- Vị trí địa lí: Nằ mở trung tâm Bắc Bộ và ĐBSH Trong địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc
2. Phải chú trọng phát triển Ngoại thương và Du lịch là vì các lí do sau: * Ngành Ngoại thương:
1. Vai trò và chức năng của ngành Thương mại và Dịch vụ:
- Tuy không phải là ngành sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội nhưng cùng với GTVT có vai trò to lớn
+ Thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân. + Nối sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng.
- Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ngành Thương mại và Dịch vụ còn tạo ra mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các vùng trong nước, tạo điều kiện phân công lại lao động trong cả nước và sự thống nhất về kinh tế trên toàn lãnh thổ.
- Hai ngành này còn là cầu nối sự giao lưu giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên toàn Thế giới. Giúp nước ta phát triển kinh tế, hoà nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
2. Phải chú trọng phát triển Ngoại thương và Du lịch là vì các lí do sau:* Ngành Ngoại thương: * Ngành Ngoại thương:
- Nước ta có mối giao lưu quốc tế từ xa xưa nên cần được khôi phục và phát triển.
- Kinh nghiệm các nước khác cho thấy: Chỉ có đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, nền kinh tế hướng ra xuất khẩu thì kinh tế mới phát triển nhanh được. Vì nó giúp ta tích luỹ vốn, trang bị lại kĩ thuật, công nghệ sản xuất, mở rộng thị trường.
- Phát huy được thế mạnh của đất nước, khai thác các tài nguyên, sản xuất nông nghiệp hàng hoá, phát triển công nghiệp,…nâng cao đời sống nhân dân.
* Ngành du lịch:
- Nước ta có nhiều tài nguyên du lịch (du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn…) - Dân số nước ta đông, đời sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí để phát triển thể lực, khôi phục sức khoẻ ngày càng cao.
- Vị trí nước ta thuận lợi, gần các đường kinh tế phát triển, du lịch quốc tế đang mở rộng vì vậy nước ta có khả năng thu hút , khách quốc tế đem lại nguồn ngoại tệ lớn.
- Đây là ngành dễ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, giúp chúng ta hiện đại hoá các cơ sở du lịch, hạ tầng kinh tế góp phần phát triển sản xuất và các ngành dịch vụ khác.
Câu 3:T(2009-2010) Dựa vào trang 20 Atlat Việt Nam hãy: Trình bày các nguồn tài
nguyên du lịch và nêu nhận xét về tình hình hoạt động của ngành này ở nước ta?
* Các nguồn tài nguyên du lịch thể hiện trên Atlat:
- Các tài nguyên tự nhiên:
+ Các di sản thiên nhiên Thế giới: Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng… + Các vườn quốc gia: Tam Đảo, Cúc Phương, …(VD trong Atlat)
+ Các hang động (VD trong Atlat), suối khoáng (VD..) + Các bãi biển đẹp (VD trong Atlat)
+ Các địa điểm thăm quan thiên nhiên, nghỉ dưỡng đẹp (VD trong Atlat) - Tài nguyên nhân văn:
+ Các di sản văn hoá Thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn,… + Các di sản kiến trúc: (VD trong Atlat)
+ Lễ hội truyền thống: lễ hội chùa Hương, lễ hội chọi trâu,…(VD trong Atlat)
+ Làng nghề cổ truyền: Gốm Bát Tràng, lụa Hà Đông, tranh sơn mài, …(VD trong Atlat)
* Nhận xét tình hình hoạt động của ngành du lịch:
- Trong 10 năm doanh thu ngành du lịch tăng rất nhanh: (dc) - Doanh thu tăng nhanh:
+ trong thời kỳ 1992 – 1996(tăng từ 1,3 nghìn tỉ đồng lên 9,5 nghìn tỉ đồng), + từ 1996 – 1998 giảm từ 9,5 nghìn tỉ đồng xuống 6,5 nghìn tỉ đồng.
+ từ 1998 tăng từ 6,5 nghìn tỉ đồng lên 10 nghìn tỉ đồng.
- Khách du lịch nội địa chiếm tỉ lệ lớn và tăng nhanh hơn khách quốc tế. - Năm 2000, số lượt khách du lịch tăng gấp 1,3 lần so với 1996.
- Các điểm du lịch phân bố rộng khắp cả nước trong đó nổi lên các trung tâm lớn gồm có: Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng.
- Cơ cấu khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam thay đổi chậm, chủ yếu là khách Trung Quốc, Việt kiều và Nhật Bản.
* Phân bố du lịch:
- Do tài nguyên du lịch nước ta rất đa dạng và phân bố rộng nên ngành du lịch cũng được phân bố rộng trên phạm vi cả nước.
- Cả nước có 4 trung tâm du lịch quốc gia: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
- Có 8 trung tâm du lịch vùng: Lạng Sơn, Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ.
- Còn lại là các điểm du lịch phân bố theo tài nguyên du lịch…
Câu 4: Dựa vào Át lát Địa lí Việt nam và kiến thức đã học hãy giải thích vì sao Hà Nội trở
thành trung tâm du lịch vào loaị lớn nhất nước ta.
Hà Nội trở thành trung tâm du lịch vào loại lớn nhất nước ta do những ngguyên nhân chủ yếu sau đây
1. Vị trí thuận lợi;
- Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch ở phía Bắc
+ Là đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc: Hà Nội –Hải Phòng-Quảng Ninh. + Nằm ở trung tâm ĐB Bắc Bộ và địa bàn tăng trưởng kinh tế Bắc Bộ.
- Vị trí thủ đô
+ Trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học kĩ thuật và văn hóa-xã hội của cả nước + Có sức lôi cuốn khách du lịch.