MỤC LỤC TRANG I Chính sách, pháp luật về nhập cư hợp pháp và địa vị pháp lý của công dân nước thứ ba tại EU 1 1 Những chính sách của EU về vấn đề nhập cư hợp pháp 1 3 Địa vị pháp lý của
Trang 1MỤC LỤC TRAN
G
I Chính sách, pháp luật về nhập cư hợp pháp và địa vị
pháp lý của công dân nước thứ ba tại EU
1
1 Những chính sách của EU về vấn đề nhập cư hợp pháp 1
3 Địa vị pháp lý của công dân nước thứ ba tại EU 8
II Thực tiễn liên quan đến vấn đề nhập cư ở một số quốc
gia thành viên
9
III Một số lưu ý đối với công dân Việt Nam khi nhập cư
sang EU
12
A LỜI NÓI ĐẦU
Liên minh châu Âu – một tổ chức phát triển về tất cả mọi mặt Các nước trong Liên minh Châu Âu dường như đã và đang thu hút được nhiều
Trang 2luồng nhập cư vào lãnh thổ của mình Có rất nhiều hình thức nhập cư Tuy nhiên hiện nay có thể thấy theo con đường du học nhập cư là con đường được lựa chọn nhiều nhất và phổ biến nhất Nhập cư đem lại những hậu quả nhiều mặt đối với một đất nước Vậy pháp luật Liên minh Châu Âu quy định về vấn
đề này như thế nào? Và đối với Việt Nam cần có những lưu ý gì khi nhập cư vào lãnh thổ các nước liên minh Châu Âu? Trong phạm vi bài tập nhóm tháng hai, nhóm chúng em xin làm rõ vấn đề này
B NỘI DUNG
I Chính sách, pháp luật về nhập cư hợp pháp và địa vị pháp lý của công dân nước thứ ba tại EU
1.Những chính sách của EU về vấn đề nhập cư hợp pháp
1.1.Những chính sách của EU về vấn đề nhập cư
Năm 1999, Hội nghị nguyên thủ quốc gia và chính phủ các nước EU tại Tampere (Phần Lan) đã thống nhất yêu cầu phải thiết lập Chính sách di cư chung và Cơ chế cư trú chính trị chung châu Âu Từ đó, vấn đề di cư và cư trú chính trị được đặt dưới sự quản lý của EU Trong Chương trình Hague
2004-2009, Cộng đồng chung châu Âu kêu gọi phát triển sâu rộng hơn nữa Chính sách di cư và cư trú chính trị của EU Tiếp đến, tháng 10/2008, Hiệp ước châu
Âu về di cư và cư trú chính trị được Ủy ban châu Âu thông qua Bằng Hiệp ước này, quan điểm của EU là hướng tới một nhận thức chung cho chính sách quản lý di cư hiệu quả của các nước thành viên EU Đồng thời khẳng định vị thế và vai trò của người di cư với tư cách là nhân tố phát triển và đối tác Hiệp ước khuyến nghị, công dân các nước thứ 3 cần được trang bị những thông tin cần thiết để nắm được yêu cầu, thủ tục về nhập cảnh và cư trú hợp pháp tại các nước EU Mặc dù cho phép các nước thành viên có thẩm quyền quyết định về phương thức lựa chọn quốc tịch, quyết định số lượng người được phép di cư… nhưng Hiệp ước nhấn mạnh, công dân các nước thứ 3 cư trú hợp pháp trên lãnh thổ các nước thành viên sẽ được đảm bảo đối xử công bằng, có
tư cách tương tự như công dân quốc tịch EU Ngoài ra, tháng 5/2009, Hội đồng châu Âu đã thông qua Chỉ thị “Thẻ xanh EU” Chỉ thị ưu tiên cấp giấy phép cư trú và làm việc đặc biệt theo thủ tục nhanh gọn cho các lao động trình
độ cao từ các nước thứ 3 làm việc tại các nước thành viên EU Như vậy, EU
đã cam kết sẽ xây dựng một chính sách nhập cư chung của Cộng đồng, theo
Trang 3EU là hướng tới bảo vệ người di cư hợp pháp, chống nhập cư bất hợp pháp và chống buôn bán người Yếu tố then chốt trong chính sách nhập cư toàn diện của EU là giúp người nhập cư hợp pháp hội nhập sâu rộng để phát huy tiềm năng của mình
1.2.Các nguyên tắc về vấn đề nhập cư
Trong Công văn của Ủy ban châu Âu gửi Nghị viện châu Âu, Hội đồng châu Âu và Ủy ban kinh tế - xã hội châu Âu và Ủy ban các khu vực ngày 17/06/2008 về một chính sách nhập cư chung cho châu Âu - Nguyên tắc, hoạt động và các công cụ [COM (2008) 359] Công văn này đã thiết lập 10 nguyên tắc chung với các mục tiêu hành động cụ thể, trên cơ sở đó để hình thành một chính sách nhập cư chung cho châu Âu, và được chia thành 3 nhóm chính như trong cơ cấu của các chính sách của EU: thịnh vượng, đoàn kết, an ninh
*Thịnh vượng và nhập cư: gồm ba nguyên tắc:
- Các chính sách nhập cư chung cầm đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch
và công bằng, với mục tiêu hướng tới việc thúc đẩy người nhập cư hợp pháp
- Đảm bảo tính tương xứng giữa kĩ năng của người lao động và nhu cầu của nền kinh tế trong Liên minh
- Hòa hợp giữa người nhập cư và dân bản địa là chìa khóa để nhập cư thành công, trong đó bao gồm cả việc xem xét lại về quyền đoàn tụ gia đình
*Đoàn kết và nhập cư: gồm 3 nguyên tắc:
- Chính sách nhập cư chung phải dựa trên cơ sở là tình đoàn kết, sự tin cậy lẫn nhau, tính minh bạch, trách nhiệm và nỗ lực chung giữa Liên minh và các nước thành viên
- Phối hợp chặt chẽ và sử dụng hiệu quả các thể chế sẵn có của Liên minh và của các quốc gia thành viên
- Quan hệ đối tác với các nước thứ ba, đưa nhập cư trở thành một phần trở thành chính sách đối ngoại của EU
*An ninh và nhập cư: gồm 4 nguyên tắc:
- Một chính sách thị thực chung phục vụ lợi ích của châu Âu và các đối tác, tạo điều kiện thông thoáng cho người nhập cư nhưng vẫn đảm bảo an ninh nội khối
- Cải thiện hoạt động quản lý biên giới chung bên ngoài, bảo vệ tính toàn vẹn của khu vực Schengen
Trang 4- Đẩy mạnh cuộc chiến chống nhập cư bất hợp pháp, và không khoan dung cho hành vi buôn bán con người
- Đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của chính sách hồi hương người nhập cư bất hợp pháp
2 Quy định của pháp luật EU
2.1 Cư trú dài hạn
Biện pháp cơ bản được thông qua ở cấp EU để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hòa nhập của những người đến từ các nước thứ ba vào xã hội của nước sở tại là chỉ thị 2003/109/CE ngày 25/11/2003 (phải được chuyển hóa vào luật quốc gia chậm nhất ngày 23/1/2006) liên quan đến cơ chế của các công dân nước thứ ba cư trú dài hạn
a) Đối tượng được cư trú dài hạn.
Theo điều 4 này, cá nhân đáp ứng được các yêu cầu trong chỉ thị sẽ có quyền di chuyển và cư trú, tuân theo một số điều kiện, trên lãnh thổ của quốc gia thành viên thuận lợi và dễ dàng hơn hẳn so với tình trạng trước đó của họ
Họ cũng sẽ nhận đối xử ngang bằng với công dân của nước tiếp nhận trong một số lĩnh vực theo quy định tại Điều 11, như cơ hội tiếp cận việc làm, giáo dục, dậy nghề, an sinh xã hội và bảo hộ
b) Điều kiện được cư trú dài hạn.
Nước thành viên yêu cầu quốc gia thứ ba cung cấp các tài liệu về bản thân và các thành viên trong gia đình người đó để xem xét và đánh giá, bao gồm:
- Nguồn lực kinh tế ổn định và thường xuyên cho bản thân và gia đình;
- Bảo hiểm rủi ro cho công dân của nước đó với các thành viên có liên quan
Các nước thành viên cũng có thể yêu cầu các nước thứ ba để thực hiện theo các điều kiện hội nhập, phù hợp với luật pháp quốc gia
c) Thủ tục và giấp phép cư trú dài hạn.
Để có tư cách cư trú dài hạn, quốc gia thứ ba phải nộp đơn đến cơ quan của quốc gia mà người đó đang cư trú Thủ tục cấp giấy cư trú dài hạn này được quy định tại điều 7 chỉ thị này Giấy phép cư trú có giá trị ít nhất 5 năm
và trong trường hợp cần thiết sẽ tự động được gia hạn thêm như thời hạn đã
Trang 5d) Thu hồi hoặc mất tư cách cư trú dài hạn.
Người của nước thứ ba sẽ bị thu hồi giấy phép cư trú trong trường hợp sau :
- Phát hiện gian lận trong việc mua lại tư cách cư trú dài hạn;
- Áp dụng biện pháp trục xuất theo các điều kiện quy định tại điều 12;
- Vắng mặt tại quốc gia đó trong 12 tháng liên tiếp
2.2 Nhập cư theo diện đoàn tụ gia đình.
Chỉ thị hội đồng số 2003/86/EU trao cho công dân của nước thứ ba đã
cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của quốc gia thành viên khả năng được đoàn tụ với những thành viên gia đình không có quốc tịch EU của mình Các quốc gia thành viên được yêu cầu nội luật hóa chỉ thị này vào ngày 3/10/2005 Tuy nhiên Anh và Ireland không bị ràng buộc vì đã thực hiện quyền tùy chọn
“opt-out”
a) Đối tượng áp dụng.
Quyền đoàn tụ gia đình này chỉ phụ thuộc vào điều kiện rất đơn giản : người bảo lãnh có giấy phép cư trú do một nước thành viên cấp có giá trị ít nhất một năm hoặc có khả năng là sẽ được cấp giấy phép Phạm vi của quyền này cũng chỉ áp dụng cho người đã kết hôn với người bảo lãnh, con chư thành niên của người bảo lãnh và con chưa thành niên của người đã kết hôn với người bảo lãnh Những thành viên khác của gia đình có được hưởng sự
mở rộng các đặc quyền này hay không phụ thuộc vào các quy định của nước thành viên Quyền này không áp dụng đối với người cư trú theo diện tị nạn hoặc những người đang được hưởng chế độ bảo hộ quốc tế chỉ thị này không
áp dụng với các thành viên trong gia đình của công dân liên minh châu âu (điều 3)
b) Điều kiện đối với các thành viên gia đình (điều 4)
- Là vợ/ chồng của người bảo lãnh;
- Các con chư thành niên của người bảo lãnh và của vợ/chồng của mình, kể cả con nuôi của họ;
- Trẻ vị thành niên, kể cả con nuôi mà người bảo lãnh bảo hộ
Con chưa thành niên quy định tại điều này phải dưới tuổi thành niên theo quy định của pháp luật của nhà nước thành viên liên quan và không được kết hôn
Trang 6Nghị viện châu Âu đã chỉ ra bốn quy định trong chỉ thị này không phù hợp với Công ước Nhân quyền châu Âu – Điều 8 về bảo vệ cuộc sống gia đình:
- Người bảo đảm phải cư trú trong lãnh thổ EU ít nhất là một năm
xa gia đình;
- Quốc gia thành viên được phép từ chối tiếp nhận trẻ em trên 12 tuổi với lý do không đáp ứng các yêu cầy để hòa nhập;
- Trẻ em trên 15 tuổi bị loại hoàn toàn khỏi quyền đoàn tự gia đình;
- Quốc gia thành viên có thể hạn chế hoặc từ chối quyền đoạn tự gia đình khi người bảo đảm chưa cư trú đủ trên năm năm trong lãnh thổ của mình
Tuy nhiên, tòa án Công lý châu Âu, trong án lệ C-504/03 đã bác bỏ các cáo buộc này
2.3 Chính sách nhập cư theo diện du học sinh
Đề điều chỉnh việc nhập cư của công dân nước thứ ba theo diện du học sinh, năm 2004, EU đã thông qua chỉ thị hội đồng số 2004/114/EC về điều kiện nhập cư của công dân nước thứ ba về mục đích nghiên cứu, trao đổi học sinh, đào tạo miễn phí và dịch vụ tư nguyện
Điều kiện nhập cảnh đối với các đối tượng này bao gồm yêu cầu các đối tượng muốn nhập cảnh phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ chung như: xuất trình giấy tờ về di trú hợp lệ và bảo hiệm bệnh tật các du học sinh đồng thời còn cần được sự chấp nhận bởi một tổ chức giáo dục đại học và cung cấp bằng chứng về nguồn tài chính phục vụ nhu cầu sinh hoạt đầy đủ trong suốt thời gian học tập ngoài ra, nước thành viên cũng có thể đặt ra thêm đối với du học sinh nhập cảnh như yêu cầu bổ trợ như khả năng ngôn ngữ để theo học
và việc nộp lệ phí trước khi cấp giấy phép cư trú cho sinh viên
Du học sinh muốn nhập cư vào EU khi đã đáp ứng được những điều kiện quy định tại chỉ thị này có thể có quyền di chuyển đến các nước thành viên theo đuổi quá trình học tập của mình Người này cũng có thể được làm việc trong lãnh thổ quốc gia nước tiếp nhận, tuy nhiên có thể có một số giới hạn nhất định như không được phép tham gia vào thị trường việc làm trong một năm đầu tiên học tập hoặc bị giới hạn số thời gian làm việc theo quy định
Trang 7của các nước thành viên EU Hiện nay, Anh và Ireland đã quyết định không tham gia chỉ thị này
2.4 Chính sách nhập cư kinh tế.
Nghị quyết của hội đồng ngày 20/6/1994 về hạn chế công dân nước thứ
ba nhập cư vào lãnh thổ của quốc gia thành viên để tìm kiếm việc làm một mặt thừa nhận ý nghĩa tích cực của người lao động nhập cư đối với sự phát triển kinh tế; mặt khác cũng khẳng định yêu cầu giải quyết tình trạng thất nghiệp và bảo hộ thị trường lao động trong nước Đồng thời , nghị quyết cũng xác định công cụ thực hiện việc hạn chế này là bằng pháp luật quốc gia để phù hợp với như cầu của từng nền kinh tế Ở cấp độ Liên minh đặt ra một yêu cầu duy nhất là người lao động nhập cư từ nước thứ ba chỉ được chấp nhận khi đòi hỏi về trình độ, tay nghề hay kinh nghiệm của vị trí cần tuyển dụng không thể được đáp ứng bởi thì trường lao động EU
Dựa theo đó, Hội Đồng EU đã thông qua chỉ thị số 2009/50/EC về điều kiện nhập cảnh, cư trú của người lao động có trình độ tay nghề cao đến
từ nước thứ ba Bao gồm các nội dung:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có trình độ cao đến
từ nước thứ ba nhập cư vào EU bằng cách hài hòa hóa các tiêu chuẩn nhập cảnh và cư trú ở các nước thành viên;
- Đơn giản hóa các thủ tục nhập cư;
- Cải thiện địa vị pháp lý của họ trong EU;
Đối tượng áp dụng của chỉ thị này là người lao động có trình độ tay nghề cao đến từ nước thứ ba nhập cư vào lãnh thổ nước thành viên để tìm kiếm việc làm có thời hạn 3 tháng trở lên, cũng như đối với các thành viên trong gia đình của họ Điều kiện đối với họ bao gồm yêu cầu phải xuất trình:
- Hợp đồng lao động hoặc đề nghị lao động ràng buộc với mức lương tối thiểu là 1.5 lần mức lương trung bình của người lao động cùng ngành nghề nước sở tại, các nước thành viên có thể quy định thấp hơn, tới 1.2 lần đối với các ngành nghề nhất định , tuy theo nhu cầu cụ thể của thị trường lao động;
- Giấy thông hành hợp lệ và giấy phép cư trú hợp lệ hoặc được cấp thị thực dài hạn;
- Chứng nhận bảo hiểm y tế;
Trang 8- Giấy phép hành nghề (nếu loại hành nghề cần có giấy phép), hoặc các loại văn bằng chứng tỏ trình độ chuyên môn của mình theo đòi hỏi của vị trí làm việc;
- Người lao động phải thỏa mãn điều kiện không là mối đe dọa tới các chính sách công cộng của nước tiếp nhận cũng như phải đáp ứng cung cấp địa chỉ cư trú ( nếu bị yêu cầu bời cơ quan quản lý nước sở tại
Khi người lao động muốn nhập cư đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, trong vòng 90 ngày kể từ ngày nộp đơn, cơ quan chức năng của quốc gia sẽ ra quyết định cấp “ thẻ xanh EU” Đây là giấy phép cư trú của người lao động có trình độ tay nghề cao đến từ nước thứ ba, có giá trị trong thời gian từ 1 đến 4 năm Với thẻ này người lao động nước ngoài và gia đình có thể:
- Nhập cảnh và cư trú trong lãnh thổ của quốc gia phát hành thẻ cũng như lãnh thổ của quốc gia thành viên của EU;
- Làm việc trong lĩnh vực được ghi nhận, sau 2 năm cư trú thì có thể nhận được sự đối xử bình đẳng như công dân với bất kỳ việc làm có tay nghề cao nào;
- Hưởng đối xử bình đằng như công dân trong một số vấn đề có liên quan như điều kiện việc làm, an sinh xã hội, lương hưu, công nhận văn bằng, giáo dục và dậy nghề;
Sau 18 tháng cư trú hợp pháp, người lao động có thể di chuyển đến một quốc gia thành viên khác để tìm kiếm công việc có trình độ cao khác, tuy nhiên thủ tục này cũng tương tự như xin nhập cư vào nước thành viên đầu tiên Nếu bị nước thứ hai từ chối, chủ thể và gia đình vẫn có quyền tự do di chuyển và cư trú trong lãnh thổ của nước thành viên thứ hai này, hoặc có thể trở lại sống và làm việc trong lãnh thổ nước đầu tiên cho đến hết thời hạn ghi trên thẻ tuy vậy, thẻ xanh EU có thể bị thu hồi nếu chủ thẻ không có đủ khả năng tài chính để tiếp tục duy trì đời sống của bản thân và gia đình mà không dựa vào trợ cấp xã hội, hoặc thất nghiệp đã hơn 3 tháng liên tục hoặc thất nghiệp nhiều hơn một lần trong thời hạn hiệu lực của thẻ
Trang 9Quyền của công dân nước thứ ba được quy định khá rải rác tại một số điều của TFEU Công dân nước thứ ba là một khái niệm chung, chỉ những người không phải là công dân của các nước thành viên EU
Theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 79 TFEU đã quy định: “Quyền của công dân nước thứ ba định cư hợp pháp tại một nước thành viên bao gồm: quyền tự do đi lại và cư trú tại các nước thành viên khác” Như vậy, đối
với một công dân nước thứ ba cư trú hợp pháp tại một nước thành viên thì họ
sẽ có quyền tự do đi lại, cư trú hợp pháp tại các nước thành viên khác của EU
Theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 67 TFEU thì: “Đối xử công bằng với công dân nước thứ ba bằng cách không áp đặt quy định cấm xuất cảnh với cá nhân và hình thành một chính sách chung với các trường hợp tị nạn, nhập cư và kiểm soát biên giới phía ngoài dựa trên sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên Người không quốc tịch được xem như là công dân nước thứ ba” Trong trường hợp này, người không quốc tịch, công dân nước thứ ba
sẽ không bị áp đặt quy định cấm xuất cảnh
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 77 TFEU thì công dân nước thứ
ba được quyền tự do đi lại trong một thời gian ngắn
Điểm g khoản 1 Điều 153 TFEU quy định về việc đảm bảo việc làm cho công dân nước thứ ba cư trú hợp pháp trên lãnh thổ EU
Khoản 4 Điều 79 TFEU có quy định như sau: “Dựa trên các thủ tục pháp lý thông thường thì Nghị viện Châu Âu và Hội đồng sẽ thiết lập các biện pháp nhằm ưu đãi và hỗ trợ cho các hoạt động của các quốc gia thành viên với quan điểm nhằm thúc đẩy sự hòa nhập của công dân nước thứ ba định cư hợp pháp trên lãnh thổ của họ, không bao gồm việc hài hòa hóa luật và các quy định của quốc gia thành viên”.
Dựa trên những quy định trên của TFEU về quyền của công dân nước thứ ba tại EU, chúng ta có thể thấy EU tạo mọi điều kiện để công dân nước thứ ba hòa nhập tốt nhất vào môi trường mới, trao cho họ quyền được định cư hợp pháp, tự do đi lại, cư trú, được lao động, học tập và làm việc tại EU EU luôn đối xử công bằng giữa công dân nước thứ ba và công dân các nước thành viên EU
II Thực tiễn liên quan đến vấn đề nhập cư ở một số quốc gia thành viên EU; đánh giá, nhận xét
Trang 101 Thực tiễn
Tất cả các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) bị ảnh hưởng bởi các luồng di cư quốc tế Do đó, việc ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp cũng đang là một mục tiêu mà các quốc gia quan tâm Dưới đây là thực tiễn hoạt động nhập cư của một số nước thuộc EU:
a.Pháp:
Từ năm 2003, Pháp đã coi cuộc chiến chống nhập cư bất hợp pháp là một ưu tiên Mỗi năm, chính phủ nước này đặt ra mục tiêu các con số trục xuất Chẳng hạn như: năm 2002 là dưới 10.000 người, năm 2007 là 25.000 người và đến năm 2008 thì những con số đó đã cao hơn nhiều Tuy nhiên, thực tế số người nhập cư tại pháp vẫn là một con số khá cao, tính đén năm
2010 đã là 6,7 triệu người
Cũng trong giai đoạn 2003-2007, Pháp đã thông qua 3 đạo luật mới nhằm tăng cường các biện pháp ngăn chặn tình trạng nhập cư bất hợp pháp (ước tính khoảng từ 200.000 đến 400.000 người) và thay thế một “nhập cư chọn lọc” (nhập cư tay nghề cao) bằng “nhập cư chịu đựng” (đoàn tụ gia đình
và bất hợp pháp) Theo đó, việc đoàn tụ gia đình của người nước ngoài ở Pháp phải đi kèm với các quy định khó khăn hơn về nhà ở và nguồn thu nhập Không chỉ vậy, mà những người nước ngoài dưới 65 tuổi muốn xin thị thực lưu trú tại Pháp trước hết phải trải qua một cuộc sát hạch về Pháp ngữ, song song là sự trả lời trôi chảy với những nhận thức căn bản về các giá trị của nền cộng hòa Pháp Công việc này do Đại sứ quán Pháp, nơi có người muốn nhập
cư tiến hành Phần kế tiếp không kém quan trọng là thân nhân họ đang thường trú ở Pháp phải chứng minh được khả năng tài chính của mình, xem có thể cưu mang được người mới đến không Điểm cuối cùng gây tranh luận nhiều nhất là việc xét nghiệm ADN tự nguyện, cốt chứng minh mối quan hệ huyết thống giữa người muốn nhập cư và người đứng ra bảo lãnh
b Anh.
Ở Anh, chính phủ Anh một thời được cho là "rộng tay" với người nhập
cư thì gần đây đã bắt đầu siết chặt luật này Theo tờ London cho biết, cứ 8 phút lại có một người nhập cư bất hợp pháp bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước
này Theo thoogns kê của tờ Population & Societies, no 472, INED, 11/2010, năm 2007, ở Anh có hơn hơn 63.000 người nhập cư Đến năm 2010