KẾT QUẢ KINH DOANH

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP SHBank (Trang 57 - 66)

Bảng 8: Kết quả kinh doanh SHB năm 2009-2011

Đv tính: triệu đồng

Chỉ tiêu năm 2009 năm 2010 năm 2011 2010/2009 2011/2010

(+)/(-) % (+)/(-) % 1. Tổng thu nhập 2.015.359 4.087.452 8.241.863 2.072,3 102,8 4.154.411 102 2. Tổng chi phí 1.699.449 3.430.719 7.240.368 1.830,7 114,4 3.809.649 111 3. LNTT 415910 656.733 1.001.495 241543 58,1 344.762 52.5

(Nguồn: BCTC của SHB năm 2010, 2011)

Sự đoàn kết nội bộ nhất trí cao trong Hội đồng quản trị, ban TGĐ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản trị, điều hành kinh doanh của SHB được hiệu quả. LNTT năm 2010 đạ 656.733 triệu đồng, tăng 58,1% so với năm 2009. LNTT năm 2011 đạt 1.001.495 triệu đồng , tăng 344.762 triệu đồng (tương đương 52.5%)

so với năm 2010, đạt 95% so với kế hoạch năm 2011.

Hệ thống công nghệ Corebanking Intellect và Core Thẻ (SmartVista) đã golive thành công vào ngày 01/05/2010, với hệ thống Corebaking hiện đại này giúp SHB tăng cường khả năng quản trị điều hành, các giao dịch thực hiện trên hệ thống luôn được giám sát chặt chẽ giúp hạn chế và giảm thiểu rủi ro, chi phí trong hoạt động. Hệ thống cũng cung cấp các công cụ cho phép SHB có thể quản lý, theo dõi tức thời mọi hoạt động kinh doanh giúp Lãnh đạo đưa ra các quyết định kịp thời, chính xác.

SHB được Moody’s – một Công ty quốc tế chuyên thực hiện các nghiên cứu và đánh giá các chỉ số hoạt động của các tổ chức tài chính/ngân hàng- xếp hạng chung là Ba3/ổn định, cùng với thứ hạng của Quốc gia và các ngân hàng Việt Nam khác bao gồm ACB, BIDV, Techcombank, Ngân hàng Quốc tế và Ngân hàng Quân đội.

Trong năm 2010, SHB đã giành được một số giải thưởng/danh hiệu quốc tế có uy tín như:

+ “Ngân hàng Tài trợ thương mại Tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tạp chí Global Finance (Mỹ) và Finance Asia (Hồng Kông) bình chọn.

+ “Ngân hàng Tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tạp chí The Banker của tập đoàn truyền thông Financial Times (Anh) bình chọn.

+ “Ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2010” do Ngân hàng The Bank of New York Mellon (BNY Mellon) bình chọn.

2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN-HÀ NỘI

2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại SHB

Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp nói chung cũng như rủi ro trong

hoạt động tín dụng của NHTM nói riêng là vấn đề khó tránh khỏi. Rủi ro tín dụng được đánh giá bằng các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khoanh, nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng RRTD. Ngoài ra RRTD còn được đánh giá thông qua việc NHTM phân tích, đánh giá chi tiết đối với từng món nợ trong hạn có tiềm ẩn rủi ro, thông qua việc phân loại nợ trước và trong khi cho vay.

Thông thường, tỷ lệ rủi ro tín dụng cho phép của ngân hàng từ 0% - 3% là tốt, từ 3% - 5% là không tốt nhưng có thể chấp nhận được. Theo thông lệ quốc tế thì tỷ

lệ rủi ro trên 5% thể hiện chất lượng tín dụng yếu kém.

Từ năm 2005, trên cơ sở quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đã thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại điều 6 của quyết định này:

- Nhóm1 : Nợ đủ tiêu chuẩn

- Nhóm2 : Nợ cần chú ý (nợ quá hạn < 90 ngày)

- Nhóm3 : Nợ dưới tiêu chuẩn (90 ngày < nợ quá hạn < 180 ngày) - Nhóm4 : Nợ nghi ngờ (181ngày < nợ quá hạn < 360 ngày) - Nhóm5 : Nợ có khả năng mất vốn (nợ quá hạn>360 ngày)

Trên cơ sở phân loại nợ thành 5 nhóm, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội trích lập dự phòng rủi ro để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ như cam kết. Dự phòng rủi ro bao gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để đề phòng những tổn thất có thể xảy ra. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể như sau: - Nhóm1 : Tỷ lệ trích lập 0% - Nhóm2 : Tỷ lệ trích lập 5% - Nhóm3 : Tỷ lệ trích lập 20% - Nhóm4 : Tỷ lệ trích lập 50% - Nhóm5 : Tỷ lệ trích lập 100%

Ngoài tỷ lệ cụ thể, ngân hàng còn trích lập dự phòng chung tỷ lệ 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Việc thực hiên phân loại nợ và trích lập dự phòng đã tạo thế chủ động hơn rất nhiều trong việc phòng chống rủi ro, không chỉ với những rủi ro hiện hữu mà cả với những rủi ro tiềm ẩn, tăng sức chịu đựng của ngân hàng khi xảy ra rủi ro.

Đv tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nợ nhóm I 12.414.10 7 23.438.102 27.789.000 Nợ nhóm II 56.445 596.555 796.587 Nợ nhóm III 50.895 36.159 190.092 Nợ nhóm IV 148.830 39.376 154.147 Nợ nhóm V 158.471 265.396 278.343 Tổng dư nợ 12.828.74 8 24.375.588 29.208.169 Nợ quá hạn 414.641 937.486 1.419.169 Nợ xấu 358.196 340.931 622.582 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 3,23% 3,85% 4,86% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 2,8% 1,4% 2,13%

(Nguồn: BCTC của SHB năm 2010,2011)

2.2.1.1. Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Hoạt động tín dụng của ngân hàng gặp những khó khăn và thách thức lớn trong giai đoạn 2009-2011. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng ở mức cao (>3%), trên mức an toàn. Năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn là 3,23%, năm 2010 là 3,85%, năm 2011 là 4,86%. Qua số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng có xu hướng tăng trong giai đoạn này.

Sơ đồ 3: Nợ quá hạn của ngân hàng năm 2009-2011

(Nguồn: BCTC của SHB năm 2010, 2011)

Nguyên nhân là trong giai đoạn từ năm 2009-2011 là thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính thế giới. Mặc dù quy mô tín dụng trong giai đoạn này của ngân hàng có xu hướng tăng lên nhưng dưới tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt do NHNN quy định nhằm kiềm chế lạm phát, sự khủng hoảng về giá nhiên liệu lương thực thế giới khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng ở mức cao. Đối tượng khách hàng chính của ngân hàng là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tác động trên, chi phí đầu vào sản xuất tăng cao, khả năng tiếp cận nguồn vốn trở nên khó khăn hơn khiến cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không hiệu quả, dẫn đến khả năng không trả được nợ ngân hàng hay chậm trả nợ.

Hoạt động tín dụng trong nền kinh tế có một mối quan hệ tương tác với vấn đề lạm phát, tín dụng tăng trưởng nóng là một nguyên nhân dẫn đến lạm phát và khi tình trạng lạm phát trở nên quá đà sẽ dẫn đến trạng thái bất ổn của thị trường tiền tệ và tín dụng.

Thực tế diễn biến của thị trường tín dụng trong những năm gần đây cho thấy, khi tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế tăng cao, NHNN thực hiện quyết liệt các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt để chống lạm phát thì hoạt động tín dụng của các NHTM lập tức bị ảnh hưởng và đã có lúc rơi vào trạng thái căng thẳng, đình trệ. Lãi suất cho vay tăng lên và vượt quá sức chịu đựng của nhiều doanh nghiệp, tình trạng nợ xấu có chiều hướng gia tăng.

Tăng trưởng tín dụng bị hạn chế do chính sách tín dụng khắt khe hơn, một mặt là do phải thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, mặt khác là do huy động vốn gặp khó khăn, chi phí vốn tăng cao trong khi lại bị khống chế lãi suất đầu ra gây thua lỗ, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp không thuận lợi nên ngân hàng chủ động cắt giảm tín dụng để đáp ứng mục tiêu an toàn và thanh khoản. Khi đã bị hạn chế về tăng trưởng tín dụng và trong điều kiện nguồn vốn khó khăn, nên để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi cho vay, các Ngân hàng đã phải điều chỉnh danh mục cho vay theo hướng tập trung vốn cho các lĩnh vực kinh tế có mức độ ổn định cao như lĩnh vực sản xuất, cho vay xuất khẩu …, hạn chế và cắt giảm cho vay vào các lĩnh vực chịu tác động lớn của lạm phát như chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng.

[

2.2.1.2. Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Bảng 10: Nợ xấu của ngân hàng năm 2009-2011

Đv tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % Nợ xấu 358.196 340.931 622.582 (17.265) (4,8) 281.651 82,6 Tỷ lệ nợ xấu 2,8% 1,4% 2,13%

(Nguồn: BCTC của SHB năm 2010, 2011)

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng qua các năm đều <3%, thấp hơn tỷ lệ an toàn theo thông lệ quốc tế là 5%.

Năm 2010, dư nợ xấu của ngân hàng là 340.931 triệu đồng giảm 17.265 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là do chính phủ áp dụng các chính sách nới lỏng nhằm khuyến khích sản xuất trong nước, thêm vào đó là tình hình kinh tế trong nước lẫn thế giới cũng có những tiến triển dẫn đến dư nợ xấu của ngân hàng giảm nhẹ. Tỷ lệ nợ xấu năm 2010 là 1,4%, thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu năm 2009 là 2,8%. Nhưng nhìn chung nợ xấu của ngân hàng có xu hướng tăng qua .

Năm 2011 nợ xấu của ngân hàng là 622.582 triệu đồng, tăng 281.651 triệu đồng ( 82,6%) so với năm 2010. Năm 2011, lạm phát gia tăng, giá cả vật tư, hàng hoá và các chi phí đầu vào của doanh nghiệp bị đẩy lên, kèm theo đó là lãi suất tiền vay ngân hàng cao ( do cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng nhằm thu hút nguồn vốn ) đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ tiền vay của doanh nghiệp đối với ngân hàng. Ngân hàng xiết chặt việc cho vay sẽ dẫn đến tình trạng nền kinh tế thiếu tính thanh khoản, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau, mất khả năng thanh toán; nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đứng trước nguy cơ phá sản, đẩy gánh nặng nợ xấu về phía các ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng năm 2011 là 2,13%, cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu năm 2010 (1.4%) nhưng vẫn thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu năm 2009. Mặc dù dư nợ xấu năm 2011 tăng 73,8% so với năm 2009 nhưng tỷ lệ nợ xấu lại giảm chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện công tác quản lý tín dụng linh hoạt, phù hợp nhằm giảm rủi

ro tín dụng cho ngân hàng.

2.2.1.3. Tình hình rủi ro mất vốn

Bảng 11:Nợ mất vốn của ngân hàng năm 21009-2011

Đv tính: triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng dư nợ 12.828.748 24.375.588 29.208.169

Dư nợ mất vốn 158.471 265.396 278.343

Tỷ lệ nợ mất vốn 1,2% 1,1% 0,9%

(Nguồn: BCTC của SHB năm 2010, 2011)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ mất vốn của ngân hàng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2009-2011. Tỷ lệ nợ mất vốn năm 2009 là 1,2%, năm 2010 là 1,1%, năm 2011 giảm xuống còn 0,9%. Dư nợ nhóm V của ngân hàng qua các năm có tăng lên nhưng tỷ lệ này lại giảm xuống. Có thể thấy trong tình hình kinh tế trong nước còn tồn tại nhiều khó khăn, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại nhưng ban lãnh đạo ngân hàng đã có những thay đổi trong chính sách quản trị rủi ro thích hợp khiến rủi ro mất vốn của ngân hàng thay đổi theo hướng có lợi cho ngân hàng.

2.2.2. Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại SHB

2.2.2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý rủi ro tín dụng

Trong quá trình hoạt động của mình, ngân hàng luôn chấp hành nghiêm chỉnh

các quy định của NHNN về quản lý rủi ro tín dụng. Các quy định gồm có:

- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt nam ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

- Quyết định 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của Thống đốc NHNN về việc “Ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng”.

- Quyết định 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của Thống đốc NHNN về việc “Ban hành quy chế kiểm toán nội bộ tổ chức tín dụng”.

một số điều của quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN.

- Thông tư số 38/2006/TT-BTC ngày 10/05/2006 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục và xử lý tài chính đối với hoạt động mua, bán, bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.

- Quy chế cho vay theo quyết định1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc “Ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” của Thống đốc NHNN.

- Thông tư 19/2010/TT-NHNN, quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD

2.2.2.2. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Việc trích lập dự phòng luôn được Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội coi trọng. Trên cơ sở phân loại các khoản nợ, ngân hàng đã trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Định kỳ hàng quý, ngân hàng thực hiện việc phân loại và trích lập dự phòng cùng với xét duyệt các khoản nợ rủi ro, đồng thời lập phương án thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.

Bảng 12: Tỷ lệ dự phòng rủi ro của ngân hàng năm 2009-2011

Đv tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng dư nợ 12.828.748 24.375.588 29.208.169

Trích lập dự phòng trong năm 127.084 274.056 354.686

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (%) 1% 1,1% 1,2%

(Nguồn: BCTC của SHB năm 2010, 2011)

Số tiền trích lập sự phòng hàng năm của ngân hàng có xu hướng tăng lên, chứng tỏ ngân hàng đã chú trọng quan tâm tới việc phòng ngừa và bù đắp rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Số tiền trích lập tăng lên do sự tăng trưởng của tín dụng, tuy nhiên trong năm 2011 khi mà tốc độ tăng trưởng tín dụng không cao (17.6%) nhưng trích lập dự phòng lại tăng bởi vì ngân hàng đã chủ động nhận biết trước tình hình hoạt động kinh doanh khó khăn sắp tới, nên đã chủ động ứng phó trước.

2.2.2.3. Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

ngân hàng. Để khắc phục rủi ro đó, ngân hàng cần phải bù đắp được các tổn thất xảy ra. Một trong những chỉ tiêu để đánh giá khả năng phòng chống rủi ro tín dụng đó chính là hệ số bù đắp rủi ro tín dụng.

Bảng13: Hệ số khả năng bù đắp rủi ro

Đv tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nợ quá hạn khó đòi 158.471 265.396 278.343

Dự phòng rủi ro được trích lập 127.084 274.056 354.686

Hệ số khả năng bù đắp rủi ro 0,8 1.03 1.3

(Nguồn: BCTC của SHB năm 2010, 2011)

Có thể nhận thấy rằng hệ số khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng là rất an

toàn, bù đắp tối đa rủi ro khi khách hàng không trả được nợ. Có được như vậy là do ngân hàng đã làm tốt công tác quản lý và phân loại nợ, từ đó định hướng được số phải trích lập dự phòng trong năm. Điều này là một việc làm thể hiện khả năng quản trị và phòng ngừa rủi ro tốt của bộ máy quản trị ngân hàng, thể hiện khả năng bù đắp của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra là rất cao.

2.2.2.4.Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của SHB

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP SHBank (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w