1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Triết học - Dùng cho nghiên cứu sinh và học viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học. Tập 2

233 745 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 233
Dung lượng 4,99 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ˆ - =ỨU SINH VÀ HỌC VIÊN CAO HỌC CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC Ph

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO mm Ÿ ¬ T81 Net ch 4 tet : L4? \ i 2 4 po mm sone TRIET HOC

(DUNG CHO NGHIEN CUU SINH VA HOC VIEN CAO HOC KHONG THUOC

Trang 3

TẬP THẾ TÁC GIÁ: -PGS- PTS Nguyễn Hữu Vui - PTS Phạm Ngọc Thanh - PTS Nguyén Van Tan - PGS Vũ Ngọc Pha

TAP THE CHU BIEN:

-PGS- PTS Nguyén Hitu Vui

- PGS Vi Ngọc Pha

Trang 4

:

`

LOI NOI DAU

Thực hiện chủ trương đảo tạo hệ nghiền cứu sinh và cao học

trong nước chấp hành Quyết định 1339 QĐSĐH ngày 7-7-1992

của Bộ Giáo dục và đào tạo năm I993 Vụ công tác chính trị và học sinh (Hộ Giáo dục và đào tạo) phối họp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gii tô chức Điển soạn và xuất bản lần đầu hộ giáo trình /ziểi học (dùng cho nghiên cứu sinh và học viên cao học không thuộc chuyển ngành triết học)

BỘ giáo trình được biên soạn dựa trên Kinh nghiệm cửa các lớp bồi dưỡng kiến thức triết học cho nghiên cứu sinh học viễn cao bọc tại các rường đại học viên nghiên cứu trong nước thời gian qua Nội dụng giáo trình tập trung phục vụ mục tiêu đào tạo sau đại học và chuần hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu

Bộ giáo trình gồm ba tập ứng với bà phần chương trình do Bộ chỉ đạo:

Tap I: Dai cuong lịch sử triết học trước Mác Tập H: Khái lược lịch sử triết bọc Mác-l.ênh

Giới thiệu một số tác phầm chủ yếu của C Mác, Ph Angghen va V 1 Lénin

Tap Il: Mét s6 chuyén dé

‘Tap thể tác giả gồm các Phó giáo sư, Phó tiến sĩ cán bộ giảng dạy giàu kinh nghiệm của các trường đại học và học viên trong

Trang 5

neers

mm

-

Tái bản bộ giáo trình Triéi hoc lần này, chúng tôi đã làm việc

với tình thần trách nhiệm và nỗ lực cao, cố gắng khắc phục những khiếm khuyết của lần xuất bản đầu tiên Dù vậy, bộ sách còn có thề có những thiếu sót khó tránh khỏi Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến phê bình của đông đảo bạn đọc

Tháng 5 - 1995

VỤ CƠNG TÁC CHÍNH TRỊ VÀ HỌC SINH NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

Trang 6

Phần I KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN I- NHỮNG TIỀN ĐỀ XUẤT HIỆN TRIẾT HỌC MÁC

Sự ra đời của triết học Mác là một cuộc cách mạng

trong lich sử triết học Nhờ đó, giai cấp vô sản và chính

đảng của nó có một thế giới quan thực sự khoa học Các nhà lý luận tư sản đã quan niệm sai làm rằng, triết học Mác nơi riêng và chủ nghĩa Mác nói chung ra đời như một biệt phái, như một sự độc thoại và tự dành:

cho mình quyền phát ngôn chân lý cuối cùng Trái lại, sự

xuất hiện triết học Mác là một tất yếu lịch sử, một hiện

tượng hợp quy luật Nó là kết tỉnh tất cả những giá trị cao quý của tư duy triết học, văn học, khoa học của lịch

sử nhân loại Đồng thời, cũng dựa trên những tiền đề cần thiết về mặt kinh tế, xã hội đạt được ở thời đại đó

Cơ thể nới, sự ra đời của triết học Mác vừa là bước ngoặt cách mạng, là đỉnh cao trong sự phát triển lý luận

Trang 7

sản triết học và khoa học của nhân loại Nói cách khác,

sự hình thành và phát triển triết học Mác khơng nằm

ngồi dịng lịch sử chung của tư duy khoa học và văn hóa

thế giới

1 Tiền đề kinh tế - xã hội

Những năm 30 của thế kỷ XIX,, chủ nghĩa tư bản bất đầu đi vào giai đoạn phát triển mới Đặc biệt, vào giữa những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tu bản chủ nghĩa đã phát triển! mạnh và trở thành lực lượng kinh tế thống trị ở Anh, Pháp và một phần ở Đức Sự

phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa về mặt công

nghiệp đã thể hiện tính hơn hẳn của nó so với nền sản

xuất phong kiến Nước Anh thời đớ đã nổi lên như một

cường quốc công nghiệp Cuộc cách mạng về công nghiệp ở Pháp được hoàn thành vào giữa thế kỷ XIX Nền công nghiệp ở Đức phát triển khá nhanh (mặc dù còn có sự phú thuộc nhất định vào Anh và Pháp) Ỏ một số nước Tây Âu khác cũng có sự phát triển tương tự

Sự phát triển của phương thức sân xuất tư bản chủ nghĩa đã làm bộc l@'ahững mâu thuẫn bên trong vốn có của.nớ và biểu hiện về mặt xã hội là các cuộc đấu tranh

của giai cấp công nhân chống các nhà tư bân Nhiều

phong trào đấu tranh của công nhân đã mang tính chất của khởi nghĩa vũ trang Ở Anh cớ phong trào Hiến chương mang tinh chat chinh tri va quan chung rộng lớn đòi pháp luật của nhà nước phải bảo đảm các quyền lợi của giai cấp công nhân về tiền lương, giờ làm, v.v.; ở Pháp có cuộc

6

VÂN

cC

Trang 8

khởi nghĩa của công nhân Liông vào năm 1831; ở Đức có

cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt Xilêd¡ nổ ra vào năm 1844 - đêm trước của cuộc cách mạng tư sản Dức

Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trong các nước tư bản phát triển đã đặt ra một nhu cầu khách quan là phải có một vũ khí lý luận sắc bén phản ánh được một cách khoa học quá trình vận động cách rnạng của giai cấp công nhân Sự chuẩn bị về mặt tư tưởng, lý luận cho cuộc cách mạng về chính trị (cuộc cách mạng giành chính quyền)

là một biện tượng lịch sử khách quan của mọi xã hội cớ

giai cấp Trong cuộc đấu tranh chống phong kiến, khi giai

cấp tư sản còn ở buổi bình minh và còn là lực lượng cách mạng của xã hội thì tình hình cũng diễn ra tương tự như

vậy Để chuẩn bị lật đổ chế độ phong kiến và phá bỏ hệ tư tưởng của nó mà nền tảng là tôn giáo và thần học, giai cấp tư sản đã mở đầu bằng những cuộc tấn công về tư

tưởng Điều đó thể hiện rõ trong các trào lưu văn hớa,

triết học diễn ra trong suốt thời kỳ Phục hưng cho đến

thé ky XVII, XVIII `

Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân các nước

tư bản Tây Âu những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX còn

mang tính tự phát, thiếu tổ chức, do đó càng đòi hỏi cấp ' thiết phải có một vũ khí lý luận khoa học Các học thuyết

xã hội chủ nghĩa không tưởng thời để của Xanh Ximơng,

Phuriê, Ơoen đã khơng phản ánh được lợi Ích căn bản của

cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp cơng nhân vÌ sự nghiệp giải phống giai cấp mình và giải phóng toàn thể quần

Trang 9

Mau thuẫn của phương thức sản xuất tư bản chi nghia ngày cảng gay gắt, dẫn tới các phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân các nước Tây Âu vào những

năm 40 của thế kỷ XIX, cũng chứng tỏ rằng vai trò lịch

SỬ của giai cấp tư sản về cơ bản đã kết thúc Trước đây, trong quá trình làm cách mạng lật đổ nền thống trị tủa giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản đã từng giương cao

ngọn cờ chính nghĩa, bình đẳng, tự do và đã tập hợp được

đông đảo nhân dân (thợ thủ công và nông dân) và cả những lực lượng là tiền thân của giai cấp vô sản sau này Nhưng sau khi giai cấp công nhân đã trở thành lực lượng

thù địch số mnột của giai cấp tư sản thì giai cấp tư sản

Hền thỏa hiệp với giai cấp phong kiến quý tộc để đàn áp giai cấp công nhân Và như vậy, một số học thuyết tư sản trước đây có những giá trị khoa học nhất định, như kinh

tế chính trị học thỉ nay bị các lý luận gia tư sản khuôn

theo mục đích chính trị của giai cấp tư sản cầm quyền

nên không còn raang tính khách quan khoa học nữa và sứ mệnh lịch sử sáng tạo lý luận cách mạng đã đặt lên vai

C.Mác và Ph.Ăngghen

C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập ra lý luận khoa bọc bằng

tất cả thiên tài của trí tuệ, sự rững*gháý cũw tình cảm

cách mạng cũng-nhự sự phong phú của hoạt động thực

tiễn của các ông

Triết học Mác ra đời đã phản ánh đủng đắn lịch sử

khách quan phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp cơng nhân tồn thế giới, cũng như nguyện vọng và lợi ích chân chính của nó Với sự ra đời của triết học Mác, giai

cấp công nhân da tim thấy ở đó sức mạnh và vũ khí tỉnh

Trang 10

Giữa triết học Mác và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân có mối*liên hệ hữu cơ Dúng như C.Mác nói: "Cũng giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ

khí uật chất của mình, giai cấp vô sản thấy triết học là

vũ khi đứah thần của mình" L Triết học Mác ra đời như,

một học thuyết khoa học đã dẫn dát phong trào đấu tranh

của giai cấp công nhân đi từ tự phát đến tự giác

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử, không thể sớm hơn và cũng không thể muộn hơn, vì chính ở thời điểm lịch sử đó các điều kiện đã được chín muồi

2 Tiền đề lý luận

Tiền đề kinh tế - xã hội là hết sức quan trọng cho sự

ra đời của triết học Mác Song đó chỉ là những tiền đề khách quan, chúng chỉ đặt ra các nhu cầu lịch sử và tạo khả năng cho việc giải quyết các nhu cầu đó Nhưng nhu cầu lịch sử tự nó không được thực biện và khả năng cũng không tự hiện thực hóa, chúng cần có sự hoạt động của

con người, của nhân tố chủ thể Chủ thể ở đây không chỉ

là quần chúng nhân dân, mà còn là những cá nhân lỗi lạc, có tầm trí tuệ cao, đủ sức nấm lấy và giải quyết những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của loài người đặt ra C.Mác

va Ph.Angghen, nhu Lénin nhận xét, là những cá nhân

như thế

‘ , $

1 CMác, Ph.Ăngghen: Tuyên tập, Nxb Sự thật, Hà Nội 1980, + L, tr34

Trang 11

Triết học Mác nơi riêng và chủ nghĩa Mác nói chung

không phải là một trào lưu biệt phái, nó không tách rời

van minh chung cia nhân loại Nền.văn mính đó, trực

tiếp là những trào lưu tư tưởng và lý luận ở châu Âu thế kỷ XIX: triết học cổ điển Dức (với các đại biểu: Cantơ, Phíchtơ, Sêlinh, Hêghen, Phoiơbác), kinh tế chính trị học Anh (đại biểu: A.Xmít, D.Ricácđô), xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp (đại biểu: Xanh Ximông, S.Phuriê) và Anh (R

Ôoen) được C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa và phát triển

một cách xuất sắc

Triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học

tiêu biểu là Hêghen và Phoiơbắc đã có ảnh hưởng rất quan trọng về mặt lý luận đến sự hình thành thế giới quan duy

vật biện chứng của Ơ.Mác và Ph Ẳngghen

Hai ong đã tiếp thu có phê phán triết học của Hêghen Công lao của Hêghen, theo đánh giá của C.Mác và

| Ph.Ängghen là đã phê phán phương pháp siêu hình, đối | lập nó với phương pháp biện chứng, là diễn đạt những quy

luật và phạm trù của phép biện chứng C.Mác và Ph.Angghen đã dùng những tư tưởng cách mạng trong

phép biện chứng của Hêghen để luận giải cho những khát

vọng dân chủ - cách mạng của mình ,

Đồng thời với việc đánh giá cao công lao của Héghen trong việc phát triển phép biện chứng, C.Mác và

Ph.Ăngghen đã phê phán quyết liệt chủ nghĩa duy tâm của

ông biểu hiện trong học thuyết về "ý niệm tuyệt đối", trong quan niệm về nhà nước và pháp quyền

Trang 12

Trên cơ sở đấu tranh, phê phán chủ nghĩa duy tâm,

giải phóng phép biện chứng của Hêghen khỏi tính chất thần bí, C.Mác và Ph.Ảngghen đã xây dựng phép biện

chứng duy vật - bình thức cao nhất của phép biện chứng, đối lập căn bản với phép biện chứng của Hêghen

Một đại biểu khác trong triết học cổ điển Đức có ảnh hướng lớn đến sự hình thành các quan điểm triết học của

C.Mác và Ph.Ăngghen là Lútvích Phoiơbác Những tư tưởng

triết học duy vật và vô thần của ông tạo tiền đề lý luận

quan trọng cho bước chuyển của C.Mác và Ph.Angghen tit

chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghía duy vật, từ lập trường dân chủ - cách mạng sang lập trường cộng sản

Phoiơbác đã từ bỏ chủ nghĩa duy tâm của Hêghen một

cách triệt để, phê phán mạnh mẽ tôn giáo, bác bỏ quan niệm sai lầm của phái Hêghen trẻ đã lẫn lộn tự nhiên

với.ý thức Ông khẳng định giới tự nhiên là tính thứ nhất, không phụ thuộc vào con người và tồn tại vĩnh

viễn, không do ai sáng tạo ra Con người cũng là sản

phẩm của giới tự nhiên Thần thánh không sáng tạo ra con người, mà con người sáng tạo ra thần thánh theo

hình mẫu của mình tùy thuộc vào những điều kiện sống

nhất định

Những tư tưởng duy vật trên được Phoiơbác trình bày

chủ yếu trong tác phẩm triết học Bản chất đạo Cơ đốc Tuy chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của triết học Phoiơbác,

Trang 13

bơ hồn tồn triết học của Hêghen (bao gồm cả phép biển chứng) như Phoiơbác đã làm Chủ nghĩa duy vật của C.Mác

va Ph.Angghen la chủ nghĩa đuy vật triệt để, còn chủ

nghĩa duy vật của Phoiơbắc vẫn chưa thoát khỏi tính chất duy tâm và siêu hình (đặc biệt khi xem xét lính vực xã

hội)

Trong triết học của Phoiơbắc vấn đề thực tiễn xã hội chưa được hiểu đúng, những quan niệm về đấu tranh chính

trị - xã hội còn nhiều sai lầm Với tư cách là những nhà

duy vật thực tiễn, C.Mác và Ph Ảngghen đã gắn chặt triết

học của mình với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản

Khi phân tích sâu sắc quan điểm duy vật của Phoiobắc

trong các tác phẩm Luộn cương uề Phoiobắc, Hệ tự tưởng

Đức, Lútoích Phoiobác uà sự cáo chung của triết học cổ

điển Đúc, Ơ Mác và Ph.Ăngghen đã đánh giá vai trò to lớn của Phoiơbắc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, trong việc làm hình thành thế giới

quan duy vật khoa học của hai ông

Phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của

Phoiơbác, như C Mác và Ph Ăngghen thừa nhận, là một

trong những tiền đề lý luận trực tiếp của triết học Mác -

Angghen

Tuy nhiên, sự ra đời triết học Mác còn là kết quả của

sự tiếp thụ tỉnh hoa tư tưởng triết học của nhân loại

Một cơ sở 'nữa không thể thiếu được để tạo ra các quan

điểm duy vật về lịch sử trong triết học Mác và khắc phục

Trang 14

tính chất duy tâm trong các quan niệm về xã hội của chủ nghĩa duy vật trước Mác là việc nghiên cứu và cải tạo kinh tế chính trị học Anh với các đại biểu A.Xmít và Ð Ricácđô

C.Mác và Ph Ăngghen cũng nghiên cứu có phê phán

những tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa không tưởng từ năm 1843 Sự nghiên cứu đó (đặc biệt về các đại biểu Xanh Ximông, Phuriê, Ôen) đã giúp cho C.Mác và Ph.Angghen hiểu một cách duy vật - biện chứng về đời sống xã hội, dự báo được sự phát triển tương lai của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

3 Tiền dề khoa học tự nhiên

Ngoài tiền đề kinh tế - xã hội và tiền đề lý luận, sự ra đời triết học Mác còn có tiền đề về khoa học tự nhiên

Nếu sự phát triển của khoa học tự nhiên vào thế kỷ XVII, XVII căn bản là của các khoa học cụ thể, khoa học nghiên cứu các bộ phận riêng rẽ của tự nhiên và do đó

làm hình thành phương pháp siêu hình, thì cuối thế kỷ

XVIII và đầu thế kỹ XIX, sự phát triển của khoa học tự

nhiên đã chuyển sang một giai đoạn mới - giai đoạn phát triển khoa học tự nhiên lý luận Khoa học này đòi hỏi phải chuyển phương pháp nghiên cứu từ siêu hình, máy móc

sang phương pháp biện chứng, nghĩa là trình bày sự phát

triển của tự nhiên như một quá trình vận động, liên hệ,

thống nhất, ,

Trang 15

Trong sự phát triển của khoa tự nhiên vào đầu thế kỷ

XIX, C Mac va Ph Angghen da noi dén ba phát minh lớn

có ý nghĩa đối với sự hình thành triết học duy vật biện chứng là: quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, học thuyết tế bào và thuyết tiến hơa của Dácuyn Phát minh thi nhất cho phép vạch ra được mối liên hệ thống nhất giữa các hình thức vận động khác nhau của thế giới

vật chất Phát minh thứ hai, chứng minh cho sự thống

nhất, sự phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của thế giới sinh vật Phát minh thứ ba - thuyết tiến hóa của Đácuyn giải thích tính chất biện chứng của sự phát triển phong phú, đa đạng của các giống loài trong

thế giới tự nhiên hữu sinh

Sự hình thành các khoa học tự nhiên mang tính lý luận như vậy đã làm cho thứ triết học về tự nhiên trước đây có tham vọng đóng vai trò "khoa học của các khoa học”,

Nhử Ph.'ÄĂngghẹđ nhận xéi, khơng còn tồn tại nữa

Việc ra đời của các khoa học tự nhiên mang tính lý

luận, song việc tạo khả năng chuyển từ phương pháp

siêu hình sáng phương pháp biện chứng của nó đã làm

nảy sinh khuynh hướng sai lầm trong một số các nhà khoa học tự nhiên là xem thường triết học và phép biện chứng

C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng chủ nghĩa duy vật

: biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử như một triết

học phù hợp với sự phát triển của các khoa học cụ thể (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Đồng thời trở

thành thế giới quan và phương pháp luận cho các khoa

hoe do

Trang 16

Như vậy, sự ra đời của triết học Mác không phải là kết

quả của sự suy tư cá nhân (mặc dù C Mác và Ph Angghen là những thiên tài của lịch sử), mà là sự suy tư mang tầm

vớc đúc kết và khái quát lịch sử thời đại

II- QUA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỀN THẺ GIÓI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG

CUA C MAC VA PH ANGGHEN

Quá trình hình thành các quan điểm triết học của C.Mác va Ph Angghen dién ra vào khoảng những năm 1842 - 1843 đến những năm 1847 - 1848, còn quá trình phát triển của các quan điểm đó có thể phân làm hai giai đoạn: 1/ từ 1848 đến 1871 (thời kỳ Công xã Pari) và 2/

từ 1871 đến 1895 l

Cần phải phân biệt quá trình hình thành và quá trình

phát triển của triết học Mác Nói quá trỉnh hình thành,

như đênin diễn đạt sau này, là nơi quá trình "Mác trở thành Mác", nghĩa là giai đoạn từ chủ nghĩa Mác chưa có, nó đang từng bước được xây dựng theo những nhu cầu đặt

ra của lịch sử Khi chủ nghĩa Mác đã hình thành thỉ tiếp đó là quá trình phát triển Xét về bản chất triết học Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác nơi chung, đây là quá trình

liên tục diễn ra trong hoạt động cách mạng và hoạt động lý luận của C.Mác và Ph Ängghen cũng như trong sự vận dụng và phát triển sau này của các đảng mácxít đối với chủ nghĩa Mác

Trang 17

i ‡ † i ‡

phủ nhận giai đoạn phát triển sau này của nó Một số người khác tìm cách phủ nhận học thuyết cách mạng của Mác bằng cách đem đối lập tư tưởng của "Mác trưởng thành" với "Mác thời trẻ", cho rằng trong giai đoạn phát triển lý luận của mình, Mác đã xa rời những tư tưởng nhân đạo của giai đoạn trước ,

Sự phân biệt hai quá trình trên tuy là cần thiết, song cũng hết sức tương đối Chúng phải được trỉnh bày trong mối liên hệ hữu cơ và trong tính liên tục của sự ra đời và phát triển triết học Mác

1 Quá trình hình thành triết học Mác -

a) Bước dầu hoạt động chính trị - xã hội uà khoa học của C, Mác vi Ph Ăngghen

Các Móc (5-5-1818 — 14-3-1883), sinh ra trong một gia

đình luật sư, học tại Trường Trung học Torevơ (183081835),

sau đố học luật tại Trường Đại hoc Bon (1835 - 1836) va

Trường Đại học Tổng hợp Béclin (1836-1841) Tại Trường

Đại học Tổng hợp Béclin, C.Mác đã nghiên cứu triết học và lịch sử

Sự hình thành thế giới quan duy vật biện chứng của

C Mác là một quá trình đậy khơ khăn, phức tạp C Mác

(và cả Ph Ăngghen) không phải là người cách mạng và

người cộng sản "bẩm sinh" Ông sinh ra trong một gia đình

trí thức tư sản và nền học vấn tư sản đã ảnh hưởng sâu

sắc đến ông -

Trước khi làm quen với triết hoc Héghen vao nam 1837, tham-chi C Mác đã là một tín đồ Kitô ngoan đạo Trong

Trang 18

thời kỳ học trung học, C Mác đã có những bài viết ca ngợi Chúa Kitô, coi sự hòa nhập với Chúa như là sự vượt lên trên những hạn chế của bản thân mình để vươn tới một cuộc sống thực sự thánh thiện Tất nhiên niềm tin

tôn giáo của C.Mác được hiểu theo nghĩa là bản tính của

con người khao khát hướng tới cái thiện (biểu tượng là

Chúa Kitô)

Năm 1837 C.Mác bất đầu làm quen với triết học của

Hêghen và có ý thức rút ra từ triết học đớ những kết luận

có tính chất vô thần và cách mạng Cũng thời gian này ông tham gia phái Hêghen trẻ),

Từ năm 1839 đến năm 1841, C.Mác bất đầu nghiên cứu lịch sử triết học Hy Lạp Cổ đại, triết học thời Cận đại và viết luận án tiến sỉ về đề tài Sự khác nhau giữa triết

học tự nhiên của Đêmôcorit 0uờ triết học tụ nhiên của

Êpiquya ‘

Trong luận án tiến sĩ, tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng những tư tưởng duy tâm của Hêghen, đề cao không đúng mức vai trò ý thức của con người, coi ý thức như là động lực của sự phát triển xã hội, song C.Mác cũng đã bộc lộ những quan điểm trái với Héghen Ong đánh giá cao vai

L Phái Hêghen trẻ (Hêghen tả) tách ra từ môn phái Hêghen vào nấm 1835 có liên hệ với C.Mác và Ph Ăngghen thời trẻ, đại diện cho bộ phận cấp tiến tư sản, sử dụng phương pháp biện chứng của Hêghen đề -ˆ

phê phán thần học và chế độ phong kiến ở Đức Nó đón, ah trò

4ích cực trong việc chuần bị tư tưởng m7 ,/Ủapạ tự-sản Đức

Trang 19

trò của Epiquya trong việc làm phong phú nguyên tử luận

cha Démécorit

Trong luận án cũng manh nha tư tưởng về phép biện chứng giữa tồn tại và tư duy

C.Mác đặc biệt đối lập với Hêghen và phái Hêghen trẻ trong quan niệm về vai trò của phép biện chứng và triết

học nói chung Ông coi nhiệm vụ của triết học là phục vụ

cuộc đấu tranh chính trị phục vụ sự nghiệp giải phóng những người lao động Phép biện chứng phải có nhiệm vụ phá bỏ hiện thực cũ lỗi thời, hạn chế

Như vậy, ngay từ thời kỳ đầu hoạt động chính trị - xã hội và khoa học, mặc đù còn chịu ảnh hưởng tư tưởng duy tâm của Hêghen, C.Mác đã thể hiện rõ khuynh hướng dân

chủ cách mạng cũng như những bất đồng nhất định với

phái Hêghen trẻ trong việc giải quyết nhiều vấn đề triết học quan trọng trong thời kỳ này

Phridrich Angghen (28-11-1820 — 5-8-1895), sinh ra

trong một gia đình chủ xưởng dệt ở thành phố Bácmen (Đức) Ông chỉ được học hết trung học và buộc phải nghe

cha làm một số công việc của nghề kinh doanh mà đối với ông là "một việc xấu xa", /

Trong khi lam ngh® kinh doanh, Ph.Angghen đã kiên trì con đường tự học, nuôi ý chí làm khoa học và hoạt động cách mạng cải biến xã hội Từ năm 1838 đến năm 1841 ông sống ở Bácmen, vừa làm trong hãng buôn, vừa tự học Năm 1839 ông bát đầu nghiên cứu triết học Đức, đặc biệt là các tác phẩm của Hêghen Tháng 3 năm 1839,

-Ph Angghen đăng bài báo đầu tiên Những búc thu từ

18

Trang 20

Vêsphali “trong đó bát đầu thể hiện lập trường đân chủ cách mạng của mình Ông phê phán những chủ xưởng sùng đạo và tô mối thiện cảm với công nhân Tuy nhiên, trong

thời kỳ này, Ph.Ängghen vẫn chưa hiểu được bản chất của

giai cấp công nhân như một giai cấp cách mạng nhất trong

các giai cấp bị bóc lột của xã hội hiện đại

Nam 1841, Ph.Ängghen tới Béclin làm nghĩa vụ quân sự và dự thính các bài giảng tại Trường Dại học Tổng hợp Béclin Cũng thời gian này ông tham gia nhóm Hêghen trẻ, và muốn cùng nhớm này rút ra từ triết học của Hêghen những kết luận có tính chất vô thần và cách mạng Cuối năm 1841 ông nghiên cứu tác phẩm nổi tiếng của Phoiơbác

Bản chất dạo Cơ đốc, một tác phẩm có ảnh hưởng mạnh

mẽ đến thế giới quan của ông

Trong hoạt động khoa học thời kỳ 1841 - 1842, Ph Angghen còn viết nhiều tác phẩm nhằm phê phán các quan điểm phản động của nhà triết học Đức 5êlinh như:

Sélinh vé Héghen, Sélinh va su‘ linh báo, Sélinh nha triét

học nơi Chúa Kitô Đặc biệt trong tác phẩm Sêlinh va sự

lính báo (nam 1842), Ph Angghen thé hiện như một nhà

vô thần, nhà dân chủ cách mạng Tuy chưa thoát khỏi lập

trường duy tâm, nhưng ông đã thấy được sự mâu thuẫn

giữa tiến bộ và bảo thủ trong triết học của Hêẽghen; thấy được các nguyên lý triết học của Phoiơbác triệt để hơn của Héghen

Cũng như C.Mác, PhÁngghen coi nhiệm vụ của triết

học là phải gắn với thực tiễn đấu tranh chính trị Cuối

Trang 21

kinh tế chính trị học và phong trào công nhân Đó là bước

chuẩn bị quan trọng cho sự chuyển biến thế giới quan và

lập trường chính trị của ông

Tuy nhiên, nhìn chung cho đến giữa năm 1842, C.Mác va Ph.Angghen van đứng trên lap trường của chủ nghĩa

duy tâm trong việc giải quyết các vấn đề triết học và

trong quan điểm chính trị vẫn là những nhà dân chủ cách mạng!

b) Su chuyển biến của C.Mác uù PhưĂngghen từ chủ

nghia duy tâm sang chủ nghĩa duy uột biện: chứng sơ em op Thời kỳ làm việc ở báo Sông Ranh là một mốc quan

' trọng của sự hình thành và phát triển tư tưởng của C.Mác như một nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học sau

này

Trong hàng loạt bài của C.Mác viết trên báo Sông Ranh, (từ cuối năm 1842 đến đầu năm 1848) đã thể hiện rõ bước chuyển của C.Mác từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản

ÂKhuynh hướng tư tưởng nổi bật của C.Mác ở thời kỳ

báo Sông Ranh là bảo vệ lợi Ích của những người bị áp

L Các nhà dân chủ cách mạng - một bộ phận cấp tiến trong tầng lớp

trí thức tư sản ở Đức thời đó, có tư tưởng dân chủ, đấu tranh phê phán

những hạn chế trong luật pháp nhà nước Nhưng cuộc đấu tranh đó mang

tính chất thỏa hiệp, đòi hỏi những cải cách nhỏ nhặt, không đám dùng biện °

pháp cách mạng và đấu tranh triệt đề (TG) MA

Trang 22

bức bốc lột, đấu tranh cho dân chủ và tự do Khác với các

nhà dân chủ cách mạng đương thời C.Mác muốn đòi quyền dân chủ thực sự và biện pháp đấu tranh cho quyền dân chủ phải mang Ìính chất cách: mạng, không thể thỏa

hiệp

Khuynh hướng tư tưởng trên của C.Mác thể hiện rõ trong sự phê phán của ông đối với chế độ kiểm duyệt trong luật báo chí của nhà nước Phổ Trong khi luật đó một mặt yêu cầu các cơ quan kiểm duyệt phải tôn trọng quyền tự do của nhà báo và của báo chí, mặt khác lại công khai :

cấm nhà báo và báo chí viết, đăng các bài phê phán tôn

giáo Trong thời kỳ đó, người ta không thể đấu tranh trực diện chống nhà nước Phổ, mà cuộc tranh về mặt chính trị

chỉ có thể bằng gián tiếp, hay như C.Mác nói, chỉ có thể khởi đầu bằng cuộc đấu tranh phê phán tôn giáo - nền

tang tỉnh thần của chế độ chính trị Phổ

Từ tình hình trên, C Mác thấy rằng việc phê phán tôn

giáo một cách trực tiếp đã mất ý nghia, và hơn nữa công việc đó đã được Phoiơbắc tiến hành từ trước VÌ vậy, kết luận của C Mác lúc này là cuộc đấu tranh phê phán tôn giáo phải được chuyển thành cuộc đấu tranh phê phán

chính trị, phê phán pháp quyền

Để tiến hành cuộc đấu tranh về chính trị và pháp quyền

chống chế độ Phổ, Ơ Mác thấy cần phải đứng hẳn về phía

quần chúng lao động, vì họ là đối tượng bị nhà nước Phổ

áp bức bóc lột nặng nề nhất (mặc dù lúc này C.Mác chưa

giác ngộ ý thức giai cấp vô sản) Việc C.Mác bảo vệ quyền lợi của- nhân dân bằng cuộc đấu tranh chính trị phê phán

Trang 23

những quy định của luật pháp nhà nước mà tiến hành

cuộc đấu tranh chính trị chứng tỏ C Mác chưa thoát

khỏi Ảnh hưởng của triết học pháp quyền duy tâm của Héghen

Thực tiễn đấu tranh dần dần giúp C.Mác hiểu ra rang không thể tiến hành cuộc đấu tranh chính trị giải phóng quần chúng bị áp bức trong khuôn khổ pháp quyền và nền chính trị của nhà nước Phổ Tháng lợi của cuộc đấu tranh ấy phải nằm ở những cơ sở sâu xa hơn, căn bản hơn Và C Mac da tìm thấy cơ sở ấy ở trong xã hội công dân, tức trong các mối quan hệ kinh tế - xã hội, trong cơ sở hạ tầng mà trên đó nhà nước và pháp quyền được dựng lên Vì vậy biến đổi xã hội công dân, biến đổi các mối quan hệ kinh tế - xã hội là điều căn bản để biến đổi nhà nước, biến đổi pháp quyền đương thời như là các công cụ áp bức, bóc lột quần chúng nhân dân ; ,

Điều trên đây đã dẫn C Mác tới chỗ xem xét lại triết

học của Hêghen, đặc biệt là triết học pháp quyền

Từ cuối năm 1843 đến năm 1848 đánh đấu bước chuyển

của C Mác và Ăngghen từ lập trường của chủ nghĩa duy

tâm sang lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng

Đánh dấu bước chuyển đó là việc C.Mác viết tác phẩm

Góp phần phê phán triết học pháp quyền cia Héghen, Loi nói đầu vào cuối năm 1843 Tác phẩm chứa đựng những

tư tưởng duy vật sâu sắc Theo C Mác, nhà nước và pháp

quyền chỉ là bộ phận của kiến trúc thượng tầng phản ánh các mối quan hệ kinh tế, do đó giải quyết các vấn đề xã

“hội không nằm trong việc giải quyết vấn đề nhà nước và

Trang 24

pháp quyền, mà nằm trong chính sách "xã hội công dan" nghĩa là trong các mối quan hệ kinh tế, quan hệ giai cấp Muốn thay đổi nhà nước và pháp quyền phái đấu tranh để cải tạo bản thân xã hội công dân

Như vậy, sự phê phán của C Mác đối với triết học pháp quyền của Hêghen có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình chuyển biến thế giới quan cua C.Mac

Trong tác phẩm trên, C.Mác cũng đưa ra nhiều tư tưởng quan trọng khác Ông đề cao vai trò của sức mạnh cách mạng trong việc biến đổi xã hội, "Cố nhiên là vũ khí của sự phê phán không thể thay thế được sự phê phán của vũ

khí; lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực

lượng vật chất", Đồng thời C Mác cũng không xem nhẹ

vai trò của vũ khí tỉnh thần, vũ khí lý luận trong cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng: " Lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng" 2

Những tư tưởng có tính chất kinh điển về tôn giáo cũng được C.Mác nêu lên trong tác phẩm của mình, đặc biệt

trong đó có luận điểm cho rằng tôn giáo là sự đền bù -

hư ảo cho những thiếu hụt thực tiến của con người trong

cuộc đấu tranh với tự nhiên, cũng như trong việc giải quyết các mối quan hệ xã hội Luận điểm đó: tuy ra đời trong thời kỳ C Mác tiến hành cuộc đấu tranh chính trị chống nhà nước và pháp quyền Phổ, song nó đúng với tôn giáo

\ 2 CMác, PhAngghen: Tuyển đập, Nxb sự thật Hà Nội, 1980,L L

tr.25

Trang 25

SD

trong mọi thời kỳ lịch sử (trước đây cũng như hiện nay)

Vai trò ảnh hưởng của tôn giáo cớ thể biến đổi cụ thể

trong những giai đoạn khác nhau của sự phát triển xã hội, nhưng chừng nào và ở đâu còn tôn giáp thì chức năng đền bù - hư áo hay an ủi mơ hồ của tôn giáo cồn tác động

Mọi sự chống đối chủ nghĩa Mác về mặt tôn giáo ngày nay đang diễn ra mạnh mẽ trong các nhà tư tưởng tư sản và những người xét lại hiện đại, nhưng vẫn không thể bác bỏ được luận điểm khoa học trên đây của C Mác "

Như vậy, ta thấy thực tiễn hoạt động chính trị - xã hội cũng như hoạt động lý luận của C Mác đã làm thay đổi các quan điểm tư tưởng của ông Từ chỗ tin theo ton giáo, C Mác đã phê phán tôn giáo, rồi chuyển từ phê phán tôn

giáo sang phê phán chính trị và pháp quyền Điều đó đã

giúp C Mác hiểu được sự cần thiết, tất yếu phải biến đổi

các mối quan hệ kinh tế - xã hội, trên cơ sở.đớ ©::Mée xây dựng dần các quan điểm triết học của:'mìÌnh

Thời kỳ 1844.1845

Từ năm 1844, quan hệ giữa C.Mác và Ph.Ăngghen thật

sự trở nên chặt chẽ trên mọi lĩnh vực Ì; hoạt động chính

trịxã hội và lý luận Cũng từ đó trở đi, tình bạn giữa hai /ông đã trở nên vi dai nhất, như Lênin nói : vượt đất cả

những chuyện cổ tích cảm động nhất của người xưa nói

về tình bạn Một điều lý thú là, mặc, dù C.Mác và

_Ph.Ăngghen tiến hành hoạt động chính trị - xã hội cũng

“31 Trước năm 1844, CMac va PhAnggtien đã sp nhau một lần, nhưng

quan hệ giữa hai người chưa có: gì đặc biệt (BT)

Trang 26

như hoạt động lý luận khoa học trong những điều kiện rất khác nhau, nhưng những kinh nghiệm tích lũy được và những kết luận khoa học của hai ông lại hết sức thống

nhất Cuộc gặp gỡ năm 1844 đã góp phần thúc đẩy quá

trình chuyển biến căn bản lập trường chính trị và triết học của C.Mác và Ph Ảngghen Quá trình chuyển biến

nay da bị các nha tư tưởng tư sản xuyên tac Họ cho rằng sau năm 1844, C.Mác đã không còn là C.Mác nữa, ông đã

chịu ảnh hưởng của "một ông Angghen ít hiểu biết về khoa

học"; rằng cuộc gặp gỡ năm 1844 là điều bất hạnh đối với C.Mác Đưa ra các luận điểm xuyên tạc đó, các nhà Mác học tư sản muốn phủ nhận chủ nghĩa Mác phát triển, coi năm 1844 là điểm dừng của chủ nghĩa Mác và triết học

Mác nói riêng

Thực tế cho thấy cuộc gặp gỡ giữa C.Mác và Ph.Ảngghen

năm 1844 có ý nghĩa quan trọng như thế

Thời kỳ sống ở Anh từ năm 1842 đến năm 1844 đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm chính trị và triết học của Ph.Ăngghen, tạo ra bước chuyển hoàn toàn sang lập trường duy vật biện chứng Lập trường đó thể hiện rõ trong tác

phẩm Bản thảo góp phần phê phán kính tế - chính trị học

(viết cuối năm 1843, đăng đầu năm 1844 trong Niên giám Phóp-Đác) Dây là tác phẩm đầu tiên từ lập trường giai

cấp vô sản cách mạng và phép biện chứng, Ph Ảngghen

Trang 27

phẩm thiên tài V.ILLênin cũng đánh giá rằng, trong tac phẩm đó Ph.Ängghen đã từ quan điểm của chủ nghĩa xã

hội xem xét những hiện tugng co bản của nền.kinh tế tư

bản như là kết quả của chế độ chiếm hữu tư nhân Năm 1844, từ lập trường của chủ nghĩa xã hội, C.Mác nghiên cứu và phê phán kinh tế - chính trị học Anh Kết quả của việc nghiên cứu được thể hiện trong các tập bản thảo mà sau này được tập hợp lại và lấy tên Ra Ban thdo

hinh t&-triét hoc nam 1844

Sự ra đời tác phẩm này đã đánh dấu bước chuyển quan trọng trong giai đoạn phát triển triết học Mác Tác phẩm chủ yếu nghiên cứu các vấn đề kinh tế của xã hội tư bản như chế độ tư hữu, nguồn gốc của chế độ đó, những mâu thuẫn giai cấp nây sinh trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Nhưng các vấn đề kinh tế, đặc biệt vấn đề

lao động được C.Mác nghiên cứu vừa với tính chất của vấn

đề kinh tế, vừa với tính chất của vấn đề triết học Đó là

lý đo vì sao tác phẩm được gọi là Bản thảo bính tế - triết

học nữm, 1844

Một vấn đề quan trọng C.Mác nghiên cứu trong tác phẩm này là vấn đề lao động bị tha hóa Thông qua việc nghiên cứu sự tha hóa của lao động mà C.Mác phê phán

chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và chế độ tư

bản thời đớ nơi chung

Quan điểm của C:Mác về tha hóa không những đối lập với quan điểm của Héghen, ma cing khác căn bản với quan điểm của Phoiơbác Hêghen thì nói tới sự tha hóa của "ý niệm tuyệt đối", còn Phoiơbác thì nơi tới sự tha hóa

Trang 28

của bản chất con người trong tôn giáo Quan diểm của Hêghen là duy tâm, còn Phoiơbắc tuy là nhà duy vật, nhưng cũng như Hêghen, ông chỉ đề cập đến sự tha hóa

trong lĩnh vực tỉnh thần, ý thức, trong kiến trúc thượng

tầng C.Mác đã nơi tới sự tha hóa của hiện tượng cơ bản của đời sống xã hội - hiện tượng lao động Sự tha hóa ấy,

theo C.Mác, mang bản chất xã hội, nói cách khác, nó là

sự biến đạng của các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa

bớc lột và bị bóc lột

Từ nghiên cứu sự tha hóa của lao động, C Mac di tdi quan niệm sâu sắc về con người, về vai trò của lao động

sản xuất đối với sự hình thành và phát triển con người

Tác phẩm của C.Mác cũng chú ý tới mối quan hệ giữa lao

động bị tha hóa với chế đệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ

nghĩa, từ đơ đi tới kết luận tất yếu là muốn xóa bé tinh trạng lao động bị tha hóa cần phải xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa

Tuy nhiên Bản thảo hình tế - triết học năm 1844 ra

đời trong thời kỳ triết học Mác đang hình thành, do đó

không tránh khỏi những hạn chế Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế - chính trị học và của triết học như là các bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác chưa được phân định rõ; những hạn chế của chủ nghĩa duy vật

Phoiơbác chưa được chỉ ra đầy đủ Thậm chí đôi chỗ Mác

quá đề cao Phoiơbác Một số khái niệm và tư tưởng của các nhà triết học trước đó như "chủ nghĩa nhân đạo ”, "chủ nghĩa tự nhiên", 'sự trở về bản chất đích thực của con

người", v.v được C Mác sử dụng chưa cớ sự phát triển

Trang 29

Những hạn chế trên đây được C.Mác khắc phục ngay

khi viết tác phẩm Luận cương vé Phoiobéc vao nam 1845

Năm 1844 Ph Ăngghen sống ở Anh, trong thời gian

này ông tiếp xúc với phong trào công nhân, tìm hiểu đời sống của họ và viết tác phẩm :7ình cảnh giai cốp công nhân Anh), Tác phẩm chứa đựng nhiều tư tưởng quan

trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử Từ sự phân tích sâu sắc tình hình phát triển công nghiệpwwở Anh,

Ph.Angghen da làm rõ nguyên nhân ra đời của giai cấp

tư sản, giai cấp vô sản và cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp đó Ông chứng minh rằng, nhân,tố quyết định các mối

quan hệ xã hội, trong đó mối quan hệ giai cấp là sự phát -

triển của lực lượng sản xuất

Qua phân tích phong trào đấu tranh cách mạng,

Ph.Angghen đã làm nổi bật vai trò của giai cấp, công nhân là giai cấp không chỉ do bị bóe lột nặng nề, bị đau khổ, mà còn do địa vị kinh tếxã hội của mình mà cớ

thể tự giải phóng Như vậy, co thé ndi, Ph.Angghen

đã bước đầu ý thức được sứ mệnh lịch sử của giai cấp

công nhân Đây là bước chuyển quan trọng của ông từ

lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường xã hội chủ

nghĩa

Cuối năm 1844, C.Mác và Ph.Ăngghen viết chung tác

phẩm Gia dink thần thánh hay là Phê phán Sự phê phán

có tính phê phân Chống Brunô Bauo va đồng bọn (xuất 1 Có nơi còn dịch la: Tinh cảnh của giai cấp lao động ở Anh (TG)

Trang 30

bản mùa xuân năm 1845) Trong tác phẩm, lần đầu C.Mac va Ph Angghen trình bày những nguyên lý của triết học

duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, vạch rõ ranh giới

giữa mình và phái Hêghen trẻ về quan điểm triết học và chính trị Hai ông tiếp tục phê phán triết học của

Hêghen, chỉ ra nguồn gốc nhận thức duy tâm và tính

chất tư biện của triết học đớ Đồng thời hai ông đề cập nguyên lý quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử về

vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân

C.Mác và Ph.Ángghen phê phán mạnh rổẽ quan điểm

của phái Hêghen trẻ cho rằng chỉ có những nhân vật lỗi lạc mới có nãng lực phê phán và làm nên lịch sử,

còn quần chúng nhân dân chỉ là khối ÿ, chỉ có thể bị

dẫn dát, chứ không thể sáng tạo lịch sử Hai ông cũng nêu lên những tư tưởng quan trọng về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về xu hướng phát triển của xã hội đến chủ nghĩa cộng sản

Mùa xuân năm 1845, C.Mác viết tác phẩm Luận cương uề Phoiobác Đây là tác phẩm rất ngắn, nhưng như

Ph.Ángghen đánh giá, là mầm mống thiên tài của thế giới

quan mới của C.Mác Tác phẩm đã phê phán những thiếu sót của chủ nghĩa duy vật Phoiơbác và qứa đó phê phán những thiếu sốt của chủ nghĩa duy vật trước Mác nói chung C.Mác ‘va Ph.Angghen tuy vẫn thừa nhận rang để

Trang 31

sự kế thừa của nhiều tư tưởng duy vật tư sản tiến bộ Tây Âu, nhưng sự phê phán nó là điều cần thiết, vÌ trong nội dung tư tưởng của nó còn chứa đựng nhiều thiếu sót căn bản

Trước hết, C.Mác phê phán tính trực quan của chủ nghĩa duy vật Phoiơbác, không thấy được vai trò sáng tạo,

tính năng động của ý thức như một hình thức phản ánh

đặc biệt của con người

Một tư tưởng quan trọng mà Mác nêu lên trong tác phẩm là vai trò của thực tiễn: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý Sự phát hiện vai trò của

thực tiễn đối với sự biến đổi xã hội là một yếu tố làm nên

bản chất của bước ngoat cách mạng trong triết học Mác sau này, làm cho triết học Mác khác căn bản với triết học của Phoiơbắc và mọi chủ nghĩa duy vật cũ Thực tiễn được C.Mác hiểu trước hết là thực tiễn sản xuất, thực tiễn cách

mạng cải tạo xã hội,

Trong tác phẩm của mình C.Mác còn phê phán quan điểm của Phoiơbắc về con người trừu tượng và khẳng định quan điểm của chủ nghĩa duy vật khoa học về con người như là tổng hòa các mối quan hệ xã hội Do xuất phát từ quan điểm nhân bản chủ nghĨa về con người nên Phoiơbác, như C.Mác nhận xét, đã không hiểu đúng được những hiện tượng xã hội khác, như hiện tượng tôn giáo Phoiơbắc tuy có quan điểm duy vật cho rằng tôn giáo là sự tha hóa của bản chất con người, nhưng vì không thấy được con người

mang bản chất xã hội, nên ông đã rơi vào chủ nghĩa duy

tâm khi đi tìm con đường khác phục tôn giáo

Trang 32

Từ mùa thu năm 1845 đến tháng õ năm 1846, C.Mác

va Ph.Angghen viết chung tác phẩm Hệ /⁄ tưởng Đức"

Tác phẩm đánh dấu bước tiến mới của C.Mác và Ph.Angghen trong việc phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghia duy vật lịch sử cũng như chủ nghĩa

cộng sản khoa học :

Có thể nói tác phẩm này là sự phát triển những tư tưởng cơ bản trong Luộn cương vé Phoiobéc của O.Mác

Đặc biệt vào năm 1847, C.Mác viết tác phẩm Sự khốn cùng của triết học và cùng Ph.Àngghen khởi thảo Tuyên

ngôn của Đảng cộng sản **,

Trong tác phẩm Sự khốn cùng của triết học, C.Mác đã

phê phán tính chất thỏa hiệp tiểu tư sản của Pruđông muốn dùng phương pháp cải lương, điều hòa mâu thuẫn,

thỏa hiệp chính trị trong cuộc đấu tranh xớa bỏ chế độ tư

bản, xây dựng chế độ xã hội mới

C.Mác cũng chỉ ra tinh chat duy tâm và siêu hình trong

việc trình bày các phạm trù kinh tế học Các phạm trù đó được Pruđông quan niệm như là những cái bất di bất dịch

và siêu nghiệm Dồng thời C Mác khẳng định thế giới

khách quan, trong đó có xã hội con người, luôn vận động và phát triển, vÌ vậy các phạm trù khoa học nơi chung và phạm trù kinh tế nơi riêng với tính chất là những công cụ nhận thức, phản ánh thế giới khách quan, chúng cũng

Trang 33

không ngừng biến đổi, phát triển, nghĩa là chúng có tính lịch sử

Trên cơ sở phân tích các mối quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất của xã hội tư bản, C.Mác đã nêu lên tính tất yếu của cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản, ông chứng minh một cách khoa học sứ: mệnh lịch sử của giai cấp công nhân,

Cũng trong tác phẩm này, khi phê phán Pruđông trong việc xuyên tạc phép biện chứng của Hêghen, C.Mác đã nêu ra những tư tưởng của mình về phép biện chứng duy

vat CRE aca

Cùng với Tuyên ngôn của Đảng cộng sản , tác phẩm Sự khốn cùng của triết học đánh dấu giai đoạn chín muồi

của chủ nghĩa Mác và từ đó trở đi (sau năm 1847, 1848)

nó đã trở thành một học thuyết khoa học, một hệ thống

các nguyên lý lý luận phản ánh đúng đắn các quy luật

phát triển khách quan của thế giới hiện thực

Như vậy, sự hình thành triết học Mác từ năm 1849-1843 đến năm 1847-1848 là một quá trình hợp quy luật khách

quan, là như “cầu tất yếu của lịch sử, được xây dựng trên những tiền đề kinh tế - xã hội và tư tưởng của thời đại

Đó cũng là quá trình tự đấu tranh gian khổ của C.Mác va Ph.Angghen để từ bỏ lập trường triết học duy tâm

chuyển sang lập trường triết học duy vật biện chứng và để vượt qua lập trường dân chủ cách mang, xây dựng lập trường cộng sản

Từ năm 1848 đến năm 1857, C.Mác và Ph.Angghen tiếp

.tục phát triển những tư tưởng triết học của mình qua

Trang 34

hàng loạt tác phẩm như Cách mạng oà phản cách mạng

ỏ Đúc (Ph.Ảngghen viết từ tháng mười năm 1851 đến

tháng mười năm 1852), Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-18ã0(C.Mác viết từ tháng một đến tháng ba nam 1850), Ngày mười tám tháng Sương mù của Lui Bônapóc (C.Mác viết từ tháng mười hai năm 1851 đến tháng bả 1852)

Tác phẩm Cách mạng va phdn cach mang 6 Dic cha Ph.Ăngghen đã phan tích sâu sắc nguyên nhân, tính chất

và động lực của cách mạng ở Dức năm 1848-1849 Khả

năng phát triển và thái độ của nó đối với giai cấp trung

gian, cũng như đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, qua đó làm phong phú thêm lý luận mácxít về

cách mạng Tác phẩm cũng chỉ ra nguyên nhân kinh tế

sâu xa của mọi cuộc cách mạng là do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiến bộ và quan hệ sản xuất lạc hậu, chứng

minh tính quy luật của cách mạng, vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử và nhiều vấn đề quan trọng khác

Trong tác phẩm Ngày mười tám tháng Sương mù của Lui Bénapde, C.Mác đã phát triển nhiều nguyên lý quan

trọng của chủ nghĩa duy vấy /#Âh sử như nguyên lý về đấu

tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng, về vai trò tất yếu của chuyên chính vô sản,

về thái độ của giai cấp công nhân đối với nhà nước tư sản

trong đấu tranh cách mạng

Nhiều vấn đề triết học, đặc biệt những vấn đề phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được C.Mác

Trang 35

trị, tiêu biểu là bộ 7w Bản(viết từ những năm 40 và xuất bản tập I nam 1867)

Thời kỳ Công xã Pari (1871), C.Mác viết Nội chiến ở

Pháp nhằm tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Công xã

và tiếp tục phát triển những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử như về nhà nước và cách mạng, về tính tất

yếu của chuyên chính vô sản v.v \

Năm 1875, C.Mác viết Phê phán Cương lính Gôta, đây là tác phẩm lý luận quan trọng nhất sau Tuyên ngôn của Đảng cộng sản và bộ Tự bản, Trong tác phẩm, C.Mác

làm sâu sắc và phong phú thêm học thuyết về hình thái

kinh tế - xã hội, phát triển hơn nữa học thuyết mácxít về nhà nước và cách mạng, và lần đầu trình bày tư tưởng về hai giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

Tác phẩm Ông Đuyrinh đảo lên khoa học (Chống

Đuyrinh) ° của Ph.Ängghen được viết vào mùa thu năm

1876 đến giữa năm 1878, là một trong những tác phẩm

quan trọng nhất đánh đấu sự phát triển của triết học Mác

nói riêng và chủ nghĩa Mác nơi chung Tác phẩm gồm ba phần chính: phần thứ nhất - triết học; phần thứ hai - kinh „

tế chính trị học; phần thứ ba - chủ nghĩa xã hội khoa học

Trong tác phẩm, lần đầu tiên Ph, Ăngghen trình bày hoàn

chỉnh thế giới quan mácxít về chủ nghĩa đuy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kinh tế chính trị học,

* Tác phầm sẽ được giới thiệu riêng,

Trang 36

chủ nghĩa xã hội khoa học, và chỉ ra mối liên hệ hữu cơ giữa ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác

Cần lưu ý, tuy đây là tác phẩm của Ph.Ăngghen, nhưng như chính ông đã nới trong Lời £/œ viết cho ba lần xuất

bản, một phần hết sức lớn của cuốn sách là do C.Mác đặt cơ sở và phát triển, bản thân C.Mác đã viết chương thứ X trong phần kinh tế chính trị học (bề quyến "Lịch sử phê phón")

Trong khoảng thời gian từ năm 1873 đến năm 1883

Ph.Angghen đã viết tác phẩm triết học nổi tiếng Biện

chúng của tự nhiên " Tác phẩm gồm những bút ký và những đoạn văn còn dưới dang bản thảo, chưa hoàn thành, được xuất bản toàn bộ lần đầu năm 1925 ở Liên

Xô:

Tác phẩm được viết nhằm khái quát về mặt triết học những thành tựu về khoa học tự nhiên đạt được vào

giữa thế kỷ XIX nhằm bổ sung và phát triển phép biện

chứng duy vật

Sau khi C.Mác mất (1883), Ph Angghen, mot mat, tap

trung sức lực và trí tuệ để chuẩn bị cho việc xuất bản tập ba bộ 7w bản - một việc làm mà sau này được V.T-Lênin

đánh giá như là việc Ph.Ăngghen đã xây dựng cho người ,

bạn của mình một đài kỷ niệm vĩ đại và trên đó Ph.Ăngghén

không ngờ đã khắc luôn tên tuổi của mình, - mặt khác,

tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh của giai cấp công * Tác phầm sẽ được giới thiệu riêng

Trang 37

nhân và hoàn thành các tác phẩm triết học quan trong |

của mình, trong đó đặc biệt có các tác phẩm Nguồn gốc

của gia dình, của số hữu tư nhân uè của nhà nước (1884), Lútuich Phoiobắc va sy cdo chung của triết học cổ diển

Đức (1886)

Tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân bờ của nhà nước được Ph.Ăngghen viết từ tháng ba đến tháng năm và xuất bản vào tháng mười năm 1884 Trong

tác phẩm, Ph Ăngghen dựa vào những tài liệu của

Moócgăng để phát triển quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử xã hội nguyên thủy và quá trình chuyển biến từ xã hội không giai cấp sang xã hội có giai cấp Ph.Ăngghen chứng mỉnh rằng, sự phát triển của sân xuất:

vật chất đã làm cho chế độ công xã nguyên thủy tan rã

và hình thành xã hội có giai cấp dựa trên sự sở hữu tư nhân

Sự nghiên cứu lịch sử xã hội nguyên thủy đã giúp

Ph.Ängghen khẳng định thêm luận điểm về đấu tranh giai

cấp như là nội dung của lịch sử xã hội cơ giai cấp _ Tác phẩm cũng chỉ ra quá trình tiến hóa của các hình thức gia đỉnh, sự hình thành giai cấp và nhà nước Dặc

Trang 38

2 Đặc diểm của quá trình hÌnh thành thế giới

quan khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen và thực

chất bước ngoặt cách mạng trong triết học do hai ông thực hiện

Sự hình thành thế giới quan duy vật khoa học của C.Mác va Ph.Angghen là một quá trình hợp quy luật, là nhu cầu khách quan của lịch sử, trước hết là lịch sử phong trào

đấu tranh của giai cấp công nhân

Quá trình đó là sự gắn bó chặt chẽ, không tách rời giữa lập trường chính trị và quan điểm triết học

Hoạt động lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen có mối

liên hệ hữu cơ với hoạt động thực tiễn cách mạng, đã tạo cho hai ông bước chuyển từ lập trường triết học duy tâm sang lập trường triết học duy vật và từ lập trường chính trị dân chủ cách mạng sang lập trường chính trƒ cộng sản

Sự hình thành thế giới quan duy vật biện chứng của

C.Mác và Ph.Ảngghen vừa là kết quả khái quát kinh nghiệm

đấu tranh cách mạng và kế thừa có phê phán di sản lý luận của loài người, vừa là kết quả nghiên cứu, tiếp thu

những thành tựu của khoa học

Quá trình hình thành triết học Mác cũng không tách

rời tình cảm sâu sắc của C Mác và Ph.Ăngghen đối với

những người lao động bị áp bức và phong trào các) mang của họ Tình cảm đó là một nhân tố quan trọng không

Trang 39

mà cho cả sự hình thành chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ

nghĩa của hai ông :

~ Su hình thành triết học Mác là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử tư tưởng xã hội

Triết học Mác là thế giới quan của giai cấp công nhân

và đảng cách mạng của nó, là vũ khí tỉnh thần cải tạo xã

hội Triết học Mác xem thực tiễn không chỉ có vai trò

quyết định đối với sự phát triển của nhận thức, mà còn

đối với sự phát triển xã hội nơi chung

Trong triết học Mác, lý luận liên hệ chặt chẽ với thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản và làm nên sức mạnh cải tạo xã hội Mối liên hệ giữa lý luận cách mạng và thực

tiễn cách mạng cũng nói lên tính cân đối của học thuyết

Mác

Trong triết học Mác, tính cách mạng thống nhất hữu

cơ với tính khách quan khoa học Lịch sử ra đời triết học

Mác khống những gắn liền với thực tiễn đấu tranh cách

mạng của giai cấp công nhân, mà còn gắn liền với sự phát

triển của khoa học Giai cấp công nhân là lực lượng xã hội tiên tiến nhất của lịch sử hiện đại, lợi ích của nớ phân ánh lợi ích chung của mọi lực lượng tiến bộ trong xã hội,

vi vay thế giới quan cách mạng của nó - triết học Mác

không thể không phản ánh đúng đắn, khách quan những

quy luật phát triển của lịch sử

Một biểu hiện quan trọng của bước ngoặt cách mạng trong triết học đo €.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện đó là

‘BY ra đời một hình thức cao của chủ nghĩa duy vật là chủ

Trang 40

chứng là phép biện chứng duy vật Triết học Mác là sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng

Triết học Mác là học thuyết duy vật triệt để về tự nhiên, xã hội và con người Dặc biệt việc sáng lập chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu hiện quan trọng nhất của bước ngoat cách mạng trong triết học do Ơ.Mác và Ph.Ảngghen thực

hiện ‘

Triết học Mác ra đời làm biến đổi căn bân tính chất,

đối tượng của triết học và mối quan hệ của nó với các khoa học cụ thể Triết học Mác không hòa tan vào các khoa học cụ thể, cũng không có tham vọng đóng vai trò "khoa học của mọi khoa học", thay thế các khoa học hoặc tồn tại tách rời chúng, mà nó là cơ sở phương pháp luận của các khoa học cụ thể

Triết học Mác có chức năng cơ bản là xóa bỏ nhưng có kế thừa cái củ và tạo lập cái mới, luôn gấn liền hữu cơ với thực tiễn cuộc sống, với phong trào đấu tranh cách

mạng của giai cấp công nhân, cũng như với sự phát triển của khoa học VÌ vậy nớ không phái là một học thuyết

ngưng đọng, mà trái lại là một học thuyết sáng tạo, không

ngừng được bổ sung, được làm phong phú thêm bởi chính thực tiễn và cũng phát triển cùng với thực tiễn Sự hình

thành các quan điểm triết học của ‘C Mac va Ph Angghen

qua hàng loạt tác phẩm đã cho thấy đó là một quá trình

phát triển liên tục, không ngừng Sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng cộng sổn năm 1848 tuy đánh dấu bước

chuyển căn bản của C.Mác và Ph Ăngghen về thế giới

quan cũng như về lập trường chính trị, nhưng triết học

Ngày đăng: 10/04/2015, 16:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN