a. Sơ đồ thực hiện: (hình 2.4)
Hình 2.4: Sơ đồ thực hiện của khối tạo xung vuông.
Để tạo ra dạng xung vuông ở lối ra ta sử dụng IC 74LS76, đây chính là trigger JK có đầu vào xung clock ở mức tích cực thấp. Ta đã biết khi JK = 1 và có xung clock ở mức “0” thì Q sẽ đổi lẫn trạng thái.
b. Giản đồ thời gian: (hình 2.5)
Hình 2.5: Giản đồ thời gian của khối tạo xung vuông. Tín hiệu chân J
Tín hiệu chân clock
a. Sơ đồ thực hiện: (hình 2.6)
Hình 2.6: Sơ đồ thực hiện của khối đóng ngắt điện áp xoay chiều 220V. Khối đóng ngắt điện áp xoay chiều 220V, có chức năng biến đổi tín hiệu điều khiển một chiều ở đầu vào, thành tín hiệu điều khiển xoay chiều ở đầu ra.
Để thực hiện chức năng chúng sử dụng một rơ le RL nguồn nuôi +5V để điều khiển khoá K đóng mở theo tín hiệu đầu vào. Rơ le được nối tới đầu vào thông qua một transistor NPN để đảm bảo điện áp rơ le đủ hoạt động (Không cần chính xác).
b. Giải thích sơ đồ thực hiện và nguyên lý hoạt động:
Đầu ra của khối tạo xung vuông tạo ra dạng tín hiệu xung vuông có biên độ tối đa khoảng 2V đưa tới đầu vào của khối đóng ngắt điện áp xoay 220V. Với điện áp này không đủ để cung cấp cho rơ le hoạt động. Vì thế cho điện áp này qua cực B của transistor NPN như hình 2.6.
Giá trị điện trở R khoảng từ 50Ω đến 500Ω để hạn chế bớt điện áp vào bazơ của transistor. Khi đầu vào ở mức “1” nó có điện áp khoảng 2V, điện áp này làm cho transistor Q thông, khi Q thông dòng điện +5V chạy qua rơ le đến Q và nối đất, do đó rơ le hoạt động tạo lực từ hút khoá K nối mạch, lúc này tải được cấp nguồn để hoạt động.
Bảng chức năng của khối 2.1.
Đầu vào Q K Tải
1 Thông Đóng Được cấp nguồn điện 220V
0 Tắt Mở Không được cấp nguồn
Bảng 2.1: Bảng chức năng của khối đóng ngắt điện áp 220V.
Như vậy tải sẽ được cấp nguồn điện 220V theo thời thời gian đã hẹn.