1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KĨ THUẬT DẠY HỌC SỬ DỤNG THẢO LUẬN NHÓM PHÁT HUY ĐƯỢC TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

23 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 210 KB

Nội dung

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Một trong những phương pháp đổi mới hiện được các trường từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đến các trường đại học đánh giá mang lại hiệu quả cao là phương pháp thảo luận theo nhóm. Trong dạy học các bộ môn nói chung và môn toán nói riêng vẫn có quan hệ giao tiếp thầy – trò nhưng nổi lên mối quan hệ giao tiếp: thầy – trò thông qua sự hợp tác trong “Hoạt động nhóm” học sinh có điều kiện nghiên cứu, thảo luận, tranh luận trong tập thể (nhóm), ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ, qua đó học sinh tự nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của tập thể nhóm. Từ xưa, bên cạnh câu “Không thầy đó mày làm nên” ông cha ta lại có câu “Học thầy không tầy học bạn”. Điều đó thêm khẳng định ý nghĩa của việc “Hoạt động nhóm” trong dạy học nói chung và môn Toán nói riêng… Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài: “KĨ THUẬT DẠY HỌC SỬ DỤNG THẢO LUẬN NHÓM PHÁT HUY ĐƯỢC TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH”.

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Lí do chọn đề tài

Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Mộttrong những phương pháp đổi mới hiện được các trường từ tiểu học, trung học cơ

sở, trung học phổ thông, đến các trường đại học đánh giá mang lại hiệu quả cao làphương pháp thảo luận theo nhóm

Trong dạy học các bộ môn nói chung và môn toán nói riêng vẫn có quan hệgiao tiếp thầy – trò nhưng nổi lên mối quan hệ giao tiếp: thầy – trò thông qua sựhợp tác trong “Hoạt động nhóm” học sinh có điều kiện nghiên cứu, thảo luận, tranhluận trong tập thể (nhóm), ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, điều chỉnh, khẳngđịnh hay bác bỏ, qua đó học sinh tự nâng mình lên một trình độ mới, bài học vậndụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của tập thể nhóm Từxưa, bên cạnh câu “Không thầy đó mày làm nên” ông cha ta lại có câu “Học thầykhông tầy học bạn” Điều đó thêm khẳng định ý nghĩa của việc “Hoạt động nhóm”trong dạy học nói chung và môn Toán nói riêng… Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài:

“KĨ THUẬT DẠY HỌC SỬ DỤNG THẢO LUẬN NHÓM PHÁT HUY

ĐƯỢC TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH”.

1.2 Đối tượng nghiên cứu

- Nhằm nắm lại chất lượng môn Toán lớp mình dạy trong năm học trước,theo dõi kết quả học tập của các em ở đầu năm học mới, giữa học kì I, kết quả học

kì I

- Thông qua các tiết dạy trực tiếp trên lớp

- Thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp

- Triển khai nội dung đề tài và kiểm tra, đối chiếu kết quả học tập của họcsinh từ đầu năm học đến kết quả học kì một

- Học sinh các khối lớp 6, 7, 8, 9

Trang 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Học sinh của lớp 9A, 9B trường THCS DTNT Sơn Tây để so sánh kết quả

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này được rút ra từ kinh nghiệm dạy toán của bản thân có sự tham giagóp ý của đồng nghiệp Các giải pháp nêu ra ở đề tài đã được áp dụng thử nghiệm,qua các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ qua đối chiếu kết quả học tậpcủa học sinh từ đầu năm học đến cuối mỗi học kì

1.5 Giả thiết khoa học đặt ra

Học sinh nắm được kiến thức ngay trên lớp áp dụng làm được những bàitoán đơn giản Học sinh thấy yêu thích học môn toán hơn Thông qua hoạt độngnhóm dần hình thành cho các em năng lực tự học đối với môn toán nói riêng và cácmôn học khác nói chung

Trang 3

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Hiện nay, phương pháp “Thảo luận theo nhóm” đã được áp dụng rộng rãitrong dạy và học ở các cấp học đặc biệt là các tiết thi giáo viên giỏi, thao giảngnhân các dịp lễ - hội Mỗi tiết học này, đa số là hình thức, chiếu lệ Khả năng ápdụng thực tế trong các giờ lên lớp khác là không cao Nếu trước đây, mỗi học sinhlàm việc cá nhân, riêng lẻ thì ở phương pháp này dạy học tính tập thể được nângcao rõ rệt Học sinh được trình bày, thảo luận, tranh luận về những vấn đề do giáoviên đặt ra nhằm mục đích tự tìm hiểu vấn đề và tự giải đáp trước khi vấn đề đóđược giải quyết dưới sự giám sát, điều chỉnh của nhóm và giáo viên

Trong quá trình tham gia hoạt động nhóm, học sinh sẽ học được tính hòanhập, chia sẻ để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chủ động Học sinh biếtchia sẻ công việc một cách bình đẳng, biết cách giao việc cho nhau và có tráchnhiệm đối với công việc của mình cũng như cả nhóm Đồng thời, thông qua “Thảoluận theo nhóm” sẽ tập cho các em kĩ năng làm việc theo nhóm, giúp các em tự tinhơn, có kinh nghiệm trong quản lý tổ chức làm việc nhóm, đặc biệt là tính năngđộng Để khắc phục tính thụ động của một số học sinh trong lớp, cần có sự giúp đỡ

từ giáo viên và các bạn cùng nhóm Nếu giáo viên có phương pháp thảo luận tíchcực, hấp dẫn thì sẽ lôi cuốn được các em tham gia một cách tự giác Đồng thời, đốivới bản thân mỗi học sinh, khi đến lớp điểm số là rất quan trọng đối với các em, do

đó để khích lệ các em tích cực tham gia nên có các cột điểm thực hành dành chocác buổi thảo luận theo nhóm

Chính vì bản thân tôi muốn các em tự tin trong học tập hơn, các em có khả năng thuyết trình và mạnh dạn hơn nên trong các tiết học tôi đã tổ chức cho các em thảo luận theo nhóm phù hợp với trình độ hiểu biết của các em và để cho các em cóthời gian vừa học, vừa có những phút thư giãn để đầu óc luôn được thoải mái khi tiếp nhận bài học

Trang 4

Học sinh ở lứa tuổi thiếu niên, ở lứa tuổi này các em rất thích tìm tòi vàkhám phá những kiến thức khoa học tự nhiên, chúng ta phải biết tận dụng đặc điểmnày để kích thích các em có hứng thú học tập, tạo cho các em có khả năng học tậpchủ động sáng tạo.

Do sự bùng nổ của khoa học – kỹ thuật và công nghệ thông tin nên việc thamkhảo, tra cứu, trao đổi kiến thức của học sinh cũng thuận tiện hơn

Thông qua hoạt động nhóm giúp các em tự tin hơn trong ý kiến của mình khiđưa ra trước lớp

Trang 5

Còn một bộ phận không nhỏ học sinh của chúng ta chưa quen với việc “Hoạtđộng nhóm” Các em ít chịu thảo luận, ồn ào, không chịu làm việc, ỷ lại, trông chờ vào các bạn khác Trong các nhóm chỉ có học sinh khá-giỏi làm việc, những học sinh trung bình, yếu thường ngồi chơi, làm việc riêng.

Phương pháp học tập ở nhà của học sinh chưa hợp lý nên cũng ảnh hưởngkhông nhỏ đến vấn đề tiếp thu bài của học sinh

Khả năng vận dụng kiến thức đã học vào bài tập chưa đồng đều

Việc hoạt động nhóm của học sinh sẽ gặp khó khăn nếu thiếu các phươngtiện thiết bị dạy học

Các em vẫn còn nhút nhát khi đưa ra ý kiến trước lớp, các em sợ ý kiến củamình sai các bạn cười

2.3 NỘI DUNG

2.3.1 Giả thiết khoa học

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêucầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết Đơn giản là vì khi hoạt độngnhóm giúp học sinh đưa ra ý kiến của mình trước nhóm dù ý kiến đó đúng hay saithì cả nhóm sẽ tranh luận và sau đó đưa ra trước lớp cùng các nhóm khác và giáoviên góp ý và nhận xét, làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh củatừng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu vì vậy các em dễ pháthiện ra cách làm đúng hay sai của mình (nếu đúng thì xem cách của nhóm nào haycòn nếu sai thì sẽ biết mình sai ở điểm nào và sửa sai) như vậy các em dễ hiểu bàihơn Vì vậy ta cùng trải qua các giải pháp thực hiện sau:

2.3.2 Các giải pháp thực hiện:

2.3.2.1 Các hình thức thảo luận theo nhóm:

Chúng ta có thể tổ chức học tập theo nhóm theo các hình thức sau, tuỳ theođiều kiện mức độ thực tế của từng tiết học:

Trang 6

+ Thảo luận nhóm để lĩnh hội tri thức mới

+ Thảo luận nhóm luyện tập giải toán hoạt động nhóm để củng cố kiếnthức, rút kinh nghiệm

+ Hoạt động nhóm trong các bài thực hành

2.3.2.2 Lập kế hoạch thảo luận theo nhóm:

Việc lập kế hoạch chuẩn bị cho hoạt động nhóm là thật sự cần thiết và giữvai trò rất quan trọng Nếu việc chuẩn bị của giáo viên không tốt khi triển khai thựchiện sẽ gặp lúng túng, bị động làm mất thời gian Việc chuẩn bị này phải đượcchuẩn bị cụ thể trong giáo án: Những nội dung kiến thức nào sẽ cho học sinh thảoluận; Cách thức thảo luận như thế nào? Thời gian bao lâu ? Việc triển khai hướngdẫn các em như thế nào? Cần chuẩn bị những phương tiện; Đồ dùng dạy học gì?

2.3.2.3 Chia nhóm:

Số lượng: dựa vào tình hình thực tế của từng lớp học, chúng ta có thể chianhóm từ 4 đến 6 học sinh tuỳ theo kích thước phòng học và điều kiện bàn ghế(tương ứng với hai bàn các em quay mặt lại với nhau dễ trao đổi làm bài chung)

Thành viên: có thể chia nhóm theo trình độ học lực, theo nhịp độ làm việc đồng đều của các thành viên trong nhóm, theo những năng lực khác nhau hoặc theo

vị trí sơ đồ lớp

Người đại diện: Nhóm nói chung là không cần có nhóm trưởng cố định, giáoviên cần linh động chỉ định các học sinh thay nhau làm đại diện nhóm lên trình bàysản phẩm của nhóm mình hoặc có thể bầu nhóm trưởng theo tiết học Song trongtrường hợp nhóm quá yếu thì giáo viên có thể cử nhóm trưởng tạm thời trong thờigian đầu, khi các thành viên trong nhóm quen dần với việc tổ chức học nhóm thìlúc này ta có thể loại bỏ hình thức này Tất nhiên nhóm trưởng đó phải học khá giỏimới có thể giúp đỡ và điều khiển các thành viên trong nhóm của mình

Trang 7

2.3.2.4 Trình tự chung để tổ chức một hoạt động nhóm (trong một tiết học) có thể

tóm tắt như sau:

* Làm việc chung cả lớp:

Nêu vấn đề xác định nhiệm vụ nhận thức

Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm

Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm

* Làm việc theo nhóm:

Phân công theo nhóm Từng cá nhân làm việc độc lập

Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm

Cử đại diện hoặc phân công trước chịu trách nhiệm trình bày kết quảlàm việc của nhóm

* Thảo luận tổng kết trước toàn lớp:

Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả

Thảo luận chung

Các nhóm nêu nhận xét lẫn nhau

Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề tiếp theo.

Trên đây chỉ là mô hình chung, tuỳ vào tình hình cụ thể từng trường, từngđối tượng học sinh, đặc điểm bài học, giáo viên có cách xử lý linh hoạt để phát huytính tích cực của việc hoạt động nhóm

2.3.2.5 Đối với việc dạy học môn Toán tổ chức triển khai phương pháp Thảo luận

theo nhóm như thế nào cho có hiệu quả?

Tại trường THCS DTNT Sơn Tây việc triển khai hoạt động nhóm trong giờhọc môn Toán gặp một số khó khăn trở ngại như đã nêu, để giải quyết vấn đề nàyxin nêu ra một số giải pháp khắc phục mà bản thân đã áp dụng (bước đầu cho kếtquả tích cực):

Trang 8

Thứ nhất: Cần tạo lập cho học sinh tác phong, thái độ làm việc trong nhóm

nghiêm túc, kỷ luật, nhiệt tình và có trách nhiệm Để làm được việc này, trước hếtcần tạo điều kiện để các học sinh yếu tham gia hoạt động Trong mỗi nhóm, cầnphân công học sinh khá giỏi kèm cặp giúp đỡ các học sinh yếu kém, rút ngắnkhoảng cách về năng lực học tập, việc giúp đỡ phải thường xuyên không chỉ ởtrường mà còn diễn ra ở nhà, ở các buổi học tổ nhóm Chúng ta cần biến mỗi nhómthành nhóm học tập, tạo điều kiện cho những học sinh yếu có đủ năng lực cơ bản

để tham gia hoạt động nhóm Tiếp theo, giáo viên cần phân công giao nhiệm vụ rõràng cho từng nhóm trước khi thảo luận một đề tài Giáo viên cần hướng dẫn cụthể, tránh tình trạng các em không biết việc gì để làm Đồng thời giáo viên phải tậphuấn cho các phụ trách nhóm Khả năng tổ chức phân công nhiệm vụ xử lý côngviệc để các em có thể tự tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả Cuối cùng để tránh

tư tưởng ỷ lại trông chờ vào các bạn khá giỏi, cần có các biện pháp ràng buộc: đốivới môn toán, mỗi nhóm có một “phiếu theo dõi” do phụ trách nhóm nắm giữ Phụtrách nhóm hội ý với các thành viên trong nhóm (những học sinh có uy tín) chấmđiểm tất cả các bạn trong nhóm: về ý thức thái độ; mức độ tham gia đóng góp trongthảo luận Cuối tuần phụ trách nhóm báo cáo kết quả theo dõi cho giáo viên bộmôn Nếu điểm tham gia hoạt động nhóm quá yếu, học sinh đó sẽ chịu sự khiểntrách và chấp nhận bị trừ điểm tham gia hoạt động nhóm, trừ điểm thi đua cá nhân

Về biện pháp xử lý các thầy cô giáo có thể linh hoạt theo đặc điểm của học sinhtrường mình Với những học sinh tham gia tích cực nhiệt tình cần có cách độngviên khích lệ Đồng thời liên hệ thường xuyên với GVCN để thông báo các trườnghợp thiếu ý thức trách nhiệm trong hoạt động nhóm Sau đây là mẫu phiếu theo dõihoạt động nhóm:

Trang 9

PHIẾU ĐIỂM HOẠT ĐỘNG NHÓM (Nhóm )

Điểm chuẩn bị

đồ dùng học tập (2đ)

Ý thức

kỷ luật(3đ)

Mức độ tham giađóng góp trongthảo luận (5đ)

Tổngđiểm(10đ)1

Thứ hai: một hiện tượng thường thấy trong hoạt động nhóm là: học sinh ổn

định tổ chức chậm, quá trình thảo luận thường kéo dài mất thời gian, ảnh hưởngđến tiết học trên lớp Để khắc phục điều này giáo viên cần quy định thời lượng chomột hoạt động cụ thể hợp lý Tạo cho học sinh tác phong nhanh nhẹn dần thànhthói quen Nếu trong khoảng thời gian quy định nhóm không hoàn thành thì sẽ bịtrừ điểm Việc phân công sắp xếp công việc chuẩn bị đồ dùng đầy đủ trong nhómcũng làm cho hoạt động nhóm có hiệu quả và ít tốn thời gian

Thứ ba: Về phương tiện đồ dùng cho hoạt động nhóm, đối với bộ môn Toán

không quá phức tạp, dễ chuẩn bị Về phía giáo viên cần phải có bảng phụ, phiếuhọc tập, thước, compa, êke Với học sinh: bảng, nhóm, bút dạ, thước, compa, êke.Tuỳ theo đặc điểm bài học giáo viên có thể yêu cầu chuẩn bị thêm làm thêm một số

đồ dùng khác Tóm lại việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho bộ môn toán không quákhó khăn phức tạp Việc chuẩn bị đồ dùng tốt sẽ làm cho hoạt động nhóm có hiệuquả hơn, tiết kiệm thời gian giáo viên sẽ chủ động hơn trong khâu tổ chức

Thứ tư: Tổ chức các nhóm hướng dẫn thực hiện

+ Hướng dẫn ban đầu: đặt vấn đề đề xuất cách giải quyết, thống nhất vấn đềcần giải quyết

Trang 10

+ Hướng dẫn thường xuyên trong khi học sinh hoạt động nhóm giáo viênkiểm tra việc tổ chức hoạt dộng của các nhóm nhắc nhở các em đi vào vấn đềchính, điều chỉnh sai sót

+ Hướng dẫn kết thúc: Thảo luận giữa các nhóm để so sánh đối chiếu kếtquả, ý thức thái độ mức độ hoàn thành bài tập của các cá nhân nhóm Các nhómnêu những đề xuất đưa ra kinh nghiệm để có thể học tập lẫn nhau

2.3.2.6 Những ví dụ cụ thể:

Ví dụ 1: Dạy bài 5; 6: LUỸ THỪA CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ (2 tiết)

Có 5 nội dung:

Luỹ thừa với số mũ tự nhiên

Tích và thương của hai luỹ thừa cùng cơ số

Luỹ thừa của luỹ thừa

Luỹ thừa của một tích

Luỹ thừa của một thương

Trong 2 tiết này ta có thể tổ chức hoạt động nhóm 4 lần:

Lần 1: giáo viên cho các nhóm cùng làm ? 2 / SGK_tr18: tính:

Trang 11

+ Mức độ nhận thức: Từ hoạt động đó các em biết được tính tích và thươngcủa hai luỹ thừa cùng cơ số hữu tỉ cũng giống như tính tích và thương của hai luỹthừa cùng cơ số tự nhiên.

Cử đại diện chịu trách nhiệm trình bày sản phẩm của nhóm mình

Lần 2: giáo viên cho các nhóm cùng làm ?3 / SGK_tr18: tính và so sánh:(Thảo luận nhóm để lĩnh hội tri thức mới)

a)  2 2 3 và 2 6 b)

5 2 1 2

+ Yêu cầu học sinh tính cụ thể từng luỹ thừa và so sánh kết quả của hai luỹthừa với nhau (hoạt động này diễn ra trong 5 phút sau đó cho so sánh kết quả củamỗi nhóm và lấy kết quả của nhóm trình bày đúng và đẹp nhất) để giáo viên hìnhthành công thức tính luỹ thừa của luỹ thừa:  x m nx m n.

+ Mức độ nhận thức: muốn tính luỹ thừa của luỹ thừa ta giữ nguyên cơ số vànhân hai số mũ với nhau

Cử đại diện chịu trách nhiệm trình bày sản phẩm của nhóm mình

Lần 3: giáo viên cho các nhóm cùng làm ?1/ SGK_tr21 (Thảo luận nhóm để lĩnhhội tri thức mới): tính và so sánh:

a) 2.52và 2 5 2 2 b)

3

1 3

Trang 12

+ Yêu cầu học sinh tính cụ thể từng luỹ thừa và so sánh kết quả của hai luỹthừa với nhau (hoạt động này diễn ra trong 5 phút nhóm 1,2,3 làm câu a; nhóm3,4,5 làm câu b sau đó cho so sánh kết quả của mỗi nhóm và lấy kết quả của nhómtrình bày đúng và đẹp nhất) để giáo viên hình thành công thức tính luỹ thừa củamột tích: x y. nx y n. n

+ Mức độ nhận thức: biết được luỹ thừa của một tích bằng tích các luỹ thừa

Cử đại diện chịu trách nhiệm trình bày sản phẩm của nhóm mình

Lần 4: giáo viên cho các nhóm cùng làm ? 2 / SGK_tr21 (Thảo luận nhóm để lĩnhhội tri thức mới): tính và so sánh:

2 3

 b) 1055

2 và

5 10 2

+ Yêu cầu học sinh tính cụ thể từng luỹ thừa và so sánh kết quả của hai luỹthừa với nhau (hoạt động này diễn ra trong 5 phút nhóm 1,2,3 làm câu b; nhóm3,4,5 làm câu a sau đó cho so sánh kết quả của mỗi nhóm và lấy kết quả của nhómtrình bày đúng và đẹp nhất) để giáo viên hình thành công thức tính luỹ thừa của

Cử đại diện chịu trách nhiệm trình bày sản phẩm của nhóm mình

Ví dụ 2: Dạy bài 3: TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ NHẤT CỦA TAM

Trang 13

Có hai nội dung:

Vẽ tam giác biết ba cạnh

Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh

Trong tiết này ta tổ chức hoạt động nhóm ba lần:

Lần 1: Giáo viên cho các nhóm cùng làm ?1 /SGK_tr113(Thảo luận nhóm

để lĩnh hội tri thức mới): Vẽ thêm tam giác A'B'C' có A'B'=2cm ; B'C'=4cm ; A'C'=3cm.Hãy đo rồi so sánh các góc tương ứng của tam giác ABC ở mục 1và tam giác A'B'C'

Có nhận xét gì về hai tam giác trên?

+ Phân công trong nhóm: Cử một học sinh ghi chép lên bảng phụ (giấy A4),những học sinh còn lại làm nháp để cùng đưa ra ý kiến chung

+ Yêu cầu vẽ chính xác và đo các góc A; B ; C    của tam giác ABC và các góc

Cử đại diện chịu trách nhiệm trình bày sản phẩm của nhóm mình

Lần 2: Giáo viên cho các nhóm cùng làm ? 2 /SGK_tr113(Thảo luận nhómluyện tập giải toán hoạt động nhóm để củng cố kiến thức, rút kinh nghiệm): tìm số

đo của góc B trên hình vẽ:

Ngày đăng: 09/04/2015, 22:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách giáo khoa Toán 6, 7, 8, 9 Nhà xuất bản giáo dục Khác
2. Sách giáo viên Toán 6, 7, 8, 9 Nhà xuất bản giáo dục Khác
3. Sách bài tập Toán 6, 7, 8, 9 Nhà xuất bản giáo dục Khác
4. Nâng cao và phát triển Toán 6, 7, 8, 9 Vũ Hữu Bình Khác
5. Tạp chí Toán học tuổi trẻ Khác
6. Tạp chí Toán học tuổi thơ Khác
7. Diễn đàn Toán học.8. Mạng ỉnernet Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w