THANH TRỪ CHẤT THẢI ĐẶCI. ĐẠI CƯƠNG pot

25 404 4
THANH TRỪ CHẤT THẢI ĐẶCI. ĐẠI CƯƠNG pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THANH TRỪ CHẤT THẢI ĐẶC I. ĐẠI CƯƠNG 1.Tầm quan trọng của vấn đề thanh trừ chất thải bỏ Trong tình hình kinh tế xã hội của nước ta hiện nay và để thực hiện mục tiêu sức khỏe mọi người thì việc phòng chống ô nhiễm môi trường trong đó có đất, nước bởi chất thải bỏ là một vấn đề cấp bách trước mắt và vấn đề bảo vệ sức khỏe lâu dài vì: Chất thải bỏ là nguồn truyền nhiễm mang đủ các loại mầm bệnh: vi khuẩn, siêu vi khuẩn, đơn bào, trứng giun sán Các công trình vệ sinh, việc quản lý và xử lý chất thải bỏ còn thiếu cả về số lượng và kém về chất lượng; nhất là ở nông thôn cả nước chỉ mới có 14% hố xí hợp vệ sinh. Người dân còn có thói quen dùng phân chưa xử lý để bón ruộng và nuôi cá Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và phân chia theo mùa rõ rệt: mùa đông ngắn không lạnh lắm, mùa hè kéo dài và mưa nhiều. Về địa lý: Sông ngòi nhiều, tính chất đất xốp và ẩm tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại quanh năm. Dân số phát triển nhanh và mật độ dân số phân bố không đều. Đời sống kinh tế thấp, trình độ văn hóa thấp nên những kiến thức vệ sinh thông thường chưa được phổ cập. 2. Mục tiêu của biện pháp Các biện pháp phòng chống chất thải bỏ đều nhằm hai hướng: - Cắt đứt một trong 3 khâu của quá trình dịch tễ học bằng giải pháp điều trị bệnh nhân để thanh toán mầm bệnh, hạn chế đường truyền; diệt côn trùng trung gian, bảo vệ môi trường. - Nâng cao sức đề kháng của người bệnh, hạn chế sự xâm nhập mầm bệnh vào cơ thể. Để đạt được mục tiêu theo hướng cắt đứt chu kỳ dịch tễ thì công trình vệ sinh là giải pháp có hiệu lực nhằm diệt mầm bệnh không cho chúng phát tán ra ngoại cảnh, bảo vệ được môi trường xung quanh, nhất là đất và nước. 3. Ý nghĩa của việc thanh trừ chất thải bỏ Thanh trừ tức là làm sạch và loại bỏ. Chúng ta đều biết rằng một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sống là từ chất thải bỏ. Việc thanh trừ chất thải bỏ có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe con người và có một giá trị kinh tế quan trọng. 3.1. Ý nghĩa vệ sinh Chất thải bỏ làm nhiễm bần môi trường xung quanh, làm cho tình trạng vệ sinh khu dân cư sút kém. Phân, rác, nước cống rãnh không được xử lý, không những làm nhiễm bẩn đất tại chỗ đó mà còn theo nước mưa chảy tới các nguồn nước bề mặt xung quanh và thấm vào các mạch nước ngầm nông. Trong quá trình phân hủy, phân rác sẽ thải vào không khí xung quanh một lượng khí thối: NH 3 , H 2 S, Indol, Scaptol gây ra khó chịu, gây ra phản xạ ngừng thở. Bụi từ đống rác, phân khô khi gặp gió hay khi quét đường sẽ làm nhiễm bẩn bầu không khí. 3.2. Ý nghĩa dịch tễ học Chất thải bỏ là ổ chứa vi khuẩn, virus và trứng ký sinh trùng (hoặc kén), ổ vi khuẩn hoại thư sinh hơi, vi khuẩn than, uốn ván Đống phân rác là nơi cư trú sinh sôi của các con vật trung gian truyền nhiều bệnh dịch nguy hiểm: chuột, ruồi nhặng, gián 3.3. Ý nghĩa xã hội Cần phải thu dọn, xử lý chất thải bỏ; nhiệm vụ này đòi hỏi mỗi người, mỗi tập thể đều có ý thức thực hiện. Song trước hết đòi hỏi phải có tổ chức và có những biện pháp qui mô cho toàn khu dân cư nhằm: - Bảo vệ môi trường bên ngoài. - Phòng ngừa bệnh tật, trước tiên là nhiễm giun sán, nhiễm khuẩn đường ruột. - Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trong nhân dân. 3.4. Giá trị kinh tế - Nguồn phân bón tốt - Phế liệu có thể sử dụng để tái sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu - Khí cháy II. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ PHÂN HỢP VỆ SINH Một năm, một người thải ra chừng 360  700kg (phân và nước tiểu). Trong phân ủ có khoảng 1% nitơ, 0,5% phospho, 0,3% kali, là những chất rất cần thiết cho cây trồng. Xử lý phân theo đúng yêu cầu có ý nghĩa to lớn để bảo vệ môi trường bên ngoài, cắt đứt một mắt xích trong quá trình dịch. 1. Yêu cầu của một công trình vệ sinh về mặt vệ sinh dịch tễ Để phù hợp với hoàn cảnh và môi trường Việt nam cũng như điều kiện canh tác của ngành nông nghiệp thì bất kể loại công trình vệ sinh nào cũng nhằm giải quyết 2 mục tiêu cơ bản là: - Diệt trừ mầm bệnh không cho nó phát tán ra ngoài - Biến chất thải bỏ (đặc và lỏng) thành nguồn phân bón hữu cơ để tăng màu mỡ cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và an toàn khi dùng. Để đáp ứng 2 mục tiêu trên, một công trình xử lý phân phải đạt được 6 yêu cầu sau:  Không làm nhiễm bẩn đất, nguồn nước tại nơi xây dựng  Không có mùi hôi thối  Không thu hút côn trùng và gia súc  Tạo điều kiện để phân, chất thải bị phân hủy và hết mầm bệnh  Thuận tiện khi sử dụng, nhất là đối với trẻ em  Được nhân dân áp dụng và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương 2. Các loại công trình xử lý phân 2.1. Hố xí hai ngăn Đó là công trình ủ phân tại chỗ, chỉ được xây dựng ở nông thôn có sử dụng phân đã ủ làm phân bón. 2.1.1.Nguyên tắc Hố xí hai ngăn là một công trình ủ phân tại chỗ. Hoạt động trên cơ sở kỵ khí nhờ các vi sinh vật hoại sinh, phải có 2 ngăn riêng biệt: một ngăn để đi, một ngăn để ủ luân phiên nhau. Khi phân được tập trung đầy thì được ủ kín ngay tại ngăn đó để phân hoại (mục) và diệt được vi khuẩn gây bệnh, trứng ký sinh trùng. Lỗ hố xí phải có nắp đậy kín, nước tiểu phải được hứng riêng không để trộn lẫn với phân. Bãi phân sau mỗi lần đi phải được phủ kín bởi chất độn (tro bếp, đất bột). Khi ủ phải trát kín lỗ hố xí và cửa lấy phân và ủ ít nhất 4 tháng mới được lấy phân ra sử dụng. 2.1.2. Cấu trúc xây dựng Công trình này gồm có hai phần:  Ngăn tập trung phân và ngăn ủ (bệ xí).  Phần che mưa nắng (nhà xí). Toàn bộ phần cấu trúc xây dựng cũng như sử dụng, bảo quản phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động của hố xí hai ngăn thể hiện trong 3 từ : Kín  Khô  Vững chắc. + Nền hố xí: Đảm bảo không nứt nẻ, không lún. Giữ cho bệ xí luôn khô ráo. Nền xây cao hơn mặt đất xung quanh, có thể làm bằng tấm bê tông đúc sẵn hoặc xây bằng gạch láng xi măng, có thể đắp bằng đất sét nện dày 30cm. +Thành hố xí: Kết cấu chịu lực, không nứt nẻ, tốt nhất dùng bê tông đúc sẵn hoặc xây gạch trát xi măng + Nắp hố xí: Phải vững chắc, chịu được sức nặng của người ngồi khi lên xuống, không có kẽ nứt, được trát kín ở chỗ tiếp giáp với thành xí; lỗ xí tròn có nắp đậy khít. + Kích thước bệ xí tùy theo số người trong gia đình và thời gian ủ dự kiến. + Phần che mưa nắng: có thể không cần làm kiên cố nhưng cần che được mưa gió và thoáng khí. 2.1.3. Sử dụng và bảo quản - Chỉ đi một ngăn, một ngăn để ủ. - Phải giữ cho hố xí kín, khô, sạch. 2.1.4. Tác dụng Nếu đảm bảo xây dựng và hoạt động theo tiêu chuẩn kín, khô, và thời gian ủ trên 4 tháng thì loại hố xí ủ phân tại chổ này sẽ phát huy tác dụng của nó về mặt vệ sinh dịch tễ và đáp ứng mục tiêu: - Diệt được mầm bệnh không làm nhiễm bẩn môi trường xung quanh - Có được loại phân bón hữu cơ; an toàn khi sử dụng. 2.2. Hố xí thấm dội nước (HXTDN) Là loại hình hố xí có nguồn gốc từ Ấn độ và còn được gọi là hố xí Sulabh. 2.2.1. Nguyên tắc Dựa vào khả năng tự làm sạch nước thải xảy ra trong đất trên cơ sở bãi phân bị cô lập trong bể chứa phân. Vì nước thải tự thấm vào đất xung quanh nên đáy và thành xung quanh bể thấm không xây kín (mục đích để nước thải thấm theo chiều dọc và chiều ngang). Bệ ngồi có cấu tạo nút nước; mỗi lần đi phải có nước dội nên ngăn cản được mùi hôi, do đó có thể xây ngay trong nhà. HXTDN có hai loại: - Loại bệ ngồi đặt trực tiếp trên bể chứa. - Loại bệ ngồi đặt xa bể chứa : Loại này có thể xây thành một bể hay hai bể chứa nối với bệ ngồi qua ống dẫn. 2.2.2. Cấu tạo và xây dựng Mỗi hố xí dội nước có 3 bộ phận chính: bệ ngồi, ống dẫn phân và bể chứa. Bệ ngồi có ống dẫn phân hình chữ Y ngược nối với 2 bể chứa phân xây chìm trong đất (trường hợp HXTDN có 2 bể chứa) hoặc đặt trực tiếp trên bể chứa phân (trường hợp HXTDN có 1 bể chứa phân). - Loại bệ ngồi đặt trực tiếp trên bể chứa: Bệ xí đặt tách rời bể chứa phân, khi bể chứa đầy có thể lấp đi và đào hố khác; có thể lấy phân ra ủ hoặc xử lý ngay để tránh gây tác hại với sức khỏe. Dù sao sử dụng hố xí một bể chứa cũng phức tạp và có nhiều nguy cơ ô nhiễm hơn. - Loại bệ ngồi đặt xa bể chứa: Hai bể chứa phân riêng rẽ cùng được nối với một bệ xí bằng một ống dẫn phân. Hai bể này được sử dụng luân phiên nhau. Khi một bể đầy thì bịt đường dẫn xuống bể đó lại và mở đường dẫn xuống bể thứ hai. Thời gian sử dụng bể thứ hai là thời gian để ủ bể một. Khi bể 2 đầy thì mở bể 1 để lấy hết mùn bón ruộng và sử dụng lại như ban đầu. Khi đó phân ở bể 2 lại được ủ . Phân và nước dội vào bể chứa sẽ được phân huỷ và thấm dần vào đất. - Chọn địa điểm: + Gần nhà để tiện sử dụng + Tránh những nơi nước tù đọng hoặc ngập lâu khi mưa vì ảnh hưởng tới độ thấm nước trong bể chứa. + Khoảng cách từ bể chứa đến nguồn nước bề mặt hay nguồn nước ngầm nông phải theo quy định, ít nhất 8m đối với vùng đất mịn, vùng đất đá phải xa hơn hoặc phải chọn giải pháp khác; đáy bể cách tầng nước ngầm ít nhất 2m. - Kỹ thuật xây dựng: + Đo và đánh dấu trên khu đất xây dựng: vị trí bể chứa phân, nơi đặt bệ, nhà xí và đường ống dẫn phân. + Bể chứa phân: Đào 2 hố có kích thước 1,1 x 1,1 x 1,1m nếu xây 2 bể rời; đào một hố kích thước 2,1 x1,1 x 1,1m nếu xây 2 bể gần nhau. Xây quanh thành hố bằng gạch loại 1và vữa xi măng cát với tỷ lệ 1: 3 hoặc 1: 4; hàng gạch đáy đặt xây ngang làm móng. Bốn hàng gạch dưới cùng xây kín, từ hàng thứ 5 để lỗ thấm (trừ tường ngăn 2 bể chứa không để lỗ). Các hàng lỗ thấm cách nhau một hàng xây kín (nghĩa là [...]... III THANH TRỪ RÁC Trong sinh hoạt hàng ngày và trong quá trình sản xuất, tiêu dùng đã sản sinh ra nhiều chất thải bỏ gọi chung là rác Số lượng và thành phần của rác tùy thuộc vào sự phát triển và điều kiện địa lý của từng nước Nếu không quản lý chặt chẽ, các phế thải này sẽ gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, đô thị, làm nhiễm bẩn nguồn nước và phát sinh nhiều bệnh tật Việc quản lý các chất thải. .. có các phế liệu: các chất hữu cơ, bao bì thực phẩm, chai lọ thủy tinh, plastic, gạch đá, mẫu gỗ Tỷ lệ các thành phần khoảng 50% chất hữu cơ, chất vô cơ 49,7% Rác từ nhà ở, đường phố, chợ được tập trung, vận chuyển đến nơi xử lý, sau đó được chọn lọc và phân loại, xử lý tùy theo thành phần rác 2 Các phương pháp xử lý rác Đốt khí Nhà máy tái sử Ủ phân bón Rác phát sinh dụng phế thải nóng Thu gom rác... lấp Vận chuyển rác Xử lý rác thải San ủi Từ lâu, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu các biện pháp xử lý rác nhằm hạn chế sự nhiễm bẩn, tận dụng tối đa các phế liệu cho sản xuất, đồng thời chế biến rác thành phân bón Có nhiều phương pháp xử lý rác khác nhau - Ủ rác - Phương pháp xử lý nhiệt sinh vật - Phương pháp bãi rác lộ thiên - Phương pháp đốt - Cánh đồng chôn các chất đồng vị phóng xạ 2.1 Ủ... lập đống rác ủ: + Không bị ngập nước + Mức nước mạch ngầm tối thiểu sâu 2m + Dòng nước mạch không chảy tới giếng cung cấp nước uống + Cách xa nhà ở trên 1000m Điều cấm: Cấm đưa những cặn bã độc của chất thải công nghiệp, xác súc vật vào đống rác ủ - Tiến hành ủ : + Nền được nện chặt bằng lớp đất sét + Phủ lên trên một lớp vật liệu hút nước + Rải thành từng lớp, không nén chặt để làm thoáng khí + Phủ... dưới cách mặt sàn 15 - 20cm Rác cho vào phòng qua cửa sập, không lèn chặt cho tới khi đầy 2/3 thể tích Điều kiện cần thiết là :  Rác còn ẩm, tỉ lệ mất nước ít hơn 70%  Trọng lượng chất vô cơ dưới 25%  Trọng lượng chất hữu cơ dễ phân hủy hơn 30%  Phải có luồng không khí vào phòng Trọng lượng sau cùng của rác giảm còn 50% Hàm lượng mùn xấp xỉ 15% 2.3 Xử lý bằng bãi lộ thiên Biện pháp này tuy sơ... quan trọng nhất của quá trình chế biến là làm phân huỷ các chất hữu cơ Rác được chế biến thành phân bón dựa vào phản ứng lên men nhờ các vi khuẩn có sẵn trong rác Để đảm bảo quá trình diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, người ta cho vào rác ủ những vi khuẩn cần thiết và tạo điều kiện ổn định như nhiệt độ, độ ẩm, thông khí Sau quá trình ủ các chất hữu cơ và vô cơ được chuyển sang dạng dễ tiêu, nâng cao... thoát nước ở các đô thị, thành phố 2.3.1 Nguyên tắc hoạt động Lợi dụng sự hoạt động phân hủy phân diễn ra trong nước của các vi khuẩn yếm khí và các vi khuẩn hiếu khí để làm sạch cơ bản phân, trước khi thải ra hệ thống cống thành phố Toàn bộ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh đều bị tiêu diệt trong quá trình phân huỷ diễn ra trong bể, một phần do sự cạnh tranh bởi các vi khuẩn kỵ khí, một phần do nhiệt... thẳng hàng, giữa có lối đi rộng khoảng 3 - 4m Đường đi được rải nhựa hoặc xây xi măng 5 - 6m Xung quanh khu ủ rác phải có rãnh thoát nước chung + Khu dân cư cách xa nơi ủ tối thiểu 300 - 1000m Rác hoại là chất tơi xốp màu nâu sẫm, không còn mùi thối và trọng lượng giảm bớt 35%, có thể cày lật vào đất làm phân bón 2.2 Phòng nhiệt sinh vật Nguyên tắc: như nguyên tắc của ủ rác nhưng có thêm hệ thống bơm hút... Bệ ngồi được nối liền với ống dẫn phân được tạo ra để luôn luôn có nút nước (xi-phông) Nút nước là tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng của hố xí tự hoại nên phải đặt xi - phông đúng quy cách - Bể xí: Thực chất là bể chứa và xử lý phân gồm: + Ngăn chứa phân + Ngăn lắng phân + Ngăn lọc hiếu khí Bể xí với các ngăn chứa và ngăn lắng đều phải xây kín, láng kỹ mặt trong bằng xi măng mác cao nhằm tạo ra môi trường... cho nguồn nước bằng cách tạo hệ thống thoát nước xung quanh khu vực chôn rác Chôn rác hợp vệ sinh có thể thực hiện theo 3 cách: - Chôn rác trên mặt đất bằng: áp dụng ở nơi đất không đào được, rác không chất thành đống mà rải trên khắp mặt bằng, đất được phủ rác phải đem từ nơi khác đến - Đào hố chôn rác: Thích hợp cho những vùng có thể đào được, đất đào sẽ được dùng để phủ lên rác cần chôn Rác không . việc thanh trừ chất thải bỏ Thanh trừ tức là làm sạch và loại bỏ. Chúng ta đều biết rằng một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sống là từ chất thải bỏ. Việc thanh trừ chất thải. THANH TRỪ CHẤT THẢI ĐẶC I. ĐẠI CƯƠNG 1.Tầm quan trọng của vấn đề thanh trừ chất thải bỏ Trong tình hình kinh tế xã hội của nước ta hiện. chống ô nhiễm môi trường trong đó có đất, nước bởi chất thải bỏ là một vấn đề cấp bách trước mắt và vấn đề bảo vệ sức khỏe lâu dài vì: Chất thải bỏ là nguồn truyền nhiễm mang đủ các loại mầm

Ngày đăng: 26/07/2014, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan