ĐBSH và ĐBSCL chuyên canh cây lương thực thực phẩm; Tây Nguyên, Đông Nam Bộ chuyên canh cây công nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp- DV tạo nên những vùng kinh tế phát triển năng
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM DƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG 9
Trang 2CHUYÊN ĐỀ II- ĐỊA LÍ NGÀNH KINH TẾ
I Nội dung, cấu trúc chuyên đề:
1 Nội dung:
Chuyên đề gồm 5 nội dung chính
- Nội dung I: Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam
- Nội dung II: Địa lí ngành nông nghiệp
- Nội dung III: Địa lí ngành lâm nghiệp- thủy sản
- Nội dung IV: Địa lí ngành công nghiệp
- Nội dung V: Địa lí các ngành dịch vụ ( dịch vụ, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch)
2 Cấu trúc:
- Kiến thức cơ bản
- Bài tập nâng cao, vận dụng ( lí thuyết, bài tập vẽ biểu đồ, đọc Át lát Địa lí Việt Nam)
II Thời gian thực hiện chuyên đề:
- 33 tiết ( tương ứng 10 buổi)
III Hướng dẫn HS cách học, làm bài tập trong chuyên đề:
a Cách học:
- Bước 1: Đọc, hiểu
- Bước 2: Lập bản đồ tư duy về nội dung kiến thức đã học ( từng phần, toàn bài)
- Bước 3: Viết bài
b Cách nhận dạng đề bài đề trả lời câu hỏi:
- Các dạng câu hỏi lí thuyết chủ yếu: Gồm 4 dạng sau
+ Trình bày: câu hỏi thường có các cụm từ “ Trình bày”, “ nêu”, “ phân tích”, “
hãy cho biết” và ở cuối câu hỏi có cụm từ “ như thế nào”, “ gì”.
VD: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta
+ Chứng minh: câu hỏi thường có từ “ Chứng minh rằng”, “ tại sao nói”
VD: Chứng minh rằng Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm công nghiệp lớn và đa dạng nhất cả nước hoặc Tại sao nói Hà Nội là trung tâm du lịch lớn và đa dạng nhất cả nước
+ Giải thích: câu hỏi thường có từ “ Hãy giải thích”, “ nguyên nhân”, “ Tại sao”, “
Vì sao” VD: Tại sao nước ta có quan hệ buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực Châu
Á- Thái Bình Dương
+ So sánh: câu hỏi thường có từ “ so sánh”
- Học sinh cần đọc kĩ đề bài, xác định rõ yêu cầu của câu hỏi, để trả lời đúng, đủ nội dung yêu cầu của đề bài, vấn đề tránh lan man, lạc đề
- Các bài tập thực hành chủ yếu: BĐ tròn, cột, miền, đường, kết hợp.
c Cách làm:
- Đối với dạng câu hỏi trình bày: chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản, nêu các kiến thức đó
- Đối với các dạng còn lại: cần tổng hợp kiến thức, tìm các mối liên hệ địa lí…
- Bài tập vẽ, nhận xét, biểu đồ: sử dụng kiến thức đã học ở chuyên đề về biểu đồ để thực hiện
Trang 3Nội dung 1- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
I KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Công cuộc đổi mới từ năm 1986 đưa nền kinh tế nước ta thoát ra cuộc khủng hoảng từngbước ổn định và phát triển Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của thời kì đổi mới
a. Chuyển dịch cơ cấu ngành.
- Thay đổi tỉ trọng các ngành trong cơ cấu GDP
+ Tỉ trọng N-L-NN liên tục giảm; năm 1991 là 40,5 % đến năm 2002 chỉ còn 23% thấp hơn CN-DV
+ Tỉ trọng CN-DV tăng lên nhanh, từ dưới 24 % năm 1991 lên 38,5 % năm 2002 Do chủ trươngCNH-HĐH nền kinh tế gắn liền đường lối đổi mới nên CN được khuyến khích phát triển
+ Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động
- Từ năm 1991 – 1996 dịch vụ tăng liên tục cao nhất là năm 1996 tỉ trọng lên tới gần 45% ,do năm 1995 ta bình thường hoá với Mỹ tạo thuận lợi cho kinh tế đối ngoại phát triển
- Từ năm 1996 trở lại đây có xu hướng giảm do 1997 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực diễn ra và hoạt động kinh tế đối ngoại tăng chậm
- Nay có xu hướng phục hồi.( dẫn chứng át lát)
b Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.
- Đã hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp (ĐBSH và ĐBSCL chuyên canh cây lương thực thực phẩm; Tây Nguyên, Đông Nam Bộ chuyên canh cây công nghiệp), các lãnh thổ tập trung công nghiệp- DV tạo nên những vùng kinh tế phát triển năng động
- Cả nước có 7 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm( Vùng kinh tế trọng điểm là vùngtập trung lớn về công nghiệp, thương mại dịch vụ nhằm thu hút những nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh đặc biệt là công nghiệp
+ 7 vùng kinh tế là: TDMNBB, ĐBSH, BTB, DHNTB, TN, ĐNB, ĐBSCL
+ 3 Vùng kinh tế trọng điểm là: Vùng KTTĐ Bắc Bộ, Vùng KTTĐ miền Trung, Vùng KTTĐ phía Nam
c Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
- Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể chuyển sang nền KT nhiều thành phần
+ Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH
+ Trong CN đã hình thành 1 số ngành trọng điểm, nổi bật là các ngành: dầu khí, điện, chế biến lương thực- thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng…
Trang 4+ Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu đã thúc đẩy hoạt độngngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài.
+ Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu
* Khó khăn:
+ Ở nhiều tỉnh, huyện, nhất là miền núi còn nhiều xã nghèo
+ Tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm
+ Vấn đề việc làm, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói, giảm nghèo… vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội
+ Những biến động trên thị trường thế giới và khu vực, những thách thức khi nước
ta thực hiện các cam kết AFTA ( khu vực mậu dịch tự do ĐNÁ), Hiệp định thương mại Việt –Mĩ, gia nhập WTO
=> Đòi hòi nhân dân ta phải nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức
II BÀI TẬP VẬN DỤNG, NÂNG CAO
1 Bài tập vận dụng lí thuyết:
Bài 1 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta thể hiện như thế nào? Vì sao nước ta
phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế? Kể tên các vùng kinh tế giáp biển của Việt Nam? Các vùng KT trọng điểm của Việt Nam nằm trong những vùng miền nào?
* Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta thể hiện ( Như trên)
* Nước ta phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì:
- Muốn đưa nền kinh tế phát triển phải chuyển dịch, chuyển dịch để đưa nền kinh tế nước
ta ra khỏi khủng hoảng, ổn định và ngày càng phát triển
- Đây là nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế trong xu thế và quy luật chung của toàn Thế giới, chuyển dịch để đưa nước ta hội nhập với Thế giới và khu vực
* Các vùng kinh tế giáp biển: (6 vùng)
- Trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung
Bộ, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long
* Mỗi vùng kinh tế trọng điểm đều nằm trong 2 vùng kinh tế:
- Vùng KTTĐ Bắc bộ: Nằm ở 2 vùng TDMNBB và ĐBSH.( dẫn chứng)
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Nằm ở 2 vùng: BTB và duyên hải Nam Trung Bộ
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Nằm ở 2 vùng: Đông Nam Bộ và ĐBSCL
Bài 2: Vùng KTTĐ là gì? Vì sao nước ta phải hình thành các vùng KTTĐ?
- Vùng KTTĐ: là vùng tập trung lớn về công nghiệp, thương mại dịch vụ nhằm thu hút
nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước, kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt là công nghiệp
- Nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm vì:
+ Xuất phát của nền kinh tế nước ta thấp, cần phải đầu tư có trong điểm để tạo đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước
+ Nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội tuy phong phú, đa dạng, nhưng lại có sự phân hóa giữa các vùng, trong khi nguồn vốn còn hạn chế, đòi hỏi phải đầu tư có trọng điểm
+ Lựa chọn các vùng kinh tế trọng điểm để thu hút đầu tư nước ngoài
+ Ba vùng KTTĐ là hạt nhân, lôi kéo sự phát triển của các thành phần KT khác
Trang 52 Bài tập thực hành
Bài 1: ( Thi tỉnh 2012-2013) Dựa vào bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất của các khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và 2010 ( Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
+ Khu vực XD và dịch vụ chiếm tỉ trọng khá cao nhưng có sự khác nhau:
CN-XD tăng tỉ trọng từ 36,7% ( năm 2000) lên 41,6% năm 2010( tăng 4,9%); khu vực dịch vụ
tỉ trọng giảm nhẹ ( giảm 1,0%)
* Giải thích:
- Tổng giá trị năm 2010 lớn hơn năm 2000 do nền kinh tế nước ta có tốc độ phát triển khá cao
- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực do nước ta có nhiều chính sách để đẩy mạnh quá trình CNH- HĐH đất nước
3 Bài tập tự luyện
Bài 1 Nêu những thành tựu đạt được về kinh tế trong thời kỳ đổi mới ở nước ta? Trong những
thành tựu đó nội dung nào là nét đặc trưng của quá trình đổi mới? Trình bày nội dung đó?
Bài 2: Trình bày các mặt chủ yếu của quá trình đổi mới ( Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở nước ta) Sự chuyển dịch đó nói lên điều gì?
Bài 3:
Trang 6Bài 5 Cho bảng số liệu về cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991- 2002.
Nông, lâm, ngư nghiệp 40.5 29.9 27.2 25.8 25.4 23.3 23.0
Công nghiệp- xây dựng 23.8 28.9 28.8 32.1 34.5 38.1 38.5
a Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991- 2002
b Hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu kinh tế nước ta thời kì 1991-2002
Bài 6 Cho bảng số liệu sau
Lao động phân theo khu vực ngành KT của nước năm 2000 và 2005( đơn vị nghìn người)
Bài 7 Cho bảng số liệu sau
Lao động phân theo khu vực thành phần KT của nước năm 2000 – 2005
( đơn vị nghìn người)
Tổng số
Kinh tế nhà nước
Kinh tế ngoài nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
37609,63501,033881,8226,8
39507,73750,535317,6439,6
40573,84035,436018,5519,9
41586,34018,236847,3630,9
42709,14082,137950,9676,1
a Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta thời kì 2000-2005
b Qua bảng số liệu và biểu đồ rút ra nhận xét
Bài 8 Cho bảng số liệu:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo
thành phần kinh tế ở nước ta.( Đơn vị: tỉ đồng)
Năm Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư
Trang 7Nội dung II- ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP Phần I- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ
NÔNG NGHIỆP
I Kiến thức cơ bản:
1 Nhân tố tự nhiên
a.Tài nguyên đất.
- Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành
NN TN Đất ở nước ta khá đa dạng Có hai nhóm đất chiếm diện tích lớn là đất phù sa và Feralit
* Đất phù sa:
- Diện tích: khoảng 3 triệu ha
- Phân bố: tập trung tại ĐBSH, ĐBSCL và đồng bằng ven biển miền Trung
- Giá trị: thích hợp nhất với cây lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày khác
* Đất Feralít:
- Chiếm diện tích 16 triệu ha
- Phân bố: tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi
- Thích hợp cho việc trồng cây CN lâu năm(cà phê, cao su…), cây ăn quả và 1 số cây ngắn ngày như sắn, ngô, đậu tương…
- Hiện nay diện tích đất nông nghiệp hơn 9 triệu ha Việc sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp hợp lí có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển nông nghiệp nước ta
* Thuận lợi: Tài nguyên đất đa dạng tạo điều kiện để đa dạng cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh cây CN, cây lương thực
* Khó khăn: diện tích bị bạc màu, thoái hóa tăng nhanh, nhiều diện tích đất canh tác bị thu hẹp do sự phát triển của công nghiệp, đô thị, mạng lưới đường giao thông…
b.Tài nguyên khí hậu Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Thuận lợi: + Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cây xanh tươi quanh năm, sinh trưởng
nhanh, có thể trồng từ 2-3 vụ lúa và rau màu trong năm, nhiều loại cây công nghiệp và cây
ăn quả phát triển tốt
+ Khí hậu nước ta phân hoá đa dạng theo bắc – nam, theo mùa, theo độ cao Tạo nên nhiều vùng miền khí hậu khiến cho nước ta có thể trồng nhiều loại cây cận nhiệt,
ôn đới, nhiệt đới Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng phong phú, đa dạng
- Khó khăn: + Khí hậu nóng ẩm nên nấm mốc, sâu bệnh có hại phát triển.
+ Có nhiều thiên tai: Miền Bắc có mùa đông gây rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến năng suất ở Bắc Trung Bộ có gió Lào khô nóng, miền núi có sương muối, sương giá vào mùa đông Mùa khô hạn hán, mùa mưa lũ lụt, bão gió thất thường gây thiệt lớn cho mùa màng
c.Tài nguyên nước.
- Thuận lợi: Nước ta có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc Các sông có giá trị về thuỷ
lợi cung cấp nước tưới cho nông nghiệp Nguồn nước ngầm dồi dào cung cấp nước tưới cho nông nghiệp đặc biệt là mùa khô điển hình là vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
- Khó khăn: Mùa lũ mùa màng bị thiệt hại, mùa khô thiếu nước
d.Tài nguyên sinh vật:
- Trọng môi trường nhiệt đới ẩm sinh vật nước ta đa dạng về hệ sinh thái, giàu có về thành phần loài
Trang 8- Tài nguyên sinh vật phong phú là cơ sở thuần dưỡng, lai tạo các cây trồng, vật nuôi trong
đó có nhiều giống vật nuôi, cây trồng có chất lượng tốt thích nghi với các điều kiện sinh thái của từng địa phương
2 Các nhân tố kinh tế xã hội
a Dân cư- lao động nông thôn
- Năm 2003 nước ta vẫn còn khoảng 74 % dân số sống ở vùng nông thôn và trên 60% lao
động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp
- Ưu điểm: Người dân Việt Nam giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp gắn bó với đất đaikhi có chính sách khuyến khích sản xuất thì người nông dân phát huy được bản chất cần cùsáng tạo của mình
b Cơ sở vật chất kĩ thuật.
- Các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ trồng trọt chăn nuôi ngày càng được hoàn thiện
- Công nghiệp chế biến nông sản được phát triển và phân bố rộng khắp đã góp phần:
+ Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp
+ Nâng cao hiệu quả sản xuất
+ Ổn định và phát triển các vùng chuyên canh
- Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp gồm:
+ Hệ thống thuỷ lợi: hệ thống kênh mương, trạm bơm phục vụ tưới tiêu
+ Hệ thống dịch vụ trồng trọt: Như các cơ sở bán thuốc trừ sâu, phân bón, các cơ sở xay, xát…+ Hệ thống dịch vụ chăn nuôi: Các cơ sở chế biến thức ăn và chế biến sản phẩm chăn nuôi, các cơ sở thú y
+ Các cơ sở vật chất kĩ thuật khác như: viện nghiên cứu lai tạo giống năng suất cao, các trung tâm thương mại, các hệ thống thông tin liên lạc các mạng lưới giao thông vận tải tiêu thụ sản phẩm, khuyến nông…
c Chính sách phát triển nông nghịêp
- Những chính sách mới của Đảng và Nhà nước là cơ sở để động viên nhân dân vươn lên làm giàu thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp
- Một số chính sách cụ thể là:
+ Phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế trang trại
+ Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá hướng ra xuất khẩu
+ Giao đất khoán 10, hỗ trợ vốn…
d Thị trường trong và ngoài nước.
- Thị trường được mở rộng đã thúc đẩy sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
- Tuy nhiên do sức mua của thị trường trong nước còn hạn chế nên việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở nhiều vùng còn khó khăn
- Biến động của thị trường xuất khẩu nhiều khi gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển một sốloại cây công nghiệp và thuỷ sản
II Bài tập vận dụng nâng cao
Bài 1: Tại sao nói thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp?
- Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu ở nước ta vì:
+ Chống lũ lụt trong mùa mưa lũ, cung cấp nước tưới cho mùa khô
Trang 9+ Thau chua, rửa mặn cải tạo mở rộng diện tích canh tác, tăng vụ
+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ và cây trồng
+ Góp phần nâng cao năng suất và sản lượng trong nông nghiệp
Bài 2: Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào tới sự
phát triển và phân bố nông nghiệp?
- Công nghiệp chế biến nông sản được phát triển và phân bố rộng khắp đã góp phần:
+ Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp
+ Nâng cao hiệu quả sản xuấtnông nghiệp
+ Ổn định và phát triển các vùng chuyên canh
- Có thể nói: Nông nghiệp nước ta không thể trở thành ngành sản xuất hàng hóa nếu không
có sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến
Bài 3: Vai trò của yếu tố chính sách phát triển nông thôn đã tác động lên những vấn
đề gì trong nông nghiệp? (Tại sao yếu tố chính sách được coi là đòn bẩy đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta)?
* Trả lời:
- Tác động mạnh tới dân cư và lao động nông thôn :
+ Khuyến khích sản xuất, khơi dậy và phát huy mặt mạnh trong lao động nông nghiệp+ Thu hút, tạo việc làm, cải thiện đời sống nông dân
- Hoàn thiện cơ sở vật chất, kĩ thuật trong nông nghiệp
- Tạo mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp, khai thác mọi tiềm năng sẵn có : mô hình kinh tế hộ gia đình, trang trại, hướng xuất khẩu
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Bài 5: Vì sao phải gắn các vùng chuyên canh cây công nghiệp với các cơ sở chế biến?
Bài 6: Sự phân hóa khí hậu ở nước ta có ảnh hưởng đến nông nghiệp như thế nào?
Bài 7: Yếu tố thị trường tác động đến sản xuất nông nghiệp như thế nào?
Bài 8: Trong các nhân tố ảnh hưởng đến nông nghiệp, nhân tố nào là cơ sở cho sự phát triển
của nông nghiệp? Nhân tố nào quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp?
Trang 10Phân II- SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
I Kiến thức cơ bản:
1 Ngành trồng trọt:
- Từ một nền sản xuất chủ yếu dựa vào độc canh cây lúa, nước ta đã đẩy mạnh sản xuất nhiều loại cây công nghiệp và các cây trồng khác
- Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt từ năm 1990-2002:
+ Tỉ trọng cây lương thực giảm 6,3%
+ Tỉ trọng cây Công nghiệp tăng nhanh 9,2%
+ Tỉ trọng cây ăn quả giảm 2,9%
- Trồng trọt chiếm ưu thế với cây lương thực là chủ yếu chiếm 60,8% ( 2002) Hiện nay xu hướng cây lương thực giảm, cây CN tăng để đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp
-Ý nghĩa: phát huy nền NN nhiệt đới, là nguồn nguyên liệu cho CN chế biến và xuất khẩu
a Cây lương thực:
- Gồm lúa, hoa màu ( ngô, khoai, sắn) lúa là cây trồng chính
- Thành tựu: Diện tích, năng suất, sản lượng, sản lượng lương thực bình quân đầu người không ngừng tăng (dc) Cơ cấu mùa vụ đang thay đổi để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn ( vụ lúa chính, vụ lúa sớm, vụ lúa muộn) Việt Nam là 1 trong những nước xuất khẩu gạo đững đầu thế giới
- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước: ĐB sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long
b Cây công nghiệp:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây CN nhất là các cây công nghiệp lâu năm
- Việc đẩy mạnh trồng các cây CN đã tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến, tận dụng tài nguyên, phá thế độc canh trong nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường
- Cơ cấu: gồm Cây CN lâu năm, cây công nghiệp hằng năm
+ Cây CN hàng năm: Lạc, mía, đậu tương, bông… phân bố chủ yếu ở đồng bằng
+ Cây công nghiệp lâu năm: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, dừa, chè phân bố vùng núi và Trung du (với 2 vùng trọng điểm là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên)
c Cây ăn quả:
- Có nhiều loại quả trong đó nhiều loại cây có giá trị như: xoài, chôm chôm, măng cụt, …
- Hai vùng trồng cây ăn quả lớn nhất: ĐBSCL và Đông Nam Bộ
2 Ngành chăn nuôi: Chiếm tỉ trọng nhỏ
Tăng nhanh, từ 12 triệu con ( 1990) lên 23 triệu con ( 2002)
230 triệu con gấp hơn 2 lần năm 1990
được nuôi tập trung ở 2 đồng bằng : ĐBSH và ĐBCSL, là nơi có nhiều lương thực và đông dân
Gia cầm phát triển nhanh ở đồng bằng.Giá chủ yếu lấy Lấy thịt, sữa và Lấy thịt, phân bón lấy thịt, trứng, phân
Trang 11trị sức kéo sức kéo bón.
II Bài tập vận dụng nâng cao
1 Đọc Át lát địa lí
Bài 1: Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a Trình bày và giải thích tình hình sản xuất lúa ở nước ta.
b Vai trò của sản xuất lương thực.
a Tình hình phát triển:
- Diện tích lúa giảm chậm ( dc): do chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất đô thị, đất chuyên dùng… hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng( từ trồng lúa sang trồng rau đậu, cây ăn quả…)
- Năng suất lúa tăng khá nhanh (dc) do thâm canh, áp dụng các tiến bộ KHKT trong nông nghiệp
- Sản lượng lúa tăng nhanh ( dc) Sản lượng tăng trong khi diện tích trồng lúa giảm là do năng suất lúa tăng nhanh hơn
- Trong giai đoạn 2000-2007: do tốc độ tăng sản lượng lúa và tốc độ tăng dân số đạt mức xấp xỉ nhau nên sản lượng lúa bình quân đầu người tăng chậm.( dc)
b Vai trò của sản xuất lương thực.
- Cung cấp nguồn LT đảm bảo sự sống của con người
- Tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho dân cư,
- Tạo sản phẩm xuất khẩu tăng thu ngoại tệ cho đất nước
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi để đưa chăn nuôi lên thành ngành chính trong nông nghiệp
- Ổn định an ninh lương thực tăng cường phòng thủ đất nước
Bài 2: Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
Nhận xét tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở nước ta.
a Tình hình phát triển:
* diện tích:
- Tổng diện tích trồng cây CN ở nước ta tăng nhanh: tăng 438 nghìn ha, gấp 1,2 lần( 2000-2007) Trong đó: + Cây CN hàng năm tăng 68 nghìn ha
+ Cây CN hàng năm tăng 370 nghìn ha => cây CN lâu năm tăng nhanh hơn
* Cơ cấu : Đa dạng, gồm:
- Cây CN nhiệt đới( cà phê, cao su…), cây CN cận nhiệt( chè) Trong đó cây nhiệt đới có diện tích lớn
- Cây CN lâu năm và cây CN hàng năm
+ Cây CN lâu năm chiếm ưu thế và đang tăng dần tỉ trọng ( dc)
+ Cây CN hàng năm chiếm tỉ trọng nhỏ và đang có xu hướng giảm.( dc)
* Phân bố:
Trang 12- Cây công nghiệp ngắn ngày ( hàng năm) thường được trồng ở đồng bằng một số trồng xen trên đất lúa và đất xám phù sa cổ gồm: Lạc, đậu tương, thuốc lá, mía, bông, dâu tằm, cói.
- Cây CN lâu năm chủ yếu ở miền núi, cao nguyên gồm: Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè…
- Cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới phân bố chủ yếu ở TD- MNBB như chè, hồi, sơn quế
- Cây có nguồn gốc nhiệt đới chủ yếu ở phía nam như: Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa
- Cụ Thể: Các cây CN lâu năm
+ Cà phê: Trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên và ĐNB( Đồng Nai, Bình phước)- có đất đỏ
Bazan màu mỡ
+ Cao su: tập trung ở nhiều nhất ở ĐNB ( dc), Tây Nguyên ( dc) Vì đây là loaiị cây
ưa nhiệt ẩm, không chịu được gió bão, thích hợp với đất bazan, đất xám
+ Hồ tiêu: Tây nguyên( dc), ĐNB ( dc)
+ Điều: ĐNB (dc), Tây Nguyên ( dc)
+ Dừa: tậptrung ở ĐBSCL ( dc), Duyên hải Nam Trung Bộ ( dc) do thích hợp với đất mặn.+ Chè: chủ yếu ở TDMNBB ( dc), vùng cao nguyên Lâm Đồng
- Cây CN hàng năm:
+ Mía: được trồng ở nhiều nơi: ĐBSCL, ĐNB, BTB, DHNTB
+ Lạc, thuốc lá: chủ yếu ở TD-MNBB, ĐNB,BTB và DHNTB
+ Bông: được trồng ở 1 số tỉnh có mùa khô kéo dài như: Gia Lai, Đăklăk, Bình thuận, Sơn
La, Điện Biên
+ Đay: ĐBSH và ĐBSCL
+ Cói: ven biển
+ Dâu tằm: Tây Nguyên, ĐBSH
- Trên cả nước đã hình thành các vùng chuyên canh cây CN lớn:
+ ĐNB: là vùng chuyên canh cây CN lâu năm và hàng năm lớn nhất ở nước ta, trong đó câu Cao su là cây trọng điểm Các tỉnh có diện tích trồng cây CN lớn dẫn đầu là ( dc).+ Tây Nguyên: là vùng chuyên canh cây CN lâu năm lớn thứ 2 ở nước ta, trong đó quan trọng nhất là cây Cà phê Một số tỉnh có diện tích trồng cây CN lớn là ( dc)
+ TD-MNBB: là vùng chuyên canh cây CN lớn thứ 3 cả nước, trong đó Chè là cây quan trọng nhất
2 Vận dụng lí thuyết:
Bài 3: Giải thích vì sao cây CN lại được phát triển mạnh trong những năm gần đây?
1 Do nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển cây CN?
a Thế mạnh về tự nhiên:
- Đất: nước ta có nhiều loại đất thích hợp cho cây CN phát triển
+ Đất Feralít ở trung du- MN: thuận lợi để phát triển cây CN lâu năm
+ Đất ở Đồng bằng thuận lợi để phát triển cây công nghiệp hàng năm
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng (theo mùa, vĩ độ, độ cao ) tạo
điều kiện cho cây CN phát triển quanh năm với cơ cấu cây trồng đa dạng ( Nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới)
- Nguồn nước : phong phú, cả nước trên mặt và nước ngầm, đảm bảo nước tưới cho cây
CN, kể cả mùa khô ( Tây Nguyên, Đông Nam Bộ)
b Thế mạnh KT_XH:
Trang 13- Nguồn lao động: dồi dào, có kinh nghiệm trong trồng, chế biến sản phẩm cây CN.
- Cơ sở hạ tầng: +Mạng lưới GTVT, thông tin liên lạc…Cơ sở vật chất kĩ thuật ( các trại
giống, trạm bảo vệ thực vật, cơ sở chế biến…) phục vụ cho trồng và chế biến sản phẩm cây
CN ngày càng được đảm bảo
+ CN chế biến ngày càng hiện đại góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
- Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển cây CN của Đảng và Nhà Nước.
- Thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế ngày càng mở rộng.
2 Việc phát triển cây CN lâu năm có ý nghĩa nghĩa lớn về KT-XH-MT:
- Về KT: + Cung cấp nguyên liệu cho Công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng
+ Tạo nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ.
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của vùng nói riêng
- Xã hội: + Giải quyết việc làm, nâng cao mức sống và thay đổi tập quán sản xuất cho các dân
tộc ít người
+ Góp phần phân bố lại dân cư và lao động trên cả nước
+ Giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng
- Môi trường: Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, giữ mực nước ngầm, bảo vệ môi trường sinh thái( Về cơ bản trồng cây CN lâu năm được coi như trồng rừng)
Bài 4: Vì sao nước ta a phải đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính?
Nước ta phải đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính vì:
* CN có vai trò rất quan trọng:
- Cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng: đạm, mỡ đường vitamin.
- Cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến thức phẩm và các ngành CN nhẹ ( giầy da, dệt…)
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều vùng, khai thác hợp lí hơn TNTN, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân
- Cung cấp phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt, phá thế độc canh cây lúa Góp phần tạo
ra 1 số sản phẩm xuất khẩu, tích lũy vốn cho nền kinh tế
* Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển ngành này:
- Nguồn thức ăn dồi dào
- Giống gia súc ngày càng được cải thiện cho năng suất cao
- Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ chăn nuôi ngày càng phát triển
- Thị trường mở rộng
- Nhà nước quan tâm khuyến khích phát triển
* Hiện nay giá trị và tỉ trọng của ngành CN còn thấp, chỉ chiếm 24,4% -năm 2007
Bài 5: Nước ta có những điều kiện thuận lợi, khó khăn nào để phát triển ngành Chăn nuôi?
a Thuận lợi:
* Tự nhiên:
- Địa hình: diện tích đồi núi lớn - nhiều cao nguyên và đồi núi thấp có các vùng đồng cỏ tự nhiên.+ Diện tích đồng cỏ: 34 vạn ha
+ Phân bố: TD-MNBB, BTB, Tây Nguyên
+ Năng suất đồng cỏ ngày càng được nâng cao do tác động của con người, KHKT Nước
ta đã nhập nhiều giống cỏ có năng suất chất lượng cao về trồng
Trang 14- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm, gió mùa, nguồn nhiệt, ẩm dồi dào
+ Thuận lợi cho việc phát triển đàn gia súc, gia cầm
+ Tạo điều kiện cho các đồng cỏ phát triển quanh năm
- Nguồn nước dồi dào
* KT_XH:
- Dân cư-lao động: Dân số đông, có kinh nghiệm chăm sóc, lai tạo giống gia súc, gia cầm
- Cơ sở vật chất kĩ thuật:
+ Hệ thống trang trại- xí nghiệp chăn nuôi được hình thành và ngày càng mở rộng
+ Mạng lưới thú y, dịch vụ chăn nuôi phát triển
+ Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật trong lai tạo các giống mới cho năng suất cao.+ CN chế biến phát triển ( Đồ hộp, đông lạnh…) vì thế hiệu quả sản xuất ngày càng cao
- Chính sách:
+ Chăn nuôi được quan tâm- phấn đấu đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính
+ Có các chính sách khuyến nông, thúc đẩy nông nghiệp nói chung và ngành CN nói riêng phát triển
- Thị trường: Trong nước và xuất khẩu ngày càng mở rộng
* Các thuận lợi khác:
- Nguồn thức ăn tinh cho chăn nuôi ngày càng tăng do trồng trọt cung cấp
- Diện tích đất dành cho chăn nuôi ổn định và được mở rộng
- Các ngành khác hỗ trợ: thủy sản( bột cá chăn nuôi), CN sản xuất thức ăn cho gia súc
b Khó khăn:
- TN: + Diện tích đồng cỏ không lớn Chất lượng đồng cỏ tự nhiên còn hạn chế
+ Bệnh dịch dễ phát sinh: cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng…
- KT_XH:+ Giống gia súc, gia cầm còn hạn chế về năng suất
+ Cơ sở vật chất tuy đã được chú ý nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu
Bài 6: Tại sao vấn đề lương thực, thực phẩm là mối quan tâm lớn, thường xuyên của nhà
nước và nhân dân ta?
- Vấn đề LTTP là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước và nhân dân ta, trở thành 1 trong 3 chương trình trọng điểm của nước ta vì:
+Có ý nghĩa sâu sắc đến việc nâng cao đời sống nhân dân, sự phát triển các ngành kinh tế khác và đảm bảo an ninh quốc phòng
+ Sản xuất LTTP là hoạt động chủ yếu trong nông nghiệp Chính vì vậy việc đẩy mạnh sản xuất LTTP có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân
+ Tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần đa dạng hóa cơ cấu công nghiệp, thúc đẩy CNH
+ Góp phần trực tiếp vào việc thực hiện chương trình đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu
+ Góp phần giữ ổn định giá cả thị trường, ổn định đời sống ND, tăng cường khả năng phòng thủ đất nước
+ Việc đảm bảo bữa ăn cho dân số đông, mức sống ngày càng cao là vấn đề chiến
lược
Trang 153 Bài tập tự luyện
Bài 1 : T(2008-2009) Dựa vào Atlat trang 14 hãy trình bày tình hình phát triển, cơ cấu,
phân bố ngành chăn nuôi ở nước ta?
Bài 2: Dựa vào Át Lát Địa lí VN và kiến thức đã học:Trình bày tình hình phát triển, phân
bố ngành chăn nuôi.
Bài 3 : Vì sao chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
nước ta?
Bài 4: Tại sao đàn trâu được nuôi nhiều nhất ở TDMNBB, đàn lợn được nuôi nhiều nhất ở
ĐBSH? Tại sao đàn bò sữa lại phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn?
Bài 5: Giải thích vì sao trong những năm gần đây diện tích trồng lúa giảm trong hki diện
tích gieo trồng cây công nghiệp lại tăng nhanh?
Bài 6: Trình bày cơ cấu và xu hướng chuyển dịch ngành trồng trọt ở nước ta và giải thích? Bài 7: Cho bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây ( nghìn ha)
Cây lương thực
Cây Công nghiệp
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
Tổng số
6474,61199,31366,19040,0
8320,32337,32173,812837,4
a Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây
b Nhận xét sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây
Bài 8: Cho bảng số liệu sau
Số lượng gia súc, gia cầm nước ta thời kì 1990-2005
Năm Trâu( nghìn con) Bò( nghìn con) Lợn( nghìn con) Gia cầm (triệucon)1990
12260,516306,420193,823169,527435,0
107,4142,1182,6217,2219,9
a Vẽ biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm
b Hãy rút ra nhận xét và giải thích
Bài 9: Dựa vào bảng số liệu:
Diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta giai đoạn 1980 – 2005
a Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta giai đoạn 1980 - 2005
Trang 16b Qua biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích.
Nội dung III- ĐỊA LÍ LÂM NGHIỆP-THỦY SẢN
Phần I- LÂM NGHIỆP
I Kiến thức cơ bản:
1.Tài nguyên rừng
- Trước đây hơn nửa thế kỉ Việt Nam là nước giàu tài nguyên rừng
- Hiện nay tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt ở nhiều nơi Năm 2002, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng gần 11,6 triệu ha, độ che phủ tính chung toàn quốc là 35 % Trong điều kiện 3/4 diện tích tự nhiên là đồi núi thì tỉ lệ này là rất thấp Nguyên nhân :
+ Chiến tranh tàn phá
+ Khai thác bừa bãi và quá mức
+ Cháy rừng
+ Tập quán đốt rừng làm rẫy
+ Dân số tăng nhanh
- Về cơ cấu rừng gồm 3 nhóm: năm 2000
+ Rừng sản xuất: là 4.733 nghìn ha cung cấp gỗ cho nghiệp chế biến và xuất khẩu Việc trồng rừng nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho người dân
+ Rừng phòng hộ: là gần 5397,5 nghìn ha là các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc ven biển miền Trung và các dải rừng ngập mặn ven biển Có tác dụng phòng chống và giảm nhẹ tác hại của thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán… bảo vệ môi trường.+ Rừng đặc dụng: là 1.442,5 nghìn ha đó là các khu vườn QG và các khu dự trữ tự nhiên
có vai trò bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quý hiếm
Ví dụ: Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm chim (Đồng Tháp) đăc trưng cho hệ sinh thái đất ngập nước điển hình ở Đồng Tháp Mười Rừng Bù Gia Mập đặc trưng cho kiểu rừng ĐNB Vườn quốc gia Cát Tiên đặc trưng cho kiểu sinh thái vùng chuyển tiếp cao nguyên cực NTB xuống ĐB Nam Bộ
2 Sự phát triển và phân bố
a Sự phát triển.
- Hoạt động khai thác gỗ, lâm sản và chế biến lâm sản
+ Hiện nay hàng năm cả nước khai thác khoảng hơn 2,5 triệu m3 gỗ
+ Gỗ chỉ được pháp khai thác trong khu vực rừng sản xuất chủ yếu ở trung du miền núi, công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với vùng nguyên liệu
- Hoạt động trồng và bảo vệ rừng: Chúng ta đang đầu tư để phấn đấu đến năm 2010 trồng mới 5 triệu ha rừng đưa tỉ lệ che phủ rừng lên 45 % Chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, trồng cây gây rừng
- Trồng rừng, bảo vệ rừng chủ yếu theo mô hình nông kết hợp (VACR) đem lại hiệu quả lớn cho khai thác, bảo vệ và cải tạo tài nguyên rừng, nâng cao đời sống nhân dân
- Việc đầu tư trồng rừng theo mô hình VACR góp phần:
+ Bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế gió bão lũ lụt, hạn hán và sa mạc hoá
+ Góp phần to lớn vào việc hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn, đồng thời bảo vệ
nguồn gen quí giá
Trang 17+ Cung cấp nhiều lâm sản thoả mãn nhu cầu của sản xuất và đời sống - Mô hình nông- lâm kết hợp đang được phát triển góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống nhân dân.
b Phân bố.
- Rừng phòng hộ phân bố ở ven biển, miền núi
- Rừng sản xuất phân bố ở núi thấp và trung du
- Rừng đặc dụng phân bố ở các môi trường tiêu biểu cho các hệ sinh thái
II Bài tập nâng cao, vận dụng
Bài 1 Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng?
- Lợi ích của trồng rừng:
+ Việc trồng rừng góp phần nâng cao độ che phủ rừng, giảm diện tích đất trống đồi trọc
+ Cung cấp gỗ củi; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
+ Duy trì cân bằng sinh thái, hạn chế lũ lụt, hạn hán, sa mạc hoá, giữ đất, giữ mực nước ngầm góp phần lớn tới việc hình thành bảo vệ đất
+ Bảo vệ nguồn gen sinh vật quý giá Cung cấp lâm sản thoả mãn nhu cầu đời sống, cungcấp dược liệu
+ Phát triển du lịch sinh thái…
- Chúng ta vừa khai thác rừng vừa phải bảo vệ rừng vì nếu khai thác mà không bảo vệ thì rừng sẽ giảm rất nhanh, không những phá vỡ cân bằng sinh thái mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển các ngành kinh tế và đời sống dân cư
2 Sự biến động về rừng như trên đã gây ra những tác hại gì? Phương hướng bảo vệ rừng?
* Những tác hại gây ra:
- Về KT: Thiếu nguyên liệu cho công nghiệp gỗ, giấy; thiếu sản phẩm hàng xuất khẩu, thiếu nguồn thu nhập quan trọng của nhân dân vùng núi, giảm tài nguyên du lịch
- Về MT: gây xói mòn, mất đất trồng trọt, gây lũ lụt, hạn hán, khí hậu thất thường, mất cân bằng sinh thái…
- Về khoa học: nhiều giống loài quý hiếm (cả động vật và thực vật) bị tuyệt chủng
* Phương hướng bảo vệ tài nguyên rừng:
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho toàn dân.
- Khai thác đi đôi với tu bổ, bảo vệ và trồng thêm rừng mới.Trồng cây gây rừng bằng biện pháp nông lâm kết hợp
- Cấm khai thác bừa bãi Tiến hành định cư cho các dân tộc miền núi
- Phòng chống cháy rừng
- Xây dựng hệ thống VQG và khu bảo tồn thiên nhiên
- Bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng
- Ban hành luật bảo vệ rừng
- Tổ chức tốt việc khai thác, chế biến gỗ và lâm sản
- GD ý thức bảo vệ rừng đi đôi với việc xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm pháp lệnh bảo vệ rừng
Bài 2 Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a Nhận xét diễn biến diện tích rừng ở nước ta, giai đoạn 2000-2007.
b Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp ở nước ta.
1 Nhận xét:
Trang 18- Trong gđ 2000-2007, DT rừng nước ta có xu hướng tăng dần: tăng 1824 nghìn ha ( tăng gần 1,2 lần).
- Cả diện tích rừng trồng và diện tích rừng tự nhiên đều tăng:
+ Diện tích rừng tự nhiên tăng 744 nghìn ha ( tăng 1,1 lần)
+ Diện tích rừng trồng tăng 1080 nghìn ha ( tăng 1,7 lần)
- Trong cơ cấu diện tích rừng ở nước ta:
+ Tỉ trong rừng tự nhiên chiếm ưu thế nhưng có xu hướng giảm ( dc)
+ Tỉ trọng rừng trồng tăng( dc)
2 Tình hình phát triển và phân bố của sản xuất lâm nghiệp
- Gía trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng khá nhanh trong giai đoạn 2000-2007( dc)
- Tỉ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nhỏ và đang có xu hướng giảm( dc)
- Sự phân bố: Giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh có sự chênh lệch lớn
+ Các tỉnh có giá trị sản xuất cao chủ yếu là các tỉnh miền núi, có diện tích và tỉ lệ che phủ rừng lớn Các tỉnh có giá trị cao nhất cả nước là (dc)
+ Các tỉnh có giá trị sản xuất thấp chủ yếu là các tỉnh đồng bằng (dc)
Bài 3 Cho bảng số liệu: Sự biến động diện tích rừng nước ta giai đoạn 1943 – 2005
a.Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động về tổng diện tích có rừng và tỉ lệ che phủ rừng gđ 1943-2005
b Nhận xét và giải thích sự biến động diện tích và độ che phủ rừng nước ta thời gian trên
c Sự biến động về rừng như trên đã gây ra những tác hại gì? Phương hướng bảo vệ rừng?
- Diện tích rừng trồng đã tăng nhưng còn chậm( dc)
- Tuy nhiên có sự khác nhau giữa các giai đoạn
+ Gđ 1943-1983: nước ta mất 7,1 triệu ha rừng, trung bình mỗi năm nước ta mất 0,18 triệu
ha rừng Độ che phủ cũng giảm đáng kể (dc) Do chiến tranh hủy diệt, khai thác bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, công tác quản lí và bảo vệ kém hiệu quả…
Trang 19+ Gđ 1983-2007: diện tích rừng tăng (dc) nên tỉ lệ che phủ rừng cũng tăng (dc) Do công tác trồng và bảo vệ rừng có hiệu quả, chính sách định canh định cư…
- Cả diện tích và tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta còn thấp, chưa phục hồi so với năm 1943
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, đa dạng hoá hoạt động nông nghiệp
- Tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hướng ra xuất khẩu thu ngoại tệ
- Cung cấp phụ phẩm cho chăn nuôi
- Cung cấp nguồn thực phẩm giàu năng lượng, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho ND
2 Điều kiện phát triển
* Điều kiện tự nhiên-tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển ngành khai thác
và nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước ngọt, nước lợ
- Diện tích mặt nước lớn:
+ Nước ta có nhiều sông ngòi, ao hồ… thuận lợi cho khai thác và NT thuỷ sản nước ngọt
+ Vùng biển rộng trên 1 triệu km2 với nhiều bãi tôm, bãi cá
+ Bờ biển dài 3260 Km, dọc bờ biển có đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ
+ Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho Nt thuỷ sản nướcmặn
- Nước ta có nguồn lợi thuỷ sản phong phú 2000 loài cá, 70 loài tôm, 50 loài cua, 650 loài rong biển và nhiều hải sản quý như: bào ngư, đồi mồi, trai ngọc, sò huyết Trữ lượng cá biển từ 3,5-4,0 triệu tấn…
- Tập trung nhiều ngư trường trọng điểm: ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa- Trường sa thuận lợi cho khai thác thuỷ sản
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản quanh năm
* Điều kiện dân cư xã hội.
- Dân cư: Đông, lao động dồi dào, có kinh nghiệm đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản
- Cơ sở vật chất kĩ thuật: Chúng ta xây dựng được nhiều cảng cá và đóng được một số tàu lớn hiện đại thuận lợi cho phát triển đánh bắt xa bờ Công nghiệp chế biến ngày càng được nâng cấp mở rộng
- Chính sách: Có chính sách khai thác hợp lí tài nguyên biển, nhiều chính sách đầu tư khuyến khích đánh bắt xa bờ bằng công nghệ hiện đại
- Thị trường: Ngày càng mở rộng đặc biệt là Bắc Mỹ, Tây Âu, Châu Á - Thái Bình Dương
* Khó Khăn.
- Có nhiều thiên tai thất thường: bão, lũ, áp thấp nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc…
- Trang thiết bị chưa đủ điều kiện đánh bắt xa bờ nên năng suất hạn chế
Trang 20- Công nghệ chế biến chưa cao ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nhất là hàng xuất khẩu.
- Nhiều dịch bệnh gây thiệt hại lớn
- Thị trường bấp bênh, bị cạnh tranh trên thị trường quốc tế
- Còn đánh bắt chưa hợp lí ven bờ cạn kiệt, đánh bắt bằng chất nổ, xung điện, hoá chất gây suy thoái môi trường suy giảm nguồn lợi thuỷ sản
3 Sự phát triển và phân bố.
- Do thị trường mở rộng mà hoạt động thuỷ sản trở nên sôi động
- Gần nửa số tỉnh nước ta giáp biển ( 29 tỉnh), hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đang được đẩy mạnh Nghề cá ở các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ phát triển mạnh
- Năm 2002 sản lượng là 2.647.4 nghìn tấn ( trên 2 triệu tấn)
- Sản lượng cả khai thác và nuôi trồng đều tăng nhanh và liên tục:
+ Khai thác thuỷ sản: Sản lượng tăng khá nhanh Năm 2002 đạt 1.802.600 tấn chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận
+ Nuôi trồng thuỷ sản: Gần đây phát triển nhanh Năm 2002 là 844.800 tấn, đặc biệt
là nuôi tôm, cá Các tỉnh có sản lượng lớn nhất là Cà Mau, An Giang, Bến Tre
- Xuất khẩu thuỷ sản có bước phát triển vượt bậc Trị giá xuất khẩu năm 1999 đạt 917 triệu USD, năm 2002 đạt 2014 triệu USD ( đứng thứ ba sau dầu khí và may mặc) Xuất khẩu thuỷ sản đã là đòn bẩy tác động đến toàn bộ các khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản
Hiện nay sản lượng khai thác vẫn chiếm tỉ trọng lớn, sản lượng nuôi trồng tuy chiếm
tỉ lệ nhỏ nhưng có tốc độ tăng nhanh
Tuy nhiên còn nhiều hạn chế như sản lượng chưa cao so với các nước trên thế giới, chủ yếu là do phương tiện đánh bắt thô sơ chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường, khí hậu,…
II Bài tập vận dụng, nâng cao
- Giải pháp để nâng cao sản lượng thuỷ sản:
+ Huy động vốn từ nhân dân, vốn vay nước ngoài, vốn Nhà nước để tăng cường hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật
+ Chú trọng giống con nuôi, nguồn thức ăn và phòng trừ dịch bệnh cho thuỷ sản nuôi + Cải tạo các cảng cá, đổi mới công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng thuỷ sản chế biến + Điều tra nguồn lợi thuỷ sản, xây dựng kế hoạch khai thác, chế biến, tiêu thụ
+ Qui định số tàu thuyền khai thác gần bờ để bảo vệ ổn định nguồn thuỷ sản
+ Chống ô nhiễm môi trường biển, sông ngòi, ao hồ Nghiêm cấm hành vi khai thác mang tính huỷ diệt
+ Đẩy mạnh việc khai thác xa bờ gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng trên biển
+ Đa dạng hoá các mặt hàng thuỷ sản chế biến để đẩy mạnh xuất khẩu
Trang 21Bài 2 Dựa vào Át lát Địa lí VN và kiến thức đã học: Nhận xét và giải thích sự phát triển
và phân bố ngành thủy sản nước ta trong những năm gần đây.
a Tình hình phát triển:
* Nhận xét:
– Giá trị sản xuất của ngành thủy sản tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2007 (dc)
Đây là ngành có tốc độ tăng nhanh nhất trong 3 ngành N-L-NN
- Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất NN cũng tăng nhanh (dc)
- Sản lượng thủy sản:
+ Tổng sản lượng tăng nhanh (dc), Trong đó: Thủy sản khai thác (dc), nuôi trồng (dc)+ Tốc độ tăng trưởng của thủy sản nuôi trồng cao hơn thủy sản đánh bắt
- Cơ cấu: sản lượng thủy sản đánh bắt có xu hướng giảm nhanh (dc) Thủy sản nuôi trồng
có tỉ trọng tăng nhanh và đã vượt tỉ trọng thủy sản đánh bắt
=>Nhìn chung ngành thủy sản phát triển mạnh và phân bố chủ yếu ở ĐBSCL, DHNTB
* Giải thích:
- Ngành thủy sản nước ta có bước phát triển mạnh là do:
+ Thị trường: trong và ngoài nước ngày càng mở rộng
+ Nước ta có nhiều điều kiện TN và KT-XH thuận lợi để phát triển cả đánh bắt và NT thủy sản
- Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn đánh bắt là do:
+ Nguồn thủy sản gần bờ đã suy giảm nghiêm trọng trong khi đánh bắt xa bờ còn chưa phát triển.+ Những năm gần đây nước ta đẩy mạnh nuôi trồng TS, đặc biệt là nuôi tôm xuất khẩu
- Ngành thủy sản phát triển không đều giữa các vùng là do điều kiện để phát triển khác nhau
2 Bài tập tự luyện:
Bài 3.Cho bảng số liệu: Sản lượng thuỷ sản nước ta thời kì 2000-2007 (nghìn tấn)
Năm Tổng số Khai thácChia raNuôi trồng2000
200220052007
2250,52647,43474,94197,8
1660,91802.61987,92074,5
589,6844.81487,02123,3
a Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thuỷ sản thời kì 2000-2007
b Nhận xét và giải thích về cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta thời kì trên
Bài 4 Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản của cả nước thòi kì 1990-2005 ( nghìn tấn)
Trang 22Khai thác 728,5 1195,3 1660,9 1802,6 1828,5 1987,9
a.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu sản lượng ngành thủy sản nước ta thời kì 1990-2005
b Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản thời kì trên
Nội dung IV- ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP PHẦN I- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ
- Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm
a.Tài nguyên khoáng sản.
Rất phong phú có tới 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 mỏ khoáng sản khác nhau
* Khoáng sản nhiên liệu: Gồm có than, dầu khí -> công nghiệp năng lượng và hoá chất
* Khoáng sản kim loại ( Đọc át lát)
- Kim loại đen phục vụ cho ngành công nghiệp luyện kim đen
- Kim loại màu phục vụ cho ngành công nghiệp luyện kim màu
* Khoáng sản phi kim Apatit ở Lào Cai, Pirit => công nghiệp hoá chất, phân bón.
* Vật liệu xây dựng: Sét, cao lanh, đá vôi, cát=> Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
b Thuỷ năng sông suối => công nghiệp năng lượng ( thuỷ điện).
c Tài nguyên đất, khí hậu, rừng, nước, sinh vật, biển.
- Rất phong phú thuận lợi cho nông- lâm – ngư nghiệp phát triển cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản và công nghiệp nhẹ
* Sự phân bố tài nguyên taọ nên thế mạnh khác nhau giữa các vùng
Ví dụ: Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng
Đông Nam Bộ phát triển CN Khai thác dầu khí
* Tuy nhiên còn 1 số khó khăn như:
- Khoáng sản trữ lượng nhỏ phân bố không đều phân tán khó khai thác
2 Các nhân tố kinh tế xã hội.
a Dân cư- lao động.
- Nước ta có số dân đông, sức mua đang tăng lên thị hiếu cũng có nhiều thay đổi, vì thế thị trường trong nước ngày càng được chú trọng trong phát triển công nghiệp
- Nguồn lao động dồi dào có khả năng tiếp thu nhanh KH-KT, tạo điều kiện phát triển các ngành CN cần nhiều lao động và cả một số ngành công nghệ cao Đây cũng là điều kiện hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào CN
b Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
- Nhìn chung trình độ công nghệ của ngành công nghiệp nước ta còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu lớn
- Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng