136 TIẾNG ỒN TRONG SẢN XUẤT Mục tiêu học tập 1. Trình bày được tác hại của tiếng ồn lên cơ thể, tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh điếc nghề nghiệp. 2 Trình bày được các biện pháp dự phòng tác hại của tiếng ồn, giá trị của từng biện pháp I. Các khái niệm cơ bản về vật lý và sinh lý của âm thanh. 1. Định nghĩa tiếng ồn -Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, được sắp xếp một cách không có trật tự, gây ra cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở người ta làm việc và nghỉ ngơi. Nói cách khác, tất cả các âm thanh có tác dụng kích thích quá mức, hoặc xảy ra không đúng lúc, đúng chỗ, cản trở con người hoạt động và nghỉ ngơi đều bị coi là tiếng ồn. - Như vậy, theo định nghĩa đó, khái niệm về tiếng ồn là có tính chất ước lệ. 1. 2. Các đặc tính chủ yếu của một âm thanh 1.2.1. Tần số âm thanh - Mỗi âm thanh được đặc trưng bởi một tần số dao động nhất định của sóng âm. Bình thường, tai người cảm thụ được các âm thanh có tần số từ 16 − 20000 Hz. Trong đó, các âm có tần số < 300 Hz gọi là âm hạ tần, từ 300 − 1000 Hz gọi là âm trung tần, > 1000 Hz gọi là âm cao tần. - Độ cao của âm thanh phụ thuộc vào tần số của âm. Các âm trầm có tần số thấp. Các âm cao có tần số cao. Khả năng nghe các âm thanh cao, thấp khác nhau tùy thộc vào lứa tuổi Các tiếng ồn có tần số cao tác hại tới cơ quan phân tích thính giác mạnh hơn các tiếng ồn có tần số thấp. Tiếng nói bình thường của người ta ở trong khoảng tần số 64 − 13000 Hz. Quan trọng nhất là các âm có tần số từ 350 − 4000Hz. - Một đặc điểm sinh lý của cơ quan phân tích thính giác của người là nó không phản ứng với độ tăng tuyệt đối của các tần số âm mà lại phản ứng với sự tăng tương đối của các tần số âm. Khi tần số tăng gấp đôi thì độ cao của âm nghe đươc tăng lên 1 tông, trường hợp này được gọi là một octave tần số. Octave tần số là một dải của nhiều tần số âm mà giới hạn trên cao gấp đôi giới hạn dưới. -Tiêu chuẩn vệ sinh về mức cho phép của tiếng ồn thường được quy định ở 8 octave là : 63, 125, 250, 500, 1000, 2000, 4000 và 8000Hz. 1. 2.2. Cường độ âm thanh - Mỗi âm thanh đều mang một năng lượng âm nhất định. Năng lượng này rất nhỏ và được đánh giá bởi biên độ dao động của sóng âm trên đường truyền âm. Đơn vị đo là : erg/cm 2 /s hoặc W/cm 2 . -Trên thực tế, người ta ít dùng các đơn vị vật lý vì phức tạp, mà khả năng tiếp thu tiếng ồn còn phụ thuộc vào cảm giác của tai. Các yếu tố Lý học trong môi trường sản xuất 137 -Thang độ ồn của tiếng động : ngưỡng nghe thấy của tai người bắt đầu từ âm thanh có năng lượng 10 -9 erg/cm 2 /s. Nhưng cảm giác về độ ồn tăng chậm hơn nhiều so với sự tăng âm lực. Khi âm lực tăng 10 lần, thì cảm giác ồn tăng 1 lần . Khi âm lực tăng 100 lần, thì cảm giác ồn tăng 2 lần, nghĩa là cảm giác về độ ồn tăng tỷ lệ thuận với lôgarít thập phân của sự tăng âm lực. Khi năng lượng âm đạt tới 10 4 erg/cm 2 /s, tai bắt đầu cảm thấy đau. Đối với âm thanh có tần số 1000Hz (tần số âm mà tai người nghe rõ nhất) từ ngưỡng nghe tới ngưỡng đau, khi năng lượng âm tăng 10 lần, thì cường độ âm thanh nghe thấy tăng thêm 1 lần Từ ngưỡng nghe đến ngưỡng đau, khi năng lượng âm tăng 10 13 lần, thì cường độ âm tăng thêm 13 lần. Mỗi bậc cường độ tăng được gọi là 1 Bel. Theo định luật Weber − Fechner, 1 dB tương ứng với sự thay đổi nhỏ nhất về độ ồn mà cảm giác nhận ra được. 110Bel dB deciBel = () - Dưới đây là vài giá trị của áp âm + Tiếng tim đập : 10 dB + Nói thầm : 20 dB + Nói to : 70 dB + Cơ khí : 75 − 85 dB + Còi ô tô : 90 dB + Búa máy (150kg) : 93 − 95 dB + Dệt : 98 − 100 dB + Máy cưa : 98 − 105 dB + Búa khoan bằng khí nén : 110 − 115 dB - Để xác định một cách sát hợp hơn sức cảm thụ của thính giác với sự kết hợp khác nhau của tần số và cường độ âm thanh, người ta còn dùng đơn vị đo lường Phone. Phone tương đương với 1 dB ở tần số 100Hz. - Các máy đo tiếng ồn hiện nay đều có khả năng đo mức vang của âm tính theo đơn vị deciBel A (dBA). Mức âm thanh đo bằng đơn vị dBA là mức cường độ âm chung của các giải octave tần số đã được hiệu chỉnh về tần số 1000Hz nhờ các kết cấu riêng của máy đo. Người ta gọi âm thanh đo theo đơn vị dBA là âm thanh đương lượng. Trị số dBA giúp đánh giá sơ bộ tiếng ồn về phương diện vệ sinh xem có vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép hay không ? 1.3. Phân loại tiếng ồn về phương diện vật lý. 1.3.1. Theo tính chất vật lý của âm thanh: Có thể chia tiếng ồn thành những loại sau : -Tiếng ồn ổn định. Mức thay đổi cường độ âm không quá 5 dB trong suốt thời gian có tiếng ồn. -Tiếng ồn không ổn định. Mức thay đổi cường độ âm theo thời gian vượt quá 5 dB. Có 3 loại tiếng ồn không ổn định : +Tiếng ồn dao động. +Tiếng ồn ngắt quãng. +Tiếng ồn xung. 1.3.2.Theo sự phân bố năng lượng ở octave tần số Các yếu tố Lý học trong môi trường sản xuất 138 Tiếng ồn lại có thể được chia thành: Tiếng ồn dải rộng. Tiếng ồn dải hẹp hay tiếng ồn âm sắc. 2 . Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể con người 2. 1. Bản chất vật lý của tiếng ồn Tiếng ồn có cường độ càng mạnh, ảnh hưởng của nó tới cơ thể càng lớn. Tiếng ồn có cường độ tới 150 dB có thể gây đau chói ở tai và làm thủng màng nhĩ. Tiếng ồn có tần số càng cao, càng gây tác hại lớn, đặc biệt đối với các cơ quan phân tích thính giác. Những tiếng ồn luôn thay đổi về tần số và cường độ tác hại mạnh hơn những tiếng ồn ổn định. Tiếng ồn thay đổi có quy luật ít tác hại hơn những tiếng ồn thay đổi không có quy luật. Các tiếng ồn bất ngờ và không tự ý gây tác dụng kích thích mạnh hơn là những tiếng ồn do tự mình phát ra. Tiếng ồn có phối hợp thêm yếu tố rung chuyển, cộng hưởng thì tác hại càng mạnh. 2. 2. Tính chất công tác Thời gian tác dụng liên tục của tiếng ồn càng lâu, tác hại do tiếng ồn biểu hiện càng rõ và mạnh. Số giờ hàng ngày phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn càng nhiều thì tác hại càng nhiều. Tuổi nghề làm việc với tiếng ồn mạnh càng cao, ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể càng rõ và nặng. Để hạn chế những nhân tố ảnh hưởng này, có thể bố trí trong ca lao động những khoảng giải lao ngắn. Khi khám phát hiện bệnh điếc nghề nghiệp, cần chú ý tới những công nhân có tuổi nghề cao, những người có tổng thời gian tiếp xúc với tiếng ồn nhiều. Nên xây dựng những nhóm công nhân trong cùng một ca kíp, có khả năng thay nhau làm việc ở nơi có tiếng ồn mạnh. Tác dụng của tiếng ồn sẽ càng mạnh nếu tiếng ồn phát sinh ở nơi kín, chật hẹp và con người phải làm việc thường xuyên ở đó. 2. 3. Tính chất cảm thụ tiếng ồn ở từng người Trẻ nhỏ, phụ nữ, người kém sức khỏe dễ nhạy cảm với những tiếng ồn mạnh. Những ngươi sẵn có bệnh ở cơ quan thính giác như viêm tai giữa, xơ tai, viêm thần kinh thính giác, bệnh thần kinh suy nhược thì khả năng chịu đựng tiếng ồn kém. 3 . Tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể 3.1. Tác hại toàn thân Mức tiếng ồn từ 50 dBA trở lên ở các khu nhà ở có thể gây ra các rối loạn một số quá trình thần kinh ở vỏ não. Chỉ những tiếng ồn ở mức 40 − 45 dBA là không gây ra những biến đổi đáng kể nào về mặt chức phận ở con người. Ở những người phải tiếp xúc với các tiếng ồn mạnh trong điều kiện sản xuất, sau ngày làm việc thường có cảm giác đau đầu dai dẳng, luôn như có tiếng ve, tiếng muỗi kêu trong tai, hay bị chóng mặt, người nặng nề mỏi mệt, dễ cáu kỉnh, trí nhớ giảm, giảm sức tập trung chú ý, giảm khả năng làm việc, người hay bị vã mồ hôi, giấc ngủ bị rối loạn. Nói chung đó là những triệu chứng suy nhược thần kinh, đặc biệt là hệ thần kinh thực vật. Về tim mạch, thường có những biểu hiện như đau vùng trước tim, đánh trống ngực, hạ huyết áp tâm thu, mạch chậm Nếu khám thực thể có thể thấy dấu hiệu hưng phấn cơ quan Các yếu tố Lý học trong môi trường sản xuất 139 tiền đình (điều khiển thăng bằng và định hướng), cơ lực giảm, run mi mắt, run các đầu chi, giảm phản xạ xương khớp, dấu hiệu vạch da đỏ lâu mất, mạch và huyết áp không ổn định, điện tâm đồ có những thay đổi bất thường các triệu chứng trên đây là những dấu hiệu chủ yếu của một bệnh được gọi là bệnh ồn. Hậu quả của những rối loạn bệnh lý trên đây là sức khỏe bị giảm sút, giảm khả năng lao động và tạo tiền đề cho những bệnh lý tiếp theo. 3. 2. Tác hại tới cơ quan thính giác Những âm thanh rất mạnh và đột ngột như tiếng bom, tiếng súng lớn, tiếng mìn nổ có thể gây rách màng nhĩ, xô đẩy lệch các xương nhỏ ở tai giữa (xương búa, xương đe, xương bàn đạp), làm tổn thương cả tai trong, máu chảy ra ngoài tai, gây đau nhức dữ dội. Các thương tổn này có thể phục hồi nhờ điều trị tích cực, nhưng chức năng nghe của tai vẫn bị giảm sút nhiều. Tuy nhiên, các sang chấn ở cơ quan thính giác do tiếng ồn không phải là phổ biến. Trong điều kiện lao động sản xuất, tổn thương bệnh lý ở cơ quan thính giác thường xảy ra một cách từ từ, qua nhiều giai đoạn và khó phục hồi. Hậu quả sau cùng là gây ra điếc nghề nghiệp. Điếc nghề nghiệp diễn biến rất chậm, hàng chục năm. Chậm nhưng vẫn tiến triển và không có quy luật về thời gian. Diễn biến lâm sàng có thể chia ra 4 giai đoạn : 3.2.1. Mệt mỏi thính lực Đây là giai đoạn thích ứng, xảy ra từ vài tuần đến vài tháng sau khi tiếp xúc với tiếng ồn. Bệnh nhân cảm thấy ù tai, cảm giác tức ở tai như bị nút tai, có cảm giác nghe kém vào cuối hay sau giờ lao động, ít chú ý đến. Dấu hiệu suy nhược thần kinh, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ. Đo thính lực sau ngày làm việc : giảm sút giới hạn ở tần số 4000 Hz. Khi nghỉ ngơi, thính lực hồi phục hoàn toàn. Tần số 4000 Hz hồi phục chậm nhất. 3.2.2. Giai đoạn tiềm tàng. Giai đoạn này kéo dài hàng năm, đến 5 − 7 năm. Người bệnh ít chú ý, vì các triệu chứng chủ quan và toàn thân qua đi, tiếng nói to ở nơi ồn ào lại nghe được rõ hết. Chỉ cảm thấy trở ngại khi nghe âm nhạc, vì nghe kém ở tần số cao. Khuyết chữ V rõ rệt, đỉnh có thể tới 50 − 60 dB ở 4000 Hz và có thể lan rộng ra các tần số 3000 và 6000 Hz. Ở giai đoạn này, đo thính lực âm là cách phát hiện hàng loạt tốt và sớm. Có thể cho nghe tích tắc đồng hồ (tiếng này cường độ 30− 40 dB và tần số 3000 − 4000 Hz). 3.2.3. Giai đoạn tiềm tàng gần hoàn toàn Hình Thính lực đồ ở các giai đoạn mất sức nghe khác nhau Đường biểu diễn thính lực có khuyết chữ V, nhưng đã mở rộng ra tới cả tần số 2000 Hz, 1000Hz, vùng nói chuyện bị ảnh hưởng (500 − 2000 Hz), có thể mất 70 dB ở 4000 Hz, tần số cao 8000 Hz cũng bị ảnh hưởng. Người bệnh khó chịu khi nghe và không nghe được tiếng nói thầm. 3.2.4. Giai đoạn điếc rõ rệt Ở giai đoạn này, tiếng nói to cũng khó nghe. Bệnh nhân ù tai thường xuyên, nói chuyện khó khăn. Đo thính lực, khuyết chữ V lan rộng tới cả tần số 100, 200 và 250 Hz. Thính trường thu hẹp, không những ngưỡng nghe tăng cao mà ngưỡng đau còn hạ thấp. Các yếu tố Lý học trong môi trường sản xuất 140 4 . Chẩn đoán xác định bệnh điếc nghề nghiệp 4.1. Yếu tố tiếp xúc − Nơi lao động có tiếng ồn lớn, thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 90 dBA. − Thời gian lao động tại môi trường ồn cao tối thiểu 3 tháng. 4.2. Đo thính lực âm hoàn chỉnh 4.2.1. Điều kiện − Thính lực âm kế phải hoàn chỉnh. − Âm nền ở buồng cách âm không quá 35 dB. − Cán bộ nắm vững kỹ thuật đo. - Biểu đồ thính lực âm phải hoàn chỉnh ở các giải tần số. 4.2.2. Biểu hiện - Các biểu hiện tổn thương cả đường xương và đường khí. − Thể hiện điếc tiếp âm loa đạo đáy hay toàn loa đạo. − Điếc nghề nghiệp là điếc đối xứng hai bên. − Đường biểu diễn thính lực có khuyết chữ V ở tần số 4000 Hz. Khuyết này tăng theo thời gian tiếp xúc, đặc biệt ở thời kỳ đầu của bệnh, khuyết chữ V là dấu hiệu đặc trưng của điếc nghề nghiệp. − Điếc nghề nghiệp là điếc không hồi phục. 5. Biện pháp dự phòng 5.1. Biện pháp kỹ thuật − Giảm tiếng ồn từ nguồn phát sinh : nguồn phát sinh tiếng ồn có thể do va chạm, cọ xát, rung chuyển, cộng hưởng âm, động cơ nổ hay hỗn hợp các nguyên nhân. − Cải tiến lại máy móc, thiết bị, giảm ma sát bằng bôi trơn, tra dầu mỡ, dùng đệm cao su, lò xo − Giảm tiếng ồn bằng cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn : làm hệ thống hai cửa ra vào, hai cửa sổ, tường dày, gạch rỗng, vật liệu xốp − Giảm tiếng ồn bằng dùng vật liệu hấp thu bề mặt : loại bỏ các bề mặt phản xạ, thay bằng các vật liệu hấp thu tiếng ồn như len, thủy tinh, dạ, sợi gỗ, sơn đặc biệt các bề mặt phản xạ thường có là sàn nhà, tường, trần. 5.2. Biện pháp phòng hộ cá nhân Các dụng cụ chống ồn cá nhân là : − Nút tai : nút tai có thể làm bằng sáp, bằng bông, cao su xốp, chất dẻo − Chụp tai : tai chụp hay mũ chụp. Có thể sắp xếp nghỉ ngắn xen kẽ với lao động, lao động một giờ nghỉ 15 phút hay hai giờ nghỉ nửa giờ. Tại nơi lao động, có thể bố trí các phòng yên tĩnh để công nhân nghỉ ngơi. 5.3. Biện pháp quy định giới hạn tối đa cho phép Tần số cao > 800 Hz. → 75 − 80 dB. Các yếu tố Lý học trong môi trường sản xuất 141 Tần số trung bình 300 − 800 Hz. → 85 − 90 dB. Tần số thấp < 300 Hz. → 90 − 100 dB. Các quy định đề ra dựa trên quy đinh không gây thương tổn trong hiện tại cũng như trong tương lai. Mức quy định tiêu chuẩn tối đa cho phép (theo dBA) của Việt nam là 90 dBA trong suốt thời gian làm việc. Đánh giá tiếng ồn bằng máy đo tiếng ồn (sonometer). 4.4. Biện pháp Y tế 4.4.1. Khám tuyển Không tuyển những công nhân giảm thính lực, khả năng nghe tiếng nói thầm dưới 1m, mắc các bệnh viêm tai giữa mãn tính, thủng màng nhĩ, xơ tai, rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh, bệnh tuyến nội tiết. 4.4.2. Khám định kỳ Tất cả các trường hợp dấu hiệu mệt mỏi thính giác, dị thanh, nhức đầu, chóng mặt thường xuyên cần được đo thính lực âm để phát hiện sớm khả năng bị bệnh điếc nghề nghiệp để điều trị hoặc chuyển sang công tác khác. Các yếu tố Lý học trong môi trường sản xuất . loại tiếng ồn không ổn định : +Tiếng ồn dao động. +Tiếng ồn ngắt quãng. +Tiếng ồn xung. 1.3.2.Theo sự phân bố năng lượng ở octave tần số Các yếu tố Lý học trong môi trường sản xuất 138 Tiếng. Những tiếng ồn luôn thay đổi về tần số và cường độ tác hại mạnh hơn những tiếng ồn ổn định. Tiếng ồn thay đổi có quy luật ít tác hại hơn những tiếng ồn thay đổi không có quy luật. Các tiếng ồn. trường sản xuất 138 Tiếng ồn lại có thể được chia thành: Tiếng ồn dải rộng. Tiếng ồn dải hẹp hay tiếng ồn âm sắc. 2 . Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể con người