2.3.2.1.Những hạn chế
Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cơ bản đã phát huy tác dụng tích cự, góp phần bảo đảm hoạt động tín dụng tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, từ những kết quả thực trang phòng ngừa rủi ro tín dụng cho thấy còn có những tồn tại hạn chế sau:
- Ngân hàng đang sự dụng biện pháp xử lý rủi ro chuyển theo dõi ngoại bảng những khoản nợ lớn không có khả năng thu hồi. Mặc dù điều đó phản ánh sự chủ động ứng phó với rủi ro tín dụng song đồng thời cũng phản ánh thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng còn bất cập. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng làm tăng chi phí và ứ đọng vốn, giảm lợi nhuận của ngân hàng.
- Việc xử lý nợ xấu còn một số vấn đề tồn tại, biện pháp tích cực thu hồi nợ ngay từ khi phát sinh nợ xấu chưa được coi trọng, không thật chủ động trong
việc xử lý nợ tồn đọng, vẫn ỷ lại vào việc dùng dự phòng rủi ro để xử lý sau đó chuyển hạch toán ngoại bảng.
- Hệ thống thông tin tín dụng phòng ngừa rủi ro chưa phát huy thật sự hiệu quả, mới chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận các thông tin từ các ngân hàng khác và từ trung tâm thông tin tín dụng NHNN mà chưa có sự phân tích đánh giá gửi cho các chi nhánh làm cơ sở để thẩm định tín dụng và cho vay.
- Chất lượng tín dụng nhiều khi chưa được coi trọng, tuân thủ quy trình tín dụng chưa nghiêm ngặt. Một số cán bộ tín dụng quyết định cho vay còn dựa trên yếu tố chủ quan về tài sản đảm bảo không thật sự coi trọng đến hiệu quả của dự án phương án vay vốn. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay còn mang tính hình thức, chưa thường xuyên. Việc kiểm tra sau cho vay chưa được coi trọng, từ đó dẫn đến một số khách hàng còn sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khó khăn trong trả nợ ngân hàng.
- Các món vay đều dựa trên tài sản đảm bảo nhưng hiện chưa có hệ thống chuẩn mực chấm điểm tài sản đảm bảo tài sản đó. Vì vậy thời gian định giá tài sản đảm bảo kéo dài và tốn kém chi phí cho việc định giá. Việc đánh giá tài sản đảm bảo theo thoả thuận và tự chịu trách nhiệm xác định giá trị tài sản đảm bảo nên việc định theo giá tài sản theo giá thị trường là một vấn đề khó khăn. Bên cạnh đó ngân hàng chỉ tiến hành đánh giá tài sản khi phát hiện các khoản vay có vấn đề để tiến hành thủ tục thanh lý mà chưa quan tâm đến việc định giá lại tài sản định kỳ nên xuất hiện việc tài sản thanh lý thấp hơn so với giá trị thẩm định ban đầu.