1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận bình luận về tổ chức ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên.

13 850 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 69,5 KB

Nội dung

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tổ chức quốc tế khu vực, đó là nơi các quốc gia liên kết với nhau để hợp tác cùng phát triển về các lĩnh vực như an ninh - quốc phòng, kinh tế - thươn

Trang 1

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tổ chức quốc tế khu vực, đó là nơi các quốc gia liên kết với nhau để hợp tác cùng phát triển về các lĩnh vực như an ninh - quốc phòng, kinh tế - thương mại và các lĩnh vực khác như văn hóa-xã hội…Các tổ chức có vai rò rất lớn đối với

sự phát triển của các nước thành viên, tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế nhất định Sau đây em xin đi chi tiết về một tổ chức quốc tế cụ thể, đó là Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và bình luận về tổ chức này trong việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên

I Khái quát chung về hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

1 Quá trình hình thành

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính

trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore,

và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu

Trang 2

vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên Sau Hội nghị Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980 Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991 Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác Đến năm 1999, ASEAN gồm 10 thành viên, đó là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Bruney, Lao, Xingapo, Việt Nam, Myanma (riêng Đông Timo chưa kết nạp)

2.Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của ASEAN

Về mục tiêu, theo tinh thần của Tuyên bố Băng Cốc năm 1967,

Tuyên bố Kualalumpua năm 1971, Hiến chương ASEAN thì ASEAN theo đuổi các mục tiêu như: Duy trì và thúc đẩy hòa bình,

an ninh, ổn định trong khu vực; thúc đẩy tính tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác trính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa

và xã hội; duy trì Đông Nam Á là một khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt; cùng nhau đối phó với các tội phạm xuyên quốc gia, các thách thức xuyên biên giới…

Trang 3

Về nguyên tắc hoạt động, các nguyên tắc cơ bản được nêu trong

các văn kiện chính của ASEAN:

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của các quốc gia thành viên;

- Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào không phù hợp với luật quốc tế; Dùng biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp;

- Tăng cường tham vấn các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lơi ích chung của ASEAN…

Ngoài các nguyên tắc trên còn có nguyên tắc thỏa thuận, nguyên tắc 10-x…

3 Cơ cấu tổ chức

Tại chương IV của Hiến chương ASEAN quy định ASEAN gồm các cơ quan chính sau:

- Cấp cao ASEAN: Gồm các nguyên thủ quốc gia hoặc những người đứng đầu chính phủ của các quốc gia thành viên ASEAN

- Hội đồng điều phối ASEAN: Bao gồm các ngoại trưởng ASEAN

Trang 4

- Các Hội đồng cộng đồng: Gồm Hội đồng cộng đồng trính trị-an ninh, Hội đồng cộng đồng kinh tế và Hội đồng cộng đồng văn

hóa-xã hội

- Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng

- Tổng thư ký và Ban thư ký

Ngoài ra còn có các cơ quan: Ban thư ký ASEAN quốc gia, Ủy ban thường trực đại diện bên cạnh ASEAN, Ủy ban ASEAN ở nước thứ ba, và các tổ chức quốc tế , cơ quan nhân quyền ASEAN

II Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên.

Trong chương VIII Hiến chương ASEAN, ASEAN đã quy định khá nhiều cơ chế trong việc giải quyết các tranh chấp trong các lĩnh vưc giữa các quốc gia thành viên Kèm theo đó là các nguyên tắc giải quyết các tranh chấp của Hiệp hôi Đó là những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của Hiệp hội trong việc giữ gìn an ninh khu vực, giải quyết tranh chấp trên lĩnh vực kinh tế thương mại cũng như trên các lĩnh vực khác Trong khuôn khổ bài viết này, em xin đi bình luận về vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh

Trang 5

chấp giữa các quốc gia thành viên trên ba lĩnh vực chính, đó là: An ninh – quốc phòng, kinh tế - thương mại và văn hóa – xã hội

1.Vai trò trong lĩnh vực an ninh – chính trị:

Giữ vững, thúc đẩy hòa bình, an ninh khu vực vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu của ASEAN, do đó ASEAN đã phát huy khá tốt vai trò của mình trong lĩnh vực này Trong suốt hơn 40 năm qua kể từ ngày ASEAN được thành lập, có thể nói tình hình an ninh khu vực khá ổn định, hầu như không có tranh chấp nào xảy ra Điều này được thừa nhận rộng rãi về vai trò của ASEAN đối với các nước thành viên trong 30 năm đầu tiên của ASEAN là việc xử lý ổn thoả các mối bất đồng, tranh chấp giữa các nước thành viên, không để dẫn đến xung đột, tạo điều kiện xây dựng một môi trường hoà bình,

ổn định và hợp tác giữa các nước thành viên để từ đó giúp họ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, và xây dựng một khu vực Đông Nam Á thống nhất, vững mạnh trước các sức ép từ bên ngoài Nhưng thời gian gần đây tình hình chính trị đã bắt đầu có sự bất ổn, trong đó xung đột biên giới giữa Campuchia với Thái Lan là một điển hình ASEAN đã tích cực thể hiện vai trò của mình thông qua việc yêu cầu 2 bên ngừng bắn, dàn xếp ngừng chiến nhưng thực sự

Trang 6

đã không mang lại kết quả Cuộc xung đột biên giới bắt đầu từ hồi tháng 6 năm 2008, tình hình tranh chấp ngày càng gia tăng Dường như ảnh hưởng của ASEAN đối với cuộc chiến này giữa hai nước

rất mờ nhạt: “Ngày 22 tháng 7 năm 2008: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á họp để giải quyết cuộc khủng hoảng liên quan đến việc đối đầu quân sự giữa Thái Lan và Cam Bốt, tuy nhiên không tháo gỡ được sự tranh chấp có thể gia tăng thành một cuộc thử thách chưa từng thấy trong lịch sử của khối liên minh này Lời yêu cầu của Cambodia có sự can thiệp của tổ chức gồm 10 quốc gia hội viên này bằng cách thành lập một cơ quan giúp giải quyết cuộc tranh chấp cũng bị bác bỏ tại cuộc họp của các ngoại trưởng khối ASEAN "Vấn đề là các quốc gia tham dự không hoàn toàn đồng ý với nhau về việc có nên thành lập một nhóm liên lạc trong lúc này hay không," theo lời Ngoại trưởng Indonesia Hassan Wirajuda, nhấn mạnh về sự phản đối của Thái Lan "Hy vọng là một cuộc đối đầu quân sự sẽ không diễn ra," ông nói với các phóng viên báo chí Cuộc họp kín diễn ra trong khi chính phủ Campuchia kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc triệu tập phiên họp khẩn cấp để giải tỏa cuộc khủng hoảng liên quan một ngôi đền ở biên giới Khi được hỏi

Trang 7

là có tiến triển gì không, một nhà ngoại giao Châu Á trả lời: "Không

có gì Phía Cam Bốt muốn giải quyết qua sự can thiệp của ASEAN nhưng phía Thái Lan thì muốn coi đây là vấn đề song phương." Có hơn 500 lính Thái đối đầu với ít nhất 1.000 lính Campuchia quanh một ngôi chùa Phật giáo nhỏ trong khu đất có tranh chấp gần ngôi đền cổ Một số giới chức cao cấp ASEAN lo ngại là tình hình này sẽ trầm trọng hơn Ngoại trưởng Malaysia Rais Yatim nói rằng cuộc tranh chấp "không chỉ có ý nghĩa là vấn đề giữa hai quốc gia nhưng cũng còn là một thử thách cho ASEAN Ðây là lần đầu tiên hai thành viên trong tổ chức đang đối đầu với điều chúng tôi gọi là tình trạng khó xử biên giới." Tổng Thư Ký ASEAN Surin Pitsuwan nói bầu không khí buổi họp "thân thiện" nhưng không nói là có tiến triển

gì hay không "ASEAN vẫn nhấn mạnh trong bản thông cáo mà vị chủ tịch đưa ra ngày 20/7 rằng chúng tôi trông đợi cả hai bên tìm được giải pháp ổn thỏa cho vấn đề của họ," ông nói” 1 Ta có thể

thấy, sự can thiệp của ASEAN vào cuộc tranh chấp rất hạn chế, một bên Campuchia muốn ASEAN giải quyết tranh chấp nhưng phía Thái Lan lại không muốn tranh chấp này được giải quyết bằng con đường quốc tế mà chỉ tuyên bố 2 nước sẽ giải quyết song phương

Trang 8

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN ngày 07/05/2011 được tổ chức tại Jakarta (Indonexia),) với cương vị là nước chủ tịch ASEAN năm

2011, ngoại trưởng Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa yêu cầu hai nước bày tỏ thiện chí hơn nữa, đồng thời đề xuất cử 30 quan sát viên phân bố tại Campuchia và Thái Lan, tuy nhiên Thái Lan chỉ chấp nhận khi quân đội Campuchia rút khỏi khu vực tranh chấp, do vậy đề xuất này đã không dược thực hiện Như vậy liệu có phải với

mục tiêu “ Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN” đã làm cản trở vai trò của ASEAN hay vì sự

ảnh hưởng của ASEAN quá mờ nhạt đối với các quốc gia thành

viên?ASEAN có nên “can thiệp linh hoạt” để nhằm phát huy vai

trò của mình đối với các quốc gia thành viên hay không?

2 Vai trò của ASEAN trong lĩnh vực kinh tế - thương mại

Hiện nay kinh tế của các nước ASEAN đang tăng trưởng khá

mạnh: “Điển hình như Xingapo_một trung tâm thương mại về tài chính, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Singapore dự kiến sẽ là 5% trong năm 2011 và 4,9% trong năm 2012 - một tốc độ rất nhanh và Singapore đã được ví là "Thụy Sĩ ở châu Á" Thái Lan là điểm cung cấp phụ tùng ưa thích của các nhà sản xuất Nhật Bản và là nền

Trang 9

kinh tế có khả năng cạnh tranh cao, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh

tế của nước này sẽ là 4,5% trong năm 2011 và 2012, Malaysia, nước giàu có về nguyên liệu và có một lĩnh vực sản xuất lớn, kỹ năng cao, dự báo sẽ tăng trưởng 4,5% trong năm 2011 và 4,4% trong năm 2012 Malaysia, nước giàu có về nguyên liệu và có một lĩnh vực sản xuất lớn, kỹ năng cao, dự báo sẽ tăng trưởng 4,5% trong năm 2011 và 4,4% trong năm 2012…” 2 Để đạt được những

thành tựu đó phải kể tới phần công lao không nhỏ những chính sách nhằm tăng trưởng kinh tế, thương mại của ASEAN Dựa vào các mục tiêu, nguyên tắc của mình, ASEAN đã cho ra đời nhiều văn bản về việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế - thương mại giữa các quốc gia thành viên, nhằm giải quyết xung đột theo tinh thần hữa nghị, hợp tác Ví dụ như nghị định thư về tăng cường giải quyết tranh chấp năm 2004,nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực hợp tác kinh tế năm 2006, Cơ chế tham vấn giải quyết các vấn đề thương mại và đầu tư (ACT)…Dựa trên tinh thần đó mà các quốc gia ASEAN khá hòa bình trong quan hệ kinh tế, mặc dù cũng có một số tranh chấp nhưng không tới mức dữ

Trang 10

http://www.vnbaorg.info/tai-chinh-tin-tuc-quoc-te/1225-đong-nam-a-la-diem-sang-cua-kinh-te-toan-dội, đáng lo ngại mà thường được giải quyết một cách ổn thỏa Do

đó, có thể nói ASEAN có vai trò to lớn trong việc quy định việc giải quyết tranh chấp về lĩnh vực kinh tế trong nội bộ Hiệp hội thông qua các văn bản, cũng như khả năng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này trên thực tế

3 Vai trò của ASEAN trong lĩnh vực văn hóa – xã hội:

Trong lĩnh vực này, ASEAN cũng đã triển khai khá nhiều hội nghị với chủ đề hòa hợp văn hóa, biến đổi khí hậu, hợp tác giáo dục, phụ nữ và trẻ em ASEAN là tổ chức mà nơi đó các thành viên có điều kiện thể hiện mình, được giúp đỡ phát triển, giao lưu văn hóa, văn học – nghệ thuật, quản lý thiên tai, môi trường, y tế, khoa học công nghệ… ASEAN không chỉ dừng lại ở việc ban hành các văn bản thể hiện mục tiêu, nguyên tắc, hướng đi, hướng phát triển đồng thời cả biện pháp chế tài…Mà ASEAN còn tổ chức các chương trình cụ thể như năm 2010 vừa qua từ 29/08/2010-05/09/2010 tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam có tổ chức tuần lễ giao lưu văn hóa “chung tay vì một vì ASEAN tươi đẹp”… Ngoài ra còn rất nhiều chương trình, hội thảo khác Đông Nam Á là một khu vực có nền văn hóa-xã hội khá tương đồng, hợp tác cùng phát triển dựa trên

Trang 11

tinh thần hữu nghị hòa bình Do đó hầu như không có tranh chấp về lĩnh vực này Vì vậy, chủ yếu ASEAN phát huy vai trò hợp tác, giao lưu, kích thích phát triển đối với các quốc gia thành viên và giữa các nước thành viên với nhau, còn vấn đề giải quyết tranh chấp thì không có mâu thuẫn gì nhiều và mạnh mẽ cho nên ASEAN giải quyết khá suôn sẻ, dựa trên sự ảnh hưởng của mình, các văn bản, nghị định, phong tục tập quán…

Tóm lại, ASEAN có vai trò to lớn đối với sự phát triển của các nước thành viên về tất cả các lĩnh vưc trong xã hội như an ninh – quốc phòng, kinh tế - thương mại, văn hóa – xã hội…Bên cạnh đó thì ASEAN vẫn chưa thực sự đủ lớn mạnh, vẫn còn mờ nhạt trong việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên Có thể ví, ASEAN giống một cô “ thiếu nữ” dễ dàng “ xúc động” trước sự thay đổi của thời cuộc

Trang 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb.

CAND, Hà Nội, 2007

2.Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế,

Nxb ĐHQG, Hà Nội, 1997

Trang 13

122/6211665.epi

4

http://vi.wikipedia.org/wiki/Xung_đột_biên_giới_Campuchia_Thai _Lan

5 http://www.vnbaorg.info/tai-chinh-tin-tuc-quoc-te/1225-đong-nam-a-la-diem-sang-cua-kinh-te-toan-cau

6.http://aseansec.org

7.http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/

NuocCHXHCNVietNam/chitietvecactochucquocte?

diplomacyOrgId=124

Ngày đăng: 11/04/2015, 19:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w