Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
327,93 KB
Nội dung
75 VỆ SINH ĐẤT- THANH TRỪ CHẤT THẢI ĐẶC Mục tiêu 1. Trình bày được các nguyên nhân gây ra ô nhiễm đất. 2. Nêu được các tác nhân sinh học gây bệnh cho người qua môi trường đất theo từng nhóm đường truyền. Xác định được các chỉ số dùng để đánh giá đất bị ô nhiễîm bởi phân. 3. Nêu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thanh trừ chất thải bỏ. 4. Nêu được sáu yêu cầu của một công trình xử lý phân hợp vệ sinh.; nguyên tắc hoạt động, cách xây dựng, sử dung, bảo quản; ưu, nhược điểm của các loại công trình xử lý phân hợp vệ sinh. Nội dung Đất được coi là một trong những yếu tố của môi trường xung quanh và có tác động chặt chẽ với cơ thể con người. Với sự phát triển của ngành khoa học nói chung và y học nói riêng, con người ngày càng hiểu môi trường đất một cách sâu rộng hơn. Ngày nay, người ta không chỉ chú ý đến tính chất vật lý, thành phần hoá học, vai trò màu mỡ của đất mà còn chú ý nghiên cứu ảnh hưởng qua lại giữa hoạt động của con người trong quá trình sống, lao động sản xuất đến thành phần, tính chất của đất, nhất là hiện tượng nhiễm bẩn của đất đến sức khoẻ con người. I. Ô nhiễm đât và bệnh tât Ô nhiễm đất nói chung là do những tập quán phản vệ sinh, do hoạt động trong nông nghiệp với các phương thức canh tác khác nhau, do cách thải bỏ không hợp lý các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất. Ô nhiễm đất còn do những chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống mặt đất. 1. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất Người ta phân chia các nguyên nhân gây ô nhiễm đất như sau: 1.1. Do sử dụng trong nông nghiệp những sản phẩm hóa học Những sản phẩm hóa học được sử dụng trong nông nghiệp như phân bón và chất điều hòa sinh trưởng. Các chất dinh dưỡng trải qua một chu trình từ đất tới thực vật, từ thực vật tới động vật rồi quay trở về với đất. Theo mức độ thâm canh trong nông nghiệp và mức độ sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm hóa học, các chất điều hòa sinh trưởng, kết hợp với sự tăng lên của các chất thải nguồn gốc hữu cơ khiến cho đất vùng nông nghiệp bị ô nhiễm nặng. 1.2. Do thải ra trên mặt đất một lượng lớn chất thải bỏ trong công nghiệp Những chất thải bỏ trong công nghiệp như than, khoáng vật từ các ống khói, lòì nung, lò đúc gang. Dưới hình thái hơi, bụi, khí độc tung vào không trung, chất thải bỏ rơi xuống đất. Chất độc hại rơi xuống đất sẽ làm thay đổi thành phần PH của đất, quá trình nitrit hóa của đất, do đó ảnh hưởng đến hoạt động của các vi sinh vật trong đất. 1.3. Do thải ra trên mặt đất những chất thải bỏ trong sinh hoạt Đất thường là nơi được dùng để tiếp nhận các chất thải ở thành phố và các khu công nghiệp, trong khi đó do sự đô thị hóa ngày càng nhanh, ngày càng có nhiều khu đất vốn dành cho việc thu gom rác bị thu hẹp lại, tạo ra mối quan tâm lo lắng về nguy cơ ô nhiễm cho các khu dân cư. Môi trường đất 76 Ở các nước đang phát triển, ô nhiễm đất bởi các vi sinh vật gây bệnh luôn luôn tạo ra mối quan tâm lớn. Với chức năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, Bộ Y tế nước ta đã nhận định: tình hình bệnh tật của nhân dân ta về cơ bản vẫn thuộc mô hình bệnh của các nước đang phát triển; và để thực hiện mục tiêu vì sức khỏe cho mọi người dân thìì biện pháp chiến lược vẫn là cải thiện vệ sinh môi trường; góp phần hạn chế sự lây lan và phòng chống một số bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng đường ruột chủ yếu ở Việt Nam. Trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, trước tiên phải quan tâm đến tác động của môi trường đến sức khỏe con người thông qua việc tìm hiểu tác nhân gây ô nhiễm môi trường và dạng ô nhiễm. Với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay thì chất thải bỏ trong các lĩnh nói trên đã làm ô nhiễm môi trường nói chung trong đó có môi trường đất. Vấn đề ô nhiễm đất bởi các chất thải có quan hệ với vấn đề ô nhiễm nước và không khí, bởi vì các chất gây ô nhiễm đất vẫn nằm nguyên một chỗ trong một thời gian tương đối dài nếu chúng không bị rữa trôi, bị tiêu hủy hay bị thủ tiêu bằng các phương pháp khác nhau. 2. Ảnh hưởng của ô nhiễm đất đối với sức khoẻ 2.1. Các bệnh do đất bị nhiễm bẫn bởi chất thải bỏ trong sinh hoạt Tác nhân sinh học tồn tại thường xuyên trong các chất thải bỏ gây ra ô nhiễm đất và gây bệnh cho người được chia theo 3 nhóm đường truyền: 2.1.1. Truyền bệnh từ người - đất - người Trực khuẩn và các nguyên sinh động vật đường ruột có thể làm ô nhiễm đất là do: - Những phương pháp đổ bỏ chất thải mất vệ sinh; - Sử dụng phân bón lấy từ các loại hố xí hay bùn trong nước thải sinh hoạt không được xử lý. Đất có thể bị ô nhiễm bởi trực khuẩn lỵñ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả hoặc amip. Tuy nhiên những bệnh do các vi sinh vật này gây ra thường lan truyền chủ yếu bởi nước bị ô nhiễm hoặc truyền bệnh do tiếp xúc trực tiếp từ người này sang người khác hoặc do thực phẩm; ngoài ra ruồi tiếp xúc trực tiếp với đất bị nhiễm bởi phân, sinh sản ở đó rồi truyền mầm bệnh đi. - Truyền bệnh theo phương thức này còn do các loại ký sinh trùng (giun sán). Ký sinh trùng được truyền qua đất hoặc trứng giun sán; âÚu trùng của chúng sau một thời gian ủ bệnh sẽ trở thành tác nhân gây bệnh cho người, quan trọng là giun đũa, giun móc. Điều kiện môi trường đất rất thuận lợi cho sự tồn tại của trứng một số loại ký sinh trùng; ngoài ra nó còn phụ thuộc lượng mưa rơi, vào nhiệt độ không khí cũng như vào kết cấu và độ ẩm của đất. Thói quen mất vệ sinh luôn luôn góp phần vào việc duy trì chu trình nhiễm trùng theo phương thức lây truyền từ người - đất - người. 2.1.2. Truyền bệnh từ động vật - đất - người Trong một số bệnh của động vật truyền sang cho người, đất có thể giữ vai trò chủ yếu truyền tác nhân nhiễm trùng từ vật nuôi sang người. - Bệnh xoắn trùng vàng da (Leptospirose): Xoắn khuẩn Leptospira gây bệnh đồng thời cho vật nuôi và cho người ở khắp nơi trên thế giới. Động vật mắc bệnh thường là trâu, bò; những vật nuôi mắc bệnh thường đào thải qua nước tiểu tới 100 triệu leptospira trong 1ml; nếu nước tiểu được trộn lẫn với bùn hoặc nước có Môi trường đất 77 PH trung tính hay kiềm nhẹ thì các xoắn khuẩn có thể sống tới hàng tuần. Những người lao động nông nghiệp thường mắc bệnh này. - Bệnh viêm da do giun: Bệnh này có thể gặp ở những người phải tiếp xúc với chất phóng uế do vật nuôi thải ra đặc biệt là trẻ em. Người bị nhiễm là do sự xâm nhập vào da của những ấu trùng giun móc di động (họ Ankylostoma brazilienne) từ đất lên, xuyên qua da người và gây viêm da ở nhiều mức độ khác nhau. 2.1.3. Truyền bệnh từ đất - người - Các bệnh nấm: Hầu hết các bệnh nấm nặng ở da, ăn sâu vào da hay lan toàn thân đều gây ra do nấm hoặc xạ khuẩn (actinomycetes); chúng phát triển bình thường như những vi khuẩn hoại sinh ở trong đất hay cây cỏ, khi những sợi nấm khác nhau xâm nhập vào da qua các vết thương. Hầu hết cơ chế lây nhiễm từ đất - người đều theo cơ chế: các sợi nấm có trong các hạt bụi bị gió cuốn vào không khí và gây bệnh cho người. - Uốn ván: Gây ra do ngoại độc tố của trực khuẩn kỵ khí có nha bào Clostridium Tetani (trực khuẩn Nicolaier); mầm bệnh này gặp ở khắp nơi trên thế giới do khả năng tồn tại của nha bào ở ngoại cảnh rất cao. Bệnh thường gặp ở những người làm nông nghiệp, chủ yếu từ những vết thương bị nhiễm trùng tiếp xúc với đất bị ô nhiễm phân. Tác nhân gây bệnh được phóng ra do những súc vật bị bệnh, đặc biệt là ngựa. Vi khuẩn uốn ván gặp khá nhiều trong đất canh tác, đôi lúc cả trong đất bỏ hoang. Càng lên cao (vùng núi) càng ít gặp vi khuẩn này. - Bệnh nhục độc tố (Botulisme): Gây ra do ngoại độc tố của Clostridium botulinum. Nguồn mầm bệnh là đất hoặc ruột súc vật. Người mắc phải là do ăn các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm sấy mà việc thanh trùng không đảm bảo tiêu diệt hết các nha bào. Nha bào của chúng có rải rác trong đất; phần lớn đất bị nhiễm là loại đất sét, Cl.Botulinum sinh sản mạnh và lan truyền tốt trong loại đất này. Trong ruột người và động vật máu nóng, Cl.Botulinum ở dạng hoại sinh. Người và nhiều động vật đều có vai trò gieo rắc mầm bệnh này trong thiên nhiên. 2.1.4. Các siêu vi khuẩn truyền bệnh trong đất Trong đất, người ta đã tìm thấy một số siêu vi khuẩn đường ruột như poliovirus gây bệnh bại liệt, ECHO và Cocsacki (chủng ECHO 7 , ECHO 9 ) gây viêm màng não, tiêu chảy, sốt phát ban, viêm não trẻ sơ sinh Siêu vi khuẩn đường ruột chịu đựng tốt với các tác nhân lý hóa và sống dai dẵng ở ngoại cảnh. Đất sét pha cát thu hút nhiều siêu vi khuẩn đường ruột hơn cả. 2.1.5. Những vi khuẩn đánh giá đất bị nhiễm phân - Coli-aerogenes: Nhóm coli-aerogenes thường ở dạng hoại sinh; chúng rất gần gũi với nhóm vi khuẩn gây bệnh thương hàn, lỵ, cho nên không lạ gì khi chúng biến thể, chúng có khả năng gây ngộ độc thức ăn, gây viêm ruột trong những điều kiện nhất định. Ta thường gặp coli- aerogenes trong phân tươi của người và động vật. Môi trường đất 78 - Bactrine -perfringens: Là vi khuẩn chỉ điểm đất bị nhiễm bẩn bằng phân tươi. Loại này cư trú thường xuyên trong ruột người và động vật. Khi có sự hiện diện của nó tức là đất bị nhiễm phân tươi khá lâu (vi khuẩn có nha bào). Ngược lại, khi có mặt của coli-aerogenes chứng tỏ đất mới bị nhiễm phân tươi, vì vi khuẩn này không sinh nha bào nên chết khá nhanh trong đất. Ngoài ra, người ta có thể đánh giá sự nhiễm bẩn của đất bằng cách tìm trứng giun trong đất. Nhận định tình trạng vệ sinh đất bằng cách tìm trứng giun trong đất Số trứng giun/ kg đất Tiêu chuẩn đất 0 Đất sạch 1- 10 Đất hơi bẩn 11- 100 Bẩn vừa > 100 Rất bẩn 2.2. Ô nhiễm đất bởi hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV). Đất không chỉ là nơi chứa những chất thải bỏ nói chung mà còn nhận HCBVTV từ nhiều nguồn khác nhau: - Đất được phun hoặc trộn với thuốc để xử lý đất, diệt sâu hại - Bụi thuốc phun lên cây trồng thì cóï chừng 50% lượng bụi rơi xuống đất - Từ những hạt mưa - Từ xác sinh vật và cây trồng Lượng thuốc xâm nhập vào đất theo đường này rất thay đổi. Ví du:û các loại Clo hữu cơ như DDT có khả năng đọng lại ở lá, quả của cây trồng, sau khi rơi xuống đất thuốc được giữ lại lâu trong đất với liều lượng ít hơn khi phun vì một phần đã được cây hấp thụ và chuyển hoá. Sự tồn tại của thuốc trong đất phu ûthuộc vào một số yếu tố: - Bản chất của thuốc, cách phun - Tính chất của đất (cơ, lý,hóa) - Hệ vi sinh vật hoại sinh có trong đất Những hạt đất mịn và nhất là các phân tử keo có khả năng giữ lại những hợp chất thuốc khác nhau. Căn cứ vào tốc độ phân hủy trong đất, HCBVTV cũng được chia ra 3 nhóm: - Loại trên 18 tháng gồm đa số thuốc trừ sâu Clo hữu cơ. - Loại từ 3-12 tháng gồm các chất diệt cỏ. - Loại dưới 3 tháng gồm đa số thuốc trừ sâu lân hữu cơ. Tuy nhiên, ngay trong cùng một loại thuốc kể trên cũng có chất gần như không bị phân hủy và có thể còn biến thành chất độc hơn. Ví dụ: Clorophos (C 4 H 8 0 4 Cl 3 P) sẽ thành DDVP (C 4 H 7 0 2 Cl 2 P) bền vững và độc hơn Clorophos. Môi trường đất 79 Thuốc trừ sâu trong đất còn có thể bị cây trồng hấp thu, đặc biệt là nhóm rau có củ như cà rốt, củ cải làm thức ăn cho người và gia súc. Do thuốc trừ sâu Clor hữu cơ tồn tại rất lâu trong đất, do đó thuốc này cần phải cấm sản xuất và sử dụng rộng rãi. 2.3. Ô nhiễm đất bởi các chất thải rắn từ sản xuất công nghiệp. Dưới hình thái bụi, hơi khí độc, chất thải rơi xuống đất ở những khoảng cách xa gần khác nhau so với nơi sản xuất và chính những cây trồng; cây cỏ dùng làm thức ăn cho người và súc vật mọc trên những mảnh đất bị nhiễm bẩn đó cũng hấp thụ những chất độc kể trên. Ngoài ra, đất bị ô nhiễm còn là nguồn nhiễm bẩn cho mạch nước ngầm và nước bề mặt. Rơi xuống đất, những chất độc này có thể làm thay đổi thành phần hóa học, PH, độ thấm hút nước của đất chúng sẽ gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ vi sinh vật có trong đất, do đó làm giảm sút hiện tượng tự làm sạch của đất. Cũng như HCBVTV, nhiều thành phần trong chất thải công nghiệp, đặc biệt là các kim loại, có thể được cây cỏ hấp thụ. Nhiều thực nghiệm của các nhà khoa học đã chứng minh được điều này. Ví du: - Vùng quanh nhà máy super photphat có hàm lượng fluor tăng lên trong đất, trong rau, cả trong sữa bò được nuôi trong vùng xung quanh nhà máy này; - Đất xung quanh nhà máy luyện kim màu có hàm lượng chì cao; - Đất xung quanh nhà máy sản xuất acid sunfuric có hàm lượng As rất cao và rau quả trồng cách nhà máy 2000m vẫn còn có hàm lượng As quá tiêu chuẩn cho phép. II. THANH TRỪ CHẤT THẢI ĐẶC 1.Tầm quan trọng của vấn đề thanh trừ chất thải bỏ Trong tình hình kinh tế xã hội của nước ta hiện nay và để thực hiện mục tiêu sức khoẻ mọi người thì việc phòng chống ô nhiễm môi trường trong đó có đất, nước bởi chất thải bỏ là một vấn đề cấp bách trước mắt và vấn đề bảo vệ sức khoẻ lâu dài vì: Chất thải bỏ là nguồn truyền nhiễm mang đủ các loại mầm bệnh: vi khuẩn, siêu vi khuẩn, đơn bào, trứng giun sán Các công trình vệ sinh, việc quản lý và xử lý chất thải bỏ còn thiếu cả về số lượng và kém về chất lượng; nhất là ở nông thôn cả nước chỉ mới có 14% hố xí hợp vệ sinh. Người dân còn có thói quen dùng phân chưa xử lý để bón ruộng và nuôi cá Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và phân chia theo mùa rõ rệt: mùa đông ngắn không lạnh lắm, mùa hè kéo dài và mưa nhiều. Về địa lý: Sông ngòi nhiều, tính chất đất xốp và ẩm tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại quanh năm. Dân số phát triển nhanh và mật độ dân số phân bố không đều. Đời sống kinh tế thấp, trình độ văn hoá thấp nên những kiến thức vệ sinh thông thường chưa được phổ cập. 2. Mục tiêu của biện pháp thanh trừ chất thải bỏ Các biện pháp phòng chống chất thải bỏ đều nhằm hai hướng: - Cắt đứt một trong 3 khâu của quá trình dịch tễ học bằng giải pháp điều trị bệnh nhân để thanh toán mầm bệnh, hạn chế đường truyền; diệt côn trùng trung gian, bảo vệ môi trường. - Nâng cao sức đề kháng của người bệnh, hạn chế sự xâm nhập mầm bệnh vào cơ thể. Môi trường đất 80 Để đạt được mục tiêu theo hướng cắt đứt chu kỳ dịch tễ thì công trình vệ sinh là giải pháp có hiệu lực nhằm diệt mầm bệnh không cho chúng phát tán ra ngoại cảnh, bảo vệ được môi trường xung quanh, nhất là đất và nước. 3. Ý nghĩa của việc thanh trừ chất thải bỏ Thanh trừ tức là làm sạch và loại bỏ. Chúng ta đều biết rằng một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sống là từ chất thải bỏ. Việc thanh trừ chất thải bỏ có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe con người và có một giá trị kinh tế quan trọng. 3.1. Ý nghĩa vệ sinh Chất thải bỏ làm nhiễm bần môi trường xung quanh, làm cho tình trạng vệ sinh khu dân cư sút kém. Phân, rác, nước cống rãnh không được xử lý, không những làm nhiễm bẩn đất tại chỗ đó mà còn theo nước mưa chảy tới các nguồn nước bề mặt xung quanh và thấm vào các mạch nước ngầm nông. Trong quá trình phân hủy, phân rác sẽ thải vào không khí xung quanh một lượng khí thối: NH 3 , H 2 S, Indol, Scaptol gây ra khó chịu, gây ra phản xạ ngừng thở. Bụi từ đống rác, phân khô khi gặpü gió hay khi quét đường sẽ làm nhiễm bẩn bầu không khí. 3.2. Ý nghĩa dịch tễ học Chất thải bỏ là ổ chứa vi khuẩn, virus và trứng ký sinh trùng (hoặc kén), ổ vi khuẩn hoại thư sinh hơi, vi khuẩn than, uốn ván Đống phân rác là nơi cư trú sinh sôi của các con vật trung gian truyền nhiều bệnh dịch nguy hiểm: chuột, ruồi nhặng, gián 3.3. Ý nghĩa xã hội Cần phải thu dọn, xử lý chất thải bỏ; nhiệm vụ này đòi hỏi mỗi người, mỗi tập thể đều có ý thức thực hiện. Song trước hết đòi hỏi phải có tổ chức và có những biện pháp qui mô cho toàn khu dân cư nhằm: - Bảo vệ môi trường bên ngoài. - Phòng ngừa bệnh tật, trước tiên là nhiễm giun sán, nhiễm khuẩn đường ruột. - Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trong nhân dân. 3.4. Giá trị kinh tế - Nguồn phân bón tốt. - Phế liệu có thể sử dụng để tái sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu - Khí cháy 4. Các biện pháp xử lý phân hợp vệ sinh Một năm, một người thải ra chừng 360 − 700kg (phân và nước tiểu). Trong phân ủ có khoảng 1% nitơ, 0,5% phospho, 0,3% kali, là những chất rất cần thiết cho cây trồng. Xử lý phân theo đúng yêu cầu có ý nghĩa to lớn để bảo vệ môi trường bên ngoài, cắt đứt một mắt xích trong quá trình dịch. 4.1. Yêu cầu của một công trình vệ sinh về mặt vệ sinh dịch tễ Để phù hợp với hoàn cảnh và môi trường Việt nam cũng như điều kiện canh tác của ngành nông nghiệp thì bất kể loại công trình vệ sinh nào cũng nhằm giải quyết 2 mục tiêu cơ bản là: - Diệt trừ mầm bệnh không cho nó phát tán ra ngoài Môi trường đất 81 - Biến chất thải bỏ (đặc và lỏng) thành nguồn phân bón hữu cơ để tăng màu mỡ cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và an toàn khi dùng. Để đáp ứng 2 mục tiêu trên, một công trình xử lý phân phải đạt được 6 yêu cầu sau: − Không làm nhiễm bẩn đất, nguồn nước tại nơi xây dựng − Không có mùi hôi thối − Không thu hút côn trùng và gia súc − Tạo điều kiện để phân, chất thải bị phân hủy và hết mầm bệnh − Thuận tiện khi sử dụng, nhất là đối với trẻ em − Được nhân dân áp dụng và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương 4.2. Các loại công trình xử lý phân 4.2.1. Hố xí hai ngăn Đó là công trình ủ phân tại chổ, chỉ được xây dựng ở nông thôn có sử dụng phân đã ủ làm phân bón. Nguyên tắc Hố xí hai ngăn là một công trình ủ phân tại chỗ. Hoạt động trên cơ sở kỵ khí nhờ các vi sinh vật hoại sinh, phải có 2 ngăn riêng biệt: một ngăn để đi, một ngăn để ủ luân phiên nhau. Khi phân được tập trung đầy thì được ủ kín ngay tại ngăn đó để phân hoại (mục) và diệt được vi khuẩn gây bệnh, trứng ký sinh trùng. Cấu trúc xây dựng Công trình này gồm có hai phần: − Ngăn tập trung phân và ngăn ủ (bệ xí). − Phần che mưa nắng (nhà xí). Toàn bộ phần cấu trúc xây dựng cũng như sử dụng, bảo quản phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động của hố xí hai ngăn thể hiện trong 3 từ : Kín − Khô − Vững chắc. + Nền hố xí: Đảm bảo không nứt nẻ, không lún. Giữ cho bệ xí luôn khô ráo. Nền xây cao hơn mặt đất xung quanh, có thể làm bằng tấm bê tông đúc sẵn hoặc xây bằng gạch láng xi măng, có thể đắp bằng đất sét nện dày 30cm. +Thành hố xí: Kết cấu chịu lực, không nứt nẻ, tốt nhất dùng bê tông đúc sẵn hoặc xây gạch trát xi măng + Bệ xí: Phải vững chắc, chịu được sức nặng của người ngồi khi lên xuống, không có kẽ nứt, được trát kín ở chổ tiếp giáp với thành xí; lỗ xí tròn, phải có nắp đậy kín, nước tiểu phải được hứng riêng không để trộn lẫn với phân. Bãi phân sau mỗi lần đi phải được phủ kín bởi chất độn (tro bếp, đất bột). Khi ủ phải trát kín lỗ hố xí và cửa lấy phân và ủ ít nhất 4 tháng mới được lấy phân ra sử dụng. + Kích thước bệ xí tùy theo số người trong gia đình và thời gian ủ dự kiến. + Phần che mưa nắng: có thể không cần làm kiên cố nhưng cần che được mưa gió và thoáng khí. Sử dụng và bảo quản - Chỉ đi một ngăn, một ngăn để ủ. Môi trường đất 82 - Phải giữ cho hố xí kín, khô, sạch. Tác dụng Nếu đảm bảo xây dựng và hoạt động theo tiêu chuẩn kín, khô, và thời gian ủ trên 4 tháng thì loại hố xí ủ phân tại chổ này sẽ phát huy tác dụng của nó về mặt vệ sinh dịch tễ và đáp ứng mục tiêu: - Diệt được mầm bệnh không làm nhiễm bẩn môi trường xung quanh - Có được loại phân bón hữu cơ; an toàn khi sử dung. 4.2.2. Hố xí thấm dội nước (HXTDN) Là loại hình hố xí có nguồn gốc từ Ấn độ và còn được gọi là hố xí Sulabh. Nguyên tắc Dựa vào khả năng tự làm sạch nước thải xảy ra trong đất trên cơ sở bãi phân bị cô lập trong bể chứa phân. Vìì nước thải tự thấm vào đất xung quanh nên đáy và thành xung quanh bể thấm không xây kín (mục đích để nước thải thấm theo chiều dọc và chiều ngang). Bệ ngồi có cấu tạo nút nước; mỗi lần đi phải có nước dội nên ngăn cản được mùi hôi, do đó có thể xây ngay trong nhà. Cấu tạo và xây dựng HXTDN có hai loại: - Loại bệ ngồi đặt trực tiếp trên bể chứa. - Loại bệ ngồi đặt xa bể chứa : Loại này có thể xây thành một bể hay hai bể chứa nối với bệ ngồi qua ống dẫn. Mỗi hố xí dội nước có 3 bộ phận chính: bệ ngồi, ống dẫn phân và bể chứa. Bệ ngồi có ống dẫn phân hình chữ Y ngược nối với 2 bể chứa phân xây chìm trong đất (trường hợp HXTDN có 2 bể chứa) hoặc đặt trực tiếp trên bể chứa phân (trường hợp HXTDN có 1 bể chứa phân). - Loại bệ ngồi đặt trực tiếp trên bể chứa: Bệ xí đặt tách rời bể chứa phân, khi bể chứa đầy có thể lấp đi và đào hố khác; có thể lấy phân ra ủ hoặc xử lý ngay để tránh gây tác hại với sức khoẻ. Dù sao sử dụng hố xí một bể chứa cũng phức tạp và có nhiều nguy cơ ô nhiễm hơn. - Loại bệ ngồi đặt xa bể chứa: Hai bể chứa phân riêng rẽ cùng được nối với một bệ xí bằng một ống dẫn phân. Hai bể này được sử dụng luân phiên nhau. Khi một bể đầy thì bịt đường dẫn xuống bể đó lại và mở đường dẫn xuống bể thứ hai. Thời gian sử dụng bể thứ hai là thời gian để ủ bể một. Khi bể 2 đầy thì mở bể 1 để lấy hết mùn bón ruộng và sử dụng lại như ban đầu. Khi đó phân ở bể 2 lại được ủ . Phân và nước dội vào bể chứa sẽ được phân huỷ và thấm dần vào đất. - Chọn địa điểm: + Gần nhà để tiện sử dụng + Tránh những nơi nước tù đọng hoặc ngập lâu khi mưa vì ảnh hưởng tới độ thấm nước trong bể chứa. Môi trường đất 83 + Khoảng cách từ bể chứa đến nguồn nước bề mặt hay nguồn nước ngầm nông phải theo quy định, ít nhất 8m đối với vùng đất mịn, vùng đất đá phải xa hơn hoặc phải chọn giải pháp khác; đáy bể cách tầng nước ngầm ít nhất 2m. - Kỹ thuật xây dựng: + Đo và đánh dấu trên khu đất xây dựng: vị trí bể chứa phân, nơi đặt bệ, nhà xí và đường ống dẫn phân. + Bể chứa phân: Đào 2 hố có kích thước 1,1 x 1,1 x 1,1m nếu xây 2 bể rời; đào một hố kích thước 2,1 x1,1 x 1,1m nếu xây 2 bể gần nhau. Xây quanh thành hố bằng gạnh loại 1và vữa xi măng cát với tỷ lệ 1: 3 hoặc 1: 4; hàng gạch đáy đặt xây ngang làm móng. Bốn hàng gạch dưới cùng xây kín, từ hàng thứ 5 để lỗ thấm (trừ tường ngăn 2 bể chứa không để lỗ). Các hàng lỗ thấm cách nhau một hàng xây kín (nghĩa là hàng gạch thứ 5,7,9,11 có để lỗ thấm). Từ hàng gạch thứ 12 trở lên, xây kín hoàn toàn. Thành bể cao hơn mặt đất 10 -15cm. Tường ngăn giữa 2 bể xây kín hoàn toàn và trát bằng vữa ximăng cát, hàng trên cùng để một lỗ thông giữa 2 bể ( 5 x 5cm). + Đặt xiphông, bệ xí: Ghép xiphông và bệ xí liền vào nhau rồi đặt thử vào vị trí để căn độ phẳng của mặt bệ xí và vị trí của xiphông. Thông thường, mặt bệ xí phải cao hơn mặt đất 30-40cm để có độ dốc tốt cho ống dẫn phân vào bể chứa. Bệ xí có thể đặt ở giữa hoặc đặt lệch về một bên, bệ xí quay ra cửa để khi ngồi có cảm giác thoải mái. Đổ nước vào xiphông và điều chỉnh để nút nước cao 1,5-2cm rồi cố định bằng gạch và vữa. Đặt bệ và cố định, xây gạch đỡ xung quanh bệ, dùng xi măng gắn kín chổ nối giữa xiphông và bệ. Đặt ống chữ Y đúc sẵn tiếp vào xi phông hoặc xây bằng gạch với đường kính ống 8-10cm, độ dốc của ống ít nhất 15-20 0 để phân trượt dễ dàng, tiếp tục đặt ống dẫn phân vào 2 bể chứa. Chổ nối giữa 2 nhánh của ống chữ Y với ống dẫn phân nên để một khe hở 3cm để tạo thành “van”; khi sử dụng sẽ bịt kín một bên ống lại; đến khi thay bể lại chuyển sang dùng ống bên kia. Đổ đất hoặc cát vào khoảng trống bên dưới bệ xí và lèn chặt. Mặt nền nhà xí láng kín, có độ dốc vào bệ xí để toàn bộ nước trên nền nhà dễ dàng chảy vào. Sử dụng và bảo quản Sau khi xây dựng một tuần, phần xi măng gắn đã chắc nên có thể sử dụng được. Trước khi sử dụng cần kiểm tra lại về kỹ thuật xây dựng, độ kín của chổ gắn xiphông với bệ, van, nắp bể. Kiểm tra nút nước, sự thông của toàn bộ đường dẫn phân. Bể chứa nước dội phải đủ nước, có dụng cụ múc nước. − Dội đủ 3 − 5 lít nước sau mỗi lần phóng uế − Chỉ bỏ giấy chùi tự tiêu vào hố xí − Không đổ nước xà phòng, thuốc sát trùng xuống hố xí − Khi tắc dùng cán thông mềm để thông nhẹ nhàng − Chỉ sử dụng lại bùn phân (nếu cần) sau 12 tháng sử dụng hố xí − Nếu không có giấy chùi tự tiêu, thì phải có sọt đựng, đặt ở góc nhà xí và cần phải đốt hàng ngày. Nếu bệ xí hoặc lỗ xí dính phân thì phải dùng nước cọ rửa ngay. − Bố trí bể chứa nước dội ngay trong nhà xí hoặc ngay trước cửa ra vào để tiện múc nước và có tác dụng nhắc nhở người đi cầu nhớ dội nước. - Bảo quản: quét dọn hàng ngày để tránh mùi hôi Môi trường đất 84 Giữ cho nắp bể luôn kín, nếu có sứt mẻ cần trát lại ngay. Khi chuyển bể phải bịt kín “van”. Sau khi lấy mùn phân ra sử dụng phải gắn kín lại ngay. Ưu nhược điểm của HXTDN Ưu điểm Nhược điểm Xử lý phân hiệu quả và không gây ô nhiễm không khí. Có thể xây dựng ngay trong nhà. Dễ sử dụng, bảo quản và tốn ít nước dội. Nguy cơ ô nhiễm mạch nước ngầm nông nếu có dùng giếng. Chỉ xây dựng được ở nơi không quá khan hiếm nước. Kỹ thuật xây dựng, đặt xi-phông phải đúng. 4.2.3. Hố xí tự hoại Là loại hố xí dội nước được áp dụng cho các nhà ở riêng lẻ, nhà cao tầng có nước dội, có ống thoát nước ở các đô thị, thành phố. Nguyên tắc hoạt động Lợi dụng sự hoạt động phân hủy phân diễn ra trong nước của các vi khuẩn yếm khí và các vi khuẩn hiếu khí để làm sạch cơ bản phân, trước khi thải ra hệ thống cống thành phố. Toàn bộ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh đều bị tiêu diệt trong quá trình phân huỷ diễn ra trong bể, một phần do sự cạnh tranh bởi các vi khuẩn kỵ khí, một phần do nhiệt độ và điều kiện thiếu oxy. Nếu xây dựng và sử dụng đúng đắn thì hố xí tự hoại là công trình xử lý phân đạt hiệu quả cao nhất hiện nay. Cấu tạo - Bệ ngồi: Phải thật nhẵn, dễ cọ rửa và đẩy phân trôi được dễ dàng. Bệ ngồi được nối liền với ống dẫn phân được tạo ra để luôn luôn có nút nước (xi-phông). Nút nước là tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng của hố xí tự hoại nên phải đặt xi - phông đúng quy cách. - Bể xí: Thực chất là bể chứa và xử lý phân gồm: + Ngăn chứa phân, + Ngăn lắng phân, + Ngăn lọc hiếu khí Bể xí với các ngăn chứa và ngăn lắng đều phải xây kín, láng kỹ mặt trong bằng xi măng mác cao nhằm tạo ra môi trường yếm khí trong nước, giúp cho các vi sinh vật yếm khí cạnh tranh và diệt mầm bệnh trong phân, nước tiểu. Ba ngăn này thông với nhau bởi một ống hình chữ L ngược. - Mức nước cống phải thấp hơn vị trí thoát nước thải của ngăn lọc hiếu khí. Sử dụng và bảo quản - Khác với các loại hố xí khác, trước khi sử dụng hố xí tự hoại phải đổ đầy nước tất cả các bể để tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn yếm khí hoạt động. - Kiểm tra lại toàn bộ xiphông, đường dẫn phân, độ kín của bể trước khi sử dụng. Lỗ thông hơi phải kiểm tra, tránh bị bít tắc có thể gây nổ bể chứa hoặc xì hơi thối. Môi trường đất [...]... trừ rác Trong sinh hoạt hàng ngày và trong quá trình sản xuất, tiêu dùng đã sản sinh ra nhiều chất thải bỏ gọi chung là rác Số lượng và thành phần của rác tuỳ thuộc vào sự phát triển và điều kiện địa lý của từng nước Nếu không quản lý chặt chẽ, các phế thải này sẽ gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, đô thị, làm nhiễm bẫn nguồn nước và phát sinh nhiều bệnh tật Việc quản lý các chất thải trong đó... trường đất 86 Rác phát sinh Ủ phân bón Đốt khí nóng Nhà máy tái sử dụng phế thải Thu gom rác Vận chuyển rác Xử lý rác thải Chôn lấp San ủi sự nhiễm bẩn, tận dụng tối đa các phế liệu cho sản xuất, đồng thời chế biến rác thành phân bón Có nhiều phương pháp xử lý rác khác nhau - Ủ rác - Phương pháp xử lý nhiệt sinh vật - Phương pháp bãi rác lộ thiên - Phương pháp đốt - Cánh đồng chôn các chất đồng vị phóng... mất vệ sinh, không có thầm mỹ; cần phải kiên trì vận động xóa bỏ Nhưng với thói quen nhiều năm và do điều kiện địa lý có nhiều ao, hồ, ruộng thấp, gần sông ngòi nên cũng không dễ thay đổi Người ta có thể cải tiến ao cá vồ: Từ một ao chứa, làm thành một hệ thống 2 − 3 ao nối thông bằng nhiều ống dẫn nước Đồng thời phải tôn trọng nguyên tắc: ở ao chứa không được nuôi thả cá mà chỉ thả bèo 5 Thanh trừ. .. tắc: Dựa vào khả năng tự sinh nhiệt cao của rác trong điều kiện tự nhiên khi được đánh đống, rác ủ sẽ biến thành mùn, vi sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt Tiêu chuẩn nơi thiết lập đống rác ủ: + Không bị ngập nước + Mức nước mạch ngầm tối thiểu sâu 2m + Dòng nước mạch không chảy tới giếng cung cấp nước uống + Cách xa nhà ở trên 1000m Điều cấm: Cấm đưa những cặn bã độc của chất thải công nghiệp, xác súc... rác hợp vệ sinh Có thể hiểu một cách đơn giản là dùng để: - Cải tạo đất bằng - Tôn nền đất thấp cho cao lên và sử dụng đất theo ý muốn Điều cơ bản là phải dùng một lớp đất dày từ 15- 25cm phủ ngay lên mặt rác chôn để khắc phục những nhược điểm của bãi rác lộ thiên Để hạn chế đến mức thấp nhất sự ô nhiễm cho nguồn nước bằng cách tạo hệ thống thoát nước xung quanh khu vực chôn rác Chôn rác hợp vệ sinh có... nơi để xe, có hàng rào bảo vệ + Đống ủ nên xếp thẳng hàng, giữa có lối đi rộng khoảng 3 - 4m Đường đi được rải nhựa hoặc xây xi măng 5 - 6m Xung quanh khu ủ rác phải có rãnh thoát nước chung + Khu dân cư cách xa nơi ủ tối thiểu 300 - 1000m Rác hoại là chất tơi xốp màu nâu sẫm, không còn mùi thối và trọng lượng giảm bớt 35%, có thể cày lật vào đất làm phân bón 5.2.2 Phòng nhiệt sinh vật Nguyên tắc: như... hút làm thoáng khí So với rác ủ thì quá trình sinh hóa xảy ra nhanh hơn, mạnh hơn, ở nhiệt độ cao hơn (60 - 800C) Hai ba ngày đầu rác tự sinh nhiệt Sau mười ngày, nhiệt độ lên tới 70 - 800C và duy trì 3 - 4 tuần sau đó Tiếp theo đến giai đoạn nhiệt độ hạ dần tới khi bằng với nhiệt độ không khí bên ngoài Toàn bộ quá trình xử lý mất 40 - 60 ngày Phòng nhiệt sinh vật hình lập phương, thể tích khác nhau... này đã được nhiều nhà khoa học và nhiều quốc gia nghiên cứu giải quyết 5.1.Thành phần và phân loại rác Trong rác thường có các phế liệu: các chất hữu cơ, bao bì thực phẩm, chai lọ thuỷ tinh, plastic, gạch đá, mẫu gỗ Tỷ lệ các thành phần khoảng 50% chất hữu cơ, chất vô cơ 49,7% Rác từ nhà ở, đường phố, chợ được tập trung, vận chuyển đến nơi xử lý, sau đó được chọn lọc và phân loại, xử lý tuỳ theo thành... phía dưới cách mặt sàn 15 - 20cm Rác cho vào phòng qua cửa sập, không lèn chặt cho tới khi đầy 2/3 thể tích Điều kiện cần thiết là : − Rác còn ẩm, tỉ lệ mất nước ít hơn 70% − Trọng lượng chất vô cơ dưới 25% − Trọng lượng chất hữu cơ dễ phân hủy hơn 30% − Phải có luồng không khí vào phòng Trọng lượng sau cùng của rác giảm còn 50% Hàm lượng mùn xấp xỉ 15% 5.2.3 Xử lý bằng bãi lộ thiên Biện pháp này tuy sơ... lượng nước để dội nhiều hơn (5− 10lít / lần) - Bảo quản hầm chứa không để nứt, vỡ làm thoát nước phân và đôi khi phải kiểm tra ống thông hơi, không để bị tắc Ưu và nhược điểm Ưu điểm: - là loại hố xí hợp vệ sinh và an toàn nhất đối với sức khoẻ con người - Xây dựng một lần nhưng sử dụng lâu dài và liên tục - Bể phân và nhà xí có thể đặt xa nhau - Không gây ô nhiễm cho bất kỳ nguồn nước nào xung quanh - . máy 2000m vẫn còn có hàm lượng As quá tiêu chuẩn cho phép. II. THANH TRỪ CHẤT THẢI ĐẶC 1.Tầm quan trọng của vấn đề thanh trừ chất thải bỏ Trong tình hình kinh tế xã hội của nước ta hiện nay và. 75 VỆ SINH ĐẤT- THANH TRỪ CHẤT THẢI ĐẶC Mục tiêu 1. Trình bày được các nguyên nhân gây ra ô nhiễm đất. 2. Nêu được các tác nhân sinh học gây bệnh cho người qua. độ văn hoá thấp nên những kiến thức vệ sinh thông thường chưa được phổ cập. 2. Mục tiêu của biện pháp thanh trừ chất thải bỏ Các biện pháp phòng chống chất thải bỏ đều nhằm hai hướng: - Cắt