1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Hàn Quốc thời kỳ Tam Quốc

22 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 125 KB

Nội dung

Sự hình thành của các quan hệ sản xuất phong kiến ở Hàn Quốc điliền với những cuộc đấu tranh khốc liệt, dai dẳng nhằm thôn tính nhau giữa cácphe cánh, giữa các thế lực, giữa các vùng.. L

Trang 1

MỞ ĐẦU

Từ những thế kỷ đầu công nguyên, Hàn Quốc bước sang giai đoạn phongkiến Tuy vậy, những tiền đề cho sự hình thành và tồn tại của phương thức sảnxuất phong kiến, chế độ phong kiến đã xuất hiện trước thời gian đó ít lâu,khoảng 1,2 thế kỷ trước công nguyên

Sự hình thành và phát triển của các quan hệ sản xuất phong kiến ở HànQuốc diễn ra một cách chậm chạp và không đồng đều giữa các miền khác nhaucủa đất nước Sự hình thành của các quan hệ sản xuất phong kiến ở Hàn Quốc điliền với những cuộc đấu tranh khốc liệt, dai dẳng nhằm thôn tính nhau giữa cácphe cánh, giữa các thế lực, giữa các vùng Kết cục, trên đất Hàn Quốc từ nửa saucủa thế kỷ I đã hình thành nên những vương quốc lớn là Koguryo, Paekche vàShilla Mỗi vương quốc này có quá trình hình thành và phát triển riêng, tuy vậy,

có những nét chung tạo cơ sở thuận lợi cho quá trình thống nhất các vương quốcphân cát này trong một quốc gia thống nhất vào giữa thế kỷ VII

Trang 2

PHẦN NỘI DUNG

I VƯƠNG QUỐC GOGURYO

Các quan hệ phong kiến nảy sinh ở vương quốc Koguryo - mọt vươngquốc ở khu vực miền Bắc Hàn Quốc, sớm hơn so với ở một số các vương quốckhác

Một số tài liệu gốc của Trung Quốc có chỉ rõ rằng, ở Koguryo vừa làngười đứng đầu nhàn ước, là người có quyền uy rất lớn về chính trị, kinh tế, tưpháp, tôn giáo Vua là người sở hữu toàn bộ ruộng đất cả nước Vua lấy đất đaitrong nước cấp, thưởng công và làm bổng lộc cho các quan lại trong bộ máy nhànước Từ khi được nhận đất của vua, những quan lại này trở thành người sở hữunhững khoảnh đất lớn Họ khai thác đất đai được cấp bằng cách chia nhỏ thànhtừng mảnh, phân cho từng gia đình nông dân, bắt họ canh tác rồi nộp tô cho chủđất Các chủ đất còn bắt nông dân làm các công việc lao dịch, lực dịch như đàođắp, sửa chữa các công trình công cộng, chủ yếu là các công trình thủy lợi, cáclâu dầi và thành trì, xây dựng các công trình thuỷ lợi, công trình kiến trúc mớicủa nhà nước

Nông dân cũng là đối tượng được nhà nước chia cho ruộng đất Thânnhân của những gia đình đại quý tộc cũng được chia đất theo chế độ ban đất nhàvua

Tất cả những điều đó, chủ yếu là từ mối quan hệ giữa chủ sở hữu về ruộngđất với người lĩnh canh ruộng đất để sản xuất nông nghiệp, từng bước tạo cơ sởcho sự hình thành của quan hệ sản xuất phong kiến ở Koguryo

Theo truyền thuyết, Koguryo được thành lập từ năm 37 trước côngnguyên ở trung tâm của vùng lòng chảo sông Tung-chia và Yalu Tuy nhiên, vàokhoảng thế kỷ IV trước công nguyên, tại đây, một quý tộc tên là Yemaek đã đặtnhững cơ sở tồn tại đầu tiên cho vương quốc Koguryo Ở thế kỷ II trước côngnguyên, tầng lớp thống trị ở Koguryo đã nắm được một vùng rộng lớn ở miềnBắc Hàn Quốc và đã quản lý số lượng cư dân hơn 300.000 người Vương quốcKoguryo hình thành và phát triển thế lực trong bối cảnh luôn bị các thế lực và

Trang 3

các triều đại phong kiến láng giềng ở Trung Quốc đe doạ Các cuộc xung độtgiữa phong kiến Trung Quốc và Koguryo luôn luôn diễn ra Vì vậy, Koguryo rấtcần có lực lượng quân sự mạnh Lực lượng quân sự của Koguryo nằm dướiquyền của quý tộc, có vai trò quan trọng để Koguryo phát triển thế lực của mìnhrộng ra ở khu vực miền Bắc Hàn Quốc, vừa là lực lượng chủ yếu chống lại xâmnhập vào lãnh thổ Koguryo, vào bán đảo Hàn Quốc của phong kiến Trung Quốc.Trải qua các lần xung đột, đội quân vũ trang của Koguryo tham gia vào tất cảcác hoạt động sản xuất, vẫn dành thời gian để luyện tập quân sự Điều đó làmcho lực lượng vũ trang của Koguryo có thểt đảm nhiệm được những yêu cầu đặt

ra của chính quyền nhà nước Koguryo

Đầu thế kỷ I trước công nguyên, Koguryo tìm cách mở rộng đờng biêngiới của nó ra các hướng: vùng lòng chảo sống Liao (Liêu) phía Tây Nam, vùngsông Taedong ở phía Nam, vùng lòng chảo sông sungari ở phía Tây Bắc và cáccùng đồng bằng dọc theo bờ biển Đông Bắc của bán đảo Hàn Quốc Nhữngvùng mà Koguryo khuyếch trương ảnh hưởng đều nằm dưới sự cai trị của TrungQuốc, hoặc chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, do đó việc nổ ra chiến tranh giữaKoguryo với Trung Quốc là điều không tránh khỏi Những trận giao tranh ác liệtnhất giữa Koguryo và Trung Quốc nổ ra vào những năm của thế kỷ đầu côngnguyên, trong thời kỳ Trung Quốc dưới triều Tân của Vương Mãng

Đội quân của Vương Mãng chịu thất bại (năm 12) tới năm 53, Koguryo

đã kiểm soát được toàn bộ vùng châu thổ sông Tung-chia, mở các cuộc tấn côngcác quận Liao - tung ở phía Tây và quận Lo-lang ở phía Nam

Dưới thời vua taejo (53 - 146?) thế lực của Koguryo ngày càng được mởrộng Ở triều đại vua Kogukch’ ou (179 - 196) Koguryo là một quốc gia mạnh.Quyền lực của nhà vua, sức mạnh của bộ máy nhà nước được tăng cường Trướchết, 5 vùng đất của các bộ lạc còn tồn tại từ thời kỳ đầu được tổ chức lại thành 5

“pu” (tỉnh) với các tên gọi đặt theo các hướng Đông Nam Tây Bắc và TrungTâm - Sau nữa, quyền thừa kế ngai vàng không còn truyền từ anh đến em mà là

từ cha cho con Đã thành thông lệ, hoàng hậu chỉ chọn từ gia đình đại quý tộcMyonguin thuộc dòng họ Youna Tất cả những việc đó và những mối quan hệ

Trang 4

đặc biệt được thiết lập giữa hoàng gia và một dòng họ nhằm mục đích là ngăncản những trung tâm quyền lực khác có thể phát sinh và chống lại sự tăng cườngquyền lực quân chủ Những thay đổi này đã tạo cơ sở cho Koguryo mở rộnglãnh thổ về vùng lòng chảo sông Liao ở phía Tây và vùng sông Taedong ở phíaNam Đến khi Packche xuất hiện năm 244 Koguryo đã kiểm soát được khu vực

từ châu thổ sông Tung - Chia về phía Nam tới tân thượng lưu sông Hàn

Đầu thế kỷ IV, những cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tiền Yên(Trung Quốc) và cuộc xung đột với packche trong thời kỳ vua Koguwon đã tạmthời làm chậm bước tiến của Koguryo Để giải quyết những khó khăn đặt ra, vuaKoguryo là Sosurim (371 - 384) đã tiến hành một cuộc thay đổi quan trọng Làngười chấp nhận đạo Phật, năm 372, ông lại còn cho lập ra Viện khổng học quốcgia, đồng thời ngay trong năm sau, ban hành một bộ luật hành chính Nếu nhưđạo Phật tạo ra sự thống nhất về tôn giáo thì việc chấp nhận khổng học lại tạo ramột tầng lớp quan liêu mới làm chỗ dựa cho cơ cấu bộ máy nhà nước Kết quả làKoguryo đã hoàn thành việc tổ chức cơ cấu bộ máy nhà nước trong đó tầng lớpquý tộc quan liêu là trung tâm

Công cuộc cải tổ bên trong đó đã đặt nền tảng cho quá trình mở rộng ảnhhưởng ra bên ngoài Dưới thời vủa Kwanggaeto (391 - 413), những chiến dịchquân sự lớn đã được tiến hành, Kwanggaeto được mang tên “Người mở rộnglãnh thổ vĩ”, và trên một bia đã đặt trên mộ ông ở kinh đô Koguryo có ghi:Trong thời gian hơn 20 năm trị vì, vu Kwanggaeto đã thu phục 64 khu vực và1.400 làng

Vua ChangSu (“Người sống lau”, 313-491) nối ngôi vua Kwanggaeto,trong suốt 79 năm trị vì vẫn tiếp tục sự nghiệp của vua cha và đưa Koguryo lênđến đỉnh cao cảu sự hưng thịnh Bằng một chính sách ngoại giao khôn khéo, ôngkìm giữ Trung Quốc khi đặt quan hệ cả với hai triều đại phía Bắc và Nam Năm

427, ChangSu dời đo về Pyongyang (Bình Nhữơng) Việc dời đô từ một vùngnúi nhỏ hẹp tới một khu vực đồng bằng ven sông rộng lớn tạo cho kinh đô, khichỉ là một căn cứ quân sự mà còn phải là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn

Trang 5

hoá, xã hội Và trên thực tế, từ đo Pyongyang thực sự là trung tâm chính, với sựhoàn thiện về thể chế chính trị, kinh tế của Koguryo.

Tuy vậy, việc dời đô về phía Nam, tới Pyongyang của Koguryo đã đe doạ

sự tồn tại của PaeKche và Shilla Hai vương quốc này đã liên minh với nhau(năm 433) Sự thẳng thắn Paekche còn sang vương quốc Wei phía Bắc TrungQuốc để cầu cứu lực lượng chống Koguryo (năm 472) Nhưng vô hiệu, năm 473Koguryo tấn công, chiếm được Kinh đô của PaeKche ở HanSong (Kwangju.Phía Nam Xơ-un hiện nay) PaeKche phải dời đô về phia Nam, tới Ungju(Kongju hiện nay)

Năm 551, lợi dụng Koguryo bị chia rẽ nội bộ, PaeKche và Shilla tấn côngKoguryo Shilla tấn công vùng thượng lưu sông Hàn, còn PaeKche tấn tông vàovùng hạ lưu sông này Nhưng, sau đó Shilla đã phản bội đồng minh của mình,quay lại chiếm vùng hạ lưu sông Hàn Liên minh PaeKche và Shilla tan vỡ

PaeKche quay ra liên minh với Koguryo đẩy Shilla đơn độc chống lạicuộc tấn công từ hai phía: của Koguryo từ phía Bắc và PaeKche từ phía Nam vàphía Tây

Sang cuối thế kỷ Vi, nhà Tuỳ thống nhất Trung Quốc năm 589, Tuỳ văn

đế đem 30 vạn quân sang xâm lược Hàn Quốc Nhằm chống lại PaeKche vàKoguryo, Shilla đã liên minh với nhà Tuỳ Các năm 612, 613, 614, nhà Tuỳ liêntiếp đem quân sang xâm lược Hàn Quốc, nhưng không thành công, trong đó phải

kể đến công lao của Koguryo

Năm 618, ở Trung Quốc, triều tuỳ bị lật đổ, triều Đường lên thay Nhânkhi nhà Đường còn lo ổn định xã hội, Koguryo cho đắp các dãy trường thànhphòng vệ, và liên minh với PaeKche để tấn công Shilla

Năm 645, nhân khi Shilla đến cầu viện, nhà Đường đem 20 vạn quân với

500 chiến thuyền tấn công Koguryo, nhưng bị đại bại Năm 660, nhà Đườngmang 10 vạn quân phối hợp với quân Shilla cùng tấn công PaeKche PaeKche bịdiệt vong Koguryo bị cô lập Năm 666, nội bộ Koguryo lại xảy ra xung đột vũtrang làm thế nước suy yếu Lợi dụng tình hình ấy, năm 667, nhà đường lại phốihợp với Shilla tấn công V, Năm 668, Koguryo bị chinh phục

Trang 6

II VƯƠNG QUỐC PAEKCHE

Vương quốc PaeKche phát sinh vào thế kỷ III, chiến cứ miền tây nam bánđảo Hàn Quốc Một điều đáng chú ý là PaeKche đã phát triển, và vượt lên so vớicác vương quốc nhỏ khác (cũng gọi là PaeKche) nằm ở trong vùng Manhan (MãHàn), do “vua Chin” cai trị Hiện chưa biết chắc chắn thời điểm xuất hiện củaPaeKche với tư cách là một vương quốc liên minh bằng cách sát nhập các quốcgia độc lập khác trong vùng lòng chảo sông Hàn Nhưng, ở thời điểm năm 246,theo các tài liệu lịch sử để lại, đã có nhiều cuộc tấn công lớn vào khu vực sôngHàn, nhằm mục đích phá vỡ và cản trở quá trình củng cố của thế lực mới nàycủa các chiến binh Lo-lang và Tai-Fang (những vùng mà sau này nằm sưới sựcai trị của Wei- một trong số những quốc gia của Trung Quốc ở miền Bắc).Trong một cuộc chiến tranh, thủ lĩnh của Tai - Fang là Kung TSun bị giết vàđiều đó cho thấy sức mạnh của thế lực mới nổi lên này

Người có công lớn đối với quá trình hình thành của quốc gia PaeKche làvua Koi (234 - 286) Ông được coi là một trong những nhân vật lịch sử thành lậpnên vương quốc Vào năm thứ 20 của triều đại Koi, năm 260, vua tiến hành mộtcuộc sắp xếp lại bộ máy nhà nước Sau vua, bộ máy quan lại gồm 6 quan đầutriều được chỉ định để điều hành quốc gia theo chức năng riêng Tiếp đó là 16chức vụ quan lại cũng tuỳ theo thứ bậc Năm 262, Vua Koi ra lệnh trừng phạtnhững viên quan ăn hối lộ hay tham nhũng bằng cách phát gấp 3 và đổi khỏi cửaquan suốt đời

Ở triều đại vua Kun Chogo (346-375), việc kết cấu Paekche thành mộtquốc gia quý tộc, trung ương hoá hoàn thành Trong thời gian trị vì, Kun Chogo

đã cho quân tàn phá vùng Mã hàn, chiếm toàn vùng Iksan, Năm 371, ông choquân tiến lên phía Bắc vào sâu trong lãnh thổ Koguryo, tới tân Pyongyang, giếtchết vua V là Kogugwon Nhờ đó, PaeKche đã nắm quyền thống trị một vùngrộng lớn của bán đảo Hàn Quốc Hơn thế, vua Kun Chogo còn củng cố vị trí củamình bằng cách liên hệ với người Trung Quốc ở miền Đông Bắc và cả với người

Wa ở Nhật

Trang 7

Sau Kun Chogo, người ké vị ngai vàng của PaeKche là Kun Kusu (375 384) Một điều đáng chú ý là, ngay sau khi Kun Kusu chết, Chimnyu lên thay,

-đã chấp nhận đạo Phật (384)

Ở thế kỷ V, PaeKche phải đối đầu với nhiều mối đe doạ nguy hiểm Năm

473 PaeKche phải dời đô về phía Nam, tới Ungju (Kongju hiện nay) Dưới thờitrị vì của vua Muryong (501 - 523) PaeKche lại được hồi sinh Thời này, ngoàikinh đố, quốc gia Packche có tới 22 tammo (huyện) Đến thời vua Song (523 -554) Kinh đô PaeKche chuyển về Sabi, nằm trên vùng đồng bằng lớn Puyo Saukhi xây dựng lại vương quốc đồng thời đã củng cố được quyền lực trong tay,vua Song cho mở các cuộc chiến tranh để lấy lại các lãnh thổ trước đây củaPaeKche ở vùng lòng chảo sông Hàn

Để thực hiện mục đích này, vua Song đã ký kết một hiệp ước với vủaChinhung của Shilla và lợi dụng sự bất hoà trong nội bộ Koguryo để tiến về phíaNam Với việc chiếm được vùng hạ lưu sông Hàn, vua Song đã đạt được mụcđích Nhưng đến khi Shilla phản bội lại đồng minh, chiếm lấy thành quả củaPaeKche thì PacKche xem Shilla như một kẻ thù truyền kiếp, cũng như Koguryo

và liên minh với Koguryo, liên tục mở những cuộc tấn công chống lại Shilla

III VƯƠNG QUỐC SHILLA

Shilla là một vương quốc phát triển lên từ Saro một trong 12 quốc gia độclập ở vùng Chinhan (Thìn Hàn) vùng Đông Nam bán đảo Hàn Quốc Dưới triềuvua Naemul (356 - 402), SHilla trở thành một vương quốc liên minh lớn ở phíađông sông Naktong

Dưới triều đại vua Naemul, nhà họ Kim là họ nắm quyền với ngôi vua ởShilla, và tới triều vua Nulchi (417 - 458) thì mô hình cha truyền con nối đã hìnhthành Việc đó đánh dấu sự ra đời của một nhà nước quân chủ quý tộc ở Shilla.Tiếp đó, 6 cộng đồng thị tộc được tổ chức lại thành 6 pu (huyện) hành chính Đểchống lại sức ép của Koguryo trên vùng biên giới của mình, Shilla liên minh vớiPaeKche năm 433 Dưới thời vua Chabi (458 - 479), quan hệ của Shilla vớiPaeKche được củng cố đã hạn chế được sự xâm nhập của Koguryo Hơn nữa,khi PaeKche dời đô về Ungjin năm 475, địa vị của Shilla khá vững

Trang 8

Dưới triều đại vủa Pophung (514 - 540), Shilla đã hoàn thành việc cơ cấumột quốc gia, quý tộc hoá Một sự kiện quan trọng là ở thời kỳ này, vuaPophung đã ban hành một bộ luật hành chính năm 520 Mặc dù các điều khoảncủa bộ luật không được biết một cách chắc chắn, nhưng qua những tài liệu đểlại, có thể thấy nó bao gồm những quy định cơ bản về cơ cấu 16 cấp bậc trongtriểu, những quy định về trang phục riêng cho chế độ quan liêu hành chính Việccông nhận đạo Phật là quốc giáo vào khoảng thời gian từ 527 - 535, cũng là một

sự kiện đáng ghi nhớ dưới triều vua Pophung Điều đó đã tạo ra một nền tảng tưtưởng và tổ chức của nhà nước Shilla

Khi đã củng cố được địa vị, Shilla tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng việctấn công vào những nước láng giềng qúa trình này diễn ra trong một thời giankhá dài Vua Chijung đã chinh phục Ucan (một đảo phía Đông Ullung) năm 513,

và sau đó vua Pophung đã xâm lược Pon Kaya năm 532, tạo bàn đạp tiến vềhướng tây Bắc và vùng lòng chảo sông Naktong Thời vua Chinhung (540 - 576)

là thời Shilla mở rộng lãnh thổ quan trọng của Shilla Năm 551, Shilla tấn côngKoguryo ở vùng lòng chảo sông Hàn, phối hợp với vua Song Mười “hai” ởvùng thượng lưu sông Hàn đã rơi vào tay Shilla Tiếp đó, Shilla lại đẩy lựclượng của PaeKche ra khỏi vùng hạ lưu sông Hàn, nắm toàn bộ vùng lòng chảocủa con sông này

Năm 562, vủa Chinhung tàn phá Tae Kaya và Shilla chiếm được vùnglòng chảo sông Naktong màu mỡ, ở hướng Đông Bắc, Chinhung đẩy biên giớiShilla vào sâu vùng đồng bằng Hamhung Bốn cột bia đã dựng lên ở ChangNyong, Pukhan Hwang cho và Maun nhằm đánh dấu chuyến đi thị sát vùngbiên cương mới của nhà vua là một bằng chứng về thành quả mở rộng lãnh thổcủa vua Chinhung Liên minh Shilla - PaeKche tồn tại trong 120 năm đã tạo điềukiện cho việc củng cố địa vị của Shilla

Tuy vậy, khi Shilla quay lại phản bội đồng minh và nhất là khi PaeKchequay sang liên minh với Koguryo thì thế lực của Shilla suy yếu dần

Khi Koguryo liên minh với PaeKche để tấn công Shilla, Shilla phải cầucứu nhà Đường ở Trung Quốc Mục đích của Shilla là dùng thế lực của phong

Trang 9

kiến nhà Đường đánh bại Koguryo và PaeKche, thu hồi lại đất đai và khôi phụclại địa vị của Shilla Nhưng khi diệt xong 2 nước trên, nhà Đường lại đặt áchthống trị lên toàn bộ bán đảo Hàn Quốc, làm cho quần chúng nhân dân luôn nổidậy phản kháng, Shilla nhân tình hình ấy đem quân phối hợp với các nhómnghĩa binh cùng đánh đuổi kẻ xâm lược, giải phóng đất nước vào năm 675.

IV TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ XÃ HỘI THỜI TAM QUỐC

1 Kinh tế

Ở thời Tam Quốc, cơ sở kinh tế của các nước là nông nghiệp Trong nôngnghiệp, cây trồng chủ yếu là lúa, ngoài ra còn có kê, lúa mì, lúa mạch Ngoài câylương thực, cư dân còn trồng các loại rau củ, cây ăn quả, cây lấy hạt khác

Phần lớn đất đai trong các nước thời Tma quốc thuộc quyền sở hữu củagiới quý tộc Một phần nhỏ đất đai của nhà nước được giao cho những gia đìnhnông dân canh tác Đại bộ phận nông dân phải nhận ruộng phát canh của giớiquý tộc để cày cấy, sau đó nộp thuế má cho bọn quý tộc Ngoài khoản thuế thóc

mà nông dân phải nộp cho giới quý tộc, người lao động còn phải nộp nhiều thứthuế khác như thuế vải, các mặt hàng mà người dân sản xuất ra dưới dạng cáccống vật Bởi lẽ, ngoài lao động nông nghiệp, người dân còn phải sản xuất phụthêm nhiều thứ khác để chi dùng cho đời sống như sản xuất thủ công nghiệp,chăn nuôi gia súc Nông dân còn phải làm nghĩa vụ lao dịch cho nhà nước, chobọn quý tộc Lao dịch cho quý tộc và nhà nước thường thể hiện dưới hình thứcxâu dịch, và thời gian ít hay nhiều phụ thuộc vào nhu cầu và ý muốn của giaicấp thống trị

Thuế má và các khoản chi phí của nhà nước trong đó phần lớn phục vụcho cuộc sống xa xỉ của giai cấp quý tốc và các chuộc chiến tranh, xung độtgiành quyền lực và lãnh thổ đều đổ lên đầu người nông dân

Bên canh nông nghiệp, thời Tam Quốc, thương nghiệp bước đầu có nhiềuthay đổi, ở kinh đô, chợ xuất hiện làm nơi trao đổi các sản phẩm địa phương.Chợ còn được lập ra ở các pu (huyện) cũng nhằm mục đích này Trong buônbán, phương thức chủ yếu là vật đổi vật, ngoài ra còn có một số loại “tiền” dưới

Trang 10

dạng vỏ sò, và đôi lúc là các đồng tiền đúc của Trung Quốc Việc buôn bán vớinước ngoài đã được tiến hành, chủ yếu là mua hàng của Trung Quốc Trong cácnước Tam Quốc PaeKche cũng bôn bán với nước Wa Nhật Bản nhưng ở mức độrất hạn chế.

Trên lĩnh vực kinh tế, sự ảnh hưởng của nước ngoài chủ yếu là của TrungQuốc với các nước Tam Quốc khá rõ rệt Do sự gần gũi về địa lý với bắc TrungQuốc - nơi mà các quan hệ phong kiến đã hình thành từ lâu, kinh tế có nhiều tiến

bộ, nên từ sớm, tại Hàn Quốc nhiều người di cư đến từ các tỉnh miền bắc TrungQuốc đã mang theo kỹ thuật nông nghiệp và thủ công nghiệp Giữa PaeKche vànam Trung Quốc có mối liên hệ từ sớm, nên các nghề thủ công ở PaeKche chịuảnh hưởng củatq Thợ đồ gốm, thợ dệt, thợ rèn vũ khí, thợ mộc, thợ đóng tàu,thợ thêu ở PaeKche không chỉ nổi tiếng trên phạm vi bán đảo, mà còn ảnhhưởng đến tận Nhật Bản Trong thời Tam quốc, Nhật Bản luôn đặt mua sảnphẩm thủ công của PaeKche

Trong ba nước thời Tam quốc, Shilla là nước mà các quan hệ phong kiếntiến triển chậm Một trong những nguyên nhân quan trọng là do Shilla nằm ởphần đông nam của bán đảo tình hình chính trị không ổn định, do địa thế ở xaTrung Quốc là nước phong kiến tiên tiến vào thời kỳ ở Đông Á Gần với Shillahơn cả là Nhật Bản Nhưng Nhật Bản thời này đang ở vào mức tác phẩm xã hộithấp hơn Trung Quốc và thấp hơn cả các quốc gia Hàn Quốc nữa

2 Cộng đồng làng xã và cư dân

Các quốc gia thời Tam Quốc là các quốc gia lấy nông nghiệp làm hoạtđộng kinh tế chủ yếu Đơn vị cơ bản để tiến hành công việc canh tác là cộngđồng các làng xã Phần lớn cư dân nông nghiệp trong những cộng đồng làng xã

là những người tự do, hay bình dân, địa vị của họ khác nhau, nhưng nhìn chung

là thấp, và theo cách gọi của người Trung Quốc, họ thuộc giới “những kẻ hènmọn” Trong cộng đồng làng xã, đứng trên những lớp người nông dân là Trưởgnlàng (homin) Trong cộng đồng làng xã, lớp người có địa vị thấp nhất là nô lệ.Sống trong cộng đồng làng xã, người nông dân phải dựa vào nhau, liên kết vớinhau, nên tính chất cộng đồng khá cao

Trang 11

Các quốcgia thời Tam quốc đều được hình thành và phát triển trên cơ sởcủa sự liên kết các cộng đồng làng xã Nhà nước sử dụng các làng xã làm đơn vịthu thuế, bắt xâu dịch đối với người lao động Do vậy, ở Hàn Quốc tồn tại mộttình trạng cũng có những nét tương tự với nhiều nước khác ở phương Đông, làmặc cho sự thay đổi triều đại, hay thậm chí cả sự thống trị của ngoại tộc nữa, cơcấu cộng đồng làng xã và cư dân sống trong đó, có phần ít bị xáo trộn.

3 Cấu trúc chính trị và quốc gia độc lập

Giai cấp thống trị trong các quốc gia độc lập ở Hàn Quốc thời Tam Quốc

là giai cấp quý tộc phong kiến Các quốc gia Tam Quốc đều phát triển lên từ cácvương quốc nhỏ, và trong quá trình phát triển thu nhận thêm các vùng đất mới

Do vậy, một điều dễ thấy là cấu trúc của một quốc gia độc lập thời Tam Quốc làcấu trúc của một quốc gia liên mình Trong quốc gia liên minh chính quyền cácđịa phương có một số quyền tự trị, nhưng phải phục tùng chính quyền trungương

Trong thời kỳ đầu của Koguryo, các quốc gia nhỏ vị chinh phục hoặc bị

ép vào liên minh Các nước Piryu và Kalsa, đầu hàng Koguryo là các ví dụ vềviệc gia nhập vào cấu trúc của quốc gia liên minh Những thực thể độc lập nhỏ,chấp nhận sự đầu hàng liên minh vương quốc đã bị biến thành một cái gì đógiống như các đơn vị hành chính trực thuộc

Quyền lực trong cơ cấu chính trị của các quốc gia tập trung vào tay nhàvua Dưới vua, là một hệ thống quan chức gồm 12 chức vụ ở Koguryo, 16 chức

vụ ở PaeKche, và 17 chức vụ ở Shilla Các chức vụ quan lại được phân biệt bởimàu sắc của y phục Ví dụ ở PaeKche, chức vụ được phân biệt bởi 3 loại: loạicao nhất màu đỏ tía, loại trung bình màu đỏ tươi, loại cao nhất màu xanh

Trong hệ thống quan chức hành chính, ở bộ máy chính quyền trung ương

có các quan lại nắm các bộ phận Ở quốc gia PaeKche, có 6 Chwap ynong phụtrách về tài chính, điều khiển các nghi lễ và lễ hội, chịu trách nhiệm về an ninh

và trật tự ở kinh đô, các vấn đề về thưởng phạt và chỉ huy lực lượng quân sự.Khi PaeKche chuyển đô về Sabi, cơ cấu bộ máy nhà nước phức tạp hơn, baogồm tới 22 bộ phận, 12 trong cung điện và 10 phụ trách các vấn đề của riêng nhà

Ngày đăng: 11/04/2015, 18:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w