1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực tập này tại Xí nghiệp Nậu Phó – Phú Hộ trực thuộc Công ty cổ phần Giống – vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam.

29 395 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,32 MB

Nội dung

Để có thể hiểu rõ hơn về các hệ thống nhà lưới và về quy trình sản xuất khoai tây khí canh chúng tôi quyết định tham gia đợt thực tập này tại Xí nghiệp Nậu Phó – Phú Hộ trực thuộc Công t

Trang 1

A Mở đầu.

1 Đặt vấn đề.

Thực tập nghề nghiệp II là một hoạt động thường niên có ý nghĩa quan trọng và tác dụng rõ rệt, tạo nên sự khác biệt ưu trội của riêng ngành Công nghệ Rau – Hoa – Quả và Cảnh quan so với các ngành đào tạo khác ở trường Thông qua các hoạt động chuẩn bị, tham gia và báo cáo thực tập, sinh viên Ngành được tham gia vào một chương trình đào tạo đặt biệt, nơi mà các kiến thức, kỹ năng, và cả thái độ làm việc của sinh viên được cọ xát, rèn rũa trong môi trường làm việc thực tế Sinh viên sẽ được trải nghiệm và thực hiện các công việc tại cơ sở như những người lao động trong nghề thực thụ.

Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp đang có xu hướng cơ giới hóa và hiện đại hóa để có thể nâng cao năng xuất cây trồng và giảm bớt sức lao động cho người dân Vì lý do đó mà các công nghệ hiện nay đổ xô vào nghiên cứu thiết kế các sản phẩm có tính ứng dụng cao trong nông nghiệp Cho đến nay đã có các hướng phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả nhưng các chương trình nông nghiệp an toàn Ngoài gia còn có biện pháp cơ giới hóa nông nghiệp và phát triển nông nghiệp trong điều kiện nhà có mái che Nhà có mái che là

hệ thống nhà trồng cây có tạo điều kiện thích hợp cho cây trồng phát triển vì thế nên cây trồng luôn có tỉ lệ năng suất cao hơn phương pháp canh tác thông thường Để hỗ trợ tốt cho cây trồng thì hệ thống nhà lưới hiện nay đang được tăng cường các trang thiết bị hiện đại trợ giúp nhiều cho người dân Do đó để phục vụ mỗi mục đích sử dụng nhà lưới mà có rất nhiều kiểu nhà lưới đang được sử dụng trong nông nhiệp Và mỗi dạng nhà lưới lại cho

ta cách bối trí và sử dụng các dụng cụ nông nghiệp khác nhau trong đó có nhiều nhà lưới hiện đại với chế độ tự động cao

Cây khoai tây là một loại lương thực đã được nhiều nghiên cứu ứng dụng rộng rã về vấn

đề năng xuất cây khoai tây Do yếu tố sâu bệnh hại thì cây khoai tây dần có nhiều thí nghiệm sử dụng nhà lưới để sản xuất đạt kết quả tốt Dựa trên cơ sở có nhiều kiểu nhà lưới khác nhau chúng tôi tham gia dự án trồng cây khoai tây siêu nguyên chủng trên nền giá thể trồng nhà lưới nilon và nhà lưới khí canh Về việc sử dụng nhà khí canh trong sản xuất khoai tây là một phương pháp có thể sản xuất khoai tây trái vụ.

Để có thể hiểu rõ hơn về các hệ thống nhà lưới và về quy trình sản xuất khoai tây khí canh chúng tôi quyết định tham gia đợt thực tập này tại Xí nghiệp Nậu Phó – Phú Hộ trực thuộc Công ty cổ phần Giống – vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam

2 Mục đích:

Mục đích chung của đợt thực tập.

Trang 2

Tham gia hoạt động rèn nghề vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học để tham gia sản xuất các loại cây chuyên môn của ngành.

Tham gia hoạt động trong nhà có mái che để hiểu về thực trạng sản xuất và các điều kiện cấu thành nhà lưới qua đó biết cách vận hành và xử lý tình huống có thể xảy ra.

Mục đích cụ thể cụ thể đợt thực tập.

Học tập rèn luyện kỹ năng sản xuất cây khoai tây trong nhà có mái che.

Học tập rèn luyện kỹ năng nhận biết và vận hành các thiết bị có tại nhà khí canh.

Học tập xây dựng quy trình sản xuất cây khoai tây khí canh.

Học hỏi kỹ thuật nông nghiệp thông qua các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có tại

Tham gia các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có tại cơ sở.

Chấp hành kỷ luật tốt, nâng cao kỹ năng mềm và học hỏi kỹ năng quản lý và giải quyết vấn

đề cho những phát sinh tại cơ sở.

4 Địa điểm và thời gian thực tập

Địa điểm thực tập.

Xí Nghiệp Nậu Phó – Phú Hộ - T.x Phú Thọ - Phú Thọ trực thuộc Công ti cổ phần Giống – vật tư Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam.

Tổng giám đốc công ti cô Nguyễn Thị Tâm trình độ Kỹ sư nông nghiệp.

Phó tổng giám đốc công ti anh Đỗ Hùng Mạnh trình độ Kỹ sư nông nghiệp – Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Chuyên gia công ti Thầy Hoàng Ngọc Thuận trình độ PGS Tiến sĩ Nông nghiệp.

Thời gian đi thực tập là tháng 4, năm tuần từ 7/4 – 11/5/2014

B Mô tả về cơ sở thực tập và môi trường thể chế.

1 Giới thiệu về cơ sở thực tập

Công ty Cổ phần Giống – vật tư Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam.

Địa chỉ: khu 1 – Vân Phú – Việt Trì – Phú Thọ.

Trang 3

Liên kết với các cơ quan khoa học ở trong nước và quốc tế nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông lâm nghiệp công nghệ cao.

Dịch vụ thương mại du lịch, dịch vụ công ích, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ theo đơn đặt hàng của nhà nước, các cá nhân, các công ty trong va ngoài nước.

Công ty cổ phần Giống vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam là một đơn vị được chuyển đổi từ Trung Tâm giống cây trồng Phú Thọ, đã có gần 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất, kinh doanh giống cây trồng và vật tư nông nghiệp,

chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới Hiện nay công ty có một đội ngũ các bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu chọn tạo kiểm khảo nghiệm giống lúa, ngô, rau màu, đậu đỗ, hoa cây cảnh và giống cây ăn quả ; nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật sản xuất các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao

Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý của công ty gồm 44 kỹ sư nông nghiệp, 4 kỹ sư kinh tế, 1 PGS TS, và 2 thạc sĩ, cùng với những cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ để thực thi những nhiệm vụ thiết yếu của công ty: 1 xí nghiệp chế biến giống với quy trình công nghệ hiện đại, công suất 70T/mẻ; một xưởng sản xuất phân bón lá phức hữu cơ có công nghệ hiện đại, công suất 400.000 lít/năm, với công nghệ tiên tiến châu Âu và thiết bị hoàn hảo, có nhiều thế hệ sản phẩm mới, chất lượng cao và không ngừng được cải tiến quy trình công nghệ; một xí nghiệp sản xuất sản xuất giống lúa, ngô, đậu đỗ, giống hoa và cây ăn quả; công ty hiển có một trung tâm nghiên cứu, chọn tạo và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp; Trong gần 20 năm nỗ lực phấn đấu không ngừng, Công ty đã thực hiện thành công nhiều đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh, cấp nhà nước và một số đề tài của nước ngoài Trong đó có dự án sản xuất phân bón lá phức cơ cao cấp pomior là sản phẩm của chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006 - 2010; Công ty đã

Trang 4

cung ứng cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Phú thọ và các tỉnh bạn hơn 200.000 lít phân bón lá; 20.000 tấn lúa giống, ngô, rau và đậu đỗ đạt tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế; hơn 300.000 cây giống cây ăn quả và hơn 20 triệu cây giống cây lâm nghiệp chất lượng cao; hơn 30.000 cành hoa lan hồ điệp và hoa lily cao cấp.

2 Mô tả cơ sở thực tập: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

Về vị trí địa lý: Xí nghiệp Nậu Phó có địa chỉ tại xã Phú Hộ - T.x Phú Thọ Thị xã Phú Thọ thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi, trung du Thị xã này nằm cách thành phố Việt Trì 35 km, cách thủ đô Hà Nội 90 km, về phía Tây Bắc.

Địa giới của thị xã Phú Thọ như sau: phía bắc và đông bắc giáp huyện Phù Ninh, phía tây

và tây nam giáp huyện Thanh Ba, phía nam giáp huyện Tam Nông (bên kia sông Hồng), phía đông nam giáp huyện Lâm Thao.

Điều kiện tự nhiên khí hậu.

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.532,9493 km², chiếm 1,5% diện tích cả nước.

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có một mùa đông khô và lạnh Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.

Lượng mưa trung bình hàng năm trên toàn tỉnh là 1600 – 1800 mm/năm.

Nhiệt độ trung bình các ngày trong năm là 23,4°C.

Số giờ nắng trong năm: 3000 - 3200 giờ.

Độ ẩm tương đối trung bình hàng ngày là 85%.

Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu Tiểu vùng núi cao phía tây và phía nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc

đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ

là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, những vùng đất bằng phẳng rải rác trong tỉnh Thành phố Việt Trì

là điểm đầu của tam giác châu Bắc Bộ Vùng núi chiếm 79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du chiếm 14,35% diện tích; vùng đồng bằng chiếm 6,65% diện tích Ðiểm cao nhất có độ cao 1.200m so với mực nước biển, điểm thấp nhất cao 30m; độ cao trung bình

là 250m so với mực nước biển.

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ.

Trang 5

Theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 Phú Thọ có 1.313.926 người với mật độ dân số 373 người/km² Tỷ lệ dân số sống tại nông thôn, vùng núi khoảng 85% và tại thành thị khoảng 15% Theo Nghị định 05/NĐ-CP, Phú Thọ có 1.400.226 người vào thời điểm tháng 1/2009 Năm 2009, thu nhập bình quân GDP/người đạt 1321USD/người.

3.Cơ cấu tổ chức, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đối tác, nguồn lực (vốn, đất đai, nguồn nhân lực vv )

Cơ cấu tổ chức của cơ sở.

Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông sẽ quản lý Hội đồng quản trị và Ban kiểm sát Từ đó họ

cử ra Tổng giám đốc công ty và bên dưới tổng giám đốc sẽ có 7 phòng ban tổ chức nòng cốt Các phòng ban đó là: Phòng tổ chức hành chính, phòng kĩ thuật kiểm nghiệm, phòng kinh doanh, phòng tài vụ, xí nghiệp sản xuất giống, xí nghiệp chế biến giống va phân bón, trung tâm nghiên cứu chọn tạo giống.

Nơi tôi thực tập thuộc xí nghiệp sản xuất giống Giám đốc ở đây là Chú Nguyễn Văn Ngũ cùng với cô Nguyễn Thị Lan Tuyết quản lý công lao động tại xí nghiệp tại đây có thêm 1 kỹ thuật viên và 6 công nhân hợp đồng và tầm 3 -4 công nhân thời vụ nữa.

Các lĩnh vực sản xuất tại công ti gồm có chủ đạo sản xuất cây con giống các loại cây ăn quả, cây lâm nghiệp, các giống cây nông nghiệp, giống cây lương thực, hoa cây cảnh, rau

an toàn và phân bón pomior.

Về vấn đề kinh doanh đa phần là người dân bên ngoài biết tới xí nghiệp sản xuất mà đến hỏi mua Công ty cũng có các đơn đặt hàng và sản xuất có số lượng nhất định ngoài ra còn

là đầu mối cung ứng hàng hóa tới các cửa hàng vật tư nông nghiệp.

Công ty có một chi nhánh tại miền nam với tên R20 Cư Xá Phú Lâm A, Phường 12, Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 08.3775.88.41; Fax: 08.3775.88.41.

Email: cnhcm.has@gmail.com; website: giongvtnncongnghecao.com.vn.

1) Nguyễn Ngọc Hưng - Giám đốc KD toàn quốc - Điện thoại: 0989.071.678

Nguồn lực phát triển hiện nay của công ty là có ba trung tâm sản xuất và nghiên cứu với tỉ

lệ đất nông nghiệp cao và cơ sở kỹ thuật hiện đại với nhiều dạng hệ thống nhà lưới được

Trang 6

áp dụng trong sản xuất công ty mở rộng hợp tác và phát triển ở nhiều địa phương để mở rộng thị trường.

4 Mô tả môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở: cơ chế chính sách, môi trường chính trị, các tổ chức liên quan khác vv

Các yếu tố sau: Nhà cung cấp

Khách hàng

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ tiềm ẩn: chỉ một đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong một thị trường

cụ thể song hiện tại chưa gia nhập.

Sản phẩm thay thế: là sản phẩm có thể thay thế các loại sản phẩm khác tương đương về công dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các điều kiện thay đổi Sản phẩm thay thế có thể có chất lượng tốt hơn hoặc thấp hơn mặt hàng nó thay thế và đa số có mức giá rẻ hơn.

thị trường lao động.

Đặc điểm của thị trường và cầu.

Trong trao đổi, giá là kết quả thỏa thuận giữa hai bên mua và bán Khách hàng là người thường có tiếng nói cuối cùng quyết định mức giá thực hiện Cầu thị trường quyết định giới hạn cao an toàn cầu của giá Ảnh hưởng của thị trường và cầu đến giá chủ yếu là: Mối quan hệ tổng quát giữa giá và cầu: Giá tăng thì cầu giảm Giá càng cao thì cầu càng thấp và ngược lại.

Sự nhạy cảm về giá hay độ co dãn của cầu theo giá Yếu tố này được sử dụng để mô tả mức

độ phản ứng của cầu khi giá bán sản phẩm thay đổi Biết được độ co dãn của cầu đối với giá, người làm giá sẽ lường trước được những gì sẽ xảy ra trong kết quả kinh doanh thì

họ thay đổi giá bán Không phải trong trường hợp nào giảm giá cũng lôi kéo thêm được khách hàng và có khả năng cạnh tranh Cho nên các nhà kinh tế đã đưa ra kết luận sự thu hút của marketing là:

Sự nhạy cảm về giá của người mua không phải như nhau trong mọi tình huống.

Sản phẩm càng độc đáo, càng ít có khả năng bị sản phẩm khác thay thế, người mua càng ít nhạy cảm về giá.

Các yếu tố tâm lý của khách hàng khi chấp nhận mức giá như khi hạn chế sự hiểu biết đối với sản phẩm thương hiệu và về giá của khách hàng bị hạn chế, họ có sự hoài nghi về mức giá chào hàng Phần lớn khách hàng đều coi giá là chỉ tiêu đầu tiên thông báo về chất lượng sản phẩm, mức giá bán cao có nghĩa là sản phẩm có chất lượng tốt Nhiều khách hàng thích giá lẻ để có niềm tin vào giá.

Trang 7

Cạnh tranh

Khi định mức giá, giá điều chỉnh và thay đổi giá Doanh nghiệp không thể bỏ qua thông tin

về giá thành, giá cả và các phản ứng của đối thủ cạnh tranh Họ khó có thể bán một sản phẩm với giá cao hơn, một khi khách hàng biết rằng có sản phẩm tương tự đang được bán với giá rẻ hơn.

Các quyết định về giá cần phân tích về: giá và chi phí Khi chi phí cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp khó có thể thực hiện được sự cạnh tranh về giá Ngược lại, chi phí cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ hơn chi phí cung ứng sản phẩm của đối thủ, họ có thể đặt giá bán thấp hơn để gia tăng thị phần

mà vẫn đảm bảo được mức lợi nhuận cao trên đơn vị sản phẩm.

Các yếu tố bên ngoài khác.

Đó là yếu tố thuộc môi trường kinh tế như: lạm phát, tăng trưởng hay suy thoái, lãi suất, thất nghiệp…đều ảnh hưởng đến quyết định về giá, vì chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua, chi phí cung ứng và sự nhạy cảm về giá của khách hàng.

5 Phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của cơ sở, các vấn đề hiện tại, xu thế phát triển của cơ sở trong tương lai

Theo như đánh giá của tôi thì công ty cổ phần Giống – vật tư Nông nghiệp công nghệ cao việt nam có một nền tảng vững chắc Có một cơ sở hạ tầng hiện đại và ngày càng được cải tiến hơn Hiện nay công ty vẫn đang hoạt động rất tốt các xí nghiệp sản xuất cũng như trung tâm nghiên cứu chọn tạo giống đều mang lại những kết quả rất tốt Đầu ra của sản phẩm đa phần đều có người đến xem và đặt mua ở xí nghiệp Nậu Phó, còn vấn để rau quả thì cử người đi bán lẻ hoặc bán buôn cho các dân buôn đi chợ

C Các hoạt động thực tập của sinh viên tại cơ sở.

1 Sinh viên mô tả và phân tích các hoạt động thực tập của mình.

Các hoạt động đã đạt được khi tham gia đợi thực tập tại Xí nghiệp Nậu Phó.

1.1 Tham gia vào quá trình chăm sóc cây khoai tây trong điều kiện nhà khí canh

Quy trình sản xuất khoai tây khí canh trái vụ xuân hè.

Từ cây nuôi cấy mô tế bào tai đưa ra.

Đối với cây khoai tây thời kì này là thời khì trái vụ với khoai tây với điều kiện ở trong nhà khí canh thì cây khoai tây cần nhiều điều kiện kết hợp để cho cây có củ Bước đầu khi cây còn non thì chỉ cần nhặt lá vàng kiểm tra bệnh tình của cây thấy dấu hiệu khả nghi là báo

về ngay và xử lý bằng thuốc hóa học.Trong thời kì này chạy dung dịch với nồng độ EC thấp tầm trên dưới 500 Điều kiện về nhiệt độ thích hợp từ 15 – 30 0 C và nhiệt độ tối thích là 20

Trang 8

– 25 0 C Do trong thời gian đó vẫn còn tiết trời xuân nên cường độ ánh sáng không cao vì thế nên không cần hỗ trợ lưới cắt nắng nữa Thời kỳ tiếp theo là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh ở thời kỳ này chạy dung tầm 1000 EC ở thời kỳ này cây khá mẫn cảm với sự thay đổi của dung dịch Chỉ một chút sơ thôi ý cây đã có biểu hiện ra kiểu hình ngay với một số triệu chứng tôi đã thấy như ngọn bị mất diệp lục, ngọn cây bị tụ đen và thối ngọn trong trường hợp đó chúng tôi đã phải ngắt bỏ ngọn cây ngoài ra còn một số trường lá cây bị dộp sau

đó điều chỉnh dung dịch thì hết Có những lúc lá cây khoai tây bị cháy mép lá và vấn đề dễ rụng lá hay vẫn xảy ra Tùy vào từng loại ảnh hưởng mà có sự điều chỉnh sao cho phù hợp

Ở thời kì sinh dưỡng do độ dinh dưỡng cao mà cây thân cành lá xum xuê nên phải áp dụng nhiều phương pháp cưỡng chế kích thích ra củ như giảm độ PH của dung dịch Tạo cho nước dinh dưỡng có nhiệt độ lạnh hơn nhiệt độ thông thường phun dug dịch lạnh vào ban đêm Ngoài gia mỗi khi pha dung dịch dinh dưỡng thì Thầy cho thêm phân hóa học KH2PO4 nhằm tăng cường khả năng ra củ và tích lũy chất lượng củ

Cách pha dung dịch dinh dưỡng cho khoai tây khí canh Lấy một lít nước cho vào 2ml mỗi loại dung dịch dinh dưỡng và 1gKali chuẩn EC lên 1600 Với cây khoai tây thời kì này EC chỉ cần 1200 – 1300 là được nên thử lại ở mức 1,5 ml mỗi loại dung dịch dinh dưỡng và 1gKali là vừa độ EC Pha 1000lit dung dịch cần 1,5lit mỗi loại dung dịch dinh dưỡng và 1kgKali Trộn đều đo ph bằng 6 là được.

Các nồng độ dung dịch sử dụng trong vụ khoai tây xuân hè 2014.

Ngày trồng 23/1/2014.

Ba ngày đầu chay thử nghiệm nước lã.

Sang này thứ 4 bổ xung dung dịch dinh dưỡng có EC là 500 và PH = 6 – 6,2.

Sang ngày thứ 7 bổ xung dung dịch dinh dưỡng có EC là 800.

Sang ngày thứ 10 bổ xung dung dịch dinh dưỡng có EC là 1000.

Sang ngày thứ 15 bổ xung dung dịch dinh dưỡng có EC là 1200.

Ngày 7/2/2014.

Pha dung dịch với thể tích 90 lít với nồng độ 2,8 0 /00 EC = 1200 và PH = 6.

Và sử dụng nồng độ này chạy liên tiếp.

Ngày 28/3/2014.

Pha dung dịch EC = 1700 và PH =6,5.

Và sử dụng nồng độ này chạy liên tiếp.

Ngày 18/4/2014.

Trang 9

Pha dung dịch tỉ lệ ddA:ddB:ddC=1,5:1,2:1,2 +1kg KH2PO4 CHO 1000lit và có nồng độ EC

Với công nghệ sản xuất khoai tây trong nhà khí canh

Với nhà khí canh tôi được tham gia nhặt lá vàng, bắt sâu hại, pha dung dịch dinh dưỡng

và vận hành một số thiết bị trong nhà lưới.

1.2 Tham gia vào quá trình chăm sóc cây khoai tây trong điều kiện nhà lưới nilon.

Tổng quan về điều kiện khí hậu đối với cây khoai tây.

Yêu cầu nhiệt độ.

Nhiệt độ là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định khả năng phân bố và thời vụ gieo trồng, quá trình sinh trưởng, phát triển và năng xuất của cây khoai tây Tổng nhu cầu nhiệt độ cho cây khoai tây sinh trưởng và phát triển dao động từ 1600 0 C đến 1800 0 C (Beukema et al., 1990)[65] Ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, khoai tây có thể thích ứng được với biên

độ từ 10 – 25 0 C Nhiều kết quả nghiên cứu đã xác định nhiệt độ không khí thích hợp cho phát triển thân lá cây khoai tây 18 0 C – 20 0 C Nhiệt độ quá cao 25 0 C thân lá dài ra, lá nhỏ

đi, khả năng quang hợp giảm rõ rệt (Horton,1987)[91] Khi thân củ bắt đầu hình thành và phát triển thì yêu cầu nhiệt độ thấp, nhiệt độ không khí thích hợp nhất cho thân củ phát triển là 18 0 C – 19 0 C Nhiệt độ từ 20 0 C trở lên thì quá trình làm củ khoai tây bắt đầu bị kìm hãm, nhiệt độ lứn hơn 25 0 C hạn chế sự hình thành củ (Horton,1987)[91] Nhiệt độ kéo dài

sẽ gây hiện tượng thoái hóa do khí hậu dẫn đến năng suất và chất lượng giống giảm rõ rệt

ở các đời sau (Van Dam et al., 1995)[146].

Yêu cầu về ánh sáng.

Khoai tây là cây ưa sáng, năng xuất cấy khoai tây phụ thuộc vào khả nang hấp thụ và hiểu quả của việc sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên chất khô của củ và chỉ số thu hoạch Cường độ ánh sáng thích hợp cho sự hình thành củ và năng suất khoai tây là từ

20000 – 50000lux (Allen et al., 1980)[58] Thời kỳ từ cây con đến hình thành củ, đòi hỏi

Trang 10

ánh sáng ngày dài để tiến hành quang hợp và tích lũy chất hữu cơ, khi củ bắt đầu hình thành cần thời gian chiếu sáng ngày ngắn.

Yêu cầu về nước.

Giai đoạn trước khi hình thành củ đòi hỏi ẩm độ đất khoảng 60%, giai đoạn hình thành củ

là 80% Nếu thiếu nước ở giai đoạn hình thành củ thì năng suất giảm rõ rệt cụ thể: ẩm độ đất là 60% thì năng suất giảm 4,3%, ẩm độ đất còn 40% năng suất giảm 33,9%, không tưới năng suất giảm 63% (Tạ Thị Thu Cúc, 1979)[4].

Yêu cầu về dinh dưỡng.

Khoai tây có nhu cầu cao đối với chất dinh dưỡng với năng suất bình quân 260 tạ củ/ha cây khoai tây lấy đi từ đất 106 N, 40 P2O5, 171 K2O, 63 kg CaO, 40 kg MgO (Đường Hồng Dật, 2005)[7].

Yêu cầu về đất đai.

Củ khoai tây khi phát triển có khả năng dịch chuyển các phân tử đất yếu hơn so với nhiều loại rễ củ khác nên đòi hỏi lớp đất mặt là nơi khoai tây hình thành củ phải rất tơi xốp các loại đất cát pha, đất nhẹ, thậm chí là đất cát cũng thích hợp với cây khoai tây Các loại đất nặng và quá ẩm ướt cây khoai tây phát triển không tốt và thường bị bệnh thối ướt gây hại trên các loại đất nặng hàm lượng tinh bột trong củ giảm củ cũng nhỏ đi nhiều mặt khác khoai tây còn sinh trưởng phát triển và cho năng suất giảm dần khi trồng liên tiếp từ

vụ này sang vụ khác trong nhiều năm trên một chân đất (Đường Hồng Dật, 2005)[7] Các điều kiện cần điều chỉnh trong nhà lưới.

Về nhiệt độ làm thoáng khí nhiệt độ thích hợp từ 22 – 25 0 C bằng hệ thống thoáng khí Về

độ ẩm cây khoai tây cần độ ẩm đất là 60% và khi hình thành củ cần độ ẩm đất là 80% vì thế nên giữ ẩm liên tục cho cây Về điều kiện ánh sáng cây cần khi ra củ là từ 20000lux – 50000lux vì thế ở thời điểm vụ xuân hè là phù hợp cho cây Về giá thể trồng dùng đất pha cát tỉ lệ 1:2, có các thí nghiệm dùng nguyên cát hoặc có thêm trấu hun nghĩa là giá thể phải tơi xốp Việc dùng phân bón đối với cây khoai tây tròng nhà lưới bón thúc NPK và bón định kỳ 1 lần/tuần phân bón lá pomio 298 Về phòng chống sâu bệnh thì đa phần là bắt bằng tay, ít sử dụng thuốc hóa học

Với cây khoai tây trong điều kiện nhà lưới điều quan trọng nhất là luôn dữ ẩm tưới nước cho cây Bón phân định kỳ và chăm bắt các loại sâu hại xuất hiện trong nhà lưới Thường xuyên phải trông nom và cả làm cỏ nữa Hiện tại ở cơ sở về vấn đề chuyên canh đang được thực hiện và nhà lưới dạng mái hở thoáng gió tự nhiên nên không thể ngăn nổi nguồn sâu bệnh từ bên ngoài vào Mặt khác việc kiểm soát giá thể trồng cũng không được tốt nên

Trang 11

nguồn sâu bệnh chú ẩn vẫn còn nhiều Ngoài ra nguồn nước tưới tiêu là nước ao hồ nên đôi khi gặp các bệnh mới và khó kiểm soát

1.3 Tham gia vào quá trình thu hoạch củ khoai tây trong điều kiện nhà lưới nilon.

Để thu hoạch được củ khoai tây ta cần phải cắt dây khoai tây trước khi thu hoạch từ 4 -5 ngày mục đích là làm lượng nước có trong củ khoai như vậy khi thu hoạch thì khoai tây ít

bị thối hỏng hơn Trong quá trình thu củ cần phân loại luôn củ với hai loại là củ bi và siêu

bi các loại củ này đều là giống củ siêu nguyên chủng cả Theo nhận xét của tôi thì vào thời điểm hiện tại khi cây khoai tây đang là trái vụ thì sản xuất trong hệ thống nhà lưới mái che cho năng xuất hơn là trong nhà khí canh vì ở nhà khí canh cây bị sinh dưỡng nhiều quá và khó có thể kìm hãm phát triển để sinh củ được nên cây khoai tây khí canh có thời gian sinh trưởng dài hơn 1 tháng so với cây trồng trong nhà lưới

* Nhận xét chung cho cây khoai tây trồng tại cơ sở

Về vấn đề trồng khoai tây tại cơ sở thì theo như cách chăm sóc cây khoai tây ở đây vẫn chưa đảm bảo được các yếu tố cảm ứng sinh lí của cây Nhất là trong điều kiện trái vụ ở thời gian tôi lên thực tập đó là các yếu tố về nhiệt độ sinh trưởng và độ dài ngày theo từng thời kì sinh trưởng về độ ẩm thì cây khoai tây ở nhà lưới thì thiếu do việc điều tiết của nhân công không đảm bảo còn ở nhà khí canh thì thừa độ ẩm do chế độ buồng khí canh kín mà lại được phun dung dịch dinh dưỡng định kì nên ở đây luôn có ẩm độ cao Về vấn

đề dinh dưỡng thì ở nhà khí canh đảm bảo được đầy đủ các dưỡng chất nhưng đôi lúc lại thiếu sự đồng đều trong dung dịch Còn ở nhà lưới thì quá trình bổ sung dinh dưỡng cũng không đảm bảo do tính chủ quan của người chăm sóc, tưới không đều pha không đảm bảo

tỉ lệ,…

1.3 Tham gia vào việc chăm sóc cây hoa lan hồ điệp trong điều kiện nhà lưới nilon.

Tổng quan về điều kiện khí hậu đối với cây hoa lan hồ điệp.

Điều kiện nhiệt độ.

Điều kiện về ánh sáng.

Ánh sáng cung cấp năng lượng cho cây thông auq quá trình quang hợp ánh sáng còn ảnh hưởng đến quá trình hình thành hoa và nở hoa Lan hồ điệp là loài chịu sáng nhưng không chịu được nắng, chúng kị ánh sáng chiếu trực tiếp nên tùy thuộc vào tuổi cây mà có sự điều chỉnh ánh sáng trông cho thích hợp nhu cầu ánh sáng thay đổi theo độ tuổi của cây Cây con: 10000 – 12000lux.

Cây nhỡ 12000 – 20000lux.

Cây trưởng thành sắp ra hoa : 20000 – 30000lux.

Trang 12

Trong điều kiện trồng trong nhà lưới , mùa hè và thu cần che đi 75 – 80% ánh sáng, mùa đông và xuân thì ánh sáng yếu hơn chỉ cần che 45 50% ánh sáng là đủ ở Việt Nam, cây lan

hồ điệp được trồng với 12 giờ chiếu sáng trong ngày trong đó khoảng 1 -2 giờ cây nhận được ánh sáng trực tiếp cây sẽ phát triển tốt ít trường hợp cây lan hồ điệp bị chết vì nắng , trừ trường hợp cây lan bị phơi nắng trực tiếp suốt quang chu kỳ 12 giờ chiếu sáng cây sẽ

bị những vết bỏng do cháy lá và đây là cửa ngõ cho sự xâm nhập của nấm bệnh và viut Điều kiện về độ ẩm.

Khi trồng lan cần lưu ý ba loại độ ẩm sau :

Độ ẩm của vùng : là ẩm độ của vùng sinh thái nhất định do điều kiện địa lý địa hình nói chung quy định

Độ ẩm của vườn lan : là độ ẩm của chính vườn lan, độ ẩm này có thể cải tạo được theo ý muốn nhờ chế độ tưới.

Độ ẩm trong chậu lan : là độ ẩm cục bộ do cấu tạo của giá thể, thể tích chậu, số lần tưới quy định ẩm độ này phụ thuộc vào người trồng lan.

Thông thường ẩm độ thích hợp với cây lan là từ 70 80%.

ẩm độ tối thiểu cần thiết cho lan hồ điệp sinh trưởng và phát triển tốt là 60%.

Điều kiện độ thông thoáng.

Ưa thoáng, sợ gió là một đặc điểm khi nói về hoa lan Không khí cũng như là một món ăn của cây lan Lan thường sống cheo leo trên vách đá hoặc bám chót vót trên các ngọn cây cao Dộ thoáng gió là một trong những đặc tính quan trọng về sinh thái của cây lan So với các loài lan khác, sự thông gió ở lan hồ điệp là tối cần thiết tuy nhiên một sự thông gió quá mạnh dễ làm cho cây mất nước nếu tốc độ gió lớn giá thể phải bít kín để giảm lượng thoát hơi nước, còn nếu vườn lan không thoáng khí thì giá thể phải thật thoáng vì nếu không giá thể sẽ là ổ xuất phát các mầm bệnh nguy hiểm.

Diều kiện giá thể trồng.

Các loại giá thể được sử dụng phổ biến hiện nay gồm : than hoa, gạch nung, xơ dừa,dớn (rêu biển), vỏ cây, mút xốp, Đối với cây lan non nên trồng trực tiếp vào dớn hoặc lót một lớp dớn ở dưới rễ Đối với việc dùng giá thể dớn cần lưu ý : cần phải xử lý tiệt trùng nước

và rửa đi rửa lại 3 – 4 lần

Điều kiện chậu trồng hoa lan.

Chậu trồng bằng đất nung hoặc chậu nhựa và thường cây lan sẽ phải chuyển chậu theo từng mốc sinh trưởng.

Trang 13

Với cây lan hồ điệp có tại cơ sở thì có các lứa tuổi từ vài tháng tuổi cho tới lơn nhất là 3 năm tuổi Ở đây điều kiện nhà lưới tốt và cây sinh trưởng phát triển đồng đều tuy nhiên còn có nhiều bệnh phát sinh từ trong nhà lưới hiện nay theo như thấy ở cơ sở thì thuốc trừ bệnh cho hoa lan hồ điệp chủ yếu là CuSO4 pha loãng phun lên cây bằng máy bơm áp lực Do phun phòng nhiều nên thay cho nước tưới luôn Khi gặp bệnh mới phát triển

thường dùng biện pháp thủ công để loại trừ vì thế nên bệnh không được loại bỏ triệt để và

có xu hướng lây lan dễ hơn Khi gặp bệnh nặng thì mới dùng thốc đặc trị.

Điều kiện để trồng hồ điệp thành công: Lan hồ điệp là cây rất khó tính do đó khâu đầu tiên

là phải chuẩn bị nhà trồng để có thể khống chế được các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và

độ ẩm bên trong Tuy nhiên để có được nhà phù hợp cho sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa đúng thời vụ cần rất nhiều điều kiện do đó cần phải có các thiết bị kèm theo như thiết bị tăng nhiệt, thiết bị giảm nhiệt, thiết bị điều chỉnh ánh sáng Với điều kiện các tỉnh phía Bắc nước ta thì làm nhà 2 mái vừa có tác dụng hạn chế ánh sáng mùa hè, giữ được nhiệt độ mùa đông

Chuẩn bị giá thể: Giá thể trồng lan phải tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải có khả năng giữ nước như mùn cây, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu, quyết, dớn hoặc rêu "Chi Lê" nhập nội đã được xử lý an toàn nấm bệnh

Chuẩn bị chậu: Yêu cầu của chậu trồng lan hồ điệp phải là chậu không sâu, nhỏ, màu trắng

và trong suốt thuận lợi cho bộ rễ phát triển và quang hợp Khi cây còn nhỏ dùng chậu có đường kính 5cm, sau 4 - 6 tháng khi cây có khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 12cm thì

chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm Sau giai đoạn trồng từ 9 đến 12 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 18cm thì tiếp tục chuyển sang chậu có đường kính 12cm

Kỹ thuật trồng cây vào chậu: Khi mua cây giống về trồng cần chú ý đến các cỡ của cây được phân cấp như sau: 2 lá cách nhau lớn hơn 5cm gọi là cỡ đặc cấp được trồng vào chậu có đường kính 7cm Nếu chiều dài 2 lá cách nhau từ 3 đến 5cm là cỡ cấp 1 trồng vào chậu đường kính 5cm Nếu 2 lá cách nhau 1,2-3 cm gọi là cỡ cấp 2 thì trồng vào các khay ươm cây con

Chăm sóc: Nên giữ nhiệt độ thích hợp trong nhà trồng ở mức 23 độ C, không được thấp hơn 20 độ C, đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt, độ ẩm thích hợp Trong giai đoạn đầu chế độ che sáng như sau: Mùa hè giảm bớt từ 80 - 90% lượng ánh sáng bình thường, mùa đông từ 60-70% Sau trồng 1 tháng bón thêm phân NPK với tỷ lệ 30-10-10 pha với nồng độ 30-40 mg/1 lít nước để phun cách 7-10 ngày/lần

Cách chăm sóc lan hồ điệp sau khi tàn hoa.

Trang 14

Sau khi chậu lan hồ điệp tàn hết hoa (khoảng 2 -3 tháng sau khi trung bày), người trồng cần tháo rời từng cây ra khoải chậu men.

Bước 1: cắt hết những rễ hư, thối, cắt bỏ lá già, ngồng hoa để khô ráo khoảng 2h cho vết cắt khô.

Bước 2: chọn một vài cái chậu nhỏ bằng đất nung có nhiều lỗ hoặc chậu nựa có móc treo

để trồng từng cây lan hồ điệp vào.

Bước 3: chọn giá thể trông bằng than vụn, xơ dừa, dớn trắng Chi Lê.

Bước 4: trồng cây lan vào chậu chèn than, dớn cho thật chắc, đảm bảo cho cây không bị lung lay cây.

Bước 5: để cây nơi sáng yếu, nơi hiên nhà, dưới tán cây, hoặc che hai lớp lưới sáng 70%, nấu có điều kiện nên che mưa cho những chậu lan hồ điệp.

Bước 6: định lỳ tưới nước, tưới phun phân qua lá cho cây, lúc nhỏ dùng phân NPK : 30 –

10 – 10 hoặc 20 – 20 – 20 bổ sung thêm B1… Và định kỳ phun thuocs trừ nấm bệnh cây theo phương pháp 4 đúng

1.5 Tham gia vào quá trình ra ngôi cây lan hồ điệp nuôi cấy mô nhập khẩu từ Đài Loan Quy trình ra ngôi cây lan invitro.

Bước 1: chuyển bị giá thể bó bầu, túi bầu, khay đựng bầu, chuyển bị nhà lạnh cho cây non Giá thể bó bầu là cây hoa lan là loại giớn biển được cho vào ngấm đều thuốc trừ nấm viben – C sau đó vắt ráo nước khi nào cầm giá thẻ lên bóp không ra nước nữa là được Nhà lạnh thực tế là khu nilon bao quanh máy điều hòa đủ điều kiện giảm nhiệt độ xuống mức mình cần.

Bước 2: lấy cây con ra khỏi bình nuôi cấy mô và nhúng rửa qua dung dịch viben – C lấy nhẹ nhàng tránh bị dập lá đứt rễ vì có đến 16 cây/bình.

Bước 3: bó bầu cho cây con.

Đây là khâu quan trọng nhất vì nó là tỉ lệ sống và phát triển tốt của cây con sau này Bó bầu nắm tay lại thấy đầy tay là được không được bóp chặt quá sẽ ảnh hưởng tới rễ non nếu lỏng quá cây sẽ nghiêng ngả giảm góc độ quang hợp Nếu cổ cây bị thấp quá dễ đọng nước và bị úng nếu cổ gốc cao quá cây dễ đổ khi tưới

Bước 4: chuyển cây con vào phòng lạnh ở nhiệt độ 14 – 15 0 C sau đó đưa dần lên nhiệt độ phòng 1.6 Tham gia vào việc ghép lan hoàng thảo và lan rừng lên khúc gỗ và thân cây mít.

Ngày đăng: 09/04/2015, 16:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w