Vệ sinh lao động, và bệnh nghề nghiệp, PGS.TS. Đỗ Hàm, NXB lao động xã hội
Trang 2PGS.TS ĐỖ HÀM
THƯ KÝ BIÊN SOẠN VÀ CHỈNH LÝ
BS NGUYỄN ĐỨC ĐÀN THS NGUYỄN NGỌC ANH
22 - 64
Mã số:
24 - 04
Trang 3MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
ĐẠI CƯƠNG VỊ VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP 3
Phần I VỆ SINH LAO ĐỘNG 14
SINH LÝ LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG MỆT MỎI 15
ERGONOMIE 22
DỊCH TỄ HỌC TRONG Y HỌC LAO ĐỘNG 28
VI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT 34
BỨC XẠ ION HOÁ TRONG SẢN XUẤT 50
BỤI TRONG SẢN XUẤT 57
TIẾNG ỒN VÀ RUNG CHUYỂN TRONG SẢN XUẤT 69
CHẤT ĐỘC TRONG SẢN XUẤT 76
VỆ SINH NGHỀ NGHIỆP 86
PHẦN II MỘT SỐ BỆNH NGHỀ NGHIỆP THƯỜNG GẶP 109
NHỮNG ĐIỂM CHUNG TRONG TIẾP CẬN VỚI BỆNH NHÂN BỆNH NGHỀ NGHIỆP 110
BỆNH BỤI PHỔI SILIC 113
BỆNH BỤI PHỔI ASBESTE 123
BỆNH BỤI PHỔI BÔNG (BYSSINOSES) 130
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN MẠN TÍNH NGHỀ NGHIỆP 134
BỆNH ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP 139
BỆNH RUNG CHUYỂN NGHỀ NGHIỆP 144
BỆNH DO ÁP LỰC CAO CỦA KIIÔNG KHÍ 152
BỆNH NHIỄM XẠ 158
BỆNH SẠM DA NGHỀ NGHIỆP 169
BỆNH DA DO CRÔM 174
BỆNH NHIỄM ĐỘC CHÌ VÔ CƠ 180
BỆNH NHIỄM ĐỘC CHÌ HỮU CƠ 189
BỆNH NHIỄM ĐỘC THUỶ NGÂN 194
BỆNH NHIỄM ĐỘC MANGAN 204
BỆNH NHIỄM ĐỘC BENZEN 212
BỆNH NHIỄM ĐỘC ASEN VÀ CÁC HỢP CHẤT ASEN 218
BỆNH NHIỄM ĐỘC TNT (TBINITROTOLUEN) 223
BỆNH NHIỄM ĐỘC CACBON OXIT (CO) 227
BỆNH NHIỄM ĐỘC HOÁ CHẤT TRỪ SÂU (HCTS) DIỆT CỎ VÀ DIỆT CHUỘT 231
MỘT SỐ BỆNH DO VI SINH VẬT 246
GIÁM ĐỊNH BỆNH NGHỀ NGHIỆP 256
TÀI LIỆU THAM KHẢO 270
PHỤC LỤC 273
Trang 4LỜI GIỚI THIỆU
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, lao động sản xuất bao gồm cả công, nông nghiệp luôn là vấn đề mang tính nền tảng Tuy nhiên trong quá trình phát triển sản xuất nhiều yếu tôi độc hại phát sinh và ảnh hưởng tới môi trường, sức khoẻ cũng như các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Việc từng bước nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ y tế về vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp, có kiến thức cơ bản và sâu rộng nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất
nước là vô cùng quan trọng.
Cuốn sách mang tính giáo khoa này của PGS TS Đỗ Hàm chính là để đáp ứng yêu cầu trên, không những để tham khảo trong từ ức hành mà còn có thể sử dụng
trong đào tạo bậc sau Đại học và Đại học Đó còn là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa
thực tiễn cao, trong lúc lực lượng cán bộ y học lao động còn hạn chếch về số lượng và chất lượng và đặc biệt là các sách tham khảo, giáo khoa cho bậc trên Đại học Là một chuyên gia về y học lao động chuyên sâu, PGS TS Đỗ Hàm có nhiều năm kinh nghiệm
về vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp, vừa chuyên sâu về dự phòng vừa chuyên sâu
về điều trị nên đã biên soạn với những nội dung, kiến thức vừa cơ bản vừa mở rộng, chuyên sâu, Với Cách trình bày trong sáng và mạch lạc, phù hợp với những đòi hỏi thực tiễn giảng dạy hiện nay.
Cuốn “Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp” này là tài liệu tham khảo, giảng
dạy cho bậc trên Đại học, đồng thời là tài liệu cần thiết, bổ ích tham khảo cho cán bộ
y tế, cũng là tài liệu tham khảo bổ ích với những cán bộ quản lý khoa học.
Tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng các quý vị độc giả và hy vọng tiếp tục có nhiều tài liệu được công bôlvà in ấn, đáp ứng nhiệm vụ vô cùng quan trọng cho
sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và bảo vệ tính mạng người lao động.
PGS.TS Nguyễn Văn Hoài HỌC VIỆN QUÂN Y
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình lao động sản xuất, người lao động thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp và có thể mắc bệnh nghề nghiệp Trong vòng 60 năm trở lại đây việc nghiên cứu vệ sinh lao động và các rối loạn bệnh lý nghề nghiệp ở nước ta
đã có những tiên bộ đáng kể Đội ngũ thầy thuốc làm việc xung quanh vấn đề này ngày
một đông đảo song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội nước ta Trải qua nhiều năm giảng dạy và phục vụ sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ người lao động đặc biệt là qua nhiều khoá đào tạo sau đại học, chúng tôi đã từng bước rút kinh nghiệm để
hoàn chỉnh cuốn sách “Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp”.
Cuốn sách bao gồm những kiến thức cơ bản về y học lao động Trong tương lai cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp sẽ
có khả năng thay đổi nhiều Tác giả hy vọng cuốn sách này sẽ giúp cho các thầy thuốc nghiên cứu và thực hành vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp giải quyết cụ thể những vấn đề chuyên môn ngày một tốt hơn.
Do đặc điểm của vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp là vấn đề rất rộng và
phức tạp, có sự đan xen của nhiều ngành khoa học, cho nên cuốn sách còn có thể thiếu
sót và chưa đầy đủ Rất mong các quý vị độc giả, các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến xây dưng để cuốn sách được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI
Trang 6ĐẠI CƯƠNG VỊ VỆ SINH LAO ĐỘNG
VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
ệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp là môn học về các khoa học nghiên cứu và
thực hành với mục tiêu là phục vụ đối tượng người lao động và các vấn đề cóliên quan Thực chất nó là môn khoa học nghiên cứu về các tác hại nghề nghiệp sinh ra
do lao động và điều kiện lao động cũng như các loại bệnh tật và sức khoẻ của nhữngngười chịu tác động của những điều kiện đó gây nên Thông qua nghiên cứu thực trạng
và phỏng đoán, người ta có thể tìm kiếm ra các phương pháp bảo vệ và tăng cường sứckhoẻ người lao động phòng chống các tai nạn và bệnh nghề nghiệp, các bệnh có liên
quan, trên cơ sở tăng cường các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng chốngđộc hại và nâng cao năng suất lao động
Đối tượng nghiên cứu của khoa học vệ sinh lao động (VSLĐ) và bệnh nghề
nghiệp (BNN) không những chỉ quan tâm đến khía cạnh an toàn, vệ sinh lao động đốivới các quy trình công nghệ, điều kiện lao động, chế độ và tổ chức lao động, nhằm tìm
ra những yếu tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp, các yếu tố cần thiết cho sự phù hợp giữa
con người và môi trường lao động mà còn phải phát hiện, điều trị và dự phòng các rối
loạn bệnh lý nghề nghiệp có thể xảy ra do hậu quả của công việc và môi trường lao
động cùng các điều kiện có liên quan không hợp lý
Từ thời kỳ sơ khai, người ta cũng đã biết các tác hại nghề nghiệp và bệnh nghềnghiệp xảy ra do lao động Tuy vậy, những khái niệm lúc bấy giờ hết sức đơn giảndựa trên các hiện tượng là chính
Vào thế kỷ thứ V, VI trước Công nguyên Aristot và Lukresi đã ghi nhận những
người lao động nặng nhọc, mang vác nhiều thường hay bị đau xương sườn Avigia vàPluta đã ghi nhận rằng có sự liên quan chặt chẽ giữa lao động nặng nhọc và tử vong
sớm ở một số nghề nặng nhọc như đào quặng, xây cất nhà cửa, lăng mộ
Thời Hyppocrates (Thế kỷ thứ IV Trước Công nguyên) người ta đã thấy nhiềuthợ mỏ bị chết sớm so với các nghề khác Vào cuối đời, đa số những người thợ mỏ này
bị khó thở, đặc biệt là khi làm các công việc nặng nên Hyppocrates gọi là cơn khó thởcủa những người thợ mỏ
Vào đầu thế kỷ thứ XVI - XVII khi nền công nghiệp bắt đầu phát triển ở cácnước Tây âu, cũng là lúc người ta hiểu được bản chất của nhiều hiện tượng, ví dụ như
bản chất của các hơi khí độc, các loại bụi, các yếu tố vật lý Hàng loạt các yếu tố hoá
lý ra đời và được phát hiện, đồng thời với nó là các bệnh nghề nghiệp cũng được ghi
nhận một cách rõ nét hơn Các thầy thuốc đã chủ động quan sát những tác hại nghềnghiệp để phát hiện ra những ảnh hưởng không tất của nó và các mối liên quan, trên cơ
sở đó tìm ra các biện pháp phòng chống Người ta gọi thời kỳ này là thời kỳ quan sátV
Trang 7chủ động và dự phòng thụ động của các nhà y học lao động Các tác giả như: Agricola,
Paracelus người Đức, là những thầy thuốc phục vụ cho các tập đoàn, các chủ mỏ của
ngành luyện kim đã viết những dòng y văn đầu tiên về tác hại nghề nghiệp và bệnh có
liên quan đối với người lao động ở các khu mỏ, các nhà máy luyện kim
Vào đầu thế kỷ XX, khi nền công nghiệp phát triển mạnh, các môn khoa học tự
nhiên và xã hội cũng đạt đến đỉnh cao, người ta không những hiểu biết về bản chất cáctác hại nghề nghiệp trong lao động mà thực tế con người cũng hiểu biết tương đốinhiều về các rối loạn bệnh lý cũng như các bệnh nghề nghiệp xảy ra do lao động Khoahọc vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp đã chuyển sang thời kỳ nghiên cứu mangtính chất tổng hợp và lấy xu hướng dự phòng là chính Khoa bệnh nghề nghiệp đầu
tiên được xây dựng vào năm 1910 ở Milan Devoto Sau đó có nhiều viện nghiên cứu
về VSLĐ và BNN được hình thành ở nhiều nước trên thế giới: Pháp, Anh, Nhật Bản,Tây Ban Nha, Mỹ, Nga Đặc biệt vào những năm 50 trở lại đây những nghiên cứu
sâu được tiến hành ngày một khoa học hơn Trước khi phóng những con tàu vũ trụ ra
khỏi trái đất người ta đã biết được các phi công vũ trụ có thể tiếp xúc với các yếu tốtác hại nào trong vũ trụ và những rối loạn bệnh lý, hay bệnh gì có thể xảy ra, nên đã cónhững phương án dự phòng trước khi thực hiện các chuyến bay Các hội nghị quốc tếgần đây coi vấn đề bảo vệ nguồn nhân lực cho quá trình phát triển bền vững là hết sứcquan trọng (APOSHO-22/2006, Đại hội thế giới về an toàn vệ sinh lao động ởMỹ/2005 )
Mặc dù con người đã biết nhiều nhưng hàng trăm nghìn các hoá chất và dung
môi độc hại được đưa vào sản xuất và phục vụ đời sống cũng như hàng trăm các yếu tố
tác hại vật lý, sinh học có ở trong các môi trường sống và lao động, hàng ngày tác
động lên sức khoẻ con người có khả năng gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc làm
mất cân bằng các phản ứng sinh lý, sinh hoá của cơ thể trong thời kỳ mới tiếp xúc
Còn nhiều điều chưa giải thích được và cần phải nghiên cứu Trong thực tế do những
bí mật về nghề nghiệp, kinh doanh hoặc người ta chưa đủ khả năng nghiên cứu nêncòn nhiều tác hại nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp chưa được nghiên cứu và giải quyết
Ở Việt Nam khoa học nghiên cứu VSLĐ và BNN đã được đặt nền móng và phát
triển từ những năm 60 trở lại đây, song chủ yếu là những nghiên cứu phát hiện điềukiện vệ sinh môi trường, các yếu tố lý hoá, vi sinh vật trong sản xuất Những nămgần đây, những nghiên cứu về sinh lý, sinh hoá lao động, lâm sàng bệnh nghề nghiệpcũng được phát triển, song chưa đồng bộ nên các biện pháp dự phòng, bảo vệ công
nhân, nâng cao năng suất lao động và phòng chống các bệnh nghề nghiệp chưa có hiệu
lực cao Do đất nước đang chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang phương thức thị trường
hoá trên cơ sở các phương tiện và điều kiện sản xuất lạc hậu, không đồng bộ, đồng
thời với nhịp độ sản xuất tăng nhanh trên thực trạng môi trường lao động đang bị ônhiễm nặng nề, do vậy các tác hại nghề nghiệp vẫn không ngừng tăng lên Hậu quả của
nó là các rối loạn bệnh lý, các bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng, đây là vấn đề hết
Trang 8sức nan giải trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, đòi hỏi nhiều cấp, nhiều ngànhphải phối hợp giải quyết vì mục tiêu sức khoẻ cho người lao động mới của đất nước.Nghiên cứu về y học lao động là nghiên cứu mối quan hệ đa chiều tạo nên trạngthái cân bằng động hoặc mất cân bằng, suy giảm sức khoẻ và lao động cùng với cáctác hại nghề nghiệp
Trên thực tế ta có thể nói vấn đề cơ bản, trên hết trong y học lao động là nghiêncứu các tác hại nghề nghiệp cũng như các yếu tố liên quan và các biểu hiện sinh lý, rốiloạn bệnh lý nghề nghiệp và các bệnh nghề nghiệp trong bối cảnh một xã hội đặc thù
I CÁC TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP
Tác hại nghề nghiệp là những yếu tố trong quá trình sản xuất và điều kiện lao
động có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và khả năng lao động, gây nên những rối loạn
bệnh lý hoặc các bệnh nghề nghiệp đối với những người tiếp xúc
Tác hại nghề nghiệp tương đối phức tạp và đa dạng song ta có thể phân ra cácloại như sau:
1.1 Các tác hại nghề nghiệp liên quan đến tổ chức lao động không hợp lý
Tổ chức lao động không hợp lý có thể gây rất nhiều tác hại lên sự cân bằng trạngthái sinh lý, sinh hoá của cơ thể người lao động, từ đó sinh ra các rối loạn bệnh lý.Thời gian lao động quá lâu dài có thể gây nên sự căng thẳng về thần kinh, thểchất bởi sự đáp ứng quá ngưỡng Ví dụ: Quá trình hoạt động thần kinh là quá trình
hưng phấn liên tục, thời gian dài hoạt động sẽ làm cho sự hưng phấn quá mức, giảm
Acetylcholin, Cathecholamin dẫn đến tình trạng ức chế thần kinh gây mệt mỏi Lao
động lâu, năng lượng bị cạn dần các sản phẩm trung gian tăng lên ở các khối cơ, gâyđau mỏi, thậm chí co cứng cơ, mất khả năng hoạt động (ví dụ: axit lactic tăng lên, cơ
bị co cứng)
Cường độ lao động quá nặng nhọc và khẩn trương sẽ huy động khối lượng cơ
bắp, thần kinh lớn tham gia nhiều trong một thời gian ngắn, điều này sẽ làm tăngnhanh sự tiêu hao năng lượng và hoạt động của các cơ quan Khi sự đáp ứng vượt quá
ngưỡng bình thường như: khối lượng cơ hoạt động quá lớn, nhu cầu đáp ứng nănglượng cao, cơ thể có thể không đáp ứng kịp Lao động nặng, tim phải cung cấp các
Trang 9chất dinh dưỡng, tăng năng lượng và trao đổi khí, có thể gây nên tình trạng giãn tim
đột ngột và tử vong ở những vận động viên Do lao động quá khẩn trương, sự phối hợp
giữa các nhóm cơ, các bộ phận không hợp lý dễ gây nên tai nạn lao động, hoặc tăngnhanh quá trình mệt mỏi
Chế độ lao động và nghỉ ngơi không hợp lý dễ làm tăng nhanh quá trình mệt mỏi,phát sinh các bệnh nghề nghiệp Những lao động nặng, tiêu hao năng lượng nhiều hoặctiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu lên sức khoẻ nên cần
được rút ngắn thời gian lao động và kéo dài thời gian nghỉ ngơi, để các trạng thái sinh
lý, sinh hoá của cơ thể được hồi phục, khi chưa đến ngưỡng mất thăng bằng Lao độngnặng kéo dài sẽ làm tăng các sản phẩm trung gian, cạn kiệt năng lượng, nếu ta chonghỉ sớm, các sản phẩm trung gian chưa xuất hiện nhiều, chưa đầu độc tế bào, năng
lượng còn đủ để kích thích nhanh quá trình hồi phục, thời gian nghỉ ngơi không cầndài song cơ thể lại hồi phục nhanh chóng (ví dụ: lao động trong môi trường có nhiều
tiếng ồn, thời gian lao động và nghỉ ngơi vẫn tương tự như các lao động tương ứng,song số lần nghỉ tăng lên, thời gian lao động các giai đoạn trong ca ngắn lại, sẽ làmgiảm tỷ lệ bệnh điếc nghề nghiệp) Cơ sở của vấn đề là không để cho các phản ứng
vượt hoặc sát ngưỡng bệnh lý mới cho người lao động được nghỉ ngơi nhằm tạo điều
kiện cho tế bào mau hồi phục, nhanh chóng trở lại bình thường
Tư thế lao động không phù hợp với máy móc hoặc phương thức, phương tiện laođộng sẽ gây nên sự bất thường cho các hoạt động chức năng, vì thế, các rối loạn bệnh
lý dễ xảy ra hoặc quá trình mệt mỏi tế bào sẽ đến sớm Điều này thường gặp ở những
cơ sở tiếp nhận công nghệ cũ hoặc mới, song không tính toán đến tầm vóc giải phẫu và
chức năng sinh lý của cơ thể người Việt Nam (các nhà máy dệt công nhân phải đứnglên ghế mới với đến thoi, tầm của cỗ máy tiện quá cao ) Trong thực tế, nhiều người
lao động phải làm việc ở các tư thế không hợp lý, nhiều nhóm cơ vận động trong tình
trạng vận cơ tĩnh hoặc tạo các góc quá nhiều, nhiều động tác uốn, vặn, sẽ làm tăngnhanh sự mệt mỏi của thần kinh và thể chất
Các cơ quan bị căng thẳng do hoạt động không đồng bộ dễ gây nên sự mệt mỏi
cục bộ Trong các cơ quan dễ bị mệt mỏi sớm nếu hoạt động không phù hợp, người tathấy, đứng đầu là các giác quan (ví dụ: nhìn lâu mỏi mắt, viết nhiều mỏi tay ở những
nhân viên văn phòng, mặc dù các lao động này tiêu hao năng lượng thấp, một số laođộng đặc biệt như vi tính, lái xe người lao động dễ mệt mỏi thị giác và thần kinh, nếukhông lưu ý sẽ dẫn đến bị tai nạn)
1.2 Những tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản xuất
Trong quá trình sản xuất các yếu tố tác tại nghề nghiệp mang đặc trưng vật lý, lýhoá, vi sinh vật có thể phát sinh hoặc tăng tác dụng xấu lên cơ thể người lao động
Ngày nay người ta đã thống kê được hơn 200.000 các hoá chất và dung môi độc hại,
gần 400 tác nhân vật lý có hại và hàng ngàn tác nhân sinh học có thể gây hại cho người
lao động Ở nước ta cũng đang sử dụng hàng trăm các tác nhân độc hại
Trang 10Các yếu tố vật lý như vi khí hậu, bức xạ, áp lực không khí không bình thường, ồnrung chuyển Thường xuyên tác động lên cơ thể, ảnh hưởng đến sự cân bằng cácphản ứng sinh lý, sinh hoá Vi khí hậu xấu có thể là quá nóng hoặc quá lạnh Trongcác lò nung vật liệu nhiệt độ tăng lên tới hàng nghìn độ, có thể phát sinh ra nhiều loạibức xạ tử ngoại hoặc hồng ngoại làm nóng nhiệt độ không khí hơn nhiệt độ da cơ thể
người lao động gây trạng thái tích nhiệt, có thể làm cho quá trình thoát nhiệt của cơ thể
bị ngừng trệ gây say nóng Thông thường gió làm tăng quá trình đối lưu, giảm độ nóngcủa môi trường, song nếu gió nóng sẽ làm rối loạn quá trình điều hoà nhiệt độ của cơthể Độ ẩm trong môi trường tuỳ mức độ khác nhau có thể tạo điều kiện tốt cho cơ thể
tăng nhanh quá trình bay hơi của hồ môi, giúp cho cơ thể điều nhiệt hoặc ngược lại
Các loại bức xạ có vai trò khác nhau đối với cơ thể người lao động Các tia hồng ngoạichủ yếu gây tích nhiệt song cũng có thể gây đục nhân mắt Bức xạ tử ngoại có khả
năng đâm xuyên lớn, có thể gây tổn thương não làm cho người lao động bị say nắng
Trường điện từ của các loại sóng cao tần, siêu cao tần gây nhiều tác hại lên chức
năng sinh lý của cơ thể Áp lực không khí thấp làm người ta thiếu không khí thở áp lực
cao tạo điều kiện cho nitơ chuyển thành dạng lỏng, nếu thay đổi áp suất đột ngột sựbiến đổi này sẽ gây tắc mạch máu Tắc mạch máu não và tim, có thể gây tử vong, điều
này thường hay gặp ở những người lặn sâu, hoặc đào mố và trụ các loại cầu dưới lòng
sông, trong các giếng chìm Tiếng ồn quá cao trong môi trường gây ảnh hưởng xấu
đến chức năng sinh lý, có thể gây rối loạn sinh lý, tiếng ồn cũng góp phần quan trọnglàm gia tăng bệnh điếc nghề nghiệp trong các nhà máy, xí nghiệp Sự rung chuyển của
các vật dụng và máy tác dụng xấu lên các hệ thống cơ, xương, khớp, mạch máu của
người sử dụng, đặc biệt là hiện tượng loãng xương và co thắt mạch đầu chi
Các yếu tố lý hoá trong môi trường như bụi, hơi khí độc gây rất nhiều rối loạnbệnh lý và BNN đứng đầu là các loại bụi vô cơ gây xơ hoá phổi không hồi phục, gâytàn phế bộ máy hô hấp Một số loại bụi hữu cơ như: lông súc vật, bông, đay, phấn hoagây phản ứng dị ứng co thắt khí phế quản Người ta thấy hiện tượng khó thở do tác
động của nhiều loại bụi, bông, đay gọi là bệnh bụi phổi bông (bysinose) rất phổ biến ở
nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam bệnh này cũng được đưa vào danh mục các bệnhnghề nghiệp được bảo hiểm Các chất độc có trong môi trường lao động có thể ở dạngbụi hoặc khí gây nên nhiều bệnh nhiễm độc nguy hại như: Nhiễm độc chì, asen, thuỷngân, thuốc trừ sâu Có những loại chất độc dễ quan sát nhưng cũng có rất nhiều loạichất độc không mùi vị, khó quan sát, dễ gây nhiễm độc, cấp cứu khó khăn như oxitcacbon, thuỷ ngân Ở Việt Nam có nhiều cơ sở sản xuất kim loại màu có nhiều kimloại nặng độc hại như chì, asen, cadimi với hàng vạn người tiếp xúc trong đó một số
lượng không nhỏ bị nhiễm độc, thậm chí là tử vong Nhiều trường hợp suy thận, tăng
huyết áp, thiếu máu đã gặp ở Thái Nguyên và một số nơi khác do tiếp xúc với kim loạinặng độc hại
Trong môi trường lao động có nhiều yếu tố sinh học gây hại như: các vi trùng, ký
sinh trùng, các sản phẩm sinh học có tính chất dị nguyên gây nên viêm nhiễm và phản
Trang 11ứng dị ứng, các nấm hoặc vi trùng có khả năng tồn tại cao ở ngoại cảnh như lao, bạch
hầu dễ gây bệnh cho những người công nhân vệ sinh, các thầy thuốc
1.3 Những tác hại nghề nghiệp liên quan tới an toàn, bảo hộ lao động và điều kiện vệ sinh kém
Điều kiện vệ sinh kém trong môi trường lao động là tập hợp bởi nhiều yếu tố tạo
nên cảm giác hoặc trực giác đối với người lao động Ví dụ: độ thông thoáng trong môi
trường, các thiết bị vệ sinh và an toàn lao động, nhằm ngăn cản sự phát sinh các yếu tốđộc hại từ nguồn hoặc bảo vệ thụ động như: khẩu trang, các loại máy hút bụi đôi khi
trở nên bất lợi cho sức khoẻ Ánh sáng thiếu làm giảm khả năng hoạt động của thị
giác Môi trường thiếu thông thoáng làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, khí
II BỆNH NGHỂ NGHIỆP
Bệnh nghề nghiệp là loại bệnh phát sinh do các tác hại nghề nghiệp Thông
thường người ta hiểu bệnh nghề nghiệp mang tính chất đặc trưng của một nghề nào đó
do yếu tố độc hại trong nghề tác động thường xuyên lên cơ thể người lao động, gâynên những rối loạn bệnh lý cấp hoặc mạn tính Cũng không nên hiểu theo khuynh
hướng quá rộng coi các bệnh xảy ra có liên quan đến môi trường lao động là bệnh
nghề nghiệp Ví dụ: Bệnh tim mạch ở người lao động trong điều kiện môi trườngnóng, nặng nhọc Song nếu quan niệm là bệnh đặc trưng như đau bụng chì đối với
người công nhân tiếp xúc với chì thì sẽ bỏ sót nhiều bệnh nghề nghiệp như thiếu máu
do nhiễm độc chì, viêm ống thận cấp do nhiễm độc các kim loại nặng Có thể nóibệnh nghề nghiệp là một trong các loại bệnh môi trường bao gồm cả tình trạng cấptính và mạn tính, ví dụ nhiễm độc cấp tính do oxit các bon, viêm phế quản mạn tính
trong môi trường có nhiều bụi Có rất nhiều bệnh nghề nghiệp nên người ta thường
phải chia ra thành 5 nhóm để dễ nhận biết
Nhóm 1 : Gồm những bệnh sinh ra do tác hại của bụi trong môi trường lao động
ví dụ bệnh bụi phổi do các bụi vô cơ, bệnh dị ứng đường hô hấp do các bụi hữu cơ Nhóm 2: Gồm các bệnh sinh ra do các tác hại nghề nghiệp mang tính chất vật lý
như: tiếng ồn, áp lực cao, rung chuyển, vi khí hậu xấu
Nhóm 3: Các bệnh sinh ra do.các tác nhân hoá học như các hoá chất độc ô nhiễm
môi trường lao động ví dụ nhiễm độc thuốc trừ sâu, nhiễm độc kim loại nặng
Nhóm 4: Nhóm bệnh sinh ra các tác nhân sinh học như các nấm men, vi sinh vật
gây bệnh gặp ở môi trường lao động của nông dân, những người lao công
Nhóm 5: Bao gồm các bệnh sinh ra do hiện tượng căng thẳng thần kinh cơ,
xương, khớp, thường có liên quan với các loại lao động đặc biệt khi tiếp cận hoặc tácđộng lên một số bộ phận của cơ thể một cách không đồng đều
Mặc dù về mặt bệnh lý lâm sàng và cận lâm sàng người ta thấy hầu hết các bệnh
Trang 12nghề nghiệp nhiều khi khó mà phân biệt được với các bệnh không do nghề nghiệpkhác song các bệnh nghề nghiệp vẫn mang những đặc điểm, đặc trưng khác hơn so vớicác loại bệnh không do nghề nghiệp bởi yếu tố môi trường và sự phát sinh phát triểnbệnh lý đồng thời với tính chất xã hội đòi hỏi trách nhiệm của giới chủ cũng như giớithợ
2.1 Đặc trưng về nguyên nhân
Do nhiều yếu tố độc hại khác nhau trong môi trường lao động tác động lên cơ thểnên nguyên nhân của bệnh thường phức tạp Một nguyên nhân có khả năng gây nênnhiều hội chứng bệnh lý khác nhau ví dụ như chì có thể gây nên hội chứng thiếu máu)
rối loạn thần kinh thực vật Ngược lại một hội chứng cũng có thể do nhiều nguyên
nhân khác nhau tác động gây nên ví dụ: bezen, chì, asen đều gây thiếu máu, suy nhược
cơ thể, tuy cơ chế có khác nhau Điều khó ở đây là một yếu tố rất khó phân biệt theo
không gian, thời gian trong khi sản xuất ngày càng có sự kết hợp và đa dạng
2.2 Đặc điểm lâm sàng
Bệnh nghề nghiệp bao gồm các trạng thái cấp tính hoặc mạn tính Thông thường
các trường hợp cấp tính dễ phát hiện và xử trí Đa số các bệnh nghề nghiệp là tiến triển
mạn tính, diễn biến bệnh lý phát triển chậm, dấu hiệu lâm sàng nghèo hoặc có nhưng
không đặc trưng Về mặt lâm sàng và cận lâm sàng nhiều khi khó phân biệt được các
bệnh nghề nghiệp và không nghề nghiệp, ví dụ nhiễm độc chì giai đoạn đầu chỉ nhưmột trường hợp suy nhược cơ thể Bệnh bụi phổi phải 5-10 năm sau mới có biểu hiệnsuy hô hấp Biểu hiện ho ở những người mắc bệnh bụi phổi hoặc nhức đầu ở những
người nhiễm độc benzen là dấu hiệu bệnh lý của nhiều bệnh khác Việc nghiên cứu
phát hiện sớm đối với các bệnh nghề nghiệp cần được đặt ra một cách nghiêm túc
Đồng thời cũng xem xét để có những chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt cho
các bệnh nghề nghiệp Trong quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cần thậntrọng và thực hiện đúng các tiêu chuẩn trên cơ sở các yếu tố độc hại tiếp xúc, biểu hiệnlâm sàng và cận lâm sàng đặc hiệu Nói chung nên nghĩ đến bệnh nghề nghiệp đểkhông bỏ sót, song chỉ nên kết luận chẩn đoán khi đã loại trừ được các bệnh khôngphải do nghề nghiệp ví dụ thiếu máu do chì được chẩn đoán sau khi loại trừ các bệnh
nội khoa và các bệnh ký sinh trùng
2.3 Đối với nhiều bệnh nghề nghiệp bệnh khởi phát sớm và kín đáo
Bệnh nghề nghiệp có thể khởi phát từ khi bắt đầu tiếp xúc với các tác hại nghềnghiệp Lúc này các dấu hiệu bệnh lý đầu tiên đã có song người bệnh thường chủ quan
do mới tiếp xúc hoặc cảm nhận là mình vẫn khoẻ không chú ý đến các dấu hiệu bệnh
lý ban đầu nên khi được chẩn đoán bị động thì bệnh đã tiến triển nông
2.4 Các yếu tố nghề nghiệp và không nghề nghiệp thường kết hợp với nhau
Đây là nguyên nhân đa yếu tố trong sinh bệnh học của nhiều bệnh nghề nghiệp,
ví dụ trong bệnh viêm phế quản nghề nghiệp có thể các yếu tố khí hậu và thời tiết cũng
Trang 13góp phần thậm chí còn có nguy cơ cao hơn.
2.5 Các phát hiện bệnh lý thường liên quan đối với liều lượng tiếp xúc
Tương tự như trong dược lý học, những yếu tố mang tính quyết định đối với tình
trạng bệnh lý là liều lượng và thời gian tiếp xúc trong đó các liều độc, rất độc có thể có
tác động sớm, dễ phát hiện, còn liều thấp hơn sẽ gây ra tình trạng mạn tính của bệnh
nên khó phát hiện hơn
2.6 Những cần thiết phải ưu tiên về điều trị phục hồi chức năng
Thông thường muốn điều trị đạt kết quả cao cần phải đưa bệnh nhân tách ra khỏimôi trường độc hại và loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể Các bệnh nghề nghiệp thường
làm suy giảm chức năng của các cơ quan hữu quan đặc biệt là các cơ quan đóng vai tròquan trọng đối với sự sống, góp phần tích cực trong chống độc của cơ thể như: gan,
thận, hệ thống tạo huyết Do vậy tuỳ các trường hợp khác nhau mà có thể có các
phương thức giải quyết cho phù hợp Có thể khu trú chất độc vào một nơi nào đó trong
cơ thể để tránh nồng độ cao trong máu và nước tiểu hoặc thải độc từ từ song song với
nâng cao thể trạng Nhìn chung cần ưu tiên khả năng tự đào thải các chất độc hoặc tựhồi phục của các cơ quan chức năng cùng với việc nâng cao sức đề kháng, thể trạngcho bệnh nhân
2.7 Bệnh nghề nghiệp mang tính chất xã hội
Lao động là bát buộc trong quá trình phát triển kinh tế xã hội loài người, có laođộng là có tiếp xúc với các yếu tố độc hại và có thể mắc các bệnh nghề nghiệp Vì vậy
bệnh nghề nghiệp là vấn đề có liên quan đến các yếu tố xã hội trong nền kinh tế quốc
dân Người mắc bệnh nghề nghiệp phải được giới chủ hay cơ quan chủ quản hoặc hệ
thống bảo hiểm xã hội có trách nhiệm đảm bảo về tinh thần vật chất và các vấn đề sứckhoẻ một cách thoả đáng theo các quy định của mỗi quốc gia và quốc tế
Vì tính chất xã hội với ý nghĩa tích cực nên những người làm công tác chăm losức khoẻ cũng như các nhà quản lý phải luôn luôn xác định được thái độ nghiêm túc,chuẩn mực trong mọi mặt công tác có liên quan đến bệnh nghề nghiệp
2.8 Các bệnh nghề nghiệp ớượe đền bù ở nước ta
Ở các quốc gia phát triển đa số các bệnh nghề nghiệp đều được đền bù song ởnước ta do điều kiện kinh tế chưa phát triển khả năng phát hiện các bệnh nghề nghiệpchưa cao nên phải đến ngày 19/5/1976 lần đầu tiên nhà nước ta đưa ra danh mục 8
bệnh nghề nghiệp được đền bù Ngày 25/12/1991 danh sách bệnh nghề nghiệp được
đền bù nâng thêm 8 bệnh Ngày 4/2/1997 Bộ Y tế ra Quyết định 167 BYT/ QĐ công
nhận thêm 5 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, do đó cho đến năm 1997 ở nước ta đã
có 21 bệnh được đưa vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được đền bù (bảo hiểm).Tháng 9 năm 2006 lại có thêm 4 bệnh nghề nghiệp được đưa vào danh mục bảo hiểm,nâng số bệnh nghề nghiệp được đền bù lên 25 bệnh Trong tương lai danh sách này sẽ
Trang 14được tăng lên.
Với xu hướng phát triển kinh tế, xã hội danh sách các bệnh nghề nghiệp được
đền bù trong tương lại sẽ phải tăng lên không những chỉ đền bù cho các nghề nghiệp
mạn tính mà còn đối với các bệnh mạn tính mang tính chất nghề nghiệp, nhằm đảmbảo công bằng xã hội cho tất cả những người lao động và nâng cao tinh thần tráchnhiệm của các nhà quản lý, các doanh nghiệp
III MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ SỨC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG
Nhằm mục đích phòng chống các tác hại nghề nghiệp cho người lao động nhữngvấn đề mang tính chất phương hướng sau cần được ưu tiên
3.1 Cải tiến kỹ thuật
Vấn đề cải tiến kỹ thuật bao gồm những tiến bộ trong sản xuất, tự động hoá và cơgiới hoá không những làm giảm gánh nặng lao động mà còn làm giảm thời gian tiếpxúc với các tác hại nghề nghiệp, vấn đề này được các tác giả trên thế giới coi là vấn đềtrọng tâm số một vì nó giảm thiểu các tác hại nghề nghiệp ngay từ nguồn phát sinh
3.3 Các biện pháp an toàn vệ sinh và phục hồi sức khoẻ người lao động
Sau một quá trình hoặc một ca lao động cơ thể người lao động cần được phục hồilấy lại thăng bằng sinh lý, sinh hoá các biện pháp nhằm phục hồi sức khoẻ người lao
động bao gồm chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, chế độ nghỉ ngơi giải trí luyện tập
phục hồi chức năng và các chế độ chăm sóc y tế, các vấn đề xã hội
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào các hoạt động tinh thần cũng đóng góp một phầnkhông nhỏ tạo điều kiện nâng cao sức khoẻ người lao động Sau cùng là việc chăm losức khoẻ, khám phát hiện các rối loạn bệnh lý và bệnh nghề nghiệp sớm với tinh thần
chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho tất cả mọi người cùng với công tác quản lý giám sátmôi trường, thực hiện các giải pháp an toàn và vệ sinh lao động thường xuyên ở mức
tối đa có thể có được tuỳ theo hoàn cảnh của doanh nghiệp, như vậy sẽ từng bước cảithiện và tăng cường sức khoẻ cho công nhân một cách hữu hiệu
Kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khoẻ người lao động trong những năm tới của toàn ngành Y học lao động cần tập trung vào các mục tiêu sau đây:
Trang 151 Xây dựng bổ sung các văn bản pháp quy về y tế lao động.
2 Xây dựng chính sách quốc gia phòng chống bệnh nghề nghiệp
3 Tăng cường tuyền thông, giáo dục về chăm sóc sức khoẻ người lao động
4 Nâng cao năng lực quản lý, giám sát sức khoẻ người lao động và phòng chống
bệnh nghề nghiệp cho cán bộ y tế lao động
5 Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động và chăm sóc sức khoẻ cho cácđối tượng lao động đặc thù, nhân viên y tế, lao động trong nông nghiệp, làng nghề và
trong các xí nghiệp nhỏ và vừa
Trên cơ sở đó, các nội dung hoạt động y tế lao động cần tập trung vào một số
điểm cơ bản sau đây:
1 Công tác tổ chức, pháp luật y tế lao động
Xây dựng chính sách quốc gia về phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp Xâydựng Thông tư khám chữa bệnh nghề nghiệp Xây dựng Thông tư hướng dẫn triểnkhai An toàn vệ sinh lao động trong các cơ sở y tế Thông tư liên tịch khai báo thống
kê tai nạn lao động Xây dựng Quyết định ban hành hướng dẫn nâng cao sức khoẻ nơilàm việc cho các loại hình công việc khác nhau Xây dựng kế hoạch hành động
ATVSLĐ - Chăm sóc sức khoẻ người lao động nông nghiệp Phối hợp tham gia xây
dựng bổ sung danh mục một số bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm mới, chức danh nghề
nặng nhọc độc hại, tiêu chuẩn sức khoẻ cho một số ngành nghề
2 Thông tin, tuyền truyền giáo dục và huấn luyện
Thông tin tuyên truyền rộng rãi về tuần lễ An toàn vệ sinh lao động PCCN Xâydựng phim cho các hoạt động An toàn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghềnghiệp Xây đựng hồ sơ ATVS LĐ Hội thảo và phổ biến thông tư cho cơ sở y tế cáctỉnh thành, tập huấn cho các địa phương/ngành nâng cao chất lượng báo cáo công tác
Y tế lao động các tỉnh, thành phố Hội thảo tập huấn chăm sóc sức khoẻ nhân viên y tế(tuần lễ ATVSLĐ) Hội nghị y tế các ngành về chăm sóc sức khoẻ người lao độngcông nghiệp Hội thảo liên ngành thực hiện các chính sách cho người lao động nôngnghiệp và làng nghề Mở các lớp tập huấn về khám chữa bệnh nghề nghiệp (tập huấn
về công tác khám chữa bệnh nghề nghiệp như tiêu chuẩn chẩn đoán, phác đồ điều trịmột số bệnh thường gặp, về sử dụng bộ phim mẫu ILO 2000, phân loại bệnh bụi phổinghề nghiệp)
3 Quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp
Giám sát môi trường và sức khoẻ công nhân tiếp xúc với các tác hại nghề nghiệp.Hướng dẫn triển khai kế hoạch hành động về chăm sóc sức khoẻ trong lao động nông
nghiệp Giám sát môi trường và sức khoẻ lao động nghề nghiệp Nâng cao sức khoẻ
người lao động trong các loại hình doanh nghiệp Tiếp tục triển khai các hoạt động
phòng chống bệnh nghề nghiệp, trong đó có bệnh bụi phổi silic
Trang 164 Chế độ chính sách và kiểm tra, chỉ đạo
Xây dựng chế độ chính sách chăm sóc sức khoẻ lao động cho nhân viên y tế.Quản lý, giám sát hoạt động y tế lao động các ngành và địa phương Chỉ đạo, kiểm tra,giám sát công tác y tế lao động các tỉnh trọng điểm công nghiệp
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá công tác nghiên cứu và phục vụ trong lĩnhvực VSLĐ và BNN cần có những động thái tích cực và hợp tác toàn diện Các khuyếncáo của cộng đồng quốc tế trong thời gian gần đây (Orlando, Mỹ - 2005; Bangkok,Thailand - 2006) và hội nghị quốc tế lần thứ 18 sắp tới ở Hàn Quốc (2008) đều kêu gọi
tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực hơn nữa nhằm tạo ra môi trường lao động tốt
hơn, an toàn hơn, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ người lao động tốt hơn
Trang 17Phần I
VỆ SINH LAO ĐỘNG
Trang 18SINH LÝ LAO ĐỘNG
VÀ PHÒNG CHỐNG MỆT MỎI
ặc trưng của lao động là tiêu hao trí tuệ và thể lực Đối với các lao động tư duy
trí óc, những biến đổi sinh lý trong lao động thường khó xác định, sự mệt mỏi
thường khó định lượng hơn Tiếng khi đó các lao động thể lực thường dễ đo đạc các
biểu hiện thông qua các phản ứng sinh lý, sinh hoá, các chỉ số tương đối rõ ràng.Trong bài này chủ yếu nhằm miêu tả một số biến đổi sinh lý và vấn đề mệt mỏi do lao
động thể lực Lao động thể lực với đặc trưng của nó là hiện tượng vận cơ tăng lên phù
hợp với yêu cầu lao động Vấn đề cơ bản ở đây là tiêu hao năng lượng để đáp ứng yêucầu của các thao tác trong sản xuất Công và năng lượng là vấn đề mấu chốt làm thay
đổi, đáp ứng của tế bào tham gia dây chuyền hoạt động của các cơ quan trong cơ thể,
ví dụ: muốn có năng lượng phải có cơ chất, phải có oxy để đốt cháy Năng lượng sinh
ra một phần ở dạng công một phần ở dạng nhiệt Nhiệt làm nóng cơ thể, cơ quan điềuhoà thân nhiệt của cơ thể phải đáp ứng theo Tổ chức cơ cần năng lượng để hoạt động,bắt buộc hệ thống tuần hoàn, hô hấp phải hoạt động tăng theo để cung cấp oxy và cácchất dinh dưỡng Quá trình hoạt động cơ sinh ra các sản phẩm, các chất trung gian kéotheo sự hoạt động đáp ứng của hệ thống tiết niệu, thần kinh
I SINH LÝ LAO ĐỘNG
Các biến đổi sinh lý của các cơ quan chức năng trong cơ thể trong điều kiện lao
động là những biến đổi nhằm đáp ứng với các yếu tố môi trường và tính chất lao động.Các đáp ứng này ở mỗi cơ quan trong cơ thể có khác nhau, với mức độ và sự biểu hiện
ra ngoài có thể quan sát được
1.1 Hệ thống tuần hoàn
Do nhu cầu cung cấp oxy, các chất dinh dưỡng và đào thải các hợp chất trunggian, các chất thải sau các phản ứng sinh lý, sinh hoá ở tổ chức, hệ thống tuần hoàncần phải có những thích ứng phù hợp đặc biệt là cho hoạt động cơ bắp Sự hoạt độngcủa tim tăng lên cả về tần số lẫn cường độ làm gia tăng lượng máu bóp từ tim Khi yêntĩnh lưu lượng này là 3 - 4 lít/ phút, khi làm việc nặng 10 lít/ phút, lao động nặng đặcbiệt 30 - 35 lít/ phút
Bình thường nhịp tim khoảng 70 lần/ phút Trong lao động có thể tăng lên hàng
trăm lần/ phút Huyết áp tăng lên, trị số huyết áp tối đa tăng, thường từ 20 đến
60mmHg Huyết áp tối thiểu tăng nhẹ hoặc bình thường do dãn mạch ngoại vi Kết quảcủa hoạt động tim mạch và huyết áp làm tăng lượng máu đến cơ Theo Bacrop thì ở cơcẳng chân bình thường chỉ có 2 đến 5 ml máu/ phút tưới cho 1000ml cơ Trong lao
động lượng máu do áp lực dòng máu ở các tiểu động mạch lên tiểu mao mạch làm cho
Đ
Trang 19số mao mạch hoạt động tăng lên Bình thường chỉ 30 đến 100 mao mạch hoạt độngtrên diện cắt 1 cm2 cơ Trong lao động số mao mạch hoạt động này có thể tăng lên đến
300, cơ chế của hiện tượng này là do sự gia tăng bài xuất Adrenalin kích thích tim và
gây co lách Các sản phẩm trung gian như axit lactic, axit cacbonic cũng có khả năng
làm giãn mạch, tăng lưu thông máu
1.2 Hệ hô hấp
Do nhu cầu cung cấp oxy nên hệ hô hấp cũng hoạt động tăng lên, nhịp độ và biên
độ hô hấp đều tăng Bình thường nhịp hô hấp khoảng 20 lần/ phút Trong lao động có
thể tăng lên 40 lần phút Biên độ hô hấp bình thường là 400 - 500ml Trong lao động
biên độ hô hấp có thể tăng lên 1 lít Do nhu cầu cung cấp oxy thường khác nhau tronglao động nên đáp ứng của hệ hô hấp cũng thay đổi CO2 và phản xạ thần kinh có vaitrò quan trọng đối với các đáp ứng của hệ hô hấp trong lao động
Lao động nhẹ 0,12 - 0,2 lít không khí/ phút/ kg cân nặng
Lao động nặng 0,3 - 0,5 lít không khí/ phút/ kg cân nặng
Như vậy người lao động thể lực sống bình thường cần 6 lít không khí/ phút Laođộng nặng cần tới 15 - 20 lít trong 1 phút Trong quá trình lao động do tiêu thụ nhiều
oxy và thải nhiều cacbonic nên khả năng trao đổi khí phế nang mao mạch cũng tănglên, hệ số sử dụng oxy cũng tăng lên (bình thường = 0,3) Thương số hô hấp cũng tăng
Trong lao động các thành phần hữu hình trong máu tăng do phản xạ co lách đẩy
máu ra ngoài biên Hiện tượng mất nước do bài tiết mồ hôi cũng làm máu cô đặc Lao
động càng nặng thì lượng bạch cầu toan tính càng giảm, thậm chí hết Lượng đường
huyết bình thường trong máu là 0,8 - l,2g/ lít Lao động càng nặng kéo dài thì lượng
đường càng giảm có khi xuống 0,6 - 0,5g/ lít, song ăn uống nghỉ ngơi đường huyết lại
hồi phục Thông thường dự trữ đường trong máu là 300 - 500g Nếu lượng này giảm
làm cho lượng đường huyết tụt xuống quá có thể dẫn đến hôn mê
Các sản phẩm trung gian, đặc biệt là axit lactic thường tăng lên có khi lên hàngchục lần (bình thường 0,015g%, trong lao động 0,1 - 0,2g%, nếu tăng lên tới 0,4g%
các cơ ở khu vực đó sẽ không co được)
1.4 Hệ bài tiết
Do bài tiết mồ hôi nhiều nên lượng nước tiểu giảm, hiện tượng giãn mạch ngoại
biên làm cho lượng máu qua thận giảm đi tuỳ theo cường độ lao động và sự mệt mỏilao động, nhiệt độ môi trường và điều kiện lao động kết hợp với hiện tượng điều hoà
thân nhiệt làm cho lượng mồ hôi được thoát ra có khi tới 3 hoặc 4 lít trong một ca lao
Trang 20động Người ta có thể tính được lượng muối trong mồ hôi toàn thân bằng công thức
sau: (Dựa vào nồng độ muối ở trong mồ hôi lưng - Công thức Zolina)
Y= 0,893 X - 0,098 (g/l)
Y: Nồng độ muối trong mồ hôi toàn thân
X: Nồng độ natriclorua trong mồ hôi lưng (g/l)
rxy = 0,895 (tương quan thuận)
1.5 Hệ thần kinh
Diễn biến của hoạt động thần kinh trong lao động là một quá trình “ức chế thụ
động - Hưng phấn - ức chế bảo vệ” Từ ức chế thụ động lúc mới bắt tay vào công việc
sau đó có thể nhanh chóng thích nghi, hệ thần kinh chuyển sang giai đoạn hưng phấn,
làm việc thoải mái, năng suất lao động cao Quá trình hưng phấn này dài hay ngắn tuỳthuộc vào sức khoẻ và công việc cũng như môi trường lao động Sau quá trình hưngphấn là sự mệt mỏi của thần kinh biểu hiện bằng hiện tượng ức chế, giảm tốc độ dẫntruyền, ngưỡng đáp ứng thần kinh tăng lên Người ta gọi hiện tượng ức chế này là ứcchế bảo vệ
1.6 Tiêu hao năng lượng và oxy trong lao động
Trong lao động đặc biệt là lao động cơ bắp huy động nhiều oxy để cung cấp cho
hoạt động sinh năng lượng là một quá trình đáp ứng hết sức năng động của cơ thể Do
hệ thống cơ chiếm đến 42% trọng lượng cơ thể nên lao động cơ bắp có thể tăng tiêuhao năng lượng lên hàng nghìn Kcal/ 24 giờ Hoạt động của cơ chia ra làm hai giai
đoạn Giai đoạn đầu không cần sự có mặt của oxy vì chủ yếu là hiện tượng giải phóng
các dây nối giàu năng lượng như ATP, ADP cho năng lượng và axit lactic Giai đoạn
sau là giai đoạn chuyển hoá axit lactic cho năng lượng, giải phóng CO2 và H2O Giai
đoạn này cần đủ oxy như vậy việc cung cấp oxy tuỳ thuộc vào sự tiêu hao năng lượng
và cũng là do nhu cầu hoạt động cơ bắp Quá trình sinh năng lượng sẽ kéo theo hiện
tượng gia tăng các hoạt động hô hấp và thần kinh Thông thường năng lượng được
sinh ra chủ yếu dưới dạng nhiệt (70%) nên nó sẽ làm cho nhiệt độ của thể tăng lên
Trong lao động nặng oxy cũng thường không đủ nên có hiện tượng nợ oxy trong giaiđoạn hồi phục
Trang 21Trên cơ sở năng lượng tiêu hao nhiều hay ít, người ta chia hoặc phân loại laođộng ra các mức độ như sau: lao động vừa, lao động nặng, lao động rất nặng, lao động
nặng đặc biệt (năng lượng tiêu hao từ 200 - 3500 Kcal) Riêng lao động trí óc, lao
động căng thẳng thần kinh tâm lý thì không dựa vào lượng năng lượng tiêu hao đểđánh giá
Trong quá trình lao động có rất nhiều cơ quan bị chi phối gây ra những biến đổi
sinh lý lao động đặc thù cần xem xét thêm thông qua các chỉ số sinh lý, sinh hoá khác
nhau Ví dụ: hệ thần kinh thực vật, hệ tiêu hoá, các giác quan
II MỆT MỎI TRONG LAO ĐỘNG
Mệt mỏi là trạng thái mất cân bằng sinh lý tạm thời của cơ thể, nó được coi nhưhiện tượng bắt đầu có những rối loạn các phản ứng sinh lý, sinh hoá của cơ thể trong
lao động song nếu được nghỉ ngơi sẽ trở lại bình thường không để lại di chứng gì
Trạng thái mệt mỏi được biểu hiện bằng dấu hiệu khó chịu, uể oải, chức năng sinh lýmất cân bằng, năng suất lao động giảm dễ xảy ra tai nạn lao động
- Mệt mỏi các khí quan riêng biệt do những biến đổi cục bộ ở bộ não không có ý
nghĩa toàn thân như: nhìn lâu mỏi mắt, vận cơ tĩnh đơn điệu, viết nhiều mỏi tay
Trạng thái mệt mỏi này dễ cải thiện khi ta thay đổi vận động sang bộ phận khác
- Mệt mỏi toàn thân thường gặp trong lao động thể lực nặng mà cơ thể phải huy
động khối lượng cơ hoạt động nhiều Ví dụ: mang, vác, chạy, nhảy
- Mệt mỏi não lực: Là hiện tượng giảm khả năng hoạt động của tín hiệu thứ hailàm cho khả năng tư duy bị suy giảm Các triệu chứng thông thường là nhức đầu,chóng mặt, mất ngủ, trương lực cơ giảm, suy nhược mạch, suy nhược thần kinh thựcvật
- Mệt mỏi tâm sinh lý, tinh thần: Thường gặp ở những lao động kỹ thuật phức tạp
đòi hỏi sự căng thẳng về tâm lý khách quan, trách nhiệm Ví dụ: lái xe, đánh máy chữ,
trực vô tuyến, ra đa
2.1 Cơ chế của mệt mỏi
Về cơ chế phát sinh mệt mỏi còn có nhiều quan điểm khác nhau:
Trang 22- Có tác giả cho rằng mệt mỏi được hình thành do hiện tượng tiêu hao dự trữ
đường Trong thực tiễn lao động nặng nhọc vận cơ nhiều thường làm cho đường huyết
giảm ở ngưỡng thấp bởi glucogen không kịp phân huỷ, hậu quả của quá trình này làm
cho cơ phải hoạt động thường xuyên ở trạng thái tiết kiệm đường glucoza và hiệntượng mệt mỏi xuất hiện dần dần
Nhiều tác giả cho rằng mệt mỏi sinh ra do hiện tượng nhiễm độc cơ, tế bào bởicác sản phẩm chuyển hoá trung gian Trong thực tế lượng axit lactic thường là0,015mg% song do hoạt động cơ quá mạnh và nhanh nên axit này có khi tăng gấp 10 -
20 lần làm cho cơ không co được
Mệt mỏi cũng có thể bắt nguồn từ hiện tượng thiếu oxy của tổ chức bởi hiện
tượng nợ oxy quá dài do vận cơ Thông thường hiện tượng thiếu oxy thường kết hợp
với sự gia tăng các sản phẩm trung gian không có lợi cho môi trường hoạt động của tếbào
Nhiều tác giả hiện nay thống nhất theo cách giải thích về cơ chế mệt mỏi gắn liềnvới hoạt động của thần kinh Lý thuyết này phù hợp với thực tế và có thể chứng minhbằng thực nghiệm Do hoạt động thể lực hoặc não lực căng thẳng, quá trình hưng phấnban đầu mạnh mẽ và kéo dài sẽ dẫn đến sự thiếu hoặc không đáp ứng kịp nhu cầu của
cơ thể Hiện tượng ức chế bảo vệ xảy ra trong điều kiện trên đây sẽ là tất yếu Trong
thực nghiệm người ta dùng phương pháp kích thích gây hưng phấn một vùng khác của
vỏ não, hưng phấn này sẽ lan toả có thể xoá vùng ức chế và cũng xoá luôn biểu hiệnmệt mỏi ở các vùng cơ mà nó chi phối Trong thực hành người ta có thể ứng dụng họcthuyết này để chống mệt mỏi bằng cách thay đổi hoạt động hoặc kiểu hoạt động cơbắp, hay nói một cách khác là nghỉ ngơi tích cực
2.2 Nguyên nhân của mệt mỏi
Mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng người ta có thể quy thành 2 nhóm
nguyên nhân chính là trong lao động và ngoài lao động
2.2.1 Nguyên nhân trong lao động
Trong quá trình lao động đặc biệt là lao động vận cơ Khi số lượng cơ hoạt độngkhoảng 2/3 tổng số trở lên hoặc vận cơ anh máu sẽ không cung cấp đủ oxy các sảnphẩm trung gian sinh ra nhiều, thần kinh bị hưng phấn mạnh kéo dài, quá trình ức chếhình thành làm cho mệt mỏi sớm xuất hiện
Các cơ quan phân tích phải hoạt động điều chỉnh do tác động của lao động và
môi trường (tai, mắt ) quá tải, mệt mỏi sẽ mau đến với cơ quan đó, ví dụ: nhìn lâu
mỏi mắt, viết nhiều mỏi tay, hoạt động của hệ thần kinh trung ương càng nhiều, càng
tăng thì hiện tượng ức chế bảo vệ cũng sẽ đến sớm Hiện tượng ức chế có tính lan toả
mạnh ở những người chưa quen việc, ít hoạt động và không yêu nghề
Một số yếu tố khác như điều kiện làm việc không tốt, tình trạng bệnh lý tiềm tàng
Trang 23của người lao động Cũng làm cho quá trình mệt mỏi xuất hiện sớm.
2.2.2 Nguyên nhân ngoài lao động
Thông thường gánh nặng gia đình xã hội, trạng thái tâm lý, tinh thần trong cuộc
sống hàng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng tạo điều kiện xuất hiện mệt mỏi sớm
ở người lao động
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, hợp lý là nguyên nhân khá quan trọng gây nênmệt mỏi của các đối tượng lao động, ví dụ: đồ ăn thiếu kali cơ mau chóng giảm trươnglực, chế độ ăn nghèo chất đạm hoạt động trí lực giảm, thiếu năng lượng hoạt động cơkhông thể kéo dài
2.3 Biểu hiện của mệt mỏi
Người ta có thể theo dõi các biểu hiện mệt mỏi thông qua các biểu hiện lâm sàng
hoặc cận lâm sàng Các dấu hiệu quan sát thấy là hiện tượng giảm sút dẫn truyền thầnkinh, hoạt động bổ sung, mệt mỏi cấp diễn, hiện tượng quá sức và các chất bài tiết qua
nước tiểu, mồ hôi không bình thường Hiện tượng giảm sút dẫn truyền thần kinh có thể
thấy rất rõ thông qua sự chậm phản ứng hoặc phản ứng không chính xác Khi quá trình
lao động nặng nhọc kéo dài tốc độ sung động của thần kinh giảm, ngưỡng phản ứng
của thần kinh tăng cao Hậu quả của hiện tượng này là trí nhớ giảm, chậm hiểu, phốihợp động tác kém, thiếu linh hoạt, dễ xảy ra tai nạn, năng suất lao động giảm
Biểu hiện bổ sung khi quá trình lao động kéo dài thường là do các nhóm cơ hoạt
động kém hiệu lực, cơ thể tự điều chỉnh bằng cách huy động thêm các nhóm cơ kháclàm cho tư thế lao động trở nên bất hợp lý và tăng tiêu hao năng lượng
Mệt mỏi cấp diễn thường gặp ở những người lao động thể lực nặng Người ta cóthể quan sát thấy hiện tượng mệt mỏi toàn thân, kiệt sức, nắn các bắp thịt thấy đau,
trương lực và sức bền cơ giảm, mạch nhanh nhỏ, run tay, người lao động cảm thấy
chức phận mất cân bằng, miệng đắng, ăn không ngon, ngủ không yên Tuy vậy, các
trường hợp mệt mỏi cấp diễn thường được hồi phục sau một thời gian nghỉ ngơi và bùđắp các thiếu hụt dinh dưỡng
Hiện tượng quá sức thường gặp trong vận cơ quá lớn (thi đấu thể thao) Hiện
tượng này xuất hiện nhanh có thể thấy tình trạng xỉu dần, ngừng hô hấp, tim dãn, có
thể gây tử vong Có thể quan sát thấy hiện tượng khó thở, co cứng hoặc mềm nhũn các
cơ, tinh thần rối loạn
Các xét nghiệm thường tiến hành để tìm một số sản phẩm được bài tiết trong
nước tiểu hoặc mồ hôi với các chỉ số albumin tăng, axit lactic tăng creatinin tăng,
glucoza giảm, cathecolamin giảm
Trang 24III BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG MỆT MỎI
Để phòng chống mệt mỏi, người ta thường áp dụng các biện pháp tổng hợp sauđây
3.1 Các biện pháp kỹ thuật và lao động học
Thông thường người ta cần lưu tâm nhiều nhất đến các trang bị kỹ thuật tiến bộ
để có thể làm giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân, giảm tối đa tiếp xúc với các
chất độc hại Ngày nay vấn đề tự động hoá, cơ giới hoá các dây chuyền sản xuất đã trởnên phổ biến do vậy năng lượng tiêu hao cho các thao tác đã giảm thiểu nhiều vì vậyhiện tượng mệt mỏi thể chất đã giảm đáng kể Vấn đề kín hoá các dây chuyền sản xuất
có thể giảm thiểu sự phát tán các yếu tố độc hại ra môi trường, gây hại cho người tiếpxúc Việc sử đụng người máy kết hợp với kỹ thuật kín hoá và tự động hoá trên thực tế
là một minh chứng của nền kỹ thuật cao phục vụ con người trong lao động ở thời kỳcông nghiệp hoá, hiện đại hoá
Các biện pháp lao động học ứng dụng để phòng chống mệt mỏi là rất phong phú.Tuy nhiên trên thực tế sự vận dụng lại không đều ở các dây chuyền sản xuất Tổ chức
lao động hợp lý cũng góp phần cùng lao động học giảm thiểu hiện tượng mệt mỏi Các
máy móc phù hợp với hoạt động sinh lý, giải phẫu của người công nhân cũng là mộtchỉ tiêu lao động học cần thiết, ví dụ: khoảng cách từ các chi tiết cần thao tác tới chỗngồi, chỗ đứng phù hợp, người lao động chỉ nên ngồi khi nâng vật nặng dưới 5kg, khithao tác vật nặng trên 20kg nên đứng
Về các giải pháp lao động học: nên chú ý giảm tối đa các động tác thừa, các độngtác uốn mình trên 200, phối hợp đều các chiều hoạt động với thói quen hoạt động tựnhiên, ví dụ: xếp các vật nặng theo trọng lực, trong thao tác nên loại trừ hoặc giảm bớtcác vận cơ tĩnh Cần phối hợp xen kẽ và khoa học giữa thời gian nghỉ người và làmviệc trong cũng như ngoài lao động
3.2 Các biện pháp y tế và dinh dưỡng
Tuỳ theo loại hình lao động khác nhau mà có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ
để cơ thể mau hồi phục Dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ là chế độ dinh dưỡng đáp ứngđược những thiếu hụt, tiêu hao năng lượng và các chất của cơ thể do lao động Việc bùđắp thường là khó khăn do vậy không nên để lao động quá mệt mỏi, mất cân bằng quá
nhiều đến mức cơ thể không biết bù như thế nào cho đủ, cho đúng Về biện pháp y tế.cần lưu ý sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ người lao động, tổ chức khámtuyển, khám định kỳ phát hiện các rối loạn bệnh lý và bệnh nghề nghiệp, kịp thời cóbiện pháp dự phòng và điều trị Thời gian khám sức khoẻ định kỳ cũng như tiêu chuẩnkhám tuyển phải phù hợp với công việc của người lao động
Thường xuyên kiểm tra môi trường lao động, tiêu chuẩn hoá môi trường và laođộng là rất cần thiết, đặc biệt ở những nước chậm phát triển
Trang 251 KHÁI NIỆM
Trong lao động sản xuất bản thân người lao động không những phải thực hiện
công việc của mình trong điều kiện lao động mà còn chịu sự chi phối của các vấn đềsẵn có trong gia đình và xã hội một cách thường xuyên liên tục Nhiều khi có tỷ trọngcủa những vấn đề này lớn hơn rất nhiều làm cho sức khoẻ của họ cũng bị ảnh hưởng.Tổng hợp của tất cả những vấn đề trên trong lao động phải làm sao cân bằng để cácphản ứng sinh lý, sinh hoá của cơ thể vẫn diễn ra bình thường song năng suất lao độngvẫn cao Đây chính là những điều mà các nhà nghiên cứu Ergonomie quan tâm
Ergonomie (lao động học) là khoa học nghiên cứu về lao động và sự phù hợp với
sức khoẻ người lao động trong sự chi phối của các yếu tố liên quan Như vậy mỗi loạihình lao động cần có một sự phù hợp tương ứng về sức khoẻ con người (cả về mặt thểchất lẫn tinh thần) Những lao động giản đơn yêu cầu đáp ứng của cơ thể không phứctạp, song khoa học kỹ thuật phát triển, lao động càng phức tạp càng cần có nhữngnghiên cứu về sức khoẻ tốt hơn, tiến bộ hơn để có thể theo kịp với lao động mới Lao
động càng có kết quả khi nó đáp ứng tốt cho con người Lao động phải không làm tổn
hại sức khoẻ mà làm cho sức khoẻ người lao động tất hơn
Vào những thế kỷ gần đây, khi nền công nghiệp bước vào giai đoạn phát triển thìnhững nghiên cứu về lao động học cũng được đặt nền móng và những nghiên cứu đầu
tiên ra đời, trong đó có công trình nghiên cứu của Martinpan, ông cho rằng tâm sinh lý,
giải phẫu phải phù hợp với lao động thì lao động mới cỏ năng suất và an toàn, thoải
mái Năm 1949, Murrel đã dùng từ Ergonomie để chỉ môn khoa học này vì nó có
nguồn gốc từ chữ Hy lạp là Ergon (lao động) và nomos (quy luật, quy tắc) Thực ra
“Cụm từ” này bao hàm ý nghĩa tập hợp những tri thức khoa học và kỹ thuật có liên
quan với con người khi lao động, mặt khác cần sử dụng các kiến thức đó để thiết kế,thực hiện hợp lý hoá lao động với mục đích vừa kinh tế vừa mang tính chất nhân văn.Cụm từ “ Lao động học” thực ra là theo nhiều tác giả tạm dịch trong khi chưa có cáchdịch nào hoàn toàn thoả đáng Đối tượng của Ergonomie là người lao động do vậy khinghiên cứu Ergonomie người ta cần nghiên cứu cả một hệ thống các vấn đề: công cụ
lao động, môi trường lao động, đối tượng lao động Trong thực hành Ergonomie
người ta cần thực hiện được những mục tiêu cơ bản là làm sao lợi ích sản xuất cùng
song song phát triển phù hợp với sức khoẻ người lao động, đó là một tam giác cơ bản:Hiệu quả - Thoải mái về tinh thần - Khoẻ mạnh về thể chất Vấn đề này đã được cácnhà khoa học thống nhất trong hội nghị Stokhom năm 1961 Đây là nguyên tắc chungcủa Ergonomie
Trang 26Các nhà khoa học cho rằng Ergonomie đạt hiệu quả cao khi mà các ngành khoahọc tham gia, cung cấp những hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về vấn đề lao động và con
người, trong những điều kiện tiết kiệm nhất về sức khoẻ người lao động mà năng suấtlao động vẫn tăng không ngừng Trên thực tế nhiệm vụ cơ bản của Ergonomie là phải
làm sao dự phòng được mệt mỏi trong lao động và các biến đổi bệnh lý, tai nạn vàbệnh tật có liên quan ở người lao động đặc biệt là các bệnh ở hệ thống vận động vàgiác quan
Các hình sau sẽ minh hoạ hoạt động của Ergonomie Theo hệ thống của quá trìnhnghỉ ngơi - bù đắp - phát triển và hoàn thiện (sơ đồ l) Các thành phần cơ bản của
Ergonomie (sơ đồ 2) là một sự tổng hợp của các ngành khoa học tham gia vàoErgonomie Trên sơ đồ 3 là các yếu tố cơ bản để có được một khả năng lao động tốt
tức là sự hình thành Ergonomie hiệu quả
Sơ đồ 1 Cơ bản Ergonomie
Sơ đồ 2 Thành phần cơ bản của Ergonomie
Trang 27Sơ đồ 3 Yếu tố hình thành Ergonomie hiệu quả
Trên cơ sở trên đây lao động học Ergonomie sẽ làm giảm được gánh nặng thể lực
thông qua sự phù hợp tâm sinh lý, giải phẫu với phương tiện lao động Sự hợp lý hoácác thao tác, công cụ cùng với gánh nặng lao động vừa phải sẽ là điều kiện tốt để nângcao sức khoẻ công nhân
Bằng nghiên cứu giảm nhẹ sự căng thẳng các giác quan và cơ quan vận động đơn
điệu, giảm nhẹ gánh nặng môi trường, chế độ ăn uống phù hợp cũng tạo ra được một
loại hình Ergonomie phù hợp Trên thực tế phạm vi của Ergonomie còn thể hiện ở thiết
kế xí nghiệp, dự phòng, sửa chữa Tuy nhiên đây là vấn đề phức tạp tính khả thi khôngcao
II PHÂN LOẠI ERGONOMIE
Có nhiều cách phân loại theo cách thức nghiên cứu thực tiễn
2.1 Phân loại theo mục đích nghiên cứu, người nghiên cứu
2.2 Phân loại theo ứng dụng
Bao gồm hai vấn đề: Lý thuyết là thiết kế sáng tạo công cụ lao động và thực hành
là điều chỉnh hoạt động phù hợp
2.3 Phân loại theo đối tượng sản xuất
- Sản xuất (từ khâu chuẩn bị đến sản xuất đến tiêu thụ)
- Sản phẩm: Máy đã đưa vào sử dụng
2.4 Phân loại theo yếu tố
- Lao động học- lao động
Trang 28- Lao động - điều kiện lao động.
- Lao động - kích thước, tầm vóc
- Lao động - môi trường
- Lao động - phương tiện
III NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỦ YẾU CỦA ERGONOMIE
Với mục tiêu là nâng cao năng suất lao động và phòng chống mệt mỏi Ginbrest
đưa ra 7 nguyên tắc sau:
3.1 Sự vận động của bàn tay và cánh táy cần được tiến hành cân xứng và đều
đặn
3.2 Các vận động cần được tiến hành theo cách dễ dàng nhất, tiết kiệm nhất,
trong mức độ cho phép, tránh động tác thừa và cần thiết phải tránh hết sức, nằm trongphạm vi có thể được những thay đổi đột ngột, mạnh và những khởi động lặp đi lặp lạimột chiều (theo bảng dưới đây người ta dựa vào vận đông của từng nhóm cơ)
Lao động khu trú loại 1 tốt nhất vì nó tiết kiệm được vận động các cơ
Cùng một trọng lượng 1 kg nhưng làm với một góc 300 thì tiêu thụ O2 ít nhất nhưvậy trong mặt phẳng ngang với góc độ vận động càng giảm tiêu thụ O2 càng ít
Mặt phẳng đứng cũng vậy Trong thực tế phải là vị trí trong không gian chứkhông phải là mặt phẳng đứng theo sơ đồ dưới đây
Trang 293.5 Sử dụng trọng lực phù hợp sẽ bớt tiêu hao năng lượng
Chống nâng lên hạ xuống một cách thái quá
3.6 Các bộ phận sản xuất ít nhất phải sản xuất 2 cái 1 lần, trong kỹ thuật gọi là nguyên tắc nhóm để tránh đơn điệu
3.7 An toàn lao động là điểm cơ bản của tiêu chuẩn hoá lao động, đơn giản hoá lao động
Ngoài ra còn những nguyên tắc phụ khác nữa, đang nghiên cứu
Bảng nguyên tắc trên đều phục vụ mục đích tăng năng suất và giảm tiêu hao năng
lượng, chúng liên hệ với nhau khăng khít
IV PHẠM VI MỘT SỐ NGÀNH THAM GIA VÀO LAO ĐỘNG HỌC
Hiện nay, người ta thống nhất là có ít nhất 6 ngành, tổ chức có thể tham gia vàohoạt động Ergonomie:
4.1 Sinh lý học
Nghiên cứu về con người lao động Họ là người tham gia đầu tiên bằng cách
Trang 30không tự giác vì thế nó chiếm vị trí hàng đầu không thể thiếu được Sinh lý học lao
động (sinh lý bệnh và sinh lý thường)
4.2 Tâm lý học và tâm lý y học
Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến xã hội nhiều, cho nên những tín hiệu gây nên
trong sản xuất hiện nay làm cho lao động học phải chú ý vì nó là thực thể cơ bản trong
lao động học
4.3 Tâm lý học xã hội (thuộc về những vấn đề chung của từng xã hội)
4.4 Y học lao động: Môi trường lao động và môi trường sống đóng góp kinh
nghiệm cho người kĩ sư lao động và các nhà nghiên cứu có liên quan
4.5 An toàn lao động: Có nhiệm vụ theo dõi phát hiện những vấn đề không an
toàn trong sản xuất và kinh doanh nhằm dự kiến trước về tai nạn cũng như những vấn
đề sức khoẻ tức thời
4.6 Người tổ chức lao động (vai trò của người lãnh đạo quy trình sản xuất như
các giám đốc, các nhà điều hành công việc)
Các ngành trên phải liên hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau, mỗi cán bộ trong
chuyên khoa đều phải hiểu về lao động học
Trong thực tế với các xí nghiệp cũ cần cải tạo điều chỉnh thì lao động học mới cóvai trò và vị trí quan trọng bảo vệ sức khoẻ công nhân và nâng cao năng suất lao động
Trang 31DỊCH TỄ HỌC TRONG Y HỌC LAO ĐỘNG
1 VẤN ĐỀ CHUNG
sTừ những năm 80 của thế kỷ này, dịch tễ học đã từng bước phát huy vai trò tolớn của nó trong lĩnh vực y học lao động Các phương pháp dịch tễ học được sử dụngrộng rãi để mô tả tình trạng sức khoẻ trong cộng đồng người lao động ở các loại hình
lao động đặc thù, như sự mắc bệnh có liên quan đến công việc, các tác hại nghề nghiệpđặc trưng, thử nghiệm các giả thiết về mối quan hệ nhân quả hay đánh giá sự can thiệp
Nghiên cứu dịch tễ học trong y học lao động giúp chúng ta đánh giá được mức
độ tác hại của các tác hại nghề nghiệp và chứng minh rõ ràng các quan hệ nhân quả
trong vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp đồng thời cũng khắc phục dần được nhữngsai sót hoặc ngộ nhận một cách đơn thuần khi có nhiều vấn đề tổng hợp hay tác dụngnhiều chiều lên sức khoẻ người lao động Trong nghiên cứu về y học lao động một sốyếu tố cần được tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống như sau:
- Mô tả đặc điểm chung về môi trường lao động
- Mô tả đặc điểm các yếu tố tiếp xúc (E = expose) hay các yếu tố nguy cơ đối vớisức khoẻ người lao động
- Xác định thời gian và cường độ tiếp xúc của người lao động đối với các yếu tố
môi trường, các tác hại nghề nghiệp
- Định lượng hoặc định tính các vấn đề sức khoẻ bệnh tật ở người lao động trong
môi trường
Đánh giá được sự tác động tương hỗ giữa các biến số trong môi trường (các yếu
tố nguy cơ) với vấn đề sức khoẻ tương ứng ở người lao động (tìm ra mối liên quan).Trong quá trình nghiên cứu, người cán bộ y tế lao động cần thiết phải nắm đượcmột số kiến thức chuyên môn sau đây:
- Bản chất và khả năng tác động của các yếu tố tác hại nghề nghiệp có trong lao
động (hoá học, lý học, sinh vật học, Ergonomie và tâm lý học ) trong đó bao gồm tác
hại riêng rẽ, tổng hợp hay đa phương hoặc tác động nhiều chiều
- Phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nghề nghiệp
- Phương pháp thu nhập số liệu, thông tin từ các nguồn có thể có được (y tế cơ
sở, bệnh viện ).
II MỘT SỐ LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU THÔNG DỤNG
2.1 Phương pháp
Trang 32Về mặt phương pháp nghiên cứu người ta cần phải thiết lập được mối liên quanhay kết hợp (nếu có) giữa một yếu tố phơi nhiễm cần nghiên cứu (E) và sự phân bốbệnh tật hoặc tử vong (D), song cũng khống chế được sự có mặt của các yếu tố bênngoài (CF và EM) có khả năng làm nhiễu mối quan hệ giữa E và D.
Một nghiên cứu thông thường người ta có thể tiến hành theo sơ đồ sau:
Trong thực tế người ta thường thấy có sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác hạinghề nghiệp lên cơ thể nên muốn làm rõ được người ta còn phải lưu ý các vấn đề sau:
- Ảnh hưởng của một nhóm các yếu tố lên sức khoẻ, khả năng lao động hoặcchức năng
- So sánh sự biến đổi các yếu tố này với các yếu tố khác không có trong nghiêncứu
- Các xu hướng có thể tác động đến những vấn đề sức khoẻ, bệnh tật trongnghiên cứu
- So sánh từng yếu tố và giải thích được những yếu tố liên quan đến sự tác độnglên những sự kiện nghiên cứu
- Xem xét những phương thức tác động qua lại giữa các yếu tố tác hại nghềnghiệp và các rối loạn bệnh lý hoặc bệnh nghề nghiệp (tương quan và hồi quy) Trongquá trình nghiên cứu khi gặp những vấn đề phức tạp như thế này là bình thường nhưng
để đáng giá nó không phải ai cũng có trình độ tính toán về mặt toán học để có thể minh
chứng được chuẩn xác, do vậy người ta đưa ra một loại hình nghiên cứu nhân quả đơngiản hơn dễ áp dụng trong thực tế nghiên cứu y học lao động và bệnh nghề nghiệpbằng cách chia nhóm các yếu tố tiếp xúc, các yếu tố nguy cơ E+ và E- đối với tính chất
“bệnh” được ký hiệu là D+ và
D-Vậy trên mẫu nghiên cứu chúng ta không chỉ có hai nhóm mà thường có nhiều
nhóm cơ bản và nhóm phụ Kết quả thu được của mỗi nhóm phụ được đưa vào một
bảng tiếp liên (bảng 2 x 2) hoặc hơn (nhiều hàng nhiều cột)
Trang 33m1 : Số người bị bệnh m0: Số người không bị bệnh
n1: Số người có tiếp xúc n0: Số người không tiếp xúc
a: Số người tiếp xúc bị bệnh b: Số người tiếp xúc không bị bệnh
c: Số người không tiếp xúc bị bệnh d: Số người không tiếp xúc không bị bệnh
Trước khi nghiên cứu, thường phải có một giả thuyết là tiếp xúc đó gây bệnhtương ứng Nhìn vào bảng 2 x 2 trên, ta phải thấy a và d lớn hơn hẳn theo lẽ thường và
tỷ suất chênh (OR) lớn hơn 1, OR: ad/cb > 1, nếu yếu tố nguy cơ là có thật
Nếu tỷ suất chênh càng lớn thì giả thiết này đưa ra càng có lý
Nếu không sử dụng mô hình dịch tễ học, thường người ta chỉ tính tỷ lệ mắc bệnhcủa nhóm tiếp xúc, hoặc tốt hơn nữa là nhóm chính rồi chia hai tỷ lệ này với nhau
(cách làm trên chưa hoàn chỉnh)
2.2 Các nghiên cứu mô tả
Giống với cách làm trước đây chúng ta thường mô tả tình hình mắc một bệnh,nhóm bệnh theo các nhóm công nhân có tuổi nghề khác nhau, ở những mức tiếp xúckhác nhau, ở các bộ phận sản xuất khác nhau Như vậy chưa đủ để trả lời câu hỏi tạisao có sự khác nhau giữa nhóm này và nhóm kia Mô tả sự phân bố bệnh tật trong các
nhóm khác nhau cho phép đưa ra một nhận xét về càn nguyên Nhà dịch tễ học coi mô
tả so sánh là giả thuyết căn nguyên thôi Nhiều khi chỉ mới nghiên cứu mô tả đã chokết luận chắc chắn về căn nguyên gây bệnh là chưa đủ căn cứ
2.3 Các nghiên cứu phân tích hay nghiên cứu tìm nguyên nhân
Để trả lời câu hỏi (chứng minh giả thuyết) liệu có phải E gây ra D không, có hai
cách chính là tìm xem nếu có E hoặc E càng lớn, càng nhiều thì D càng nặng, càngnhiều người mắc Ví dụ: Khi muốn chứng minh tiếp xúc với nóng gây cao huyết áp taphải trả lời được hai câu hỏi: (l) có phải tiếp xúc với nóng càng lâu ngày tỷ lệ caohuyết áp càng tăng và (2) có phải những người cao huyết áp thường là những người cótiếp xúc với nóng nhiều hơn không
Để trả lời câu hỏi dạng (l) người ta sử dụng các nghiên cứu nhóm Đối với câu
hỏi dạng (2) người ta thường dùng nghiên cứu bệnh - chứng
2.3.1 Nghiên cứu nhóm
Trang 34Mô hình các loại nghiên cứu này như sau:
Trong nghiên cứu nhóm có nghiên cứu so sánh diện cắt ngang và nghiên cứunhóm thuần tập cohort (hồi cứu, tương lai)
Nghiên cứu so sánh diện cắt ngang: Số liệu về E+, E-, D+, D- do thu thập trongcùng một giai đoạn thời gian ngắn Nghiên cứu này cho kết quả kém chính xác nhưng
rẻ tiền, nhanh và nếu có nhiều nghiên cứu tương tự cho kết quả giống nhau sẽ cho takết luận khá chính xác
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm chính: Có tiếp xúc với bụi và khôngtiếp xúc với bụi Từ các nhóm chính này, chia ra các nhóm phụ, nhóm phụ của nhómphụ theo các yếu tố nhiễm (ví dụ: hút thuốc lá, giới tuổi) Tổ chức khám phát hiệnviêm phế quản mạn tính: tổng số mắc, tính gánh nặng tiếp xúc với bụi (lấy nồng độ bụilúc nghiên cứu nhân với tuổi nghề) kết quả của từng cặp nhóm phụ đưa vào một bảngtiếp liên (l) và tính tỷ suất chênh riêng cho từng bảng kết quả đó (ad/ bc)
2.3.2 Nghiên cứu các nhóm thuần tập cohort: D và E lấy trong những thời
điểm khác nhau:
Khác với nghiên cứu diện cắt ngang (cần nhiều thời gian), nghiên cứu dạng nàythu nhập số liệu về E và D trong một khoảng thời gian dài về trước (nghiên cứu hồicứu) hoặc trong thời gian vài tháng, năm tới (nghiên cứu tương lai) Cách tổ chứcgiống nghiên cứu diện cắt ngang, số bệnh nhân được tính bằng tổng số mới mắc (hàng
năm hoặc hàng tháng), như sơ đồ ở phần 2.3.1 song có thể theo hai chiều đi và ngược
lại (vấn đề chính là xuất phát điểm nghiên cứu là từ yếu tố nguy cơ)
Trang 35Nghiên cứu thuần tập hồi cứu ngược lại là tìm hai nhóm tiếp xúc và không tiếpxúc với yếu tố nguy cơ sau đó khai thác ngược lại tình hình bệnh tật có hoặc không để
đánh giá
2.3.3 Nghiên cứu bệnh chứng (ca bệnh đối chứng)
Xuất phát điểm từ các ca bệnh, đi tìm xem có phải người bệnh tiếp xúc với độchại nhiều hơn không
Sơ đồ
Đây là nghiên cứu hồi cứu, thích hợp với các bệnh ít gặp Kết quả của từngnhóm, dưới nhóm cũng cho vào bảng tiếp liên (l) Chỉ số nguy cơ được tính gần đúng
qua tỷ suất chênh OR = ad/ bc
Khi tính toán các chỉ số nguy cơ, cần tính 2, nếu sự khác biệt giữa các nhómkhông có nghĩa thống kê thì các chỉ số có nguy cơ tính được có cao đến đâu cũngkhông có ý nghĩa (kiểm định)
2.4 Nghiên cứu can thiệp
Sau khi tìm được nguyên nhân, cần loại bỏ nguyên nhân đó đề phòng bệnh Để
đánh giá hiệu quả của một loạt các giải pháp, người thực hiện các nghiên cứu can thiệp
có mô hình “so sánh trước – sau” Ví dụ, đánh giá hiệu quả phòng bệnh viêm mũi họngcấp tính do tiếp xúc với bụi, bằng cách phun sương và bao bọc nguồn bụi
Trang 36Trước hết phải thu nhập số liệu về nồng độ bụi và tỷ lệ công nhân bị viêm mũi
họng cấp tính trong một tháng, trước khi áp dụng các biện pháp trên Sau đó đưa vào
áp dụng các biện pháp chống bụi Sau một thời gian vài tháng, hoặc vài năm, đo bụi vàkhám mũi họng cho công nhân trong một tháng Kết quả sẽ thể hiện không chỉ quanồng độ bụi mà còn giảm tỷ lệ bệnh mũi họng cấp tính (số mắc hàng tháng) Cũngbằng cách này, so sánh giữa các biện pháp khác nhau sẽ tìm được cách nào vừa đỡ tốnkém vừa có hiệu lực Nghiên cứu này cần được đánh giá bằng chỉ số hiệu quả
III DỊCH TỄ HỌC TRONG Y TẾ LAO ĐỘNG Ở CÁC TUYẾN CƠ SỞ
Nói chung vấn đề nghiên cứu dịch tễ học đều xuất phát từ các đề xuất về yếu tốtác hại nghề nghiệp và vấn đề sức khỏe người lao động trong cộng đồng Yêu cầunghiên cứu có rất nhiều song một số vấn đề mà cơ sở y tế lao động xí nghiệp cần phải
- Đánh giá mối liên quan giữa môi trường và sức khoẻ
- Đề xuất những vấn đề về sức khỏe và môi trường ưu tiên
Cán bộ y tế cơ sở cần thu thập thông tin cơ bản và cần thiết thông qua ghi chép
và tìm hiểu quan sát
Các số liệu về sự tiếp xúc: có những tác hại gì theo đơn vị, quy trình sản xuất, số
người tiếp xúc, thời gian tiếp xúc
- Các số liệu về bệnh tật như trên theo bệnh hoặc chứng bệnh, sổ khám nghỉ ốm,chết, tai nạn lao động chi phí thuốc men và bảo hiểm lao động
- Lưu trữ hồ sơ y tế lao động để sử dụng cho các mục đích sau này
Trang 37VI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT
I ĐẠI CƯƠNG
Vi khí hậu (VKH) trong sản xuất là một khái niệm về điều kiện khí tượng haycác yếu tố vật lý môi trường sản xuất như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ Vikhí hậu trong sản xuất chịu sự chi phối của quy trình sản xuất và thời tiết thiên nhiên ởkhu vực tại thời điểm đó Vi khí hậu trong sản xuất mang tính đặc thù và ảnh hưởngtới sức khoẻ con người do tác động lên cơ thể người thông qua các phản ứng sinh lý,sinh hoá của cơ thể Có 3 loại hình VKH trong sản xuất:
- Vi khí hậu ngoài trời
- Vi khí hậu nóng
- Vi khí hậu lạnh
Vi khí hậu ngoài trời mà nông dân, thợ rừng phải tiếp xúc là điều kiện môi
trường bình thường Ở nước ta do phát triển kỹ nghệ đông lạnh còn ít nên số người
tiếp xúc chưa nhiều
Phần lớn sản xuất công nghiệp ở nước ta có môi trường là môi trường lao độngnóng, có số người tiếp xúc từ 20-30% trong tổng số người lao động Hàng năm số
người bị các bệnh đo môi trường lao động nóng gây nên rất cao đặc biệt là suy giảm
sức khoẻ nghỉ việc do ốm đau, tai nạn Các yếu tố vi khí hậu đặc thù trong lao độngnóng bao gồm cả trong và ngoài xưởng máy, thường là có tác động liên hợp với đặc
điểm là phụ thuộc vào bức xạ
1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ của bất cứ một vật nào đều biểu thị mức độ làm nóng của vật đó và thay
đổi tuỳ theo lượng nhiệt năng bên trong Nhiệt là một thứ động năng luôn luôn truyền
từ vật nóng nhiều sang vật ít nóng hơn, tiếp tục truyền nhiệt tới khi nhiệt độ của hai vật
được thăng bằng Việc truyền nhiệt có 3 hình thức: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ Dẫn
nhiệt là trực tiếp truyền nhiệt từ vật này sang vật khác Đối lưu và truyền nhiệt quakhông khí Nhiệt lượng truyền bằng hình thức đối lưu trong một đơn vị thời gian cóthể tính theo công thức Nguồn:
Trang 381.2 Bức xạ
Đặc điểm cơ bản của vi khí hậu nóng trong sản xuất là bức xạ nhiệt Theo quan
niệm gần đây thì bức xạ là luồng điện từ không gian, tức là luồng các hạt cơ bản, luồng
lượng tử (quan tum) trong không gian Giữa năng lượng lượng tử và số rung động có
một quan hệ (về lượng) nhất định, theo công thức Franki
E = HY
E : năng lượng của lượng tử
V : Số rung động
H : Hằng số lượng tử bằng 6,547 x 1027erg/ giây
Như vậy số rung động càng nhiều hoặc luồng sóng càng ngắn (luồng sóng tỷ lệ
nghịch với số rung động) thì năng lượng bức xạ càng nhiều
Có rất nhiều loại bức xạ khác nhau:
- Tia hay sóng điện từ (sóng Hertz) thường gặp trong công trình vô tuyến điện
- Tia ngoại đỏ (hồng ngoại)
- Tia thấy được
- Tia ngoại tím (cực tím)
Một số loại bức xạ khác như rơngen, phóng xạ, tia vũ trụ
Khi tác động tới sinh vật, những bức xạ sóng ngắn vì nhiều năng lượng lượng tửthường có tác dụng sinh vật học mạnh hơn tia bước sóng dài Trong khi đó các tia bức
xạ sóng dài lại có tác dụng sinh nhiệt mạnh hơn
Bức xạ của vật được làm nóng hoặc bức xạ nhiệt có đặc điểm là quang phổ liêntục, tổng năng lượng bức xạ của từng phần quang phổ tuỳ theo nhiệt độ tuyệt đối củavật bức xạ (vật được hun nóng) Bảng sau đây thể hiện vấn đề này
Nhiệt độ 5000 500 - 1.2000 1.200 - 1.8000 2.000 - 4.0000
Quang phổ Tia ngoại đỏ sóng
dài
Tia ngoại đỏ sóng dài Tia thấy được rất yếu, mới đầu đỏ rồi trắng.
Tia ngoại đỏ sóng ngắn.
Tia thấy được rất sáng.
Tia ngoại tím chỉ có ở 1500-20000
Tia ngoại đỏ Tia thấy được Tia ngoại tím nhiều
Trang 391.3 Sự thay đổi và chênh lệch của nhiệt độ và bức xạ nhiệt
Trong sản xuất, cường độ bức xạ nhiệt hay nhiệt độ không khí đều luôn luôn thay
đổi, ngay ở cự ly rất ngắn (ở các điểm, chiều cao khác nhau trong phân xưởng) Trong
các buồng có nguồn bức xạ mạnh (xưởng luyện kim, lò thuỷ tinh ) thường thấy sức
nóng giữa mặt trước và sau công nhân chênh lệch rất nhiều Thí dụ ở đầu máy xe lửa,nhiệt độ ngang đầu và ngang bàn chân hay ở phía lưng có thể chênh lệch tới 200C.Ngoài ra, điều kiện khí tượng còn thay đổi từng giây, từng phút, thí dụ trước và tronglúc mở cửa lò, xả than ra bãi từ lò
1.4 Độ ẩm
Trong sản xuất công nghiệp, những địa điểm sau đây thường có độ ẩm cao: hầm
mỏ kiểu ướt, phân xưởng nhuộm hay phân xưởng kẻo sợi và dệt vải ở các xí nghiệpdệt, các nhà máy giấy, thuộc da, xà phòng, đường
Khi độ ẩm cao và không khí ở độ cao trên mặt đất cũng như ở các bộ phận khác
ở nơi làm việc đều ẩm ướt Nếu độ ẩm tuyệt đối rất cao, không khí đã bị hơi nước làm
bão hoà quá độ, hơi nước sẽ đọng lại thành sương mù rồi rơi xuống, nếu gặp bề mặtlạnh, như nền nhà, sẽ tụ lại thành giọt to hơn như đổ mồ hôi ở nền nhà hoặc nước ởtrần hầm mỏ, nhà nhuộm
1.5 Gió (vận tốc lưu chuyển của không khí)
Ở các phân xưởng có nguồn phát nhiệt mạnh, về mùa đông, nếu có nhiều không
khí lọt qua lỗ thông hơi hay qua cửa ra vào phân xưởng, không khí sẽ lưu chuyểnmạnh Ở một số trường hợp có thể sử dụng luồng không khí để làm cho cơ thể toảnhiệt được dễ dàng, thoải mái và giữ gìn sức khoẻ cho công nhân, thí dụ “tắm khôngkhí” thông gió thải nhiệt
II SỰ ĐIỂU HOÀ THÂN NHIỆT
2.1 Sự thăng bằng nhiệt độ
Thân nhiệt của người không thay đổi theo nhiệt độ bên ngoài và trong điều kiệnbình thường Thân nhiệt thăng bằng nghĩa là thu và toả nhiệt hoàn toàn ngang nhau
Như vậy cơ thể không tích trữ nhiệt, cũng không toả ra nhiều nhiệt lượng thừa, cơ thể
không nóng và cũng không lạnh, luôn ở 370C Trong quá trình lao động cơ chế sinh lý
đảm bảo cho trao đổi nhiệt giữa cơ thể và ngoại cảnh được tiến hành thuận lợi, duy trì
nhiệt độ cơ thể ổn định không bị nhiệt độ bên ngoài chi phối gọi là điều hoà thân nhiệt
Sự điều hoà thân nhiệt được thực hiện dưới sự điều chỉnh của trung tâm điều hoà thânnhiệt nằm ở vùng dưới đồi Với sự điều chỉnh này sẽ có hai phương thức điều nhiệt
được thực hiện đó là phương thức vật lý (các hình thức toả nhiệt) và phương thức hoá
học (sự tăng sinh năng lượng và giảm sinh năng lượng) Trong những điều kiện khác
nhau các phương thức điều nhiệt cũng khác nhau Điều hoà bằng phương thức hoá học
Trang 40thường chỉ thích hợp trong điều kiện lạnh Trong môi trường nóng cơ thể không thể
giảm sinh nhiệt và giảm các phản ứng tiêu hao năng lượng được
2.2 Phương thức lý học (các hình thức toả nhiệt)
Các hình thức toả nhiệt gồm: truyền dẫn và đối lưu, bức xạ, bốc hơi nước qua da,phổi và niêm mạc đường hô hấp
Người ta cảm thấy dễ chịu trong khi tổng số nhiệt lượng do cơ thể sinh ra có 30%
toả theo cách truyền dẫn và đối lưu, 45% theo cách bức xạ và 25% theo hơi nước, 5% trong số nhiệt toả theo cách truyền dẫn dùng để làm nóng không khí hít vào và cácthức ăn, nước uống Lớp không khí tiếp xúc với thân thể và mặt trong quần áo và lớpkhông khí tiếp xúc với mặt ngoài quần áo có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí (khinhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ da)
3-2.2.1 Bức xạ nhiệt và tác dụng của bức xạ nhiệt
Nhiệt độ của tường sàn, bề mặt thiết bị, nguyên liệu, thành phẩm đều có liênquan với toả nhiệt theo cách bức xạ và chỉ khi nào nhiệt độ xung quanh cao hơn cơ thểmới không toả nhiệt theo cách bức xạ Khi đánh giá ý nghĩa của các nguồn bức xạ, cần
xem xét đến mức độ xuyên thấu của các tia ở trong tổ chức và mức độ hấp thụ tia của
tổ chức Đối với da người, tia đỏ của quang phổ thấy được và tia ngoại đỏ sóng ngắn
có sức xuyên thấu mạnh nhất khi đó cảm giác nóng, chỉ thấy ở mặt ngoài da nếu phản
ứng của da đối với tác dụng bức xạ của tia ngoại đỏ sóng ngắn bị lớp sau của da hấp
thụ Như vậy, đối với cơ thể thì không những phải xét cường độ của bức xạ mà còn cảthành phần quang phổ của bức xạ
Khi đánh giá tác dụng sinh lý học của bức xạ trong điều kiện cụ thể, cần xét đòng
bức xạ ở nơi làm việc
- Cường độ lao động chân tay, tính chất quần áo, có đối lưu của luồng không khíthế nào
- Thời gian bức xạ: bức xạ liên tục hay không (vì bức xạ chỉ ngừng vài giây cũng
có tác dụng rất tốt đối với sự điều hoà thân nhiệt)
Nhiệt bức xạ có thể hấp thụ, có tác dụng toàn thân và tác đụng cục bộ Tác dụngtoàn thân quyết định bởi nhiệt lượng đã hấp thụ và sức chịu đựng của cơ thể Việc toảnhiệt tiến hành trên khắp bề mặt thân thể, có bức xạ chỉ tác dụng vào một vài bộ phậncủa cơ thể Tính chất ấy của bức xạ và thời gian bức xạ ngắn cắt nghĩa tại sao cơ thể
điều hoà một cách tương đối với những bức xạ nhiệt thường thấy trong điều kiện sản
xuất (vài calo/ cm2/ phút)
Khi bức xạ tia ngoại đỏ gây tác dụng cục bộ đối với công nhân thì nhiệt độ ở chỗ
da bị bức xạ sẽ tăng rõ rệt Nếu bức xạ chỉ vào khoảng 1,0 - 1,5 calo/ cm2/ phút thìnhiệt độ vùng lân cận chỗ da bị bức xạ không tăng Nhưng nếu cường độ bức xạ tăng,chỗ da bị bức xạ nóng lên thì tổ chức ở lớp sâu và máu cũng nóng lên Nếu nhiệt độ