VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY - HCM CITY UNIVERSITY OF SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES Assos.Prof.Dr.Vũ Tình... TRIẾT HỌC Chương trình dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh
Trang 1VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY - HCM CITY
UNIVERSITY
OF SOCIAL SCIENCES
AND HUMANITIES
Assos.Prof.Dr.Vũ Tình
Trang 2TRIẾT HỌC
Chương trình dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học
Trang 3I MỤC ĐÍCH CỦA MÔN HỌC
Môn học cung cấp tri thức khái lược về lịch sử
triết học, nội dung cơ bản của các học thuyết ảnh hưởng nhiều đến đời sống của dân tộc Việt Nam và các chuyên đề nhằm góp phần củng cố và
phát triển ở người học một thế giới quan khoa
học, phương pháp luận khoa học
Trang 4II YÊU CẦU VỀ
HỌC THUẬT
1) Học viên chủ động trong
quá trình học tập; kết hợp kiến thức trong giáo trình với bài giảng trên lớp, kiến thức triết học bậc đại học và các khoa học khác với kiến thức của môn học
Trang 5
2) Phát huy năng lực
“hoài nghi khoa học”; đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giảng dạy và học tập
Trang 6
3) Vận dụng thế giới quan,
phương pháp luận khoa học triết học để góp phần phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên ngành và
cuộc sống đặt ra
Trang 7III YÊU CẦU VỀ NỘI QUY GIẢNG ĐƯỜNG
Học viên:
1 Không được sử dụng điện thoại trong giờ học
2 Không được sử dụng giờ học của môn học
này để giải quyết công việc của những môn học khác
3 Không được làm ảnh hưởng đến sự tập trung
của giờ học
4 Không nên đi muộn
Trang 8
IV CẤU TRÚC CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình gồm 4 phần:
Trang 9V GIÁO TRÌNH
Giáo trình của Bộ GD & ĐT: Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên CH &
NCS không thuộc chuyên ngành triết học); Giáo trình Triết học M-LN (Chương trình đại học)
Trang 10VI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Môn học có 2 lần đánh giá kết quả:
- Kiểm tra giữa kỳ 30 % điểm môn học
- Thi hết môn ……… 70 % điểm môn học
Trang 11ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC VỚI GIẢNG VIÊN
VŨ TÌNH
Email: vutinhxhnv@yahoo.com Điện thoại: 0903.716.695
Trang 13Phần thứ nhất
NHẬP MÔN TRIẾT HỌC
Trang 14I KHÁI NIỆM
“TRIẾT HỌC”
1 Nguồn gốc ngôn ngữ
Khái niệm “Triết học” ra
đời khoảng từ thế kỷ thứ
VIII đến thế kỷ thứ VI trước Công nguyên cả ở
phương Đông và
phương Tây
Trang 16
Ở phương Tây, “Triết
học” bắt nguồn từ chữ
philosophia (yêu mến sự
thông thái) của người Hy
Lạp, với hàm nghĩa quý
trọng kiến thức uyên
thâm
PHILOSOPHIA
PHILOSOPHIA
PHILO SOPHIA
Trang 17
2 Định nghĩa
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó
Trang 18
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó
Đặc trưng cơ bản của tri thức Triết học
- Tính hệ thống
- Tính lý luận
- Tính khái quát
Trang 19
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó
Nội dung của triết học phản ánh:
- Những vấn đề về thế giới (vũ trụ);
- Những vấn đề về con người, xã hội loài người ;
- Vị trí, vai trò của con người trong thế giới
Trang 20
II ĐỐI TƯỢNG
CỦA TRIẾT HỌC
1 Thời cổ đại
Triết học nghiên cứu mọi lĩnh vực của thế giới song
triết học phương Đông thiên
về con người và xã hội; triết
học phương Tây thiên về
giới tự nhiên
Trang 21
2 Thời trung cổ
Triết học Tây Âu lý giải
và chứng minh cho sự đúng đắn của
Kinh Thánh
Trang 223 Thời Phục hưng
đến thế kỷ XVIII
Triết học Tây Âu từng bước thoát khỏi ách
thống trị của thần học, đề cao chủ nghĩa nhân đạo và gắn với những thành tựu của khoa học tự nhiên
Trang 234 Từ thế kỷ XIX
đến nay
Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã
hội và tư duy
Trang 24III CHỨC NĂNG CỦA TRIẾT HỌC
Triết học có nhiều chức năng nhưng 2 chức
năng quan trọng nhất của triết học là:
- Chức năng thế giới quan;
- Chức năng phương pháp luận
Trang 251 Chức năng thế giới quan
Triết học trang bị cho con người hệ thống những quan điểm về thế giới; hệ thống này định hướng cho toàn bô cuộc cuộc sống
của con người
Trang 262 Chức năng phương pháp luận
Triết học trang bị hệ thống các nguyên tắc chỉ đạo để con người lựa chọn, vận dụng, tìm
tòi, xây dựng các
phương pháp
Trang 27IV MỐI QUAN HỆ CỦA TRIẾT HỌC
VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC
- Kết luận của các khoa học là những tư liệu để
từ đó triết học rút ra những kết luận chung nhất
- Những kết luận chung nhất của triết học quay lại
phục vụ cho các khoa học cụ thể với tư cách định hướng để các khoa học cụ thể có thể đạt được kết quả tối ưu
Trang 29
VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY HCM CITY
Trang 30TRIẾT HỌC
Chương trình dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học
Trang 31
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
Trang 32PHƯƠNG ĐÔNG
Phương Đông là vùng đất nằm dọc theo lưu vực
sông Nin, sông Ấn, sông Hoàng từ miền Trung Cận Đông đến miền cực Đông châu Á Thời cổ đại,
phương Đông gồm: Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập và vùng Lưỡng Hà
Lịch sử phương Đông cổ đại bắt đầu từ sự hình
thành xã hội CHNL (khoảng thiên niên kỷ thứ IV
TCN)
Trang 33Khái lược
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
CỔ-TRUNG ĐẠI
LỊCH SỬ
TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ
Trang 341 Các thời kỳ phát triển của Triết học Ấn Độ cổ - trung đại
LSTH Ấn Độ cổ – trung đại chia thành 3 thời kỳ:
1) Thời kỳ Véda (XV TCN – VIII TCN)
2) Thời kỳ cổ điển (VII TCN – VI)
3) Thời kỳ sau cổ điển (VII – XVIII)
Trang 351.1 Triết học thời kỳ Véda (Từ TK XV TCN – VIII TCN)
a) Bối cảnh xã hội
- Khoảng thế kỷ XV TCN người Arya vào Ấn Độ
- Xã hội Ấn Độ phân chia thành 4 đẳng cấp:
1) Đẳng cấp thần quyền
2) Đẳng cấp thế quyền
3) Đẳng cấp dân tự do
4) Đẳng cấp nô lệ
Trang 36b) Đặc trưng triết học thời kỳ Véda
Triết học – tôn giáo dực trên Thánh Kinh Véda
Trang 37Theo Kinh Véda:
Linh hồn vũ tụ - Đấng
Sáng tạo - là Brahman
Trang 38
Tất cả các cõi đều có
thần ngự trị
Trang 39
THẦN MẶT TRỜI SYRYA
ngự trị Thiên giới
Trang 40
THẦN GIÓ VAYU
ngự trị Trung giới
Trang 41
THẦN LỬA AGNI
ngự trị Hạ giới
Trang 42
Thiên giới, Trung giới, Hạ giới là Brahman; toàn bộ vũ trụ là Brahman
Trong vũ trụ không có gì lại không là biểu hiện của Brahman
Trang 43
Về với con người
4 đẳng cấp trong xã hội là hiện thân của 4 bộ phận khác nhau trên cơ thể của Brahman:
- Đầu: Đẳng cấp thần quyền
- Thân: Đẳng cấp thế quyền
- Đùi: Đẳng cấp dân tự do
- Bàn chân: Đẳng cấp nô lệ
Trang 44
Dù ở đẳng cấp nào con người cũng có linh hồn bất tử; linh hồn
vận hành theo trạng thái luân hồi và chịu kiếp nghiệp báo
Trang 45tạo nghiệp ác, sa vào biển khổ triền miên.
Trang 46
Con người có thể thoát khổ bằng cuộc đời
đức hạnh, đấy là cuộc đời hướng về thần linh, tế tự thần linh và sống theo bổn phận
Trang 471.2 Triết học thời kỳ cổ điển (Từ TK VII TCN – VI)
a) Bối cảnh xã hội
Ranh giới giữa các đẳng cấp trở nên hết sức
nghiệt ngã
Khát vọng được giải thoát, khát vọng có cuộc sống bình đẳng, cuộc sống bác ái lan rộng khắp các tiểu vương quốc
Các học thuyết triết học ra đời đáp ứng khát
vọng ấy của xã hội
Trang 48b) Các phái triết học thời kỳ cổ điển
Triết học có 9 phái: 6 phái chính thống & 3 tà giáo
+ 6 phái chính thống
Samkhya, Vaisesika, Nyaya,
Yoga, Mymansa, Vedanta
+ 3 phái tà giáo
Lokayata, Buddhism, Jaina
Trang 49b) Các phái triết học thời kỳ cổ điển
Triết học có 9 phái: 6 phái chính thống & 3 tà giáo
+ 6 phái chính thống
Samkhya, Vaisesika, Nyaya,
Yoga, Mymansa, Vedanta
+ 3 phái tà giáo
Lokayata, Buddhism, Jaina
Trang 501.3 Triết học thời kỳ sau cổ điển (từ TK VII – XVIII)
a) Bối cảnh xã hội
Nội chiến giữa các lãnh
chúa phong kiến của các tiểu vương quốc Sự đột
nhập liên tục của ngoại tộc và sự thống trị của các
vương triều Hồi giáo
Trang 51
b) Đặc trưng của triết học
thời kỳ sau cổ điển
- Đạo Hồi thâm nhập vào Ấn Độ, tư tưởng Hồi giáo ảnh hưởng nhiều đến
các tầng lớp dân Ấn
- Đạo Bàlamôn phát triển thành đạo Hinđu
- Tư tưởng Phật giáo
suy yếu nhiều
Trang 522 Một số nội dung triết học Ấn Độ cổ – trung đại
a) Tư tưởng bản thể luận
Tư tưởng bản thể luận triết học Ấn Độ cổ - trung đại mang tính triết học – tôn giáo Do trình độ
nhận thức còn rất thấp nên người Ấn Độ đã thần hóa giới tự nhiên thành một thế giới các vị thần có nhân tính, có “Tinh thần vũ trụ tuyệt đối tối cao”
(Brahman) và quan niệm tất cả đều là hiện thân của “Tinh thần vũ trụ tuyệt đối tối cao đó”
Trang 53
b) Tư tưởng giải thoát
Triết học Ấn Độ là triết học về giải thoát
Giải thoát là trạng thái tâm linh thoát khỏi sự cám
dỗ của hạ giới, diệt mọi dục vọng, xóa bỏ vô
minh, tìm lại được chân bản của mình để thoát khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo, hòa vào bản thể
“Tinh thần vũ trụ” Con đường giải thoát là cuộc sống đức hạnh, trực giác thực nghiệm tâm linh, chiêm nghiệm nội tâm, khai sáng trí tuệ
Trang 54
TRIẾT HỌC
PHẬT GIÁO
Trang 55I KHÁI LƯỢC
- Là trào lưu triết học – tôn giáo, ra đời khoảng cuối thế kỷ VI TCN
- Người sáng lập là Tất Đạt Đa
- Kinh điển là Tam tạng:
Trang 56II NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
1.THẾ GIỚI QUAN
- Vũ trụ vô thuỷ, vô chung
- Vạn vật vô thường, vô ngã, giả tướng, sinh thành, chuyển hoá theo luật nhân – quả
Trang 572 NHÂN SINH QUAN
Con người là duyên hợp của ngũ uẩn (sắc uẩn,
thụ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn)
Ngũ uẩn được chia thành phần danh và phần sắc
Cũng như vạn vật, con người là thực thể vô
thường, vô ngã, giả tướng
Linh hồn bất tử của con người vận hành qua các kiếp theo luân hồi – nghiệp báo
Trang 58
Vì không nhận thức được trạng thái vô thường,
vô ngã, giả tướng, luân hồi – nghiệp báo nên
con người khát ái, tham dục, tạo nên nghiệp ác, chìm trong biển khổ triền miên
Tứ diệu đế là con đường con người tự giải thoát
để đạt đến cõi cực lạc vĩnh hằng
Trang 59Tứ diệu đế gồm:
1) Khổ đế 2) Tập đế 3) Diệt đế 4) Đạo đế
Trang 60Quan điểm của triết học
Phật giáo về nỗi khổ
của cuộc đời
5 Ái biệt ly khổ
6 Oán hội khổ
7 Cầu bất đắc khổ
8 Ngũ uẩn khổ
1) KHỔ ĐẾ
Trang 612) TẬP ĐẾ
Quan điểm của triết học Phật giáo về những nguyên nhân gây ra nỗi khổ
Thập nhị nhân duyên
1 Vô minh 5 Lục nhập 9 Thủ
2 Hành 6 Xúc 10 Hữu
3 Thức 7 Thụ 11 Sinh
4 Danh sắc 8 Ái 12 Lão tử
Trang 62Căn nguyên
Căn nguyên của mọi căn nguyên
Vô minh – Ái dục
Trang 633) DIỆT ĐẾ
Quan điểm của triết học Phật giáo về khả năng
của con người có thể tiêu diệt được những
nguyên nhân gây ra nỗi khổ và trạng thái mà con người đạt được sau khi đã tiêu diệt được những nguyên nhân gây ra nỗi khổ
Trang 65
4 ĐẠO ĐẾ
Quan điểm của triết học Phật giáo về
chiều hướng và những “con đường” mà
con người phải trải qua để đạt đến trạng thái thường tru (Niết bàn)
a Chiều hướng: Giới – Định – Tuệ
Trang 66
Giới
Những điều không được làm
Trước hết là phải thực hiện
được ngũ giới
1 Bất sát
2 Bất tà đạo
3 Bất tà dâm
4 Bất vọng ngữ
5 Bất ẩm tửu
Trang 67
Định
Giữ cho tâm tĩnh
Trang 68Tuệ
Vô minh bị xoá bỏ Thể tính trong sạch, sáng suốt
Trang 69
b Những “con đường” phải trải qua
Tứ niệm xứ - Tứ chính cần - Tứ như ý túc
Ngũ căn - Ngũ lực - Thất bồ đề - Bát chính đạo Bát chính đạo:
1 Chính kiến 2 Chính tư duy
3 Chính ngữ 4 Chính nghiệp
5 Chính mệnh 6 Chính tinh tiến
7 Chính niệm 8 Chính định
Trang 70Tu
Sửa mình để sống cho hợp đạo
Quan trọng nhất là tu tâm
Các cấp độ của Niết bàn
La Hán
Bồ Tát
Phật
Trang 72III MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
1 Triết học Phật giáo là triết học về giải thoát
2 Triết học Phật giáo là triết học về bình đẳng
3 Triết học Phật giáo là triết học về từ bi, bác ái
4 Triết học Phật giáo là triết học về đạo đức
5 Triết học Phật giáo là triết học vô thần
6 Triết học Phật giáo là triết học hướng nội
Trang 73PHẬT GIÁO VỚI VIỆT NAM
Trang 74Sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam
Phật gíao du nhập vào Việt Nam khoảng đầu Công nguyên qua 2 đường chính của quá trình giao lưu, buôn bán, di dân và truyền giáo
Trang 75Thứ nhất, theo con đường buôn bán, truyền giáo của các thương gia Ấn Độ
Trang 76Thứ hai, Phật giáo du nhập vào Trung Quốc rồi từ Trung Quốc vào Việt Nam
Trang 78
Phật giáo vào Việt Nam trước hết là từ tầng lớp bình dân, được người dân Việt Nam tiếp nhận rất tự nhiên
Trang 79
Phật giáo Việt Nam qua các triều đại
Trang 80
Nhà Trần (1226 – 1400)
Giai đoạn đầu Phật giáo rất thịnh Giai đoạn cuối nhà Trần, Phật giáo suy yếu dần,
Nho giáo từng bước phát
triển mạnh
Trang 81Nhà Hồ (1400 – 1407)
Phật giáo bị kiểm soát nghiêm ngặt Quân
Minh tàn phá chùa chiền, tịch thu kinh kệ Phật giáo trải qua nhiều bước thăng trầm, đến thế kỷ XX mới có phong trào chấn hưng Phật giáo
Trang 82Hiện nay
Hiện nay ở VN có nhiều tôn giáo nhưng giáo dân Phật giáo là đông nhất Phật tử VN có nhiều cống hiến trong chiến tranh vệ quốc cũng như trong hoà bình xây dựng Nhà nước luôn tôn trọng quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và tạo điều kiện để giáo dân sống tốt đạo, đẹp đời; đóng góp sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh./
Trang 85VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY HCM CITY
UNIVERSITY
OF SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES
Assos.Prof.Dr Vũ Tình
Trang 86TRIẾT HỌC
Chương trình dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học
Trang 87Khái lược
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
PHƯƠNG ĐÔNG CỔ - TRUNG ĐẠI
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
TRUNG QUỐC
Trang 88Phần thƣ́ nhất NHỮNG VẤN ĐỀ
CHUNG
Trang 89I PHÂN KỲ LSTH TRUNG QUỐC
CỔ - TRUNG ĐẠI
LSTH TQ cổ – trung đại có thể chia thành 3 thời kỳ:
1 Từ thời Tam Đại đến nhà Tần
(TK XXI TCN – 221 TCN)
2 Từ thời nhà Tần đến thời Thập Quốc
(Từ 221 TCN – năm 960)
3 Từ thời Tống đến cận đại
(Từ năm 960 – TK XIX)