TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP SHBank (Trang 47 - 51)

Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động càng dồi dào sẽ giúp ngân hàng càng tự chủ trong kinh doanh và mở rộng quy mô tín dụng. Vì vậy ngân hàng đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn nhãn rỗi nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay với nền kinh tế.

Mặc dù lãi suất thị trường trong những năm qua có sự biến động, rất nhiều ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản nhưng hoạt động nguồn vốn của SHB vẫn đảm bảo thanh khoản, nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn và nguồn vổn luôn ổn định cho hoạt động kinh doanh. Với hoạt động huy động vốn được quản lý tập trung tại Trụ sở chính, SHB đã áp dụng các cơ chế, chính sách linh hoạt và phù hợp đẩy mạnh huy động vốn từ Tổ chức kinh tế và cá nhân, từ đó đã có được kết quả rất khả quan: tốc độ tăng trưởng của tiền gửi có kỳ hạn của TCKT là 140%; tốc độ tăng trưởng từ tiền gửi tiết kiệm dân cư là 93% so với cuối năm.

Sơ đồ 2:Tổng tiền gửi khách hàng của SHB năm 2009-2011

đv tính: triệu đồng

(Nguồn : BCTC của SHB năm 2009, 2010, 2011)

Trong những năm vừa qua, tỷ lệ tăng trưởng huy động khách hàng của SHB tương đối ốn định. Năm 2009, 2010, 2011 tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi của khách hàng luôn ở mức cao lần lượt là 54% và 75%, 35,7% . Năm 2011, do hạn chế mức tăng cung tiền cho nền kinh tế và chính sách ưu tiên cho kiềm chế lạm phát của Chính phủ, tăng trưởng huy động của SHB không cao bằng so với 2 năm trước đó.

Tỷ lệ này cao hơn khá nhiều so với mức bình quân ngành ngân hàng 27% cho thấy SHB đã đạt thành công nhất định khi mở rộng nhanh chóng mạng lưới hoạt động để tăng cường huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế. Qua đó cho thấy ngân hàng đã có những chính sách thích hợp đet thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế nhằm đảm bảo họat động cho ngân hàng.

Bảng 1: Tiền gửi của SHB năm 2009-2011

Đv tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010/2009 Năm 2011/2010

+/- % +/- %

Tiền gửi không

kỳ hạn 4.082.543 4.106.701 4.291.401 24.158 0,59 184.700 4,5 Tiền gửi

có kỳ hạn 10.402.050 21.354.186 30.337.921 10.952.136 105,3 8.983.735 42.1 Tổng 14.484.593 25.460.887 34.629.322 10.976.294 75,8 9.168.435 36.1

(Nguồn: BCTC của SHB năm 2010, 2011)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi của ngân hàng SHB. Qua bảng 1 ta thấy tiền gửi biến động qua 3 năm như sau:tổng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn năm 2009 là 14.484.593 triệu đồng, năm 2010 là 25.460.887 triệu đồng, tăng 10.976.294 triệu đồng (75,8%); năm 2011 là 34.629.332 triệu đồng, tăng 9.168.435 triệu đồng ( 36,1%). Nhìn chung, nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm. Tiền gửi thanh toán năm 2010 tăng lên đáng kể , sang năm 2011 tuy tốc độ tăng chậm lại nhưng vẫn giữ mức ổn định.

Năm 2009 tiền gửi không kỳ hạn là 4.082.543 triệu đồng, năm 2010 tiền gửi không kỳ hạn đạt 4.106.701 triệu đồng, tăng 24.158 triệu đồng tương đương 0,59% so với năm 2009. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu năm 2008, cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi có kỳ hạn giữa các ngân hàng trong nước khiến cho người dân thích gửi tiền có kỳ hạn hơn nhằm hưởng lãi. Sang năm 2011, tiền gửi không kỳ hạn là 4.291.401 triệu đồng, tăng 184.700 triệu đồng tương đương 4,5%. Bước sang năm 2011, tình hình kinh tế có nhiều khởi sắc hơn năm 2010, khung lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tăng khá mạnh. Nhiều NHTM sở dĩ phải tăng mạnh lãi suất kỳ hạn ngắn nhằm giảm tối đa thiệt hại mà người gửi tiền phải chịu sau khi NHNN quy định, người rút tiền trước hạn phải chịu lãi suất không kỳ hạn cũng như việc chấm dứt các chương trình tiết kiệm linh hoạt theo Thông tư số 04/2011/TT-NHNN. Thực tế, việc đẩy các mức lãi suất trên lên cao là "cực chẳng đã" để thu hút vốn. Bản thân ngân hàng SHB cũng có chính sách đa dạng hóa các hình thức tiền gửi thanh toán kết hợp với các chương trình dự thưởng nhằm thu hút người dân, loại tiền gửi thanh toán này có xu hướng tăng lên. Tốc độ tăng năm 2011 là 4.5%, cao hơn hẳn so với năm 2010 là 0,59%.

Tiền gửi có kỳ hạn năm 2010 là 21.354.186 triệu đồng, tăng 10.952.136 triệu đồng so với năm 2009, tương đương 105.3%; năm 2011 đạt 30.337.921 triệu đồng, tăng 8.983.735 triệu đồng, tương ứng 42,1% so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn năm 2011 chỉ đạt 42.1% thấp hơn hẳn năm 2010 là 105,3%. Sở dĩ có kết quả như vậy là do sang năm 2011, NHNN đã áp dụng các công cụ quản lý nhằm ngăn chặn sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng để thu hút nguồn vốn, áp dụng trần lãi suất huy động là 14% đồng thời ban hành Thông tư 04 quy định các khoản rút vốn trước hạn của khách hàng chỉ được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ

hạn ảnh hưởng đến xu hướng chọn loại hình gửi tiền của người dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP SHBank (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w