1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề Chính sách Y tế

22 985 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 139 KB

Nội dung

Chính sách, pháp luật về BHYT bao gồm các chủ trương, chínhsách, quan điểm của Đảng, Nhà nước thể hiện trong nhiều nghị quyết, chỉthị của Đảng được thể chế hóa trong Luật bảo hiểm y tế..

Trang 1

chuyên đề Chính sách Y tế

Mục 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Được triển khai ở Việt Nam từ năm 1992, chính sách Bảo hiểm y

tế (BHYT) đã trải qua các mô hình: quản lý BHYT theo cấp tỉnh 1997), Bộ Y tế quản lý (1998-2003) và quản lý tập trung tại Bảo hiểm xãhội Việt Nam từ năm 2003 đến nay Giai đoạn 1992-2008, BHYT ViệtNam được thực hiện theo các văn bản dưới luật của Chính phủ Đến năm

(1992-2008 Quốc hội đã ban hành Luật BHYT

Chính sách, pháp luật về BHYT bao gồm các chủ trương, chínhsách, quan điểm của Đảng, Nhà nước thể hiện trong nhiều nghị quyết, chỉthị của Đảng được thể chế hóa trong Luật bảo hiểm y tế Quan điểm củaĐảng, Nhà nước khẳng định chính sách BHYT là một trong những trụ cộtcủa an sinh xã hội, là cơ chế tài chính y tế quan trọng và là cơ chế chi trảtrước được đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng giúp người dân khi bị

ốm đau không bị rơi vào cảnh nghèo đói và là định hướng phát triển trongchăm sóc sức khỏe người dân

Sau hơn 20 năm triển khai thực hiện chính sách BHYT, số ngườitham gia BHYT tăng nhanh và đạt được mục tiêu mở rộng các đối tượngtham gia bảo hiểm y tế, năm 2009 là 50,07 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ58% dân số cả nước Quỹ bảo hiểm y tế trở thành nguồn tài chính quantrọng đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, từ chỗchiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi y tế, đến nay đã chiếm khoảng gần 1/3ngân sách nhà nước dành cho y tế và chiếm tỷ trọng xấp xỉ 67% nguồnthu sự nghiệp của các cơ sở khám, chữa bệnh

Hiện nay, chúng ta đã có Luật bảo hiểm y tế, là cơ sở pháp lý caonhất để thực hiện chính sách tài chính y tế thông qua BHYT, định hướngchính sách tài chính y tế được xác định nhất quán và rõ ràng, công táctuyên truyền đã được đẩy mạnh và tăng cường, chính sách BHYT đã đạtđược những kết quả quan trọng, nhưng có nhiều thách thức, nhiều yếu tố

có ảnh hưởng tới lộ trình thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân

Kinh nghiệm của các nước cũng chỉ ra là rất khó khăn trong việctăng tỷ lệ bao phủ trong mỗi nhóm dân số mục tiêu; mở rộng sự tham giatrong một nhóm khó khăn hơn mở rộng sang nhóm khác, nhất là vớinhóm tự đóng 100% mức đóng BHYT hoặc chỉ được ngân sách Nhànước hỗ trợ một phần mức đóng Khi đã đạt đến một giới hạn nào đó thìquãng thời gian để mở rộng thêm sẽ càng dài khi muốn đạt được tỷ lệ caohơn, thời gian để bao phủ từ 50% đến 75% sẽ dài hơn là để bao phủ từ 25

Trang 2

lên 50% dân số (Việt Nam mất 5 năm để đưa tỷ lệ bao phủ từ 22% năm

2004 lên 58% vào năm 2009)

Đã có nhiều nghiên cứu về nhận thức, thái độ đối với việc tham giaBHYT, tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ tập trung vào một số nhóm đốitượng (lao động trong các doanh nghiệp, người cận nghèo, học sinh sinhviên, nông dân…) chưa có nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống vềkhả năng tham gia của các nhóm đối tượng theo quy định của LuậtBHYT

Mục tiêu của chuyên đề này là đánh giá kết quả hoạt động củaChính sách BHYT tại tỉnh Cà Mau Đồng thời rút ra những khó khăn,vướng mắc cũng như đề xuất, kiến nghị nhằm tiến tới thực hiện BHYTtoàn dân trên qui mô toàn tỉnh

Trang 3

Mục 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Các khái niệm về bảo hiểm và BHYT

2.1.1 Khái niệm về bảo hiểm

- Khái niệm 1: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bấthạnh của số ít

- Khái niệm 2: Bảo hiểm là một nghiệp vụ, qua đó một bên làngười được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểmthực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một người thứ 3 trongtrường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thấtđược trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm Người bảo hiểm nhậntrách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phươngpháp của thống kê

- Khái niệm 3: Bảo hiểm có thể định nghĩa là một phương sách hạgiảm rủi ro bằng cách kết hợp một số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng

để biến tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng và có thể dự tính được

Các định nghĩa trên thường thiên về một góc độ nghiên cứu nào đó(hoặc thiên về xã hội - định nghĩa 1, hoặc thiên về kinh tế, luật pháp -định nghĩa 2, hoặc thiên về kỹ thuật tính - định nghĩa 3)

Theo các chuyên gia Pháp, một định nghĩa vừa đáp ứng được khíacạnh xã hội (dùng cho bảo hiểm xã hội) vừa đáp ứng được khía cạnh kinh

tế (dùng cho bảo hiểm thương mại) và vừa đầy đủ về khía cạnh kỹ thuật

và pháp lý có thể phát biểu như sau: Bảo hiểm là một hoạt động qua đómột cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng gópcho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro Khoản trợcấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộcác rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê

2.1.2 Các hình thức bảo hiểm

2.1.2.1 Bảo hiểm kinh doanh

Khái niệm bảo hiểm kinh doanh

Trên góc độ tài chính, bảo hiểm kinh doanh là một hoạt động dịch

vụ tài chính nhằm phân phối lại những tổn thất khi rủi ro xảy ra Trên góc

độ pháp lý, bảo hiểm kinh doanh thực chất là một bản cam kết mà mộtbên đồng ý bồi thường cho bên kia khi gặp rủi ro nếu bên kia đóng phíbảo hiểm Do đó, bảo hiểm kinh doanh là các quan hệ kinh tế gắn liền vớiviệc huy động các nguồn tài chính thông qua sự đóng góp của các tổ chức

và cá nhân tham gia bảo hiểm

Đặc điểm của bảo hiểm kinh doanh

Người tham gia bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm;

Trang 4

Là một biện pháp hiệu quả nhất cho nhu cầu phát triển sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp và an toàn với đời sống cộng đồng.

2.1.2.2 Bảo hiểm xã hội

Khái niệm bảo hiệm xã hội

Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ chức và quản

lý nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất ổn định cuộc sống của người laođộng và gia đình họ khi gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng laođộng

Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội

- Theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO tại Côngước Giơnevơ năm 1952: Chăm sóc y tế; Trợ cấp ốm đau; Trợ cấp thấtnghiệp; Trợ cấp tuổi già; Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;Trợ cấp gia đình; Trợ cấp sinh sản; Trợ cấp tàn phế; Trợ cấp cho người bịmất người nuôi dưỡng

- Ở Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thực hiện 6 chế độ: Bảohiểm thất nghiệp; Trợ cấp ốm đau; Trợ cấp thai sản; Trợ cấp tai nạn laođộng và bệnh nghề nghiệp; Trợ cấp hưu trí; Trợ cấp tử tuất

- Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội:

+ Đóng bảo hiểm xã hội đều đặn;

+ Chi khác: chi quản lý, nộp bảo hiểm y tế theo quy định, chi hoahồng đại lý, v.v

2.1.2.3 Bảo hiểm thương mại

Khái niệm Bảo hiểm thương mại

Bảo hiểm thương mại hay hoạt động kinh doanh bảo hiểm đượcthực hiện bởi các tổ chức kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểmthương mại Bảo hiểm thương mại chỉ những hoạt động mà ở đó cácdoanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở người được bảo hiểmđóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồithường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra các rủi ro đã thỏa thuận trước trênhợp đồng

Nội dung Bảo hiểm thương mại

Nội dung của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ngoài mối quan hệgiữa doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng của mình (gọi là Người mua

Trang 5

bảo hiểm) còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa người bảo hiểm gốc

và người nhận tái bảo hiểm khi thực hiện tái bảo hiểm và bao hàm cáchoạt động của trung gian bảo hiểm như: môi giới, đại lý Nhà bảo hiểmthương mại hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận trongviệc đảm bảo rủi ro cho khách hàng của mình

Đặc điểm của Bảo hiểm thương mại

Một là, hoạt động bảo hiểm thương mại là một hoạt động thỏathuận (nên còn gọi là bảo hiểm tự nguyện);

Hai là, sự tương hổ trong bảo hiểm thương mại được thực hiệntrong một "cộng đồng có giới hạn", một "nhóm đóng";

Ba là, bảo hiểm thương mại cung cấp dịch vụ đảm bảo không chỉcho các rủi ro bản thân) mà còn cho cả rủi ro tài sản và trách nhiệm dânsự

2.1.2.4 Bảo hiểm y tế

Khái niệm bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động cácnguồn tài lực từ sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm để hìnhthành quỹ bảo hiểm, và sử dụng quỹ để thanh toán các chi phí khám chữabệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau

Theo Luật Bảo hiểm y tế khái niệm: BHYT là hình thức bảo hiểmđược áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợinhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệmtham gia theo quy định của Luật này

Đặc điểm của bảo hiểm y tế

Vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi hoàn;Quá trình phân phối quỹ bảo hiểm y tế gắn chặt với chức nănggiám đốc bằng đồng tiền đối với mục đích tạo lập và sử dụng quỹ

Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm y tế

Vì quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và bảo đảm an toàn sứckhỏe cho cộng đồng;

Chỉ bảo hiểm cho những rủi ro không lường trước được, không bảohiểm những rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra;

Hoạt động dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít

Đối tượng của bảo hiểm y tế

Đối tượng của bảo hiểm y tế là sức khỏe của người được bảo hiểm(rủi ro ốm đau, bệnh tật, )

Hình thức của bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế bắt buộc;

Bảo hiểm y tế tự nguyện

Phạm vi của bảo hiểm y tế

Trang 6

Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội của mọi quốc gia trên thếgiới do chính phủ tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của mọitầng lớp trong xã hội để thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảohiểm;

Người tham gia bảo hiểm y tế khi gặp rủi ro về sức khỏe đượcthanh toán chi phí khám chữa bệnh với nhiều mức khác nhau tại các cơ sở

y tế;

Một số loại bệnh mà người đến khám bệnh được ngân sách nhànước đài thọ theo quy định; cơ quan bảo hiểm y tế không phải chi trảtrong trường hợp này

Cơ chế hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế

- Hình thành quỹ bảo hiểm y tế:

+ Ngân sách nhà nước cấp;

+ Tài trợ của các tổ chức xã hội, từ thiện;

+ Phí bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm, đối với ngườinghỉ hưu, mất sức: do bảo hiểm xã hội đóng góp;

+ Phí bảo hiểm của tổ chức sử dụng người lao động

- Sử dụng quỹ bảo hiểm y tế:

+ Thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm theo địnhmức;

+ Chi dự trữ, dự phòng;

+ Chi cho đề phòng hạn chế tổn thất;

+ Chi phí quản lý;

+ Chi trợ giúp cho hoạt động nâng cấp các cơ sở y tế

2.2 Lịch sữ hình thành và phát triển của BHYT

2.2.1 Sự ra đời và phát triển của BHYT ở một số nước trên thế giới 2.2.1.1 BHYT ở Pháp

Hệ thống BHYT Pháp nằm trong hệ thống chung về Bảo hiểm xãhội và hoạt động rất có hiệu quả với sự tham gia của 99% đối tượng bắtbuộc và 69,3% đối tượng tự nguyện Nhiệm vụ của BHYT là thanh toántừng phần hay toàn bộ chi phí trong dịch vụ y tế cho người được bảohiểm và bù lại phần lương bị mất khi người bảo hiểm bị nghỉ việc làm để

đi khám chữa bệnh (chế độ trợ cấp tiền lương)

BHYT Pháp được thực hiện tốt nhất hiện nay với mô hình sau:+ Thành lập tiểu ban BHYT thuộc Bộ y tế - xã hội, tiểu ban nàyđược chia thành bốn bộ phận: Bộ phận chỉ đạo các cơ sở y tế Bộ phậnchỉ đạo quan hệ các đối tượng bảo hiểm, các hoạt động y tế xã hội và bộphận dự phòng Bộ phận chỉ đạo nhiệm vụ y dược và trang thiết bị Bộphận chỉ đạo BHYT không hưởng lương

+ Tổ chức BHYT của Pháp quan tâm đến các vấn đề sau: Giáo dụcsức khoẻ ban đầu cho cộng đồng Dự phòng khi có những việc bất trắc

Trang 7

trong xã hội xảy ra Tuyên truyền vận động tham gia BHYT Thông tin y

tế Tổ chức BHYT Pháp bao gồm: 97.000 nhân viên ngành BHYT 150

cơ quan BHYT 11.000 cơ sở khám chữa bệnh và y tế xã hội 22.345 thầythuốc tư vấn hoạt động cho ngành BHYT nhằm bảo vệ quyền lợi chongười được bảo hiểm

+ Quỹ BHYT được hình thành từ sự đóng góp của các đối tượngtham gia, quỹ này được phân thành 3 cấp: Quỹ BHYT trung ương: đặt tạiParis (là cơ quan quản lý Nhà nước), gồm có Hội đồng quản lý và Banquản lý Quỹ BHYT địa phương: tự hạch toán hoạt động nhưng theo quychế của Nhà nước, bao gồm: 16 quỹ khu vực (liên tỉnh) 129 quỹ cơ sở(cỡ tỉnh, thành) 4 quỹ BHYT hải ngoại (4 vùng hải đảo) Quỹ BHYT cơ

sở Mỗi loại quỹ này đều phải tổ chức quản lý chặt chẽ dưới sự điều hànhcủa tiểu ban BHYT và được hạch toán theo cơ chế cân đối thu chi Bảohiểm y tế ơ Pháp cũng được thực hiện dưới hai hình thức bắt buộc và tựnguyện Bắt buộc đối với người làm công ăn lương Cả hai loại đối tượngnày khi đi khám chữa bệnh và điều trị đều có quyền bình đẳng ngangnhau Vấn đề thanh toán được thực hiện theo phương thức thực thanh,thực chi

Nguồn thu BHYT của Pháp bao gồm: Người sử dụng lao độngđóng góp 66%; Người lao động đóng góp 29,5%; Nhà nước hỗ trợ 1,9%;Các nguồn khác 2,6% của quỹ BHYT

2.2.1.2 Bảo hiểm y tế ở Hàn Quốc

Hàn Quốc đã xây dựng luật BHYT từ năm 1963 Lúc đầu Chínhphủ Hàn Quốc áp dụng chương trình BHYT tự nguyện, nhưng hầu nhưkhông có người tham gia, dẫn đến luật này bị vô hiệu hoá Mãi đến năm

1976 Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng luật BHYT mới dựa trên cơ sởBHYT bắt buộc Từ tháng 7 năm 1977, theo luật mới này những doanhnghiệp có từ 10 lao động trở lên tham gia đóng BHYT bắt buộc Đến năm

1978 thì những doanh nghiệp có từ 5 lao động trở lên bắt buộc phải thamgia BHYT Năm 1981 BHYT được mở rộng thí điểm đến cả những ngườilao động tự do, ở cả nông thôn và thành thị Ngay từ khi thực hiện, Nhànước đã xác định và giao nhiệm vụ cho ngành y tế phải từng bước nângcao trách nhiệm chăm sóc ngời bệnh, đáp ứng có hiệu quả nhu cầu khámchữa bệnh của nhân dân

- BHYT Hàn Quốc được chia thành 4 loại:

+ Bảo hiểm cho công nhân các xí nghiệp công thương chiếm53,2%

+ Bảo hiểm cho cán bộ Nhà nước và giáo viên trường tư chiếm15,4%

+ Bảo hiểm cho các nhóm lao động cá thể chiếm 1%

+ Bảo hiểm cho người lao động ở nông thôn chiếm 27,3%

Trang 8

- Nguồn quỹ BHYT ở đây được hình thành từ 3 loại sau:

+ Thu từ các đơn vị tổ chức xã hội

+ Thu từ các tầng lớp dân cư

+ Thu từ các tổ chức, hiệp hội từ thiện Trong các nguồn thu nóitrên, thu từ phí BHYT vấn là chủ yếu, chiếm xấp xỉ 82%

- Quỹ này được sử dụng như sau:

+ Chi phí khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu chiếm80%

+ Chi cho quản lý chiếm 12%

+ Phần còn lại lập quỹ dự phòng, riêng việc nâng cấp các cơ sởkhám chữa bệnh thì Nhà nước tài trợ là chủ yếu

- Mức đóng góp được quy định cụ thể như sau:

+ Viên chức đóng góp từ 2-8% tiền lương hàng tháng hoặc thunhập của mình

+ Công nhân làm việc trong các doanh nghiệp đóng góp từ 5-7%thu nhập

+ Nếu căn cứ vào mối quan hệ trong quá trình lao động thì người

sử dụng lao động phải đóng góp từ 34-50%, phần còn lại người lao độngđóng góp từ 50 - 66%

- Cơ chế BHYT Hàn Quốc được sắp xếp như sau:

BHYT do sự phối hợp giữa cơ quan là Bộ Y Tế và Bộ Lao Động

-Xã Hội thực hiện, tuy vậy vẫn có sự tài trợ của Nhà nước về nhiều mặt,

do đó thành lập Hội đồng quản trị để đứng ra tổ chức quản lý, hội đồngnày do Bộ y tế chủ trì

Cơ sở khám chữa bệnh ở Hàn Quốc được Nhà nước quy định thốngnhất ở một số nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Tổ chức khám chữa bệnh cho ngời có thẻ theo đúng Luật BHYT

+ Tổ chức thực hiện luật BHYT một cách toàn diện và triệt để, baogồm: thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám chữa bệnh; tổ chức bán bảohiểm; giải quyết đơn th khiếu nại của các bên; thanh quyết toán quỹBHYT

2.2.1.3 Bảo hiểm y tế ở Nhật Bản

Trang 9

Bảo hiểm y tế ở Nhật Bản ra đời năm 1922, đến nay đã phát triểnvới hiệu quả đáp ứng ngày càng cao nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sứckhoẻ cho nhân dân BHYT thực sự góp phần làm tăng trưởng kinh tế củaNhật Bản trong những năm của thập kỷ 80 và 90.

- Đối tượng tham gia BHYT

+ BHYT bắt buộc với những ngời làm công ăn lương tại các doanhnghiệp thường xuyên thuê ít nhất 5 người và những người làm việc chocác tổ chức cơ quan Nhà nước, đoàn thể xã hội; những người về huưđược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ tại cac nghiệp đoàn BHYT quản lý

+ Đối tượng BHYT tự nguyện là những người không thuộc diệntham gia BHYT bắt buộc, ngoài ra còn có những người ăn theo là thânnhân của người được BHYT, bao gồm: bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, concháu ruột, anh chị em người được hưởng BHYT

- Nguồn tài chính của BHYT ở Nhật Bản bao gồm: tiền đóng gópBHYT của những người tham gia và tiền trợ cấp của Nhà nước Mứcđóng góp BHYT do Chính phủ quản lý trong phạm vi từ 6,6% đến 9,1%thu nhập, trong đó người lao động đóng góp 50%, người sử dụng laođộng đóng góp 50% Mức đóng BHYT do nghiệp đoàn quản lý, phạm vi

từ 3% đến 9,5% thu nhập, trong đó người lao động đóng 43% và người sửdụng lao động đóng 57% Nhà nước hỗ trợ tài chính cho phí hành chínhcủa BHYT trong phạm vi từ 16,4% đến 20% nhu cầu chăm sóc BHYT

- Quyền lợi của người tham gia BHYT: Cơ quan BHYT chi trả chiphí cho người tham gia BHYT và người ăn theo khi họ ốm đau, thươngtật, thất nghiệp, họ được chăm sóc y tế theo mức đóng

2.2.2 Sự ra đời và phát triển của BHYT Việt Nam

Nhận thức được sự cần thiết của BHYT trong giai đoạn mới, Đảng

và Nhà nước ta đã chính thức giao cho Bộ y tế và Bộ tài chính xem xét vàthực hiện chính sách BHYT ở Việt Nam, và lấy Hải Phòng làm nơi thíđiểm đầu tiên vào năm 1989 Thêm vào đó ngay khi Chính phủ đang xemxét ban hành Nghị định về BHYT, Bộ y tế đã tổ chức các lớp tập huấncho đội ngũ cán bộ tương lai của BHYT, trang bị cho họ những kiến thức

cơ bản về tổ chức hoạt động của BHYT Đây là một việc làm hết sức cầnthiết và kịp thời đón nhận sự ra đời của hệ thống BHYT tại Việt Nam.Ngày 25/08/1992, căn cứ vào luật tổ chức HĐBT ngày 04/07/1981 và căn

cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo đềnghị của Bộ trởng Bộ y tế, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định

NĐ 299/HĐBT chính thức công bố sự ra đời của BHYT nước Cộng hoà

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, và có hiệu lực từ ngày 01/10/1992

Sau khi Nghị định 299/HĐBT ra đời, đến cuối năm 1992, đã có 53

cơ quan BHYT bao gồm 51 cơ quan BHYT tỉnh, thành phố và BHYTViệt Nam, chi nhánh BHYT Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh đã

Trang 10

được thành lập, còn 2 địa phương Hải Phòng và Gia Lai đến tháng 4/1993mới được thành lập cơ quan BHYT Đến năm 1996 cả nước có 59 cơquan bao gồm 53 tỉnh, thành phố, 4 BHYT của các ngành: Dầu khí, Cao

su, Giao thông và Than, cùng với BHYT Việt Nam và chi nhánh củaBHYT tại thành phố Hồ Chí Minh Nhiều BHYT tỉnh, thành phố đã xâydựng chi nhánh BHYT tại các huyện và khu vực, những nơi BHYT tựnguyện phát triển đã có BHYT ở xã, phường Đi đôi với sự phát triển của

hệ thống BHYT là sự lớn mạnh không ngừng của đội ngũ cán bộ ngànhBHYT Từ khi ra đời cho đến nay đã có trên 2.000 cán bộ làm việc trong

hệ thống BHYT với tỷ lệ được đào tạo từ đại học trở lên chiếm hơn 50%trong tổng số lao động đang tham gia làm việc ở hệ thống BHYT Với sựlớn mạnh và phát triển không ngừng, BHYT đã thực sự khẳng định đượcvai trò của mình trong giai đoạn mới

Trong giai đoạn đầu thực hiện điều lệ 299/HĐBT, Bộ y tế giao choBHYT Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện trong phạm vi toànquốc Ngoài chức năng quản lý về chuyên môn nghiệp vụ đối với BHYTcác tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các ngành đặc thù trong cảnước, BHYT Việt Nam còn trực tiếp khai thác và quản lý các cơ quan xínghiệp thuộc Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội và thànhphố Hồ Chí Minh

Tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XII, Luật BHYT đã được Quốchội thông qua Đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng thể hiện ýchí và quyết tâm của Nhà nước ta trong trong thực hiện mục tiêu BHYTtoàn dân, xây dựng nền y tế Việt Namtheo định hướng công bằng, hiệuquả và phát triển

Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22 - 11 - 2012 của BộChính trị khóa XI; ngày 15 - 01 - 2013 Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóaXIV tỉnh Cà Mau đã ban hànhKế hoạch số 13-KH/TU về tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giaiđoạn 2012 - 2020

Ngày 29 tháng 3 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyếtđịnh số 538/QĐ-Ttg về việc Phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tớibảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 – 2015 và 2020; nhằm mở rộngphạm vi bao phủ của BHYT về tỷ lệ dân số tham gia BHYT, về phạm vidịch vụ y tế được thụ hưởng và giảm tỷ lệ chi trả từ tiền túi của người sửdụng dịch vụ y tế

2.3 Kết quả thực hiện BHYT ở Việt Nam

So với lịch sử BHYT thế giới hàng trăm năm thì chặng đường 20năm thực hiện Chính sách pháp luật về BHYT ở Việt Nam, nhất là saugần 4 năm thực hiện Luật BHYT, chúng ta đã đạt được kết quả bước đầuquan trọng về BHYT, khẳng định chủ trương, quan điểm đúng đắn, nhất

Trang 11

quán của Đảng, Nhà nước về chính sách BHYT Việt Nam đang từngbước tiếp cận với mục tiêu BHYT toàn dân, góp phần thực hiện tiến bộ,công bằng xã hội, phát triển kinh tế và bảo đảm chính sách an sinh xã hộiphù hợp xu thế chung của thế giới.

BHYT Việt Nam về bản chất là BHYT xã hội, là cơ chế tài chínhchi trả trước đảm bảo để người dân khi ốm đau có nguồn tài chính chi trả,tránh bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn BHYT Việt Nam đang từng bướcthay thế cơ chế bao cấp trong KCB bằng việc Nhà nước tăng đầu tư ngânsách để hỗ trợ cho người dân, đồng thời huy động nguồn lực từ xã hội,người dân và cộng đồng để tham gia BHYT Với định hướng đúng và sự

nỗ lực của Nhà nước, ngành y tế, BHXH, tài chính, giáo dục, lao động,các cơ quan liên quan, UBND các cấp trong thực hiện trách nhiệm đượcgiao, phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiệnLuật BHYT, tỷ lệ dân số tham gia BHYT đã tăng nhanh, người tham giaBHYT được hưởng dịch vụ KCB, kỹ thuật y tế hiện đại, chất lượng hơn,được cung ứng thuốc KCB, kể cả thuốc mới, hiệu quả giúp hàng triệulượt người vượt qua ốm đau và các căn bệnh mạn tính, nan y, hiểmnghèo Quỹ BHYT đang dần trở thành nguồn tài chính cơ bản phục vụcho hoạt động của các bệnh viện, góp phần giảm mức chi trả từ tiền túicủa người bệnh cho công tác chăm sóc sức khỏe

Chính sách BHYT Việt Nam đã bảo đảm nguyên tắc chia sẻ rủi rogiữa những người tham gia BHYT, đồng thời cũng đảm nhận nhiều chínhsách phúc lợi xã hội khác Đến cuối năm 2012, gần 70% dân số cả nước

đã tham gia BHYT, với phần đóng góp của người lao động, người sửdụng lao động và người dân chiếm khoảng 58% trong tổng thu BHYT,tạo nền móng quan trọng để tiến tới BHYT toàn dân Nhiều tỉnh miền núi

và Tây Nguyên gần hoàn thành việc thực hiện BHYT toàn dân QuỹBHYT từ chỗ bị bội chi đến năm 2012 đã cân đối và có kết dư

Tuy vậy, để tiến tới BHYT toàn dân và đạt mục tiêu xây dựng nền

y tế công bằng, hiệu quả và phát triển, chúng ta phải tiếp tục vượt quamột số tồn tại, thách thức, đó là:

1 Trong khi tỷ lệ bao phủ BHYT bình quân cả nước là gần 70%,thì vẫn còn một số địa phương có tỷ lệ tham gia BHYT thấp; bên cạnhnhiều tỉnh có quỹ BHYT kết dư hàng trăm tỷ đồng chưa được phân bổ lại

để sử dụng thì một số địa phương liên tục bội chi quỹ BHYT và nhận sự

hỗ trợ của quỹ trung ương nhiều năm mà chưa có cơ chế giải quyết hữuhiệu; chưa có giải pháp để thúc đẩy nhóm đối tượng có tỷ lệ tham giaBHYT thấp; chưa có cơ chế cụ thể để tạo điều kiện cho các nhóm cuốicùng tham gia lộ trình BHYT toàn dân vào năm 2014 như quy định tạiĐiều 51 của Luật BHYT

Ngày đăng: 10/04/2015, 20:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w