Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
47,5 KB
Nội dung
Họ và tên: Chu Lê Dung Sinh viên: K12 Bộ môn: Lịch sử Quan hệ Quốc tế- TS Đỗ Sơn Hải BÀI TẬP Bài 1: Đặc điểm quan hệ giữa các nước lớn trong hệ thống đa cực (hệ thống Versailles - Washington). Tham dự hội nghị Versailles gồm đại biểu của 27 nước thắng trận. Điều khiển hội nghị là 5 cường quốc Mĩ, Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản, nhưng thực sự nắm quyền quyết định hội nghị là 3 cường quốc Mĩ, Anh, Pháp. Trong đó, Mỹ là nước có tiếng nói quan trọng nhất bởi là chủ nợ của Châu Âu khi tham gia chiến tranh muộn, thu về 24 tỷ đôla trong việc buôn bán vũ khí và vươn lên vị trí hàng đầu về kinh tế. Đặc điểm quan hệ giữa các nước trong hệ thống đa cực thể hiện ở các khía cạnh : đó là mục tiêu, ý đồ và tham vọng, Có thể nói, mục tiêu của giới cầm quyền các nước tư bản này khi tham gia hội nghị đều có một điểm chung là tìm cách đàn áp và chống lại cao trào cách mạng thế giới. Cụ thể là làm sao tiêu diệt nước Nga Xô viết để duy trì sự ổn định của chủ nghĩa tư bản. Chiến tranh đã tàn phá nghiêm trọng các nước tham chiến và làm thay đổi căn bản tương quan lực lượng giữa các nước tư bản sau chiến tranh. Các cường quốc thắng trận đều có những ý đồ và tham vọng khác nhau trong việc phân chia, thiết lập trật tự thế giới sau chiến tranh. Ngày 5-11-1918, Thủ tướng Anh – Lôi giooc đọc diễn văn khẳng định mục đích chiến tranh là tự vệ và đề ra yêu cầu là giải phóng Bỉ, trả Andat – Loren cho pháp, lập nước Ba Lan, cho người Xlavo tự trị, cho những dân tộc không phải Thổ trong đế quốc Ottoman tự quyết, giải quyết vấn đề thuộc địa của Đức… Sau đó, ngày 8-11-1918, Tổng thống Mỹ - Uynxon đưa ra chương trình 14 điểm nhằm lập lại hòa bình dưới hình thức một thông điệp gửi cho Quốc hội Mỹ. Chương trình 14 điểm của Uynxon được che đậy bằng những lời lỡ bóng bẩy, bề ngoài đề cao hòa bình dân chủ, có vẻ thỏa mãn quyền lợi của nhân dân. Cũng vì thế ngày 11-11-1918, các bên tham chiến đã nhận đình chiến theo chủ trương của Mỹ và Chương trình 14 điểm của Uynxon được coi là nguyên tắc để thỏa luận tại hội nghị Vecsxai. Phát triển sự hợp tác, đảm bảo hòa bình và an ninh cho các dân tộc”, và để phục vụ các mục đích cao cả đó, người ta đã đề ra một số nguyên tắc như: không dùng chiến tranh trong quan hệ giữa các nước, quan hệ quốc tế phải rành mạch và dựa trên đạo lý, phải thi hành những cam kết quốc tế … Trước hết nhằm giữ gìn trật tự của thế giới tư bản chủ nghĩa do các đế quốc chiến thắng sắp xếp lại trong hội nghị Vecsxai năm 1919. Nó là kết quả của sự dung hòa các mâu thuẫn trong các nước đế quốc chủ nghĩa về việc phân chia thế giới sau chiến tranh mà cụ thể là của 4 cường quốc có lực lượng mạnh nhất là Mỹ - Anh – Pháp – Nhật. Hội nghị liên chi là một công cụ của chủ nghĩa đế quốc nhằm dung hòa và bảo vệ những quyền lợi giữa bọn đế quốc với nhau nhưng lại được che đậy bằng những danh từ đẹp đẽ, trang trọng. Hội nghị Washington hoàn toàn có lợi ích cho Mỹ. Trước áp lực của Mỹ, Nhật phải từ bỏ một phần khá lớn ưu thế đã giành được trong thế chiến thứ nhất ở Trung quốc. Anh phải nhược bộ Mỹ, nhận quyền bình đẳng về hải quân và hủy bỏ Liên minh Anh – Nhật (nhằm chống lại Mĩ). Như thế là Mỹ nắm được thị trường Viễn Đông và Trung Quốc, nâng cao địa vị hải quân của mình lên hàng đầu thế giới trước sự lùi bước tạm thời của các đế quốc khác, nhất là Nhật. Mỹ giữ được vai trò lãnh đạo ở Hội nghị Washington là do kết quả trực tiếp của sự thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Với hệ thống hiệp ước Washington, Mỹ giải quyết quyền lợi của mình không phải trong “khuôn khổ” mới do Mỹ chi phối. Khuôn khổ mới này, một mặt chống lại khuôn khổ cũ của hệ thống hòa ước Versailles (mà quốc hội Mỹ không thừa nhận), làm cho tác dụng thực tiễn của nó bị suy yếu đi, nhưng mặt khác lại bổ sung vào khuôn khổ cũ để hình thành nên một khuôn khổ mới về tổ chức lại thế giới một cách hoàn chỉnh hơn sau chiến tranh. Bài 2: Đặc điểm quan hệ giữa các nước nhỏ trong hệ thống đa cực. Với hòa ước Versailles- Washington, Đức mất 1/8 đất đai, gần ½ dân số, 1/3 mỏ sắt, 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép và 1/7 diện tích trồng trọt. Đối với các nước bại trận : Thông qua hệ thống hòa ước Versailles, Saint German, Neuli, Trinon và Severe để xử lý các vấn đề lãnh thổ, thuộc địa, bồi thường chiến tranh,chiếm đóng… Ngoài hòa ước Versailles ký với Đức, những hòa ước khác cũng lần lượt được kí kết với các nước đồng minh Đức trong 2 năm 1919 – 1920. Những hòa ước này chú trọng giải quyết vấn đề Áo- Hung và vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ. Với hiệp ước Neuli, lãnh thổ Bungari bị thu hẹp lại so với trước kia do phải cắt một số đất đai ở biên giới phía Tây cho Nam Tư, cắt cho Hy Lạp vùng Thơrakia và cắt cho Rumani tỉnh Đobrútgia. Ngoài ra, Bungari phải bồi thường chiến phí là 2,25 tỉ phơrăng và phải nộp cho các nước láng giềng trong phe chiến thắng. Hòa ước Severe với Thổ Nhĩ Kỳ, điều đó không những tồn tại đến chủ quyền của Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn tồn tại lợi ích của các nước ven bờ Biển Đen, nhất là nước Nga Xô Viết. Đồng thời Mỹ giúp đỡ tận tình Đức nên chỉ trong một thời gian ngắn sau chiến tranh, chủ nghĩa đế quốc Đức không những đã phục hồi mà còn tăng cường tiềm lực kinh tế chiến tranh của nó. Giai cấp tư bản lũng đoạn cầm quyền ở Mỹ muốn biến nước Đức thành một bàn đạp để xâm nhập châu Âu về kinh tế và để thực hiện mưu đồ chống lại Liên Xô. Những hòa ước mà các nước thắng trận buộc các nước bại trận ký kết đều mang tính chất nô dịch. Đó là văn bản chính thức đầu tiên sau Chiến Tranh thế giới thứ nhất xác định việc phân chia thế giới và tổ chức lại trật tự thế giới giữa bọn đế quốc thắng trận với nhau. Nó là kết quả của quá trình vừa đấu tranh vừa thỏa hiệp, xâu xé lẫn nhau giữa các đế quốc chiến thắng và chiến bại. Trên thực tế , hệ thống hòa ước Versailles không xóa bỏ được nguyên nhân cơ bản, sâu xa làm nổ ra chiến tranh thế giới (bởi nước Đức quân phiệt vẫn được các đế quốc Anh, Mỹ nuôi dưỡng bằng “viện trợ” và “đầu tư”), vì thế nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới mới do Đức gây ra vẫn còn tồn tại. Hệ thống hòa ước Versailles cũng không thỏa mãn các nước đế quốc thắng trận và càng phân chia nội bộ phe đế quốc thành những “bất mãn”cùng những nước “thoa mãn” với hệ thống này. Có thể nói, hệ thống hòa ước Versailles không đảm bảo hòa bình cho các dân tộc, trái lại làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc. Mâu thuẫn Mỹ - Nhật càng trở nên gay gắt từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong thời gian chiến tranh, lực lượng kinh tế của Nhât phát triển nhanh chóng, nhất là trong công nghiệp. Nhật Bản cũng dần dần xâm nhập vào Trung Quốc, Nhật cũng nêu thuyết “Châu Á của người Châu Á”, mà thực chất là của Nhật. trong khi đó thì đế quốc Mỹ, từ bên kia Thái Bình Dương, cũng đang hướng đôi mắt thèm thuồng sang khu vực này, nhất là đối với thị trường Trung Quốc rộng lớn. 11-1921, Mỹ mời 8 nước là Anh, Pháp, Italy, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Trung Quốc họp hội nghị ở Washington. Nhiệm vụ của hội nghị là thảo luận và quyết định tỷ lệ hải quân giữa các cường quốc, các vấn đề ở Thái Bình Dương và Viễn Đông. Mặc dù đế quốc Mỹ cố che đậy cho hội nghị Washington bằng những danh từ đẹp đẽ, nhưng mục đích của Mỹ đề ra cho hội nghị này thật rõ ràng: tìm cách củng cố vị trí của Mỹ trên thế giới và khu vực Thái Bình Dương trên cơ sở làm thiệt hại những quyền lợi của các “địch thủ” khác, trước hết là của Anh và Nhật. 12-1921, 4 nước Anh, Mỹ, Nhật, Pháp đã ký hiệp ước gọi là “hiệp ước cùng đảm bảo không xâm phạm đến các đảo thuộc địa ở Thái Bình Dương”. Đây chỉ là việc xác nhận lại về mặt pháp lý việc phân chia thuộc địa đã được tiến hành ở hội nghị Versailles (năm 1919) cho phù hợp với tình hình mới mà thôi. Đồng thời cũng nhân dịp này, Mỹ đã gây áp lực với Anh để Anh không gia hạn thêm hiệp ước liên minh Anh – Nhật (ký từ năm 1902), nhằm cô lập Nhật thêm một bước. Hiệp ước 9 nước được ký kết ngày 6-2-1922 công nhận nguyên tắc” hoàn chỉnh về lãnh thổ và tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc”, đồng thời cũng nêu nguyên tắc “mở rộng cửa Trung Quốc” cho các nước tự do vào buôn bán trên cơ sở bình đẳng. Hiệp ước này do các nước đế quốc chủ nghĩa có ít nhiều quyền lợi khác nhau ở Trung Quốc cùng nhau ký kết nhằm chống lại lợi ích dân tộc của Trung Quốc, biến Trung Quốc thành một “thị trường chung” của các nước đế quốc phương Tây và Nhật Bản. Giai cấp thống trị Trung Quốc đã chấp nhận những diều ước sỉ nhục đó và Mỹ là kẻ thù được nhiều lợi lộc nhất (bơi Mỹ đã vượt tất cả các nước tư bản chủ nghĩa khác về công nghiệp và thương nghiệp, do đó có khả năng loại trừ các đối thủ ra khỏi Trung Quốc bằng một cuộc cạnh tranh bình thường không đổ máu). Hiệp ước 9 nước còn thể hiện rõ sự cấu kết giữa các nước đế Quốc chủ nghĩa nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc và ở các nước thuộc Châu Á lúc bấy giờ. Chính sách của Pháp là làm suy yếu lâu dài nước Đức, đảm bảo an ninh cho Pháp nhằm thiết lập quyền bá chủ của Pháp ở lục địa châu Âu, đòi chuyển biên giới của Đức về tận sông Ranh, bắt Đức bồi thường thật nhiều, hạn chế lực lượng của Đức đến mức tối đa, tán thành mở rộng một số lãnh thổ một số nước như Ba Lan, Tiệp Khắc, XeecsBi, Rumani và biến những nước này thành công cụ chính trị của Pháp ở Đông Âu để kiềm chế Đức và xây dựng các nước thành vành đai vệ tinh chống chủ nghĩa bônsêvích. Ngoài ra, Pháp còn nhòm ngó các thuộc địa của Đức ở Châu Phi và một phần đất Tiểu Á của đế quốc Ottoman trước kia. Nhưng vì lực lượng bị suy yếu nhiều sau chiến tranh, kinh tế khó khăn, tài chính khủng hoảng, lại là con nợ của Anh lẫn mỹ nên trong hội nghị Pháp phải nhận những biện pháp thỏa hiệp mà Pháp không muốn. Ngày 11-11-1919, Clemango đã nhận định: “Chiến tranh ta đã thắng lợi rồi. Giờ hòa bình, ta cũng phải thắng lợi, không chừng còn khó khăn hơn”. Lập trường của Anh trong hội nghị Vecsxai cũng xuất phát từ ý muốn làm yếu Đức về mặt hải quân, thủ tiêu hệ thống thuộc địa của Đức, đồng thời duy trì một nước Đức tương đối mạnh ở trung tâm Châu Âu, dùng nó để chống lại phong trào cách mạng đang sôi sục ở các nước Châu Âu và chống lại âm mưu làm bá chủ lục địa Châu Âu của Pháp. Đó là chính sách “cân bằng lực lượng” ở châu Âu mà Mỹ rất ủng hộ. Ngoài ra, Anh [...]... Viết, xây dụng quyền thống trị ở Anh trên các eo biển ở Biển Đen ở Iran và Apganixtan Các đế quốc Italy và Nhật Bản cũng đưa ra các tham vọng của họ Nhật bản không những muốn củng cố địa vị ở Trung Quốc mà còn định chiếm cả vùng Viễn Đông của Liên Xô, mở rộng ảnh hưởng ra cả vùng Châu Á – Thái Bình Dương Italy muốn mở rộng lãnh thổ của mình xuống vùng Địa Trung Hải và vùng Bancăng Các nước nhỏ như Ba Lan... cầu mở rộng đất đai… Tóm lại, các nước chiến thắng điều tùy theo lực lượng và yêu cầu của mình muốn tổ chức lại thế giới sao cho phù hợp với quyền lợi của mình nhất, nhằm giành lấy những lợi lộc béo bở nhất Tháng 2-1 922, 5 cường quốc tư bản chủ nghĩa (Mỹ, Anh, Nhật, Pháp, Italy) kí với nhau bản hiệp ước gọi là “Hiệp ước hạn chế vũ trang và hải quân” nhằm quy định tỷ lệ hải quân cho mỗi nước Như thế là... Tài liệu tham khảo: Bài viết của Nguyên Đại sứ tại Mỹ Nguyễn Tâm Chiến, Cố vấn cao cấp Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao, Tháng 4/2011 Tập bài giảng Lịch sử Quan hệ Quốc tế hiện đại (191 8-2 012 )- TS Đỗ Sơn Hải lich su the gioi hien dai Nguyen Anh Thai chu bien ... quốc tư bản chủ nghĩa (Mỹ, Anh, Nhật, Pháp, Italy) kí với nhau bản hiệp ước gọi là “Hiệp ước hạn chế vũ trang và hải quân” nhằm quy định tỷ lệ hải quân cho mỗi nước Như thế là lực lượng hải quân của các nước đế quốc không những được duy trì mà còn được tăng cường lên và hiệp ước này được kí kết không phải “vì mục đích hòa bình” mà là vì quyền lợi của bọn đế quốc, nhất là đế quốc Mỹ Nhật và Pháp đều . sử Quan hệ Quốc t - TS Đỗ Sơn Hải BÀI TẬP Bài 1: Đặc điểm quan hệ giữa các nước lớn trong hệ thống đa cực (hệ thống Versailles - Washington). Tham dự hội nghị Versailles gồm đại biểu của 27 nước. chức lại thế giới một cách hoàn chỉnh hơn sau chiến tranh. Bài 2: Đặc điểm quan hệ giữa các nước nhỏ trong hệ thống đa cực. Với hòa ước Versailles- Washington, Đức mất 1/8 đất đai, gần ½ dân số, 1/3. đầu về kinh tế. Đặc điểm quan hệ giữa các nước trong hệ thống đa cực thể hiện ở các khía cạnh : đó là mục tiêu, ý đồ và tham vọng, Có thể nói, mục tiêu của giới cầm quyền các nước tư bản này