1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược marketing Walk Disney

51 3K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Phương pháp nghiên cứu. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN – CƠ SỞ THỰC TIỄN 3 1.1. Cơ sở lý luận 3 1.1.1. Khái niệm chung về dịch vụ: 3 1.1.2. Khái niệm dịch vụ giải trí: 3 1.1.3. Chiến lược marketing và tiến trình hoạch định chiến lược marketing 5 1.1.4. Vai trò của chiến lược marketing 6 1.2. Cơ sở thực tiễn 8 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN WALT DISNEY 9 2.1. Lịch sử công ty Walt Disney 9 2.2. Lĩnh vực hoạt động 11 2.2.1. Phim ảnh 12 2.2.2. Công viên và khu nghỉ mát 12 2.2.3. Sản phẩm tiêu dùng 13 2.2.4. Hệ thống truyền thông 13 2.3. Sản phẩm. 13 2.4. Thị trường 14 2.5. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của công ty Walt Disney. 14 2.5.1. Tầm nhìn. 14 2.5.2. Sứ mệnh của công ty. 14 2.5.3. Mục tiêu của công ty. 14 2.6. Tình hình thị trường 15 2.6.1. Quy mô và mức tăng trưởng của thị trường 15 2.6.2. Nhu cầu thị trường 15 2.7. Tình hình sản phẩm 16 2.7.1. Đối thủ cạnh tranh 16 2.7.2. Giá 17 2.7.3. Doanh thu 18

Trang 1

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN – CƠ SỞ THỰC TIỄN 3

1.1 Cơ sở lý luận 3

1.1.1 Khái niệm chung về dịch vụ: 3

1.1.2 Khái niệm dịch vụ giải trí: 3

1.1.4 Vai trò của chiến lược marketing 6

1.2 Cơ sở thực tiễn 8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN WALT DISNEY 9

2.1 Lịch sử công ty Walt Disney 9

2.2 Lĩnh vực hoạt động 11

2.2.1 Phim ảnh 12

2.2.2 Công viên và khu nghỉ mát 12

2.2.3 Sản phẩm tiêu dùng 13

2.2.4 Hệ thống truyền thông 13

2.3 Sản phẩm 14

2.4 Thị trường 14

2.5 Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của công ty Walt Disney 14

2.5.1 Tầm nhìn 14

2.5.2 Sứ mệnh của công ty 14

2.5.3 Mục tiêu của công ty 15

Trang 2

2.7 Tình hình sản phẩm 16

2.7.1 Đối thủ cạnh tranh 16

2.7.2 Giá 17

2.7.3 Doanh thu 18

2.7.4 Chi phí 19

2.7.5 Lợi nhuận 19

3.1 Môi trường kinh doanh 21

3.1.1 Môi trường vĩ mô 21

3.1.2 Môi trường vi mô 29

3.1.3 Tình hình doanh nghiệp 31

3.3.1 Mục tiêu chiến lược marketing 38

3.3.1.1 Mục tiêu tài chính 38

3.3.1.2 Mục tiêu marketing 38

3.3.2 Chiến lược marketing 38

3.3.2.1 Phân khúc thị trường 38

3.3.2.2 Giá 39

3.3.2.3 Sản phẩm 41

3.3.2.4 Phân phối 42

3.3.2.5 Truyền thông cổ động 43

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47

1 Kết luận 47

2 Một số kiến nghị 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài.

Ngày nay, xã hội loài người không ngừng có những bước đột phá mạnh mẽ vềnhiều mặt (kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật…) Mức sống của người dân khôngngừng được nâng cao Nhu cầu thông tin giải trí ngày một nhiều của con người đòi hỏivai trò lớn hơn nữa của truyền thông trong việc cung cấp thông tin, và truyền thôngcũng đưa loài người sang một chương mới, nền văn minh mới: văn minh thông tin.Trong bối cảnh đó cuộc đấu tranh công tác tư tưởng ngày càng phức tạp, kinh tế thịtrường ngày càng phát triển Các thế lực chính trị, kinh tế càng ý thức rõ hơn trongviệc nắm giữ, sử dụng và chi phối các phương tiện truyền thông Có thể nói truyềnthông ngày càng có vai trò to lớn trong xã hội, ảnh hưởng nhiều mặt tới đời sống củacon người

Khi nói đến ngành truyền thông giải trí thì chắc hẳn chúng ta không thể khôngbiết đến những tên tuổi lớn và có sức ảnh hưởng như Time Warner, NewsCorporation,Viaco và Walt Disney Một trong số đó, kênh truyền hình Disney - kênhtruyền hình gắn bó với tuổi thơ của rất người từ chú chuột Mickey, vịt Donal hay làNàng Bạch Tuyết… cho tới hàng nghìn nhân vật hoạt hình khác đã tạo nên một thếgiới hoạt hình ngộ nghĩnh, hấp dẫn và lôi cuốn tuyệt vời của Disney Nhưng để tạo ramột thế giới giới ảo tuyệt vời trong một thế giới thật đó không phải là điều mà ai cũng

có thể làm được như Walt Disney Từ những ước mơ ông đã biến nó thành hiện thực,

từ những thất bại để có những thành công vĩ đại, có được hãng truyền hình Disneylừng lẫy như ngày hôm nay Và làm sao để có được điều đó, trong nội dung của đề tài

“Con đường đi đến thành công của Walt Disney” sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm có được sự hiểu biết nhất định về vai tròcủa của một thương hiệu đối với một doanh nghiệp, trả lời được câu hỏi “Vì sao cần

có thương hiệu và làm sao để khẳng định thương hiệu của mình” Có thêm nhiều bàihọc kinh nghiệm trong việc tổ chức bộ máy sản xuất, đưa lại những kết quả như mongmuốn Đồng thời, nắm bắt được mục tiêu môn học là trang bị cho chúng em nhữngkiến thức và kĩ năng cơ bản để có thể lãnh đạo một tổ chức kinh doanh hoặc các tổchức trong các lĩnh vực khác Hiểu được quản trị nói chung và marketing nói riêng vàbiết những công việc của của một người làm marketing, có kiến thức và kĩ năng đểquản trị có hiệu quả

Trang 4

3 Phương pháp nghiên cứu.

Sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như: Phân tích, so sánh, liệt kê, tổng hợp,tìm kiếm , thu thâp thông tin (vì những giới hạn và điều kiện nhất định nên nhóm chỉtham khảo tài liệu từ internet)

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Các vấn đề liên quan đến các chiến lược kinh doanh của tập đoàn Walt Disney

 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phân tích, đánh giá các chiến lược kinh doanh của tập đoàn Walt Disney trên conđường đi đến thành công

Trang 5

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN – CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm chung về dịch vụ:

Dịch vụ trong kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng

là phi vật chất Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩmthiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảnggiữa sản phẩm hàng hóa-dịch vu

Đặc tính:

• Tính đồng thời (Simultaneity): sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời;

• Tính không thể tách rời (Inseparability): sản xuất và tiêu dùng dịch vụ khôngthể tách rời Thiếu mặt này thì sẽ không có mặt kia;

• Tính chất không đồng nhất (Variability): không có chất lượng đồng nhất;

• Vô hình (Intangibility): không có hình hài rõ rệt Không thể thấy trước khi tiêu dùng

• Không lưu trữ được (Perishability): không lập kho để lưu trữ như hàng hóa được

Dùng 7P's để Marketing cho sản phẩm dịch vụ.

• Product: sản phẩm dịch vụ mang đến cho khách hàng là gì?

• Price: giá cả như thế nào?

• Place: hệ thống phân phối, điểm bán sản phẩm dịch vụ như thế nào?

• Promotion: sử dụng các công cụ tiếp thị như thế nào?

• People: con người trong quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ như thế nào?

• Physical evidence: những dẫn chứng xác thực là gì?

• Process: quy trình như thế nào?

1.1.2 Khái niệm dịch vụ giải trí:

Từ nhu cầu vui chơi giải trí của con người hình thành mạng lưới những nhà cungcấp đáp ứng những nhu cầu giải trí của con người, đó là hệ thống dịch vụ giải trí Nhưvậy : Hệ thống dịch vụ giải trí là các cơ sở kinh doanh, các nhà cung cấp tận dụng mọi

Trang 6

tiềm lực của doanh nghiệp khai thác sử dụng những tài nguyên phù hợp tạo ra nhữngsản phẩm - dịch vụ đáp ứng nhu cầu giải trí của con người

Trong trường hợp đó, đối với những khu vui chơi giải trí tổng hợp, nhà cung cấpđáp ứng mọi hàng hoá dịch vụ thoả mãn nhu cầu đa dạng, tổng hợp của khách trongmột khoảng thời gian nhất định (diễn ra các hoạt động vui chơi giải trí) Khác với kinhdoanh khách sạn, kinh doanh lưu trú ăn uống vận chuyển nói chung, các loại hìnhkinh doanh dịch vụ giải trí đa dạng và hình thức phong phú về nội dung - vì bất kể cái

gì đem đến cho khách sự hài lòng thoải mái - sự nghỉ ngơi thư giãn cả về tinh thần vềthểlực thì đều coi là sản phẩm Hơn nữa hệ thống dịch vụ giải trí nặng về tận dụng tàinguyên nhân văn và tự nhiên trong cấu tạo sản phẩm và dịch vụ bổ sung đặc trưngchiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm so với sản phẩm của khách sạn nhà hàng

Đặc điểm hệ thống dịch vụ giải trí:

Xuất phát từ nhu cầu vui chơi giải trí , từ tính chất đặc điểm của cầu mà hệ thốngdịch vụ giải trí có những đặc điểm sau:

* Về tổ chức không gian

Do tính chất cầu phân tán, cung thường cố định chỉ có sự chuyển dịch một chiều

từ khách đến nơi có các dịch vụ vui chơi giải trí, vì vậy hệ thống các cơ sở kinh doanhdịch vụ giải trí có đặc điểm :

- Chỉ dó thể tồn tại và phát triển tại các thành phố, các trung tâm nơi có tàinguyên du lịch (thường là gắn với tài nguyên du lịch)

- Ở khu vực có sự đảm bảo tốt cơ sở hạ tầng các điều kiện phục vụ tốt sự pháttriển hoạt động vui chơi giải trí và du lịch

- Phải ở những chỗ thuận tiện cho việc di chuyển - đối với khu du lịch phải đảmbảo điều kiện môi trường, cảnh quan thiên nhiên, sinh thái

* Về thơì gian hoạt động

- Phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách Có thể diễn ra vào bất kỳ thờigian nào trong ngày nhưng thường tập trung vào buổi chiều, tối hoặc đêm - ngoài giờlàm việc

- Phụ thuộc nhiều vào điều kiện về thời tiết

- Mang tính thời vụ cao, phục vụ vào mùa du lịch

Trang 7

Đặc điểm về tổ chức quản lý:

Khác với ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng, các cơ sở kinh doanh lưu trú

-ăn uống - vận chuyển, hệ thông kinh doanh các dịch vụ giải trí rất phức tạp bởi tính đadạng và phong phú của nó.Trong khách sạn cũng có những bộ phận kinh doanh và cácdịch vụ bổ sung, giải trí kể cả các hoạt động thể thao như tennis, golf, bowling cácdịch vụ khác như massage, karaoke, vật lý trị liệu, các bộ phận trung tầm như nhàhàng đặc sản, các sản nhảy, bar, discotheque chịu sự quản lý trực tiếp của chủ doanhnghiệp - nơi có hầu hết các thể loại vui chơi giải trí mà không chỉ thu hút riêng khuvực khách của chính khách sạn đó mà còn là nơi thu hút các đối tượng khách của thịtrường du lịch nói chung và thị trường vui chơi giải trí nói riêng

Nhưng sự quản lý đối với hệ thông này khá đơn giản trên cả tầm quản lý vĩ mô

và vi mô bởi hầu hết trực thuộc một doanh nghiệp Còn đối với mạng lưới kinh doanhdịch vụ giải trí nói chung thì rất đa dạng về loại hình, quy mô, thể thức và hình thứckinh doanh Vì nếu theo như lý thuyết thì bất cứ dịch vụ nào hay sản phẩm dịch vụnào mang lại cho khách sự thoải mái, thư giãn những cảm nhận kinh nghiệm và sự hàilòng có sự mua bán trao đổi thì đều được coi là dịch vụ kinh doanh hay nói vĩ mô làmột thực tế nan giải để hướng toàn bộ hệ thống đi theo một định hướng cụ thể theomột mục tiêu đề ra không phải dễ nhất đối với nghành du lich nói chung và ngànhkinh doanh dịch vụ giải trí nói riêng bởi đây là một ngành kinh doanh tổng hợp có sựtham gia và quản lý của rất nhiều ngành, có nhiều mối quan hệ chồng chéo phức tạp

Vì vậy, để đạt hiệu quả quản lý và kinh doanh cao đòi hỏi một môi trường cơ chếquản lý rất thông thoáng cần có sự phối hợp hỗ trợ của rất nhiều ban ngành đoàn thể

xã hội

Khác với quản lý kinh doanh khách sạn, thường và phổ biến đối với mỗi doanhnghiệp đơn vị kinh doanh dịch vụ giải trí không đòi hỏi quá kồng kềnh, phức tạp màđơn giản gọn nhẹ - ngay cả những tập đoàn lớn như Disneyland không đòi hòi cao ởtrình độ số lượng và chất lượng lao động ở bậc nghề tuy nhiên cần thết phải có hệthống thông tin điều hành thông suốt cả về quan hệ theo chiều dọc cũng như chiềungang, điều kiện về vốn, quản lý, cơ sở kỹ thuật như bất cứ mội doanh nghiệp, mộtđơn vị kinh doanh nào trên thương trường

1.1.3 Chiến lược marketing và tiến trình hoạch định chiến lược marketing

Chiến lược marketing là bản phác thảo cách thức doanh nghiệp phân phối nguồnlực để đạt được mục tiêu kinh doanh Thiếu chiến lược marketing đồng nghĩa với

Trang 8

nghiệp đang theo đuổi Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không thể địnhnghĩa rõ rang về yếu tố tạo nên sự khách biệt cho sản phẩm của mình và không thểhiểu được lý do tại sao khách hàng lại mua sản phẩm, dịch vụ của công ty Ở bất kỳthời điểm nào trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần có một chiến lượcmarketing để thực hiện tốt tất cả các dự án marketing Chiến lược marketing cũng cầnthiết cho các doanh nghiệp dù ở quy mô nào, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi

vì họ cần tập trung tất cả các nguồn lực hiện có để cạnh tranh với những doanh nghiệp

có quy mô lớn hơn

Nếu doanh nghiệp cho rằng tất cả mọi người đều là khách hàng của mình thì thực

ra doanh nghiệp không có bất kỳ khách hàng nào cả, hoặc nếu như doanh nghiệpkhông bao giờ nói “không” với khách hàng của mình thì tức là doanh nghiệp không cómột chiếc lược marketing nào và không hề tập trung nỗ lực của doanh nghiệp Chiếclược marketing bắt đầu từ việc lực chọn thị trường mục tiêu, tức là nhóm đối tượngkhách hàng cụ thể sẽ là tiêu điểm trong chiến lược Tất cả các chiến lược marketingđều bắt nguồn từ việc hiểu rõ khách hàng hiện tại, khách hàng triển vọng cũng nhưviệc họ cảm nhận về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như thế nào

Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ định vị sản phẩm, dịch vụ của mình tức là xácđịnh một hoặc hai lợi ích chính do sản phẩm đem lại sẽ được chọn làm cốt lõi củachiến lược Điều này giúp phối hợp tất cả các chương trình trong chiến lược lại vớinhau Tiếp theo đó, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu kinh doanh, điều nàythường thể hiện dưới dạng các kết quả tài chính như doanh thu, lợi nhuận, dòng tiềnhoặc số đơn vị bán ra hay thị phần trên thị trường Cuối cùng, doanh nghiệp vạch racác sách lược, hoạt động vụ thể để thực hiện chiến lược, các sách lược này có thể làchương trình marketing 4P có liên quan đến các hoạt động như quảng cáo, bán hàng

cá nhân, định giá, phân phối sản phẩm

1.1.4 Vai trò của chiến lược marketing

Mục tiêu chủ yếu của chiến lược marketing trong vấn đề xây dựng thương hiệu

là tạo ra các giá trị cho khách hàng, thực hiễn các cam kết, đem lại sự hài long và tạo

ra lòng trung thành của khách hàng Điều này được thực hiện thông qua việc tạo ragiá trị thương hiệu trên thị trường và tâm trí khách hàng Mục tiêu chủ yếu củamarketing bao gồm:

- Thỏa mãn khách hàng: Đây là vấn đề sống còn của công ty Các nỗ lựcMarketing nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm cho họ hài long, trung thànhvới công ty, qua đó thu phục thêm khách hàng mới

Trang 9

- Chiến thắng trong cạnh tranh: Giải pháp Marketing giúp công ty đối phó tốt vớicác thách thức cạnh tranh, bảo đảm vị thế tranh thắng lợi trên thị trường.

- Lợi nhuận lâu dài: Marketing phải tạo ra mức lợi nhuận cần thiết giúp công tytích lũy và phát triển

Để đạt mục tiêu kinh doanh trên thị trường và định vị được thương hiệu trongkhách hàng, sản phẩm tốt chưa đủ Doanh nghiệp cần truyền thông ra thị trường vềsản phẩm, tạo lập mối quan hệ với khách hàng và duy trì mối quan hệ này dựa trenchiến lược marketing phù hợp Đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thìchiến lược marketing có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định hướng đi củamình Nhất là ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thôngtin luôn đặt doanh nghiệp trước những sức ép cạnh tranh gay gắt Sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc và khả năng thích ứng với những đột biếncủa thị trường mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc hoạch định chiến lượng phát triểndài hạn

Trong thực tế, khi mua hàng, người tiêu dùng không chỉ mua phần vật lý mà cònmua cả phần cảm xúc được chứa đựng trong sản phẩm Yếu tố cảm xúc – cái bênngoài sản phẩm, do những người làm marketing tạo ra, làm cho sản phẩm trở nênhoàn thiện và thuyết phục khách hàng mục tiêu – rất quan trọng, có thể quyết định vàgia tăng giá trị cho sản phẩm Nếu trước đây giá cả thúc đẩy bán hàng thì ngày nay,giá trị của sản phẩm sẽ quyết định việc khách hàng có đến với thương hiệu hay không.Giá trị ở đây là tất cả những gì khách hàng có được khi đến với thương hiệu, chứkhông chỉ đơn thuần là phần chức năng của sản phẩm Cũng là phương tiện đi lại,nhưng mỗi nhãn hiệu xe hơi mang đến cho khách hàng các mỗi giá trị cảm nhận hoàntoàn khác nhau, thông qua định vị của thương hiệu Với sự khác biệt đó, bằng cáccông cụ marketing, chủ thương hiệu sẽ giữ chân khách hàng và gia tăng khách hàngtrung thành Như vậy, marketing cho thương hiệu không chỉ thực hiện vai trò quảngcáo hay những chương trình khuyến mãi hoành tráng, mà là thực hiện tốt những điểmtiếp xúc của thương hiệu đối với khách hàng mục tiêu Hệ thống tiếp xúc của thươnghiệu đối với khách hàng mục tiêu có thể được hiểu gồm hai phần: “phần cứng” và

“phần mềm” Phần cứng là hệ thống nhận diện do doanh nghiệp thiết kế, để truyềnthông thương hiệu cho nhất quán và chuyên nghiệp Phần này như một chiếc áo bênngoài của thương hiệu, chiếc áo đẹp, có yếu tố khác biệt sẽ tạo ra sự nhận diện tốt Vàthực hiện phần này chính là vai trò của marketing

Trang 10

1.2 Cơ sở thực tiễn

Nhờ chiến lược marketing đúng đắn, Walt Disney luôn làm hài lòng khách hàngcủa mình bằng những sản phẩm mới từng bước được hiện đại hóa và trở thành tậpđoàn giải trí truyền thông đa phương tiện lớn thứ ba thế giới Walt Disney sở hữu một

số lượng lớn các nhân vật hoạt hình được yêu thích toàn cầu, tiêu biểu là chú chuộtMickey, cộng với hơn 5000 nhân vật phim ảnh bao gồm các siêu nhân nổi tiếng trênthế giới

Hiện nay thì tập đoàn Walt Disney đang sở hữu rất nhiều ưu thế về tài chính, kĩthuật công nghệ,…và cũng đang đứng trước những cơ hội rất lớn để có thể đưa công

ty vươn mình xa hơn nữa ra thế giới Bên cạnh đó thì công ty cũng đang vướng phảinhững khó khăn và thách thức nhất định, đòi hỏi phải có những chiến lược mang tínhtáo bạo và đột phá để giữ vững và nâng cao vị thế của thương hiệu Walt Disney

Trang 11

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN WALT DISNEY

2.1 Lịch sử công ty Walt Disney

Mỗi khi nhắc đến ngành công nghiệp giải trí của Mỹ, người ta không thể khôngnhắc đến Walt Disney - một trong những tập đoàn giải trí hàng đầu thế giới Công tyhoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực: truyền hình, phim truyện, công viênchuyên đề, internet Hãng là chủ sở hữu hệ thống kênh truyền hình ABC và một số đàiphát thanh, truyền hình khác Các xưởng phim của hãng sản xuất phim hoạt hình,phim nhựa và phim truyền hình thông qua các thương hiệu Walt Disney Pictures,Touchstone Pictures, Hollywood Pictures, Miramax và Dimension

Trong hơn tám thập kỷ qua, tên của Walt Disney đã được ưu việt trong lĩnh vựcgiải trí gia đình Từ khởi đầu khiêm tốn như là một studio hoạt hình vào những năm

1920 để trở thành công ty toàn cầu như hiện nay, Công ty Walt Disney tiếp tục tự hàocung cấp các dịch vụ giải trí chất lượng cho tất cả các thành viên của gia đình, trênkhắp nước Mỹ và khắp nơi trên thế giới

Trụ sở chính của công ty Walt Disney

Năm thành lập: 16/10/1923 ở Los Angeles, California, Hoa Kỳ

Ngành sản xuất: Truyền thong đa phương tiện

Nhà sáng lập: Walt Disney và Roy O Disney

Trụ sở chính: 500 South Beuna Vista Street, thành phố Burbank, Califorlia, Hoa Kỳ

Trang 12

Sản phẩm: Công viên giải trí theo chủ đề, truyền hình cáp, xuất bản, phim, phát thanh truyền hình, radio, cổng thông tin điện tử.

Tổng số tài sản: 81,241 tỉ USD (2013)

Nhân viên: 159.401 người (2013)

Website: http://thewaltdisneycompany.com/

Nhà sáng lập Walter Elias Disney (1901-1966)

1923: Công ty Walt Disney ra đời dưới sự sáng lập của Walt Disney và Roy O Disney 1924: Bán được bộ phim đầu tiên: “Cuộc phiêu lưu của Alice”.

1928: “Mickey Mouse” – chuột Mickey được sinh ra.

1930-1932: Walt Disney thu được một khoản lợi lớn từ việc khai thác thế mạnh

thương mại của “chuột Mickey”: kem Mickey, đồng hồ Mickey,

1937: Bộ phim hoạt hình: “Bạch Tuyết và bảy chú lùn” ra đời

1940: 2 bô phim: “Pinocchio” và “Fantasia” được phát hành

1955: The Mickey Mouse Club ra mắt, Disneyland được xây dựng ở Anaheim,

California

1966: Walt Disney chết vì ung thư phổi

1971: “Walt Disney World” được xây dựng ở Orlando, Florida Roy O Disney qua

đời

Trang 13

1982: Trung tâm Epcot được thành lập trên cơ sở của Walt Disney World

1983: Bắt đầu tấn công thị trường nước ngoài: Tokyo Disneyland được xây dựng 1984: Michael Eisner trở thành Giám đốc điều hành mới của Disney, Disney

phát hành Splash theo nhãn mới – Touchtone Pictures

1989: Disney-MGM Studios Theme Park được xây dựng gần Orlando, Florida 1992: Euro Disney (sau này có tên là Disneyland Paris) được thành lập.

1996: Disney mua lại đài truyền hình thành phố Thủ đô/ABC với $19 tỷ; Radio

Disney được ra mắt

1998: Vương quốc Động vật thành lập ở Walt Disney World, Florida 1999: Disney Cruise Line bắt đầu hoạt động.

2001: California Adventure của Disney được mở ra bên cạnh Disneyland; Disney

mua lại Fox Family Toàn cầu với giá 5.300.000.000$

2006: Disney mua lại Pixar Animation Studios từ Apple CEO Steve Jobs với giá

7,4 tỷ USD

2009: Công ty Disney mua lại Marvel Entertaiment;

2011: Disney khởi công xây dựng Shanghai Disney Resort

2012: Disney mua lại thương hiệu UTV Software Communications, mở rộng thị

trường sang Ấn Độ cũng như châu Á; tháng 12, sát nhập Disney-Lucasfilm

2014: Disney mua lại Maker Studio của YouTube để trở thành nhà phân phối

video trực tuyến lớn nhất thế giới Tháng 8/2014, Disney nộp bằng sáng chế cho việc

sử dụng máy bay phục vụ công nghệ mới trong truyền hình

2.2 Lĩnh vực hoạt động

Công ty Walt Disney hoạt động trong 5 lĩnh vực chính: phim ảnh, công viên vàkhu nghỉ dưỡng, đồ chơi và hàng tiêu dung, truyền thông và dịch vụ internet Mỗi mộtphân đoạn có chiến lược kinh doanh khác nhau, nhưng gắn liền với thương hiệu Disney

Trang 14

Biểu đồ tỷ lệ doanh thu của các lĩnh vực kinh doanh của Walt Disney năm 2013

2.2.1 Phim ảnh

Walt Disney luôn đứng vị thứ đầu tiên trong tổng số giải Oscar

Về mặt giải trí, Walt Disney chuyên sản xuất phim truyện và hoạt hình, chươngtrình truyền hình, album nhạc và kịch diễn trên sân khấu Bên cạnh đó, Walt Disneycòn mua lại các bộ phim hoạt hình, phim truyện để phân phối đến rạp hát, đài truyềnhình và hộ gia đình Đây là lĩnh vực hoạt động truyền thống của công ty từ lúc mớihình thành, định vị vững chắc thương hiệu trên thị trường công nghiệp giải trí vàmang về doanh thu, lợi nhuận khủng cho Walt Disney

2.2.2 Công viên và khu nghỉ mát

Trong lĩnh vực này, Walt Disney xây dựng các công viên chủ đề và khu nghỉ mátDisney quy mô toàn cầu – được gọi là “Nơi ước mơ trở thành sự thật” tất cả những địa

Trang 15

điểm xuất hiện trong những bộ phim hoạt hình của Walt Disney đều được tái tạo lại.

Nó thực tế hóa tất cả những gì mà Walt Disney đã tưởng tượng ra Walt Disneyland

có rất nhiều trò chơi thú vị dành cho trẻ em mọi lứa tuổi và không ngoại trừ cả ngườilớn

Hiện nay công viên và khu nghỉ mát đang được phát triển bao gồm các dịch vụ:Chuyến du ngoạn trên biển, cuộc thám hiểm Disney (tour du lịch vòng quanh thếgiới), và các gồm một số công viên nổi tiếng như: Disneyland tại California, WaltDisney Word Resort tại Florida, Tokyo, Disney Resort, Disneyland Resort Paris vàHong Kong Disneyland

2.2.3 Sản phẩm tiêu dùng

Disney sản xuất từ quần áo, đồ chơi, trang trí nhà, sổ sách và tạp chí để các tròchơi tương tác, thực phẩm và đồ uống, văn phòng phẩm, điện tử và mỹ thuật DisneyPublishing Worldwide(DPW) là nhà xuất bản lớn nhất thế giới của sách và tạp chí trẻ

em, đạt hơn 100 triệu người đọc mỗi tháng trong 103 quốc gia với 85 ngôn ngữ khácnhau Các ấn phẩm nổi tiếng như: Disney Libri, Hyperion Sách dành cho trẻ em, Bướcvào Sun, Disney Press, và Disney Editions thông qua web: disneystore.com, Các cửahàng bán lẻ chuỗi Disney, đã ra mắt vào năm 1987, công ty sở hữu và điều hành chuỗiDisney Store ở Bắc Mỹ và châu Âu

Disney Online: các trang web trực tuyến của Disney bao gồm Kaboose.com,AmazingMoms.com, Funschool.com

BabyZone.com: Công ty cho thấy rằng các bà mẹ là một phân khúc hấp dẫn bởi

vì quyết định hầu hết các chi tiêu trong hộ gia đình

Trang 16

Citadel Broadcasting (CDL) Tuy nhiên, Disney hiện vẫn còn sở hữu một số đài phátthanh trên toàn quốc và thế giới

2.3 Sản phẩm.

Ngành hoạt hình khác với các ngành khác, ngôn ngữ của nó là ngôn ngữ củanhững nét vẽ, công việc khó khăn nhất của nhà làm phim hoạt hình là phát triển nhữngcái giả của phim hoạt hình thành những cái thật của con người và loài vật, làm chochúng trở lên sinh động

Walt Disney phát triển, sản xuất và phát hành các phim hoạt hình cho các đàiphát hình trên khắp thế giới, kể cả các kênh truyền hình chính, kênh Disney Channel

và các đài truyền hình cáp dưới hai nhãn hiệu Walt Disney Television và Buena VistaTelevision Tập đoàn còn cấp giấy phép phát các chương trình Walt Disney ra nướcngoài cho một số đối tác ngoài nước Mỹ, chẳng hạn như chương trình hàng tuầnDisney Club Thư viện phim truyền hình và phim chiếu rạp của Disney cũng được ủyquyền chiếu tại thị trường nội địa

2.4 Thị trường

Công ty Walt Disney xác định không chỉ ngừng lại việc xây dựng các cơ sở sảnxuất phim ở thị trường trong nước mà công ty còn mở rộng sang các nước trên thếgiới như: Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, …

2.5 Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của công ty Walt Disney.

2.5.1 Tầm nhìn.

Thế giới cổ tích, giải trí mà Disney mang đến cho khán giả đã trở thành nhu cầuthiết yếu dài lâu Ông quan tâm đến nhu cầu giải trí của mọi người, muốn mang lạiniềm vui tiếng cười cho người khác hơn là tìm cách thể hiện mình

2.5.2 Sứ mệnh của công ty.

Mọi người đều mang trong mình một ước mơ Ước mơ ấy không chỉ chắp cánhcho ta sức mạnh để vượt qua mọi thử thách mà còn khơi dậy trong ta niểm hứng khởi

để chia sẻ, một động lực để sáng tạo và phát huy những ý tưởng tiến bộ

Sứ mệnh của Walt Disney là mang đến dịch vụ giải trí tuyệt vời trong một môitrường lành mạnh cho các gia đình Bằng việc không ngừng tạo ra các bộ phim hoạthình hấp dẫn, mang lại những món quà tinh thần cho người xem, không ngừng đadạng hóa các dòng sản phẩm, mở rộng lãnh thổ phân phối nhằm duy trì vị trí dẫn đầubền vững trên thị trường nội địa và tối đa hóa lợi ích của cổ đông Công ty

Trang 17

2.5.3 Mục tiêu của công ty.

Mục tiêu của Công ty Walt Disney là một trong những nhà sản xuất hàng đầu vàcác nhà cung cấp của thế giới giải trí và thông tin, sử dụng danh mục đầu tư của cácnhãn hiệu để phân biệt nội dung, dịch vụ và sản phẩm tiêu dùng Mục tiêu tài chínhchính của công ty để tối đa hóa thu nhập và dòng tiền, bố trí vốn với các sáng kiếntăng trưởng sẽ thúc đẩy giá trị cổ đông dài hạn

Trong suốt những giai đọan thành công cũng như những khi gặp khó khăn, WaltDisney luôn trung thành với mục tiêu đã đề ra và tận dụng tất cả những tiến bộ về kỹxảo làm phim trong mọi thời đại để tạo ra những sản phẩm tinh thần có giá trị, và dầndần tên tuổi Walt Disney được ca ngợi trên toàn thế giới

Hiện tại công ty đang mở rộng thị trường sang các nước trên thế giới, và đây làmột dự án phát triển lâu dài của công ty

Thông điệp của Walt Disney là “nghệ thuật, thuật hóa nghệ thuật, để tạo đỉnh cao trong thế giới nghệ thuật”

2.6 Tình hình thị trường

2.6.1 Quy mô và mức tăng trưởng của thị trường

Biểu đồ doanh thu của Walt Disney trên các khu vực thị trường khác nhau

(2010-2012)

Trang 18

Xu hướng toàn cầu hóa với quy mô trên toàn thế giới cùng với tốc độ tăngtrưởng nhanh chóng của các ngành kinh tế Walt Disney cũng phải thay đổi để không

bị tụt hậu, vì vậy cần phải không ngừng đầu tư về công nghệ cũng như những sángkiến mới trong lĩnh vực sản xuất phim nhằm nâng vị trí trong thị trường và tạo danhtiếng trong lòng khán giả

2.6.2 Nhu cầu thị trường

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu thị trường cũng thay đổi liêntục Khán giả luôn mong muốn và tìm kiếm những cái mới, sáng tạo trong hoạt hình

về hình thức lẫn nội dung, không đơn giản là những nhân vật hoạt hình biết chuyểnđộng mà nó phải có hồn, có sức cuốn hút, khi xem phim khán giả có thể thấy ở đó gíatrị đạo đức, nhân văn làm cho họ cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ

2.7 Tình hình sản phẩm

2.7.1 Đối thủ cạnh tranh

Biểu đồ thị phần trong lĩnh vực phim hoạt hình của Walt Disney và các đối thủ năm

2011.

Disney phải đối mặt với hàng loạt đối thủ cạnh tranh, mặc dù chẳng ai trong số

họ đủ khả năng hất xưởng phim của ông khỏi vị trí thống trị trong ngành công nghiệpphim hoạt hình trong suốt thập niên 30 Đối thủ đáng gờm nhất của Disney trong thời

kỳ phim câm, xưởng phim Pat Sullivan, đối mặt với tình trạng phá sản sau nỗ lực đưa

bộ phim Felix The Cat ra rạp

Trang 19

Xét về chất lượng thì đối thủ xứng tầm nhất so với Walt Disney là MaxFleischer, chủ tịch xưởng phim Fleischer (chuyên sản xuất hoạt hình cho hãngParamount Pictures) Xưởng phim này tiếp tục theo đuổi những cải tiến và ý tưởngsáng tạo mà họ từng phát triển trong kỷ nguyên của phim câm, và thu được nhiềuthành công vang dội với phim Betty Boop (nói về một cô gái xinh đẹp có lối sốngphóng khoáng) và series phim Popeye The Sailor (kể về những cuộc phiêu lưu củachàng thủy thủ Popeye)

Hiện nay một số đối thủ lớn cạnh tranh trên lĩnh vực phim hoạt hình với WaltDisney như: Pixar Studio, Blue Sky, DreamWorks Studio, Sony Pictures, …

2.7.2 Giá

Sự biến đổi giá vé Disney qua các năm

Bộ phim đầu tay của Walt Disney tốn 1.499.000 USD - một khoản tiền khổng lồthời đó, nhất là trong bối cảnh Đại khủng hoảng diễn ra ở Mỹ Walt Disney đã mạohiểm đặt cược toàn bộ sự nghiệp của mình vào bộ phim này và đã được đền đáp Bộphim đã thành công mỹ mãn trên phim trường và thương truờng: đoạt giải Oscar cộngvới 8 triệu USD lợi nhuận với giá vé chỉ (0,25USD)

Trang 20

2.7.3 Doanh thu

Biểu đồ doanh thu của Walt Disney từ năm 2010-2013 (triệu USD)

Từ năm 1984 đến 2000, thị phần tăng từ 4% đến 14% và doanh thu tăng từ 245triệu USD lên 876 triệu USD Ngoài ra, công ty đã có những bước đi táo bạo, tăngcường sản xuất phim 15 - 18 bộ phim mới mỗi năm, so với chỉ có 2 bản phát hành mớitrong năm 1984 Walt Disney cũng mở rộng phát động nhân viên hỗ trợ việc pháthành một tính năng hoạt hình mới mỗi 12 đến 18 tháng Bên cạnh đó, chu kỳ tái pháthành phim hoạt hình kinh điển đến nhà hát đã được rút ngắn từ bảy năm đến nămnăm Phim và thu nhập truyền hình trong thời gian này tăng từ 2 triệu đến $ 131 triệu.Disney tăng gần gấp đôi thị phần của thị trường videocassette từ 5,5% đến 10% trêndoanh thu tăng trưởng $ 42 triệu đến $ 213 triệu từ 1984 đến 1987 Ngoài ra, Disneycủng cố vị trí của họ trong thị trường phim nội địa bằng cách thiết lập một vị trí quantrọng trong truyền hình Các kênh Disney Channel đã được đưa ra vào năm 1983 vàlợi nhuận lớn là trả lương lớn thứ tư kênh, với gần 4.000.000 thuê bao, năm 1987 Ngoài ra, Disney phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh doanh công viên chủ

đề Mặc dù chi tiêu $50 triệu vào năm 1984 để tân trang Fantasyland và chi tiêu hàngchục triệu để thêm các điểm tham quan mới, thu nhập từ lĩnh vực này của WaltDisney đã tăng từ 186 triệu USD (doanh thu 1.097 triệu USD) lên 549 triệu USD(doanh thu 1.834 triệu USD) trong giai đoạn 1984 - 1987 Disney đã đạt được thànhcông qua việc quảng cáo trên truyền hình toàn quốc lần đầu tiên vào năm 1985 và mở

Trang 21

Disneyland thứ hai, mà trước đây đóng cửa để bảo trì Disney cũng theo kịp với nhucầu ngày càng tăng và liên tục đẩy giá vé vào công viên tăng khoảng hai lần

Nhìn chung, giai đoạn 1984-2013 tốc độ tăng trưởng to lớn Doanh số bán hàngtăng từ 1,6 tỷ USD lên 2,9 tỷ USD và thu nhập tăng từ $ 200 triệu đến $ 1.40 tỷ tronggiai đoạn này

2.7.4 Chi phí

Chi phí để làm ra một bộ phim hoạt hình không phải là thấp, ngoài việc đầu tưcác trang thiết bị, công ty còn phải thuê nhân công, diễn viên lồng tiếng, ….Khôngdừng lại ở đó công ty còn phải chi trả cho việc quảng cáo, giới thiệu phim nhằm đưa

bộ phim mình mới sản xuất ra mắt công chúng

2.7.5 Lợi nhuận

Biểu đồ lợi nhuận ròng và doanh thu của Walt Disney trong những năm gần đây.

Lợi nhuận mà một công ty làm phim nhận được là khá cao, trung bình sau mỗi

bộ phim được sản xuất ra, trừ các khoản hi phí thì công ty cũng kiếm được môt lờilớn

Tuy nhiên, trong nửa cuối thập niên 1990, Disney đã tăng trưởng với tốc độmạnh mẽ, nhưng hết thập kỷ, có nhiều sự thay đổi đã làm rung chuyển nền tảng của đếchế Disney, khiến nhiều người lo ngại Disney đang mất đi sự hấp dẫn của nó

Trong bối cảnh của một cuộc chiến pháp lý phức tạp đó, Disney công bố sáp

Trang 22

năng phát sóng rộng rãi của ABC Cuối những năm 1990, Eisner chỉ đạo Disney theomột số hướng chiến lược quan trọng khác Sự phát triển của Internet là một cơ hộikhác để phổ biến các dịch vụ giải trí của Disney cho công chúng Ngoài ra, Eisner mởmột vườn thú Disney ở Florida, hạ thủy một con tàu du lịch, mua một số câu lạc bổthể thao và nhiều thứ khác…

Tài chính công ty được cải thiện vào năm 2000, với mức tăng 9% doanh thu vàtăng 39% trong thu nhập ròng Tăng trưởng này chủ yếu là do sự thành công củaMạng ABC và ESPN Công viên và khu nghỉ mát cũng có tác động đến tăng trưởng Thảm họa 11/9 là một tác động xấu đến công ty Để phản ứng với thời điểm khókhăn đó, Disney thực hiện một số biện pháp cắt giảm chi phí: giảm hoạt động tại côngviên Disney; cắt giảm đầu tư hàng năm của mình trong phim hành động, và giảm thiểucác hoạt động Internet Ngoài ra, Disney giảm biên chế khoảng 4.000 nhân viên công

ty

Nhờ đó, công ty vẫn có thu nhập 1,2 tỷ vào năm 2002 Năm 2002, công ty thànhcông liên tiếp với Peter Pan, Lilo&Stitch, Cướp biển Caribe… Năm 2006, họ mua lạihãng phim Pixar với trị giá 7,4 tỷ usd và năm 2009, mua lại Marvel Entertainment vớigiá 4,2 tỷ usd

2.8 Tình hình cạnh tranh

Thị phần trong ngành truyền thông giải trí của Walt Disney và các đối thủ.

Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới sẽ ảnh hưởng tới chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp, vì vậy phải phân tích đối thủ tiềm ẩn để đánh giá nhữngnguy cơ đó mà họ tạo ra

Trang 23

CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING

3.1 Môi trường kinh doanh

3.1.1 Môi trường vĩ mô

Các công ty, những người cung ứng, những nhà trung gian Marketing, kháchhàng, các đối thủ cạnh tranh và công chúng đều hoạt động trong môi trường vĩ môrộng lớn của các lực lượng và xu hướng tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời cũnglàm nảy sinh những mối đe dọa Những lực lượng này là những lực lượng “không thểkhống chế được” mà công ty phải theo dõi và thích ứng Trong bức tranh toàn cầuđang biến đổi nhanh chóng, công ty phải theo dõi 7 lực lượng chủ yếu, cụ thể là môitrường kinh tế, tự nhiên, khoa học-công nghệ, chính trị-pháp luật, văn hóa, xã hội vàmôi trường toàn cầu

3.1.1.1 Môi trường kinh tế

Những ảnh hưởng từ nền kinh tế của một đất nước đến một công ty là khá sâusắc, nó có thể làm thay đổi khả năng tạo ra giá trị và thu nhập của công ty Bốn nhân

tố quan trọng cần phải theo dõi khi đề cập đến nền kinh tế chính là: tỷ lệ tăng trưởngcủa nền kinh tế, lãi suất, tỷ suất hối đoái và tỷ lệ lạm phát Thông qua 4 nhân tố này,mỗi công ty có thể đưa ra những ý kiến sơ lược về quy mô thị trường, sức mua củakhách hàng và khả năng sinh lời trên đồng vốn đầu tư…

Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ

Tốc độ tăng trường của nền kinh tế Mỹ

Theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu về tình báo kinh tế (EIU thuộc Tạp chíThe Economist - Anh) : Nền kinh tế Mỹ đang có nhiều tín hiệu tích cực, với tốc độ

Trang 24

tiêu dùng và giới doanh nghiệp được cải thiện đáng kể sẽ giúp GDP của Mỹ tăng 1,7%

cả năm 2013 và lên mức 2,6% năm 2014

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)

dự báo, GDP toàn cầu năm 2014 sẽ tăng khoảng 4,1% (so với mức 3,5% năm2013).Trong đó, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 3% (so với 2% năm 2013), tỷ lệ thấtnghiệp sẽ chỉ còn khoảng 6-6,5% (so với 7,2%) và tiếp tục tác động tới thế giới quanhững động thái thị trường và chính sách thương mại, đầu tư, chính sách của Cục Dựtrữ Liên bang Mỹ (FED), chính sách thuế và chi tiêu công, thị trường nhà ở, thị trường

cổ phiếu, thị trường lao động

Tình hình kinh tế khá hơn khiến người dân có nhu cầu giải trí nhiều hơn, màphim hoạt hình là thể loại được mọi người ưa chuông và dễ tiếp cận Nhờ đó, mọingười xem phim nhiều hơn, vốn chiếm 70% trong nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu hồiphục, tăng 4,4% trong ba tháng cuối năm Đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất củalĩnh vực này trong 5 năm trở lại đây, và gần gấp đôi so với quý trước đó

Những số liệu trên là tín hiệu khả quan cho thấy kinh tế Mỹ đang đi đúng hướng,đạt được nhiều thành tích trong quá trình phục hồi Giới chuyên gia kỳ vọng chi tiêutiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu sẽ kích thích thị trường việc làm đi lên

Lãi suất

Những vấn đề “kinh niên” của nền kinh tế lớn nhất thế giới như thất nghiệp,thâm hụt ngân sách … vẫn tồn tại và ngày càng khó xử lý Tháng 10 cũng chứng kiếnkhông có bất cứ chương trình kích thích kinh tế nào được ban hành ngoài việc lãi suấtvẫn ở mức “cực thấp” 0,25% và thực hiện “Operation Twist”

Kinh tế Mỹ vẫn là số 1 thế giới nhưng không phải là số 1 trong tăng trưởng, đó làthực tế mà người Mỹ dù có đồng ý hay không cũng phải cũng phải thừa nhận Điềunày được khẳng qua nhận xét của Chủ tịch FED, ông Ben Bernanke “Những nền kinh

tế phát triển như Mỹ sẽ cần học hỏi những bài học kinh nghiệm từ các thị trường mớinổi Sức tăng trưởng của các thị trường này thể hiện rõ tầm quan trọng của chính sáchtài chính chặt chẽ, khuyến khích thành lập khu vực vốn tư nhân song song với cam kếtđầu tư công, giáo dục và công nghệ tiên tiến trong bối cảnh duy trì sự bền vững củanền kinh tế” Như vậy, người đứng đầu FED đã giải thích những điều mà kinh tế Mỹkhông có hoặc chưa có trong thời điểm hiện nay Nếu nhận định trên là đúng, kinh tế

Mỹ đã có vấn đề “nghiêm trọng” hơn và điều đó có thể nằm trong cấu trúc của kinh tếlớn nhất thế giới này Chỉ có như vậy mới giải thích được sự “ì ạch” của kinh tế Mỹhiện nay cho dù đã có hoặc sẽ có lực đẩy từ QE3 Trong các nền kinh tế lớn của thế

Trang 25

giới, Nước Mỹ cùng Nhật Bản có mức lãi suất thấp nhất thế giới, 0,25% ở Mỹ và0,01% ở Nhật Bản Đây là mức lãi suất nước Mỹ đã ban hành suốt thời gian saukhủng khoảng năm 2008 đến nay

Muốn kinh tế phát triển, cần có nhiều điều kiện khác như tăng chi tiêu của chínhphủ, giảm giá đồng tiền, kích thích tiêu dùng… Mức thâm hụt ngân sách kỷ lục của

Mỹ là 1.400 tỷ USD trong tài khóa 2009, năm đầu tiên Tổng thống Barack Obama lênnắm quyền Và trong ba năm cầm quyền tiếp đó của ông Obama, cán cân thu chi ngânsách của Mỹ hàng năm liên tục bị thâm thủng trên 1.000 tỷ USD, đến năm 2013 mớigiảm xuống 680 tỷ USD - mức thấp nhất trong vòng 5 năm Từ năm 1980 đến nay,mức thâm hụt ngân sách của Mỹ thường chiếm khoảng 3,2% GDP

Lãi suất huy động đô la Mỹ đối với cá nhân là 3%/năm, giảm mạnh so với mứccao nhất lúc đó là 6%/năm

Mức lãi suất có thể tác động đến nhu cầu về sản phẩm của công ty, quá trìnhphân phối phim hoạt hình đến các nhà phân phối Lãi suất là một nhân tố quan trọngtrong việc khách hàng vay mượn để chi trả cho các dịch vụ mà họ tham gia

Tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát có thể làm giảm tính ổn định của nền kinh tế, làm cho nền kinh tếtăng trưởng chậm hơn, lãi suất cao hơn, các dịch chuyển lãi suất không ổn định Nếulạm phát tăng, việc lập kế hoạch đầu tư trở nên mạo hiểm, đặc tính then chốt của lạmphát là nó gây ra khó khăn cho các kế hoạch tương lai Trong một môi trường lạmphát, bạn khó có thể dự kiến chính xác giá trị thực của thu nhập nhận được từ các dự

án 5 năm Việc không chắc chắn như vậy làm cho các công ty không dám đầu tư Tìnhtạng đầu tư cầm cự của các công ty trong trường hợp lạm phát tăng sẽ làm các hoạtđộng kinh tế đình trệ Như vậy lạm phất cao là một đe dọa đối với công ty

3.1.1.2 Môi trường văn hóa xã hội

Thông qua môi trường này, chúng ta có thể biết các giá trị văn hóa và thái độ xãhội của người dân Mỗi một môi trường đều có thể là cơ hội nhưng cũng có thể là đedọa cho bất cứ công ty nào Đây là những nhân tố vô hình nhưng lại có vai trò to lớn,nhất là nó ảnh hưởng đến tâm lý cũng như hành vi mua của khách hàng Đặc biệt làtính bền vững của những giá trị văn hóa cốt lõi và các yếu tố văn hóa đặc thù sẽ ảnhhưởng rất lớn đến các quyết định Marketing Cho nên, không chỉ có nhân viên làmMarketing mà bất kỳ công ty nào lấy khách hàng làm trọng tâm đều cần phải quantâm

Ngày đăng: 11/04/2015, 01:10

w