1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vệ sinh bệnh viện

5 3,4K 68

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 367,32 KB

Nội dung

2.Trình bày được khái niệm Đơn nguyên điều trị, tổ chức và các yêu cầu vệ sinh cơ bản của bệnh phòng.. Đối với bệnh nhân, bệnh viện cần phải là ngôi nhà ở của họ, nơi họ có thể sống nhiề

Trang 1

VỆ SINH BỆNH VIỆN

Mục tiêu học tập

1.Xác định được các yêu cầu qui hoạch bệnh viện : vị trí, diện tích, loại kiến trúc

2.Trình bày được khái niệm Đơn nguyên điều trị, tổ chức và các yêu cầu vệ sinh cơ bản của bệnh phòng

3.Bàn luận được tổ chức và các yêu cầu vệ sinh cơ bản của khoa truyền nhiễm

I Vai trò và ý nghĩa vệ sinh bệnh viện

1.Vai tro

Bệnh viện là một bộ phận chủ yếu trong hệ thống y tế thực hiện chức năng chẩn đoán, điều trị bệnh nhân, nhưng chính bệnh viện còn là một trung tâm phòng bệnh, phục hồi chức năng, giáo dục sức khỏe và nghiên cứu khoa học Đó là nơi đào tạo bác sỹ và các cán bộ y tế trung, sơ cấp Đối với bệnh nhân, bệnh viện cần phải là ngôi nhà ở của họ, nơi họ có thể sống nhiều ngày, nhiều tháng ở đó, với các nhu cầu ăn, ở, vệ sinh thân thể, phục hồi sức khỏe

2 Ý nghĩa :

-Điều kiện vệ sinh tối ưu cuả bệnh viện, trước hết cần thiết cho chính quá trình điều trị

và rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe của bệnh nhân

-Các điều kiện vệ sinh bệnh viện là điều kiện trước tiên để ngăn chặn các bệnh nhiễm khuẩn, lây chéo do bệnh viện

-Vệ sinh bệnh viện cần phải đảm bảo các điều kiện sức khỏe lao động của tất cả các nhân viên y tế

- Mức đảm bảo vệ sinh bệnh viện đặc biệt cao là điều kiện để có thể triển khai được thành công các thành tựu khoa học mới nhất trong y khoa

- Cuối cùng, việc tuân thủ một cách mẫu mực các yêu cầu vệ sinh trong bệnh viện còn giúp bệnh viện trở thành nhà trường giáo dục sức khỏe, các thói quen vệ sinh cho các bệnh nhân đã qua điều trị tại bệnh viện

- Việc thiết lập các điều kiện vệ sinh bệnh viện tùy thuộc nhiều vào hệ thống các công trình xây dựng, các tính chất của phần cây xanh, vị trí đặt bệnh viện các trang bị và các tiện nghi vệ sinh của bệnh viện

II Cấu trúc chung của bệnh viện

1.Vị trí

Nếu thiết kể đúng thì bệnh viện có thể xây dựng ngay trong thành phố Chỉ có các bệnh viện Lây, Lao, Tâm thần mới phải cách xa khu nhà ở ít nhất 1000m

Khu đất chọn xây dựng bệnh viện phải là nơi sạch sẽ, cao ráo, ở một khu vực yên tĩnh; không được ở cuối chiều gió so với khu công nghiệp để tránh bụi , hơi khói độc Không kề cận với vị trí nhiều tiếng ồn như : nhà máy, công trường, trường học, doanh trại, đường tàu

2 Loại kiến trúc

2.1 Kiểu phân tán

2.2 Kiểu tập trung

2.3 Kiểu phối hợp

Trang 2

Ngày nay, kiểu phối hợp đang được áp dụng nhiều thành hệ thống Khối − Tập trung theo chức năng, theo mục tiêu cách ly và tận dụng khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật

3 Các bộ phận chủ yếu của bệnh viện

- Bộ phận tiếp đón

- Phòng khám bệnh đa khoa

- Khu điều trị nội trú : có cấu trúc phân biệt theo lĩnh vực Nội hay Ngoại khoa

- Đơn vị chẩn đoán − Điều trị : chẩn đoán chức năng, chẩn đoán hình ảnh, vật lý trị liệu, thể dục liệu pháp

- Khoa Giải phẫu bệnh với nhà xác

- Các bộ phận Quản trị − dịch vụ : Nhà bếp và khoa ăn uống, bộ phận giặt ủi có buồng tẩy uế,

bộ phận tiệt khuẩn trung tâm, bộ phận sửa chữa các thiết bị kỹ thuật y tế, garage để xe, tổ điện

- Bộ phận quản lý Hành chính : khối văn phòng, lưu trữ hồ sơ bệnh án, thư viện

4 Phân bố diện tích

- Tổng diện tích dành cho các khu nhà chỉ nên chiếm 15% tổng diện tích dành cho bệnh viện Diện tích cây xanh thảm cỏ nên là 60 − 65% Phần còn lại 20 − 25% là các lối đi lại

- Bộ phận tiếp đón và phòng khám luôn bố trí gần cổng ra vào bệnh viện, nên có lối đi riêng

và cách khu điều trị từ 30 − 50m Khu điều trị nội trú dành phần diện tích tốt nhất Bộ phận quản trị − dịch vụ nên bố trí cách biệt với các khu khác

- Khoa giải phẫu bệnh và nhà xác cũng bố trí biệt lập và phải có cổng sau riêng biệt (ra theo cổng sau)

- Bệnh viện nên có vườn hoa, cây cảnh, có bãi thể dục chữa bệnh, có đường lát đá cho bệnh nhân dạo chơi và cứ 50m lại đặt một ghế đá để ngồi nghỉ

- Để bảo vệ cho các khu vực nội trú khỏi bị ảnh hưởng của gió nóng, khói bụi, tiếng ồn thì bệnh viện cần trồng nhiều các dải cây xanh thảm cỏ

- Khoảng cách giữa các tòa nhà phải đủ rộng và phụ thuộc độ cao của nhà cao nhất và không

ít hơn 30m Khoảng cách giữa khu chữa bệnh nội trú với khu Quản trị − dịch vụ và nhà xác ít nhất là 50m

III.Quy hoạch và yêu cầu vệ sinh một số khoa phòng

1 Các Đơn nguyên điều trị

Khoa phòng chuyên khoa là các phần tử quan trọng nhất của bệnh viện Cứ mỗi nhóm 30

giường bệnh người ta có thể tổ chức nên một đơn nguyên điều trị và bố trí hoàn chỉnh tương

tự như nhau ở tất cả các khoa Như vậy xây dựng đơn nguyên có nghĩa là xây dựng để gộp các bệnh nhân được săn sóc với một nhóm nhân viên y tế, trong một tập hợp tương đối hoàn chỉnh phục vụ mục tiêu điều trị và phòng lây chéo

Khoa − Phòng (tiểu khoa) − buồng bệnh hoặc các box

Trong mỗi Đơn nguyên điển hình dành cho bệnh nhân người lớn cần phải có các vị trí sau đây :

1- Các buồng bệnh với khoảng 30 giường nằm; buồng cho nhân viên trực (y tá, điều dưỡng) 15m2

2- Nhóm phòng phục vụ điều trị : Buồng bác sỹ (10m2); phòng thủ thuật (13 − 18m2); buồng thụt tháo (8m2); buồng có giường của y tá (4m2)

3- Nhóm phòng hậu cần : căng tin (14m2); phòng ăn (18m2)

4- Góc vệ sinh : buồng tắm (12m2); nhà cầu riêng cho bệnh nhân và nhân viên; chỗ rửa; chỗ

Trang 3

Giữa các đơn nguyên trong khoa là buồng chủ nhiệm khoa, buồng điều dưỡng trưởng hoặc điều dưỡng hành chánh; chỗ để bảo quản các máy móc xách tay; chỗ để xe đẩy, cáng; buồng hành chính khoa; buồng riêng theo chuyên khoa; phòng họp hoặc giao ban

Nhiệm vụ quy hoạch chủ yếu khi thiết kế Đơn nguyên là đảm bảo được sự tiện nghi về mặt vệ sinh, chống lại nhiễm khuẩn bệnh viện dễ dàng hơn, đồng thời thuận lợi hơn trong phục vụ bệnh nhân

- Hành lang, cầu thang

2 Các buồng bệnh

- Cần phải cấu tạo các loại buồng bệnh khác nhau để nhằm mục tiêu đảm bảo các điều kiện thích hợp về môi trường điều trị đối với các loại bệnh khác nhau Ngoài những buồng bệnh thông thường còn có các buồng điều trị tăng cường, các box, bán box buồng bệnh càng ít giường, càng ít có nguy cơ lây chéo trong bệnh viện và cho phép cách ly các bệnh nhân nặng nguy hiểm Mặt khác thì các bệnh nhân nhẹ, bệnh nhân đang hồi phục lại ưa thích các phòng nhiều giường phù hợp hơn với trạng thái tâm sinh lý

- Các chỉ tiêu vệ sinh cơ bản của các buồng bệnh là : độ sạch của không khí, vi khí hậu, độ chiếu sáng, sự khác biệt về tiếng ồn bên trong và bên ngoài buồng bệnh

- Buồng bệnh phải có thể lau chùi tốt, cửa mở không được gây tiếng động và không nên để bậc cấp vì còn phải đưa bệnh nhân ra vào bằng xe kéo

- Phòng nhiều giường thì diện tích cần thiết cho 1 giường là 6,5m2, phòng 1 giường thì diện tích cần thiết là : 9 − 12m2 Chiều cao trung bình của phòng là 3,5m

- Khoảng cách giữa 2 giường là 0,9 − 1m Khoảng cách giường với tường là 0,5m hoặc 0,8m

- Chiếu sáng và thông thoáng tốt có ảnh hưởng tâm lý và yêu cầu thuận lợi để điều trị bệnh nhân Thông thoáng hợp lý để giải quyết các mùi khó chịu, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện

- Về mặt vi khí hậu, nhiệt độ trong phòng bệnh dễ chịu thích hợp là : 24,0 − 25,00C về mùa đông và 25 − 260C về mùa hè trong điều kiện độ ẩm tương đối là 79 ± 5% và tốc độ gió là 0,3

− 0,5m/s

Những điều kiện vi khí hậu riêng biệt cho sản phụ và trẻ sơ sinh, cho bệnh nhân hậu phẫu, bệnh nhân đang nằm phòng hồi sức phải theo những chỉ dẫn riêng và nên trang bị các thiết

bị để điều hòa không khí

Hình ảnh các ngăn chăm sóc bệnh nhân gáy mê-hồi sức có bàn theo dõi qua Camera

Trang 4

3 Một số yêu cầu vệ sinh chung khác

3.1 Chiếu sáng

3.1.1 Tự nhiên

- Các phòng cần phải có đủ ánh sáng tự nhiên Hệ số ánh sáng một số vị trí :

+ Phòng mổ, phòng sinh, phòng thay băng 1 4 − 1/5

+ Buồng bác sỹ và buồng thủ thuật 1/5 − 1/6

+ Các phòng bệnh nhân 1/6 − 1/7

- Hệ số chiếu sáng tự nhiên (K.E.O) ở các phòng trên đều không nhỏ hơn 2%

3.1.1.Nhân tạo Tiêu chuẩn tùy theo vị trí và loại đèn chiếu sáng Ở ba vị trí nêu trên, độ rọi

cần đạt từ 200 − 500 Lux

3.2 Nước sinh hoạt

Bệnh viện chỉ được phép sử dụng 2 loại nguồn nước

- Nước máy : trung bình 100 − 150 lít/ giường /ngày

- Nước giếng : tối thiểu 60 lít /giường /ngày

Các phòng mổ, phòng thay băng, phòng sinh, phòng khám − tiếp nhận bệnh nhân thì ngoài

nước lạnh, nên có thêm hệ thống cấp nước nóng

Thường xuyên rửa tay với xà phòng hay làm sạch bàn tay bằng dung dịch rửa tay

(alcohold-based hand rubs) là một biện pháp quan trọng để làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện

3.3 Nước thải − Phân rác

Hiện nay VN có 830 bệnh viện (số liệu 2000) với tổng số 104 065 giường bệnh, hàng ngày

các BV sẽ phát sinh ra 90 tấn rác thải Trung bình 1 giường bệnh/ngày thải ra 0,86 kg chất

thải chung và 0,14kg chất thải nguy hại, hay hàng năm 1 giường bệnh có từ 200 đến hơn

400kg rác tuỳ theo tuyến

Thu gom chất thải BV phải theo đúng " Quy chế quản lý chất thải Y tế" Dụng cụ thu gom

gồm các bao nilon, thùng hộp nhựa, xe đẩy chuyên dụng phải có màu sắc và ký hiệu phù hợp

Màu vàng: đựng chất thải lâm sàng, bên ngoài phải có biểu

tượng về nguy hại sinh học Màu xanh : đựng chất thải sinh

hoạt Màu đen : đựng chất thải hoá học, chất thải phóng xạ,

thuốc gây độc tế bào (nguy hiểm)

Cần xây dựng nơi đổ rác và lò đốt rác ở cuối chiều gió Lò

đốt phải đảm bảo nhiệt độ thiêu huỷ chất thải quá 10000C

Các vật thải nguy hiểm phải đốt là : bông, băng, phần cơ thể

bị cắt bỏ Hiện nay Việt nam đã sản xuất được Lò đốt xử

lý rác thải Bệnh viện, loại TSH -20G do Công ty Thái sơn chế tạo đang được đánh giá cao

nhất, giá thành chỉ bằng 20% lò đốt cùng tính năng nhập ngoại Nhiệt độ ở buồng đốt cấp II

đã đạt tới 11000 C

- Bệnh viện nhất định phải xây dựng hệ thống cống cục bộ tập trung nước thải bệnh viện vào

trạm xử lý trước khi được thải vào hệ thống cống thành phố

Không được xây giếng thấm để xử lý nước thải bệnh viện

IV Yêu cầu vệ sinh ở một số khoa phòng đặc biệt

1 Khoa truyền nhiễm (Khoa lây)

Khoa lây chính là nơi để phát hiện, cách ly và điều trị triệt để các bệnh nhân lây Nếu tổ chức

không hợp lý, khoa lây sẽ thành ổ truyền nhiễm nguy hiểm, dễ xảy ra

− Lây chéo trong bệnh nhân với bệnh nhân

− Lây chéo từ bệnh nhân qua nhân viên y tế Yêu cầu vệ sinh ở khoa truyền nhiễm bắt đầu ngay từ khâu đón nhận bệnh nhân Các bệnh

Trang 5

Phòng này sẽ không cho vào viện những người nhà đi theo bệnh nhân không cần thiết và hướng dẫn bệnh nhân đến thẳng nơi khám bệnh của mình

Trước khi bệnh nhân được nhận vào khoa, các bệnh nhân đều phải qua “xử lý vệ sinh”

Phòng khám bệnh phải tẩy uế hàng ngày và sau mỗi lần khám bệnh

Qui hoạch khoa truyền nhiễm dù nhỏ, cũng nên tạo điều kiện để thiết lập một số box độc lập

dành cho :

- Bệnh chưa xác định chẩn đoán,

- Bệnh nặng có biến chứng,

- Mắc hai bệnh truyền nhiễm một lần,

- Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan nhanh

Cấu tạo các box của khoa truyền nhiễm có ý nghĩa quan trọng trong việc cách ly Mỗi box điều trị đều cần phải có “ngăn chuẩn bị”

Mỗi buồng bệnh của khoa truyền nhiễm cũng nên có góc vệ sinh riêng, tất cả các buồng bệnh đều trang bị chậu rửa (La - va - bô)

Các buồng bệnh truyền nhiễm bố trí chủ yếu các buồng 1 − 2 giường (tối đa là buồng 4 giường) cùng loại bệnh Nếu khoa truyền nhiễm không lớn thì nên qui hoạch 100% các box 1 giường Nếu tổng số giường nhiều hơn 30 thì 50% là các box 1 giường và 50% là các box 2-4 giường

Ở cửa buồng bệnh, có giá treo sẵn áo quần cách ly của buồng bệnh ấy Chậu nước sát khuẩn (ví dụ chloramine B) để nhân viên nhúng tay

Buồng bệnh phải được thường xuyên lau chùi bằng dung dịch sát trùng, không được dùng

chổi quét

Dụng cụ, áo quần được xử lý vệ sinh thường xuyên

Tiêm chích, ăn uống của bệnh nhân thực hiện tại bệnh phòng Thức ăn thừa đổ vô thùng riêng như chất thải bỏ

Bệnh nhân ra viện phải được tẩy uế toàn bộ : dụng cụ, áo quần, mùng mền

Cán bộ công nhân viên khoa truyền nhiễm :

− Phải có trang bị bảo hộ đầy đủ và thay đổi thường xuyên Phải duy trì thói quen rửa tay

trước và sau khi đụng chạm tới bệnh nhân

− Có phòng và tủ để tư trang riêng Hết ca làm việc thay đổi quần áo cách ly, tắm rửa mới

mặc quần áo riêng về nhà

Ở tuyến huyện, khoa truyền nhiễm ít giường thì nên tổ chức khoa truyền nhiễm thành các

ngăn phân chia bệnh truyền nhiễm, theo đường lây : Hô hấp, Tiêu hóa, Da niêm mạc và Máu

Phục vụ bệnh nhân theo một chiều xác định

2 Khoa Ngoại

Tổ chức khoa ngoại theo hai nguyên tắc :

-Tổ chức bộ phận vô khuẩn và khử khuẩn là căn bản của ngoại khoa Nên chia riêng phòng mổ “sạch” và phòng mổ “bẩn” Nên tổ chức các box nhỏ 1 − 2 giường để cấp cứu, chăm sóc các ca nặng Trong phòng này nên lắp đặt điều hòa không khí

- Trong phòng mổ, phải hạn chế số người trong cuộc mổ, ai vào phòng mổ bắt buộc phải đeo khẩu trang, mặc áo, đội mũ vô khuẩn Chế độ vô khuẩn phòng mổ phải thực hiện nghiêm ngặt Cần lưu ý rằng Khẩu trang và Ao choàng vô khuẩn vẫn có thể bị nhiễm khuẩn trở lại sau khi dùng 1,5-2h với Khẩu trang và tối đa là 4 h với Áo choàng Sau khi mổ người ta thu dọn phòng mổ một cách chu đáo Nền, tường được rửa bằng dung dịch sát trùng, nước nóng rồi làm thoáng một cách cẩn thận

Dùng đèn tử ngoại để khử khuẩn phòng mổ : số lượng đèn cần trang bị được tính là 3W/m2 diện tích phòng /

Ngày đăng: 10/04/2015, 12:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w