, hay Kyiv, (tiếng Ukraina: Київ Kyyiv; tiếng Nga: Кииев Kiyev) là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Ukraina 59

Tập đoàn khí đốt Ucraina 59

Trang 8

- Nội dung chính gồm 40 trang

Tất cả các nguồn tài liệu đều được cố gắng thống kê đầy đủ.

Lời nói đầu 

Liên minh Châu Âu EU, là một liên minh kinh tế gồm 27 nước thành viên (2008), thành lập dựa trên nền tảng của Hiệp ước Maastricht 1993 Trên vũ đài kinh tế thế giới hiện nay, bên cạnh gã khổng lồ USA, EU ngày càng mang một tiếng nói lớn hơn EU không những không ngừng tăng cường năng lực cạnh tranh kinh tế bằng một thị trường

Trang 9

chung rộng lớn và đồng Euro, mà ngày càng vươn rộng về lãnh thổ sang phía Đông, gây nên một hình thế chính trị - kinh tế hết sức phức tạp, đặc biệt trong mối quan hệ đầy mâu thuẫn với Nga.

Nghiên cứu về liên minh này, vì thế là một bước đi sống còn để tồn tại và tiến lên trên kịch trường kinh tế đầy khốc liệt, tìm ra những cơ hội mới, thách thức mới, và con đường đi cho nền kinh tế nước ta vốn còn non trẻ Đây cũng là một bước cần thiết để xây dựng lập trường ngoại giao và phát triển kinh tế quốc gia, khi mà bộ mặt hợp tác, tương trợ trưng ra che đậy cho những âm mưu, thủ đoạn kinh tế - chính trị, diễn biến hòa bình nham hiểm.

Đối với sinh viên, nghiên cứu về EU – hình thức liên minh kinh tế phức tạp và hoàn thiện nhất thời đại, sẽ đem lại những hiểu biết sâu rộng hơn về nền kinh tế, chính trị thế giới.

Nhóm người viết hân hạnh mang tới cho độc giả quan tâm một cái nhìn tổng quan nhất về liên minh này, hy vọng, với những trang viết đầy tâm huyết, thông tin cập nhật, tổng hợp đa đạng và đáng tin cậy, sẽ đem lại không những tri thức về EU, mà còn khắc họa rõ hơn cục diện kinh tế - chính trị hoàn cầu trên ngưỡng cửa thiên niên kỷ mới.

Tp HCM, ngày 8 tháng 3 năm 2009

Trang 10

Chương 1: Tổng quan về EU

United in diversity1

Hình 1.1 : Các thành viên và ứng viên Liên minh

châu Âu giai đoạn 2004 - 2007

Liên minh châu Âu (EU – European

Union) là một tổ chức liên chính phủ của

các nước châu Âu Ngày nay Liên minh

châu Âu là khối liên kết kinh tế - chính trị

có tính tổ chức trong sự thống nhất cao

nhất trong các liên kết của thế giới.

Với gần 500 triệu công dân thuộc 27

quốc gia, các nước trong Liên minh châu Âu sản xuất gần 30% tổng sản phẩm của thế giới (16.8 ngàn tỉ năm 2007).

Liên minh châu Âu đã phát triển một thị trường chung thông qua một hệ thống luật lệ chuẩn hóa áp dụng cho toàn bộ thành viên Chính điều này bảo đảm chắc chắn sự

tự do lưu thông sức lao động, hàng hóa, dịch vụ và vốn; duy trì chính sách bình đẳng chung về thương mại, nông – ngư nghiệp, và là một chính sách phát triển khu vực 16 quốc gia thành viên đã phê chuẩn áp dụng đồng tiền chung - đồng euro, giúp nâng cao vai trò trong điều hành chính sách ngoại thương, đại diện cho các nước thành viên tại Tổ chức Thương mại thế giới, G8 hay Liên Hợp Quốc 21 thành viên Liên minh châu Âu nằm trong NATO Liên minh châu Âu đã nâng cao vai trò của mình trong các vấn đề cư trú và tư pháp, bao gồm việc bãi bỏ kiểm soát thị thực xuất nhập cảnh giữa nhiều nước trong khối (quy định trong Hiệp ước Schengen).

1 Sự hợp nhất trong đa dạng

Liên minh châu Âu

Trang 11

Hình 1.1: Robert Schuman đề xuất việc thành lập Cộng đồng than và thép năm 1950

Liên minh này được thành lập chính thức bởi Hiệp định Maastricht (chính thức được phê chuẩn ngày 1 tháng 11 năm 1993) dựa trên nền tảng của một số tổ chức tiền thân :

• Cộng đồng Than và Thép châu Âu (năm 1951 tại Pari)

• Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC – European Economic Community) năm

1957 với mục tiêu xây dựng thị trường chung châu Âu

Một số Hiệp ước quan trọng có vai trò cột mốc trong việc hình thành và quyết định đường lối phát triển của Liên minh châu Âu :

Trang 12

Năm Hiệp ước

Energy Community (Corporation in devoloping nuclear)

Các nước gia nhập Liên minh châu Âu theo thứ tự thời gian :

1957 Bỉ , Tây Đức(1), Italy , Luxembourg , Pháp , Hà Lan

1973 Đan Mạch , Ireland , Anh

1995 Áo , Phần Lan , Thụy Điển

2004 Séc , Hungary , Ba Lan , Slovakia , Slovenia , Litva , Latvia , Estonia ,

Trang 13

đáng chú ý hơn, có một loạt các nước trước kia là thành viên của SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập) từng có quan hệ “thân Nga” Theo nhiều lý giải, chính việc dỡ bỏ bức tường Berlin đã tạo ra những điều kiện vô cùng lý tưởng cho liên minh này mở rộng về phía Đông, nâng cao vai trò của mình trong các vấn đề liên quan đến Nga.

2 Điều kiện địa lý kinh tế :

Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ

Hiện nay, Liên minh châu Âu có diện tích là 4,324,782 km 2 (diện tích liên minh lớn thứ 6 trên thế giới).

Phong cảnh, khí hậu và kinh tế Liên minh châu Âu chịu ảnh hưởng bởi đường bờ biển dài gần 69,300 km, đây là đường bờ biển dài thứ hai trên thế giới (chỉ sau Canada) Các thành viên có chung biên giới đất liền với 21 quốc gia không nằm trong liên minh, tổng cộng 12400 km, đường biên giới dài thứ 5 thế giới Điểm cao nhất trong địa hình là Mont Blanc (4807m so mặt nước biển).

Liên minh châu Âu có hầu hết các loại khí hậu từ Bắc cực đến nhiệt đới Thực tế, phần đông dân số sống ở những khu vực khí hậu Địa Trung Hải (Nam Âu), khí hậu duyên hải ôn hòa (Tây Âu) và cả khí hậu lục địa (Đông Âu).

Vẫn còn 22 quốc gia gồm Albania, Andorra, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bosnia & Herzegovina, Croatia, Georgia, Iceland, Liechtenstein, Macedonia, Moldova, Monaco, Montenegro, Na Uy, Nga, San Marino, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Ukraine,

và Vatican chưa gia nhập Liên minh châu Âu.

Dân số của 27 nước Liên minh châu Âu là 499,673,000 người trong tổng số khoảng 710 triệu người sống trên toàn lục địa châu Âu Trong tương lai, dân số được dự đoán sẽ tăng lên, chủ yếu bởi nguyên nhân là sự gia tăng trong nhập cư ròng, diễn ra ở hầu hết các quốc gia châu Âu.

Dân số Liên minh châu Âu chiếm 7.3% tổng dân số toàn cầu, trong khi diện tích liên minh bao trùm khoảng 3% diện tích đất của thế giới Như thế, với mật độ 114 người/km2 (năm 2006), Liên minh châu Âu là một trong những khu vực có mật độ tập trung dân số cao nhất thế giới 1/3 công dân Liên minh châu Âu số ở những thành phố trên 1 triệu dân Liên minh châu Âu là nơi cư trú của những thành thị toàn cầu nhiều hơn

Trang 14

bất kỳ nơi nào khác với 16 thành phố có dân số trên 1 triệu người Bên cạnh nhiều thành phố rộng lớn, Liên minh châu Âu còn sở hữu những khu vực tập trung dân số đông, nổi lên nhờ việc liên kết nhiều thành thị khác nhau, hoàn thiện một khu trung tâm rộng lớn (Lớn nhất là Rhine-Ruhr với xấp xỉ 10.5 triệu cư dân gồm Cologne, Dortmund, Düsseldorf ).

Thành

phố

Giới hạn diện tích (2006)

Mật độ /km²

Khu nội thành (2005)

Ngôn ngữ chính thức : trong số những ngôn ngữ và phương ngữ ở Liên minh châu

Âu, có 23 ngôn ngữ chính thức Phần lớn trong số 23 ngôn ngữ chính thức này thuộc hệ

Ấn – Âu Ngoài ra, còn khoảng 150 ngôn ngữ khu vực và thiểu số Những tài liệu quan trọng, như luật, được dịch sang từng loại ngôn ngữ chính thức Quốc hội châu Âu dịch ra tất cả các ngôn ngữ này cho những tài liệu trong phiên họp toàn thể Chính sách ngôn ngữ là nhiệm vụ của các thành viên, nhưng Liên minh châu Âu ủng hộ việc học ngôn ngữ khác.

Trong số những ngôn ngữ được dùng, tiếng Anh được sử dụng như một ngoại ngữ thông dụng nhất (51% dân số Liên minh châu Âu sử dụng), sau đó là tiếng Đức, Pháp 56% dân thuộc Liên minh châu Âu có thể sử dụng ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp 

Trang 15

Chương 2: Chính quyền EU

EU gồm có 4 cơ quan chính là: Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu và Tòa án Châu Âu.

1 Hội đồng Bộ trưởng (Hội đồng Châu Âu)

Chịu trách nhiệm quyết định những chính sách lớn của EU, bao gồm các Bộ trưởng đại diện cho các thành viên Các nước luân phiên làm chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng Giúp việc cho Hộ đồng có Ủy ban đại diện thường trực và Ban Tổng thư ký.

Từ năm 1975, người đứng đầu Nhà nước, hoặc đứng đầu chính phủ, các ngoại trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu có các cuộc họp thường ỳ để bàn quyết định những vấn đề lớn của EU Hội chế này gọi là Hội đồng Châu Âu hay Hội nghị thượng đỉnh EU.

Theo hiến pháp mới của EU thì Chủ tịch Hội đồng Châu Âu do Hội đồng Châu Âu bầu ra với đa số phiếu và nhiẹem kỳ hoạt động là 2,5 năm.

Hội đồng Bộ trưởng chính là cơ quan lãnh đạo tối cao của Liên minh Châu Âu.

2 Ủy ban Châu Âu (EC)

Hình 2.2: Tòa nhà Berlaymont, trụ sở Ủy ban Châu Âu EC tại Brusseles

Trang 16

Có trụ sở đóng tại Brusseles (Bỉ), là cơ quan hành pháp của EU Chức năng chính của cơ quan này là xây dựng và đệ trình các dự án luật, giám sát chi tiêu ngân sách của EU.

Ủy ban Châu Âu hiện gồm 20 ủy viên, nhiệm kỳ 5 năm do các chính phủ nhất trí

cử và chỉ bị bãi miễn với sụ nhất trí của Nghị viện Châu Âu Trong đó, 5 nước lớn: Anh, Pháp, Đức, Ý, và Tây Ban Nha, mỗi nước có 2 thành viên; 10 nước nhỏ (thuộc EU 15):

Áo, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Ai Len, Bỉ, Hà LAn, Luxembourg, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, mỗi nước 2 thành viên Dưới các ủy viên là các Tổng vụ trưởng chuyên trách từng vấn đề, từng khu vực Theo Hiến pháp mới, số thành viên trong Ủy ban Châu Âu từ năm 2014 sẽ chiếm 22/3 tổn số nước thành viên EU Hiến pháp mới quy định các quyết định của EU sẽ chỉ được thông qua khi có ít nhất 55% các nước thành viên (chiếm khoảng 65% dân số của EU) tán thành Chủ tịch EC hiện nay được bầu vào ngày 29/6/2004 là Thủ tướng Bồ Đào Nha Jose Durao Barroso.

3 Nghị viện Châu Âu

Hình 2.1: Vòng cung tòa Nghị viện Louise Weiss ở Strasbourg

Trang 17

Ra đời trên cơ sở Hiệp ước thành lập Cộng đồng Than Và Thép Châu Âu (1951) Gồm 732 Nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, đựoc bầu theo nguyên tắc phổ htông đầu phiếu Trong Nghị viện các Nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau, không theo quốc tịch.

Chức năng chính là phê chuẩn luật, thông qua ngân sách, cùng Hội đồng Châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của

EU, có quyền bãi miễn các chức vụ Ủy viên của Ủy Ban Châu Âu.

4 Tòa án Châu Âu

Đặt trụ sở tại Luxembourg, gồm 15 thẩm phán và 6 trạng sư, do các chính hủ thỏa thuận vổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm Tòa án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quyết định của các tổ chức của Ủy ban Châu Âu và chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật pháp của EU.

Ngoài 4 cơ quan chính kể trên, Eu còn có các cơ quan trực thuộc hỗ trợ thực thi các công việc hố trợ của EU:

- Tòa kiểm toán Châu Âu gồm 15 thành viên được đồng bổ nhiệm bởi Hội đồng

Châu Âu sau khi tham khảo ý kiến của Nghị viện Tòa kiểm toán có nhiệm kỳ 6 năm, Tòa kiểm toán có chức năng giám sát việc chi tiêu của EU sao cho đúng pháp luật và trong sạch.

- Ngân hàng Trung ương Châu Âu có chức năng quản lý đồng tiền chung EU,

đảm bảo sự ổn định của nó Ngân hàng đưa ra những quyết định độc lập về chính sách tiền tệ của Châu Âu.

- Ngân hàng Đầu tư Châu Âu là cơ quan tài chính của EU, cung cấp các khoản

vốn vay để đầu tư nhằm thúc đẩy sự phát triển của 1 nên kinh tế cấn bằng và hòa nhập.

- Thanh tra Châu Âu thanh tra việc thực thi pháp luật trên lãnh thổ EU Ủy ban

Kinh tế - Xã hội nghiên cứu và đệ trình lên Ủy ban Châu Âu, Hội đồng Châu Âu và Nghị viện Châu Âu để giải quyết ý kiến đề xuất của các nhà hoạt động xã hội các nhà kinh tế của EU.

- Ủy ban các vùng phản ánh nguyện vọng của các nước thành viên trong việc giải

quyết mọi vấn đề sao cho vừa tuân thủ chính sách chung của EU, vừa bảo vệ quyền lợi của mỗi địa phương, mỗi khu vực và mỗi quốc gia thành viên.

Trang 18

Chương 3: Liên minh kinh tế - tiền tệ EU

In the art of describing risks, identifying dangers and predicting crises, economists are second to none Not without reason, their trade came

to be known as the "dismal science" and they are often branded as notorious doubters

Otmar Tạm dịch: Trong môn nghệ thuật mô tả rủi ro, xác định nguy hiểm và

Issing dự báo khủng hoảng, các nhà kinh tế học là kẻ dẫn đầu Không phải

vô lý mà công việc của họ lại được biết đến như một “khoa học u ám”

và họ được dán nhãn hiệu “những nhà nghi ngờ khét tiếng”.

Từ khi thành lập, EU đã thiết lập một nền kinh tế xuyên suốt lãnh thổ các thành viên Hiện tại một đồng tiền chung đang được sử dụng giữa 16 quốc gia thuộc “Khu vực đồng Euro” (Eurozone) Được xem như một nền kinh tế thống nhất, EU tạo ra GDP danh nghĩa là $16.83 ngàn tỉ năm 2007, $18 493.009 tỉ (€12 581 tỉ) năm 2008 1, chiếm 31% tổng sản lượng kinh tế thế giới EU là nền kinh tế lớn nhất thế giới xét về GDP danh nghĩa, cũng là nhà xuất khẩu lớn nhất, nhà nhập khẩu lớn thứ 2 và là đối tác thương mại hàng đầu của nhiều quốc gia có tầm cỡ như Ấn Độ, Trung Quốc.

Hình 3.1 : Các nước thuộc EUROZONE năm 2007

1 Số liệu của IMF

Trang 19

170 trong số 500 công ty hàng đầu thế giới về doanh thu1 có trụ sở chính tại EU Tháng 5/2007, thất nghiệp ở EU là 7%, đầu tư bằng 21.4% GDP, lạm phát 2.2% và thâm hụt công cộng là -0.9% GDP Thu nhập bình quân đầu người biến động giữa các nước thành viên từ $7000 USD tới $690002 (Việt Nam là $726).

Qua quá trình lâu dài hình thành và phát triển, EU đã hình thành một liên minh

kinh tế đáng nể, trong đó sự lưu chuyển của hàng hóa, vốn (tư bản), con người và dịch vụ

là hoàn toàn tự do Một biểu thuế nhập khẩu được áp dụng chung cho tất cả mọi hàng hóa vào thị trường này Hàng hóa một khi ở trong thị trường đơn nhất này có thể tự do lưu thông mà không chịu tác động của bất cứ nghĩa vụ hải quan, hạn ngạch nhập khẩu hay thuế phân biệt nào khác Một trong những bước tiến quan trọng nhất phát triển thị trường đơn nhất này là sử dụng một đồng tiền chung : EURO.

Việc tạo ra đơn vị tiền tệ chung Châu Âu đã trở thành một mục tiêu chính thức của

EU từ năm 1969 Theo Hiệp ước Maastricht 1993 về Liên minh Châu Âu, Ủy ban kinh tế Châu Âu soạn thảo kế hoạch cho sự ra đời đồng tiền Châu Âu thống nhất năm 1999 Bất chấp những tranh cãi, đơn vị tiền tệ chung, EURO, đã xuất hiện đúng thời gian định trước, tháng 1 năm 1999, với 11 trong số 15 thành viên EU lúc đó tham gia trong liên minh tiền tệ này: Áo , Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Ireland, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha Đan Mạch, Thụy Điển, và Anh đã chọn không tham gia từ đầu, còn Hy Lạp không đạt được các tiêu chuẩn về kinh tế theo Hiệp định Masstricht 3, nhưng được tham gia vào năm 2000.

Bắt đầu từ 1/1/1999, tỷ lệ trao đổi của các quốc gia tham gia liên minh tiền tệ được

cố định vĩnh viễn theo EURO Đồng EURO trở thành đơn vị hạch toán ECB thâu tóm chính sách tiền tệ từ các ngân hàng trung ương quốc gia, các chính phủ bắt đầu phát hành

nợ bằng đồng euro Đầu năm 2002, giấy bạc và tiền xu euro đã bắt đầu lưu thông và trước tháng 6 năm đó, các đồng tiền quốc gia đã được thay thế hoàn toàn bằng euro.

Người ủng hộ cho rằng việc sử dụng đồng tiền chung đã loại bỏ chi phí giao dịch giữa các đồng tiền, khuyến khích sự kết nối nền kinh tế Châu Âu và củng cố cạnh tranh Người khác lại nghi ngờ điều này vì cho rằng lao động không linh động giữa các nước thành viên và sự di chuyển tài chính công sẽ không xảy ra giữa các vùng phát triển và

1 Theo Fortune Global 500: Countries, 23/7/2007

2 Số liệu của CIA, The World Factbook

3 Như thâm hụt ngân sách dưới 3%, tổng nợ chính phủ dưới 60% GDP

Trang 20

kém phát triển hơn như ở Mỹ, nên một đồng tiền đơn nhất sẽ dẫn đến một số vùng ở suy thoái trong khi một số vùng khác phát triển mạnh.1

Liệu đồng euro có phải thuốc bổ cho nền kinh tế Châu Âu không và liệu nó có giúp tăng GDP của EU không vẫn là một câu hỏi mở Tuy nhiên, động cơ đằng sau liên minh tiền tệ này có lẽ (theo một số nhà kinh tế) mang tính chính trị nhiều hơn tính kinh

tế Liên minh tiền tệ sẽ củng cố liên minh chính trị, tạo ra một Châu Âu hợp nhất để có thể diễn một vai mạnh hơn cả về chính trị lẫn kinh tế trên kịch trường kinh tế thế giới.

Hiệp ước Maastricht đã lập nên Ngân hàng trung ương Châu Âu ECB và Hệ thống ngân hàng trung ương Châu Âu ESCB, đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 1999 Cấu trúc của hệ thống ngân hàng này tương tự như Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ FED ở chỗ các ngân hàng trung ương của từng nước có vai trò như những ngân hàng của FED Ban điều hành của ECB bao gồm 1 thống đốc, 1 phó thống đốc và 4 thành viên khác nhiệm kỳ 8 năm Cơ quan chính sách tiền tệ của ngân hàng gồm 6 thành viên của ban điều hành và các thống đốc ngân hàng từ mỗi “quốc gia Euro” có nhiệm kỳ tối thiểu 5 năm.

ECB là độc lập nhất thế giới, còn hơn cả ngân hàng trung ương Đức 2 ECB vừa là công cụ, vừa là mục tiêu, độc lập đối với EU lẫn các chính quyền quốc gia và có toàn quyền kiểm soát chính sách tiền tệ Các nguyên tắc của nó không thể bị thay đổi bởi pháp

lý mà chỉ có thể là sự sửa đổi Hiệp ước Maastricht, một quá trình khó khăn, đòi hỏi sự đồng thuận của mọi thành viên hiệp ước Mục tiêu cơ bản của ECB, mặc dù không hẳn rõ ràng3, tương tự như FED, là theo đuổi sự ổn định giá cả.

Với rất nhiều phô trương, đồng EURO xuất hiện lần đầu ngày 1/1/1999, ở mức tỉ giá 1.18 dollar 1 euro Bất kể những hy vọng lúc đầu rằng EURO sẽ là một đồng tiền mạnh, nó lại có vẻ khá yếu, giảm 30% đến mức 83 cent 1 euro vào tháng 10/2000, cho tới khoảng đầu năm 2003 mới phục hồi lại 1.05 dollar 1 EURO Nguyên nhân cũng không mấy khó hiểu EURO xuất hiện trong khi các nền kinh tế Châu Âu đang phục hồi chậm

từ suy thoái, vì vậy làm cả lãi suất thực lẫn danh nghĩa giảm Trái lại, trong năm 1999 và

2000, Mỹ tăng trưởng rất mạnh so với đối viên Châu Âu của nó Chính lãi suất thấp

1 Xem thêm Phụ lục 1, phần Liên minh tiền tệ và hậu quả của nó – Monetary union and its consequenses.

2 Bundesbank – ngân hàng trung ương từng được xem là độc lập nhất thế giới bên cạnh Swiss National Bank (Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ trước khi ECB ra đời Ở đây “độc lập” được hiểu đơn giản là các hoạt động, chính sách không bị chi phối bởi các thể chế chính trị khác như chính phủ,…

3 Đây là điều gây ra nhiều tranh cãi cũng như chỉ trích.

Trang 21

tương đối ở Châu Âu so với Mỹ đã làm giảm giá trị của EURO. 4 Với sự chững lại của nền kinh tế Mỹ, liên tục bị suy thoái các năm đầu thế kỷ 21, đồng EURO liên tục tăng giá, như trình bày trong bảng.

Hình 3.2: Tỉ giá USD/EUR giai đoạn 1999-2009

(Nguồn: ECB)

Với sự ra đời của Hệ thống tiền tệ Châu Âu và đồng EURO năm 1999, USD sẽ bị thử thách gay go để giữ được vị trí là đơn vị dự trữ và thanh toán quốc tế cơ bản Việc sử dụng EURO tăng thêm sự thống nhất của thị trường tài chính Châu Âu, giúp nó cạnh tranh với thị trường tài chính Mỹ Sự tăng sử dụng đồng EURO trong các thị trường tài chính sau đó sẽ làm EURO trở nên thích hợp hơn cho các giao dịch quốc tế Hiện nay GDP cũng như xuất khẩu của EU đã qua mặt Mỹ, thậm chí còn vượt khá xa (như đã nói ở phần trước) Nếu European Central Bank có thể đảm bảo lạm phát ở mức thấp thì Euro sẽ thực sự trở thành một đồng tiền vững chắc, báo hiệu một triển vọng lớn.

Dù vậy, để EURO có thể gặm vào vị trí của USD, EU phải hoạt động như một thực thể liên kết chặt chẽ về chính trị, để có thể phô trương sức mạnh ảnh hưởng của nó

4 Xem thêm: The economics of Money, Banking and Financial Markets (của Mishkin), Pearson Publisher, 7th

edition, 2004, Part V, Chapter 19.

Trang 22

trên trường quốc tế Điều này thì lại thật đáng ngờ, và đa số nhà phân tích cho rằng cần

có thời gian dài trước khi EURO đá USD ra khỏi hoạt động giao dịch tài chính quốc tế.

Hình 3.3: Ngân hàng trung ương Châu Âu ECB

Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, với vấn đề tầm cỡ trình bày ở đây, người viết không dám quá mạn đàm Để có được cái nhìn tổng quát hơn về Euro và Liên mình kinh

tế - tiền tệ Châu Âu, cũng như những thành tựu đạt được cho tới tháng 2 năm 2009, và thử thách phía trước, xin xem Phụ lục 1, Phụ lục 2 Cuối cùng, xin được trích dẫn bài

phát biểu Europe: common money - Political union?, của Otmar Issing, Thành viên ban

điều hành the European Central Bank, 'FAZ lecture' thuyết trình vào ngày 20 Tháng 9 năm 1999 tại Frankfurt (Đức), dịp kỷ niệm lần thứ 50 Frankfurter Allgemeine Zeitung.

“[…]Tôi không nghĩ vậy: dù sao, đa số các nhà kinh tế học không có vẻ bị ấn tượng đặc biệt gì bởi tính biểu tượng của đồng tiền đơn nhất này như là một phương tiện được lựa chọn có chủ đích để đạt được những mục tiêu chính trị cao siêu Mặt khác, không ai có thể phủ nhận sự từ bỏ phi thường quyền tự chủ mà việc tham gia Liên minh tiền tệ đại diện Đồng Euro vì vậy rõ ràng là một chứng nhận chính trị Liệu nó có chứng

tỏ là chìa khóa mở ra cánh cửa cho sự đồng nhất mới toàn diện về chính trị? Liệu hy vọng, mà trong đa số các trường hợp có lẽ tốt hơn nên gọi là niềm tin, rằng Euro chính nó

sẽ thúc đẩy hợp nhất chính trị và đảm bảo hòa bình ở Châu Âu, sẽ được chứng minh? Một số sự định tính có thể kiểm chứng điều này Sức mạnh hợp nhất của đồng tiền đơn nhất khó mà có thể trông đợi có được từ tính biểu tượng thuần túy, để mặc cho công việc

Trang 23

của sử thi1 Thay vào đó, một đơn vị tiền tệ cần phải thuyết phục bằng sự ổn định, và thậm chí khó mà nghĩ tới bất cứ hiệu quả siêu kinh tế nào của đồng Euro mà không có một chính sách tiền tệ thành công […]”2

“[…]Không có đường lùi, vì sự thất bại của Liên minh tiền tệ sẽ không những là một giá đắt về mặt kinh tế, mà thất bại chính trị sẽ tới mức không tưởng tượng nổi và là một thảm kịch Cả những người hoài nghi mực thước và đáng kính trọng nhất cũng đã phải thừa nhận rằng, một khi nó đã đi vào hoạt động, Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu

Âu không thể bị thất bại […]” 3

Trên tất cả mọi điều, “Sự thành công của Liên minh (EU) cho tới giờ là điều rõ ràng nhất giữa những căn cứ để chúng ta (người EU) lạc quan.[…] As long as Europeans

do not forget where they have come from, they should also know where they stand today and where they are going in the future.”4 

1 Tác giả liên hệ tới những phân tích, ẩn dụ sử dụng ở phần trước, trong đó có nhắc tới sử thi.

2 […]I do not think so: in any case, most economists do not seem to be particularly impressed by the symbolism of the single currency as a purposefully employed means of achieving high-flying political goals On the other hand, nobody can deny the extraordinary relinquishment of sovereignty, which the act of joining Monetary Union represents The euro is therefore a clear political testimony Will it prove to be the key that opens the door to a new comprehensive political identity? Is the hope, in some prominent cases perhaps better characterised as faith, that the euro will by itself propel political unity and guarantee peace in Europe, well founded? Some qualifications may

be justified at this point The unifying force of the single currency can scarcely be expected to derive from pure symbolism let alone the workings of mythology Instead, a currency has to convince through stability, and it does not make much sense to even speculate about any meta-economic effects of the euro without a successful monetary policy.[…]

3 […]There can be no turning back, as the failure of Monetary Union would not only be extremely costly from an economic point of view, but the political fallout would be unimaginable and would be tantamount to a catastrophe The brightest and most respected former sceptics have conceded this much and now share the conviction that, once

it has been set in motion, European Economic and Monetary Union must not fail.[…]

4 Tạm dịch: Miễn là người Châu Âu không quên họ đã đến từ đâu, họ cũng sẽ biết họ đang ở đâu ngày hôm nay và

họ đang tới đâu trong tương lai.

Trang 24

Chương 4: Quan hệ giữa EU và các liên kết khác

1 Chính sách an ninh và đối ngoại chung:

Để xây dựng một EU hùng mạnh và tham gia vào sân chơi thế giới như một thực thể duy nhất, các nước thành viên EU đã chung tay hành động nhằm hướng đến một chính sách đối ngoại chặt chẽ nhất.

Trong suốt thời gian qua1, EU đã tăng cường nỗ lực nhằm nắm giữ vai trò an ninh chính trị quốc tế ngày càng tương xứng hơn với vai trò kinh tế của mình Các nước EU luôn bắt tay nhau hợp tác bất cứ khi nào có thể Song, đối với những vấn đề nhạy cảm, không phải lúc nào cũng có thể đạt được sự nhất trí của đại đa số Những tranh chấp diễn

ra ở châu Âu sau chiến tranh Berlin 1989 và các cuộc chiến chống khủng bố gần đây cũng giúp các nhà lãnh đạo EU có cái nhìn chính xác hơn về sự cần thiết của hành động liên minh này

EU cương quyết đảm bảo rằng bất kỳ sự mở rộng nào kể từ năm 2004 cũng sẽ không tạo rào cản giữa EU và các nước láng giềng Đó là lý do vì sao EU đang chuẩn bị

để tiến gần hơn trong mối quan hệ với các nước lân cận ở phương Đông (Nga, Ukraine, Moldova và Belarus) – và ở phương Tây (các nước Địa Trung Hải).

Là một phần trong chính sách láng giềng Châu Âu ( European Neighbourhood Policy), EU có kế hoạch mở rộng nhiều lợi ích của thị trường nội bộ đến các nước, thực hiện thương lượng thương mại và hỗ trợ tài chính Đổi lại, các nước lân cận EU cũng sẽ phải cải cách dân chủ, tuân theo nền kinh tế thị trường và tôn trọng nhân quyền Việc mở rộng này giúp EU thiết lập mối quan hệ trực tiếp với các nước lân cận về chính trị và xã hội nhằm xây dựng sự thịnh vượng, ổn định với các nước, và vì thế, củng cố tình hình an ninh của khối.

Kể từ khi các nước lân cận trở thành điểm trung chuyển cho việc di cư bất hợp pháp, nạn buôn lậu dược phẩm và buôn người, EU đã không ngừng hỗ trợ công tác quản

lý biên giới và thủ tục di dân.

1 Vào những năm 1950, 6 nước sáng lập (Bỉ, Tây Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan) đã bắt đầu nghĩ đến việc thành lập Cộng đồng Phòng thủ Chân Âu (European Defence Community (EDC)) Tuy nhiên, mãi đến năm 1970, tiến trình này mới kết thúc bằng sự ra đời của Tổ chức hợp tác chính trị chân Âu (European political cooperation)

Trang 25

Nga, Ukraine, Moldova và hầu hết các quốc gia ở Nam Caucasus và Trung Á đều

đã ký kết các hiệp ước về thương mại, hợp tác chính trị, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền

sở hữu trí tuệ và văn hóa với EU1.

Năm 1995, nhằm thúc đẩy đối thoại giữa các quốc gia thành viên EU và các quốc gia khác ở bờ biển phía nam và đông Địa Trung Hải, đồng thời, thúc đẩy dân chủ hóa, phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng ở những quốc gia đó, EU đã phát động tiến trình Barcelona (1995) nhằm đặt nền móng cho Liên minh Địa Trung Hải và hy vọng sẽ sớm hoàn thành vào cuối năm 2010.

Đối với vùng Trung Đông trù phú, EU đang tiến hành đàm phán một hiêp định tự

do thương mại với sáu nước trong Hiệp Hội Hợp Tác Vùng Vịnh (Bahrain, Kwait, Oman, Qutar, Saudi Arabia và Tiểu vương quốc Ả Rập) Bên cạnh đó, EU cũng đang hỗ trợ không ngừng những nổ lực cải tạo ở Iraq.

EU cũng có quan hệ đặc biệt với nhiều nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ

và Nhật Bản Sự đóng góp của châu Á và Mỹ Latinh trong nền kinh tế thế giới đã khiến

EU tăng cường quan hệ hợp tác với hai lục đia này.

Các nước châu Phi, châu Á Thái Bình Dương và Caribe cũng là các quốc gia EU đặc biệt quan tam bởi sự nghèo nàn lan rộng và những mối quan hệ lịch sử.

Trang 26

tham dự các cuộc họp vào mùa xuân và thường niên của các định chế Brettons Wood1 Hiện nay, EUMSs đã khẳng định được vị thế khá cao trong IMF và theo thông lệ, người đứng đầu IMF do EU bầu chọn Hiện nay, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) là cựu

Bộ trưởng Tài chính Pháp Dominique Strauss-Kahn, được EU bổ nhiệm năm 2007.

4 EU VÀ G7-G8:

Ban đầu, G7 chỉ là sự họp mặt không thường trực của các nhà lãnh đạo chính phủ các nước phát triển nhất trên thế giới (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Vương quốc Anh và Liên Bang Hoa Kỳ) G7 bắt đầu vào năm 1975 tại Rambouillet2 theo sáng kiến của Tổng thống Pháp Valéry Giscard d'Estaing và Thủ tướng Đức Helmut Schmidt Hội đồng liên minh EU bắt đầu tham gia mọi phiên họp kể từ Hội nghị thượng đỉnh Ottawa năm 19813.

Kể từ khi đồng EURO ra đời, Ngân hàng trung ương châu Âu (the European Central Bank-ECB) và Chủ tịch châu Âu cũng tham dự ECB hiện nay tham dự toàn bộ các cuộc họp của G7 và chủ tịch châu Âu tham dự một số.

Trong các giai đoạn trước, đại diên thành viên của G7 là các bộ trưởng tài chính

và ngoại giao Năm 1998, chủ tịch Anh quyết định tách những cuộc họp giữa các bộ trưởng trước kia ra khỏi Hội nghị thượng đỉnh Cũng trong năm này, Nga đã gia nhập và G7 trở thành G8 Kể từ năm 2005, G8 đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán với các nền kinh tế lớn mới nổi như Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Mê hi cô và Nam Phi.

G7 - G8 giải quyết các vấn đề như: xem xét triển vọng kinh tế toàn cầu, quản lý kinh tế vĩ mô, thương mại thế giới, năng lượng, thay đổi khí hậu và quan hệ với các nước đang phát triển Gần đây, chương trình nghị sự thượng đỉnh đã mở rộng một cách đáng kể bao gồm cả việc tham gia vào lĩnh vực anh ninh chính trị từ nhân quyền đến chỉ huy quân

sự Tại rất nhiều khu vực, EU có quyền độc quyền hoặc chung với tất cả các thành viên

5 EU và G20 (nhóm các nền kinh tế lớn):

1 IMF và WB.

2 Một thị trấn trong vùng đô thị Paris, thuộc tỉnh Yvelines, vùng hành chính Île-de-France của nước Pháp.

3 Bên cạnh các Hội nghị thượng đỉnh, G8 cũng tổ chức các cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao Các bộ trưởng khác (lao động, môi trường, phát triển…) cũng tập hợp, thường mỗi năm một lần, trong khuôn khổ G8 Các Bộ trưởng tài chính cũng tiến hành các cuộc họp thường niên trước khi Hội nghị thượng đỉnh diễn ra (có cả Hội đồng liên minh và Nga tham dự) Tuy nhiên, họ thường tập hợp nhiều hơn 3 lần trong năm của các định chế tài chính quốc tế), nhưng trong khuôn khổ G7 (thay vì G8) Trong khuôn khổ này, Hội đồng liên minh và Nga chỉ triệu tập cho một vài chương trình nghị sự đặc biệt.

Trang 27

G20 (nhóm các nền kinh tế lớn) bao gồm 20 nền kinh tế phát triển: Argentina, Ấn

Độ, Ả Rập Saudi, Brasil, Hàn Quốc, Indonesia, Mexico, Nam Phi, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Úc và Liên minh châu Âu Đại diện cho EU là Ban chủ tịch hội đồng luân phiên và ngân hàng trung ương châu Âu.1

G20 là một diễn đàn không thường trực thúc đẩy tiến trình đàm phán giữa các nước công nghiệp phát triển và các thị trường mới nổi về những vấn đề liên quan sự ổn định kinh tế toàn cầu.2 Đại diện cho EU là Ban chủ tịch hội đồng luân phiên và ngân hàng trung ương châu Âu.

G20 ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến những khu vực liên quan của EU Tuy

nhiên, hiện nay, hiện diện của EU trong G20 vẫn hạn chế EU chỉ tham gia các cuộc họp

ở mức bàn luận và trong các hội thảo như một bộ phận trong đoàn đại biểu chủ tịch EU.

EU không tham gia vào các cuộc họp bộ trưởng G20 Đại diện của EU trong diễn đàn này là Hội đồng châu Âu.

6 EU và WTO:

EU gia nhập của WTO vào 01/01/1995 Là một liên minh hải quan với một chính sách thương mại và thuế riêng, EU là một tổ chức ngang hàng với 27 nước thành viên của chính nó trong WTO Như vậy, toàn khối liên kết này là 28 trong 153 thành viên của WTO.

Các thành viên EU tự mình sẽ tham gia vào các cuộc họp hội đồng ngân sách, tài chính, hành chính hoặc các giấy tờ bảo hộ (sponsor papers) Nhưng Hội đồng châu Âu thường là đại diện phát ngôn duy nhất cho EU và các thành viên ở hầu hết các cuộc họp

và công việc của WTO

7 EU và ASEAN:

1 G20 (nhóm các nước đang phát triển) bao gồm một số quốc gia đang phát triển (hiện đã có hơn 20 thành viên) như: Ai Cập, Ấn Độ, Argetinna, Bolivia, Brasil, Chile, Cuba, Ecuador, Guatemala, Indonesia, Mexico, Nam Phi, Nigeria, Pakistan, Paraguay, Peru, Philippines, Tannsania, Thái Lan, Trung Quốc, Uruguay, Venezuela, Zimbabwe.

2 G20 được thành lập nhằm giải quyết những cuộc hủng hoảng tài chính cuối thập niên 90 và mối quan ngại ngày càng rõ rệt rằng các thị trường mới nổi chủ chốt vẫn chưa được xem như một thành viên cốt lõi trong các cuộc thương lượng kinh tế thế giới và diễn đàn các chính phủ.

Trang 28

Sau nhiều thập kỷ nỗ lực phấn đấu, EU đã lập nên một thị trường thống nhất vững mạnh Không chỉ mạnh về tiềm lực kinh tế, EU còn là một trong những hình mẫu hội nhập khu vực thành công trên thế giới hiện nay ASEAN với đặc điểm nổi bật là sự đa dạng trong bản sắc và trình độ phát triển kinh tế cũng đang nổi lên như một nhân tố quan trọng trong chiến lược kinh tế của nhiều nước.

Kể từ năm 1993, khi ASEAN thực sự bắt tay vào hội nhập kinh tế khu vực với Chương trình CEPT/AFTA, đến nay, quan hệ thương mại ASEAN-EU liên tục tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ ASEAN sang EU đạt 6,7% mỗi năm Điều đáng nói là vị trí của EU luôn được giữ vững với tỷ trọng trong tổng xuất khẩu của ASEAN trong khoảng 14%-16% Tính trung bình cả giai đoạn 1993-2003, thị trường EU chiếm tới 14,7% tổng xuất khẩu của ASEAN, giữ vững vị trí thứ hai sau Hoa Kỳ (18,5%)

và đứng trên Nhật Bản (12,7%) Sự gần gũi về kinh tế giữa ASEAN-EU còn có thể thấy

rõ trong quan hệ đầu tư Trong 10 năm từ 1993-2003, giá trị vốn đầu tư trực tiếp của EU vào các nước ASEAN đã tăng mạnh với tốc độ trung bình hàng năm là 18,3% Năm

2003, các nhà đầu tư EU đã đổ vào khu vực này tới trên 7 tỷ USD, vượt xa các nguồn vốn đầu tư lớn khác như Hoa Kỳ (2,9 tỷ USD), Nhật Bản (2,1 tỷ USD) Nếu xét tổng cộng giá trị đầu tư giai đoạn 1995-2003, EU là nhà đầu tư lớn nhất vào ASEAN với 62,5

tỷ USD, chiếm gần 30% tổng số vốn FDI chảy vào ASEAN, trong khi ngôi vị thứ hai thuộc về Hoa Kỳ chỉ với 35,7 tỷ USD Trung bình, trong giai đoạn 2003-2005, có khoảng 5,1 tỷ EUR được đổ vào ASEAN từ các công ty EU

Năm 2006, giá trị thương mại EU-ASEAN chiếm 5% tổng giá trị thương mại toàn thế giới EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN, chiếm 11,7% giá trị thương mại EU Quan trọng hơn, 13% hàng xuất khẩu của ASEAN được xuất sang EU, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau Mỹ ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ năm của EU Sản phẩm nhập chủ yếu của EU từ ASEAN là thiết bị máy móc và vận tải, hóa chất, hàng may mặc.

Trang 29

Liên minh châu Âu và ASEAN có lịch sử quan hệ từ khá sớm, nhưng cho đến nay mối quan hệ này còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu hợp tác của cả 2 phía

Năm 1972 Cộng đồng Kinh tế châu Âu là đối tác đầu tiên thiết lập quan hệ chính thức với ASEAN thông qua ủy ban Phối hợp đặc biệt của ASEAN (SCCAN) Tuy nhiên

do nhiều lý do khác nhau, trong thời gian đầu mối quan hệ này còn ít được chú ý

Từ năm 1980, sau khi Hiệp định hợp tác EC-ASEAN được ký kết, quan hệ hai khối này được phát triển mạnh mẽ hơn Hiệp đinh hợp tác EC-ASEAN đã tạo ra những

cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác của cả 2 phía Các bên tham gia Hiệp định đã cam kết ủng hộ những nỗ lực của nhau trong việc tạo lập và tăng cường sức mạnh của các tổ chức khu vực vì sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa Phát triển sâu và đa dạng hóa những quan hệ kinh tế thương mại để phát huy đầy đủ tiềm năng ngày càng tăng của cả 2 phía nhằm đáp ứng có kết quả các nhu cầu của nhau trên cơ sở cùng có lợi và phát huy tốt nhất lợi thế so sánh của mỗi bên

Đặc biệt, sau khi EU thông qua chiến lược mới đối với châu Á năm 1994 và sau cuộc họp lần thứ 11 Bộ trưởng EU-ASEAN ở Karlsuche Cộng hòa Liên bang Đức, chiến lược phát triển dài hạn EU-ASEAN đã được vạch ra Tại cuộc họp này EU cũng đã khẳng định tầm quan trọng về mặt kinh tế, chính trị của ASEAN nói riêng, khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung.

Đến tháng 9-2003 EU đã đưa ra một chiến lược riêng với ASEAN với tiêu đề:

“Quan hệ đối tác mới với Đông Nam Á”, nhằm khẳng định vai trò ngày càng tăng của ASEAN trong chiến lược phát triển của mình Nhìn chung chiến lược này vẫn khẳng định những nội dung chính trong chiến lược của EU với châu Á, trong đó nhấn mạnh quan hệ

EU với ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới, cụ thể ưu tiên chiến lược đối với ASEAN tập trung vào ổn định khu vực, chống khủng bố, phát triển dân chủ, nhân quyền, giúp đỡ các nước kém phát triển, đặc biệt, thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư giữa 2 khu vực Chiến lược cũng khẳng định cơ sở thúc đẩy quan hệ hợp tác hai khu vực theo khuôn khổ của WTO, coi đó là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự thương mại của EU- ASEAN Đồng thời, trong chiến lược này, EU đã đưa ra “Sáng kiến thương mại xuyên khu vực-TREATI” nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư của hai phía Theo TREATI, các lĩnh lực hợp tác chủ yếu bao gồm thống nhất các tiêu chuẩn về sản phẩm

Trang 30

nông -lâm-ngư nghiệp, công nghiệp và xóa bỏ các trở ngại về kỹ thuật, thương mại Đây

là chương trình được hợp tác từng bước và bắt đầu bằng việc trao đổi kinh nghiệm và tiếp tục phát triển nhiều hơn nữa các cam kết giữa hai bên

Gần đây EU tiếp tục thúc đẩy đàm phán FTA với ASEAN Hội nghị bộ trưởng ngoại giao EU-ASEAN tại Nuremberg (CHLB Đức) tháng 4 năm 2007 nhất trí xem xét sớm tiến hành đàm phán thành lập khu vực tự do EU-ASEAN Hội nghị cấp cao kỷ niệm

30 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN-EU tổ chức tại Singapore, ngày 22/11/2007

đã đề cập đến việc ký kết Hiệp định tự do mậu dịch EU-ASEAN EU cho rằng việc tự do hóa hơn nữa đầu tư và thương mại song phương sẽ mang đến những lợi ích đáng kể cả hai EU và ASEAN cần sử dụng động lực đã có của việc triển khai các cuộc đàm phán FTA giữa tổ chức và hướng tới việc nhanh chóng ký kết một Hiệp định Tự do mậu dịch (FTA) toàn diện và có ảnh hưởng sâu rộng Các nghiên cứu và phân tích kinh tế đã cho thấy rằng một hiệp định hẹp và ít tham vọng sẽ không mang đến những lợi ích giống như hiệp định toàn diện mà cả hai mong muốn

Nhiều dự đoán cho rằng lợi ích kinh tế từ Hiệp định tự do mậu dịch giữa ASEAN

và EU sẽ rất lớn, có thể tạo ra thêm tới 40% về lợi ích kinh tế, những nước có lợi ích từ

sự tự do hoá của chúng ta sẽ chiếm đến 70% và các quốc gia ASEAN bình quân có thể tăng được thêm 2,2% GDP của mình

Ngày 20/01/2009, ngài Philip Meyer, Trưởng đoàn đàm phán Liên minh Châu Âu (EU) về Hiệp định Thương mại tự do (FTA) EU - ASEAN có mặt tại Hà Nội và tiến hành nhiều cuộc tiếp xúc nhằm thúc đẩy quá trình đàm phán FTA giữa EU với ASEAN.

Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều khuyết điểm cần khắc phục trong tiến trình xây dựng mối quan hệ EU-ASEAN:

- Thứ nhất, khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN còn khá lớn.

Mặc dù trong cùng một khối, nhưng thu nhập bình quân đầu người ở Singapore hiện vẫn cao gấp 100 lần Myanmar Mặc dù ASEAN đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa các nước nhưng ít nhất trong vòng 10 năm tới, việc đồng nhất trình độ phát triển khu vực, dù tương đối vẫn là rất khó khăn Trong bối cảnh đó, việc xây dựng chính sách hợp tác chung giữa ASEAN và EU nhằm đảm bảo lợi ích các bên

là không dễ dàng.

Ngày đăng: 12/04/2015, 00:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w