Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 38 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
38
Dung lượng
21,1 MB
Nội dung
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Sự cần thiết của đề tài Với lợi thế tiềm năng nguồn nước ngọt dồi dào, những năm gần đây nghề Nuôi trồng Thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển rất nhanh chóng đã góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân. Cùng với sự phát triển của nghề nuôi cá thì nghề sản xuất cá giống hiện nay cũng không ngừng phát triển. Các Viện Nghiên Cứu, các trường Đại Học, Trung tâm giống Thủy sản,…đã và đang nghiên cứu sản xuất giống ra nhiều loài thủy sản mới và đã mang lại kết quả rất cao. Đây không những là một bước phát triển vượt bậc trong ngành Thủy sản mà còn là vấn đề rất cấp thiết trong việc bảo vệ nguồn lợi các loài Thủy sản ngoài tự nhiên ngày càng bị tuyệt chủng. Trong rất nhiều loài cá được chủ động sinh sản, có cá mè vinh (Barbodes gonionotus) là một trong số đó. Cá mè vinh là loài cá nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Việt Nam…Ở Việt Nam cá phân bố chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là loài cá quý, thịt thơm ngon, sản lượng ngoài tự nhiên cao, mùa vụ khai thác quanh năm, là loài cá dễ nuôi, lớn nhanh, là nguồn thực phẩm quen thuộc của người dân và là đối tượng nuôi phổ biến ở ĐBSCL. Cá mè vinh sống chủ yếu ở tầng đáy, là loài cá ăn tạp thiên về thực vật (lá, rau…), ăn cả mùn bã hữu cơ, thức ăn chế biến và thức ăn viên, phân gia súc. Cá nuôi được trong ao hồ nhỏ, không sống được trong vùng nhiễm phèn pH thấp hơn 5. Tăng trưởng trung bình của cá mè vinh từ 150-200g sau 10-12 tháng nuôi. Sức sinh sản cá khá cao (400.000 trứng/1kg cá cái), cá có thể đẻ nhiều lần trong năm. Trong quá trình sản xuất giống các loài cá nói chung và cá mè vinh nói riêng là phải tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng con giống hiện nay. Các vấn đề quan trọng đó bao gồm từ khâu nuôi vỗ cá bố mẹ, kích thích sinh sản cá và đặc biệt là nghiên cứu sâu về các biện pháp kỹ thuật khác nhau trong sinh sản cá. Xuất phát từ thực tiễn của môn học và được sự đồng ý của Khoa Thủy Sản – trường Đại Học Cần Thơ, đề tài “Kích thích sinh sản cá mè vinh bằng các phương pháp khác nhau” được tiến hành 1 1.2. Mục tiêu của đề tài So sánh một số chỉ tiêu sinh sản của cá mè vinh được kích thích bằng LH-RHa và bằng dòng chảy có lưu tốc khác nhau, tìm ra phương pháp tối ưu nhất trong sinh sản nhân tạo cá mè vinh, góp phần bổ sung tư liệu cho quá trình sản xuất giống ở Đồng bằng sông Cửu Long. 1.3. Nội dung nghiên cứu - Kích thích sinh sản cá mè vinh bằng cách tiêm kích dục tố LH-RHa (kết hợp với DOM) với các liều lượng khác nhau. - Kích thích sinh sản cá mè vinh bằng cách tạo dòng chảy với lưu tốc khác nhau. 2 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm sinh học cá mè vinh 2.1.1. Phân loại và hình thái Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993). Cá mè vinh (Barbodes gonionotus) là loài cá kinh tế nước ngọt thuộc: Bộ: Cypriniformes Họ: Cyprinidae Giống: Barbodes Loài: Barbodes gonionotus (Bleeker, 1850) Tên tiếng Việt: cá mè vinh Tên tiếng Anh: Silver barb Cá mè vinh thuộc loại cá cỡ nhỏ, chiều dài tối đa chừng 35 cm. Thân có dẹp 2 bên, có dáng hình thoi cao. Đầu nhỏ, mõm tù. Miệng cá nhỏ nằm ở đầu mõm, có 2 đôi râu (mõm và hàm) dài bằng nhau. Mắt cá to lệch về nữa trên của đầu. Thân trắng bạc, lưng xám đen, bụng xám bạc, đôi khi ánh vàng. Vây bụng và vây hậu môn có màu vàng da cam phớt đỏ ở phía ngoài. Hình 1: Hình dạng bên ngoài cá mè vinh (Nguồn:http://www.vietnamangling.com.vn) 3 2.1.2. Phân bố Cá mè vinh thường phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonexia….Ở Việt Nam cá phân bố rộng rãi trong các kênh rạch, sông ngòi, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long và sông Đồng Nai. Cá được di nhập ra nuôi ở các tỉnh phía Bắc. 2.1.3. Dinh dưỡng Lúc còn nhỏ (cá giống nhỏ) ăn các loại thực vật thủy sinh mềm như các loại rong nước, bèo cám Khi lớn cá có thể ăn các loại cỏ trên cạn. Ngoài ra cá cũng có thể ăn được thức ăn chế biến từ các lọai phụ phế phẩm nông nghịêp sẳn có tại địa phương (Dương Nhựt Long, 2003). 2.1.4. Sinh trưởng Theo Lê Như Xuân và ctv (1994), cá mè vinh có tốc độ lớn tương đối thực tế nhanh, nuôi trong ruộng lúa với mật độ vừa phải (1-2 con/m 2 ) cá có thể đạt 0,3 - 0,35 kg/con/ sau 6 – 8 tháng. Trong hệ thống mương vườn kết hợp, mật độ cá mè vinh thả 3 con/m 2 , sau 6 tháng nuôi, trọng lượng cá có thể đạt 150 – 240 gam/con. 2.1.5. Sinh sản Theo Phạm Minh Thành (2009), cá mè vinh tham gia sinh sản lần đầu sau 1 năm tuổi. Ngoài tự nhiên, mùa vụ sinh sản của cá thường kéo dài từ tháng 5 – 9. Do vậy, trong hoạt động sinh sản nhân tạo, có thể cho cá mè vinh sinh sản gần như quanh năm, chỉ trừ một vài tháng cuối năm như (tháng 11 và tháng 12). Một cá mẹ có thể tham gia sinh sản 4 – 5 lần/năm. Sức sinh sản của cá mè vinh dao động từ 200.000 – 300.000 trứng/kg. Trứng cá mè vinh thuộc lọai bán trôi nổi như cá mè trắng, cá trôi Ấn độ. Trong điều kiện nhiệt độ nước dao động từ 27 – 29 0 C, trứng cá mè vinh sẽ nở sau 12 giờ. Hình 2: Vuốt trứng cá mè vinh (Nguồn: http://tuoitre.vn/) 4 Cá mè vinh là loài di cư sinh sản, nuôi trong ao ruộng mương vườn mặc dù cá có trứng nhưng cá không đẻ đó là do thiếu các điều kiện thích hợp cho cá sinh sản. 2.2. Một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh sản cá mè vinh Theo Nguyễn Tường Anh (1999) và Phạm Minh Thành (2009) thì các yếu tố bên ngoài, các yếu tố hữu sinh và vô sinh của môi trường là rất quan trọng liên quan đến sự thành thục và sinh sản của cá và được coi là khâu đầu tiên trong những tác nhân dẫn đến sự sinh sản của cá. Một số chỉ tiêu sinh thái giúp kích thích cá mè vinh sinh sản bao gồm: 2.2.1. Dòng chảy Cá mè vinh ở nước ta có thể đẻ tự nhiên trên các con sông. Cá thành thục tốt trong điều kiện có dòng nước chảy. Mùa cá đẻ tự nhiên trùng với mùa lũ về, lúc đó mưa nhiều nên dòng chảy mạnh và mức nước dâng cao, kích thích cá đẻ tự nhiên ở sông (Phạm Văn Khánh, 2009). Dòng chảy trên sông có lưu tốc lớn, thời gian kéo dài thường là tín hiệu sinh thái của các loài cá như mè trắng, mè hoa, trắm cỏ. Nhưng đối với cá mè vinh chỉ cần một dòng chảy có lưu tốc không mạnh, không cần thời gian dài (tính bằng ngày) thì sẽ kích thích sinh sản cá sinh sản (Phạm Minh Thành, 2009). 2.2.2. Nhiệt độ Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) các loài cá nói chung và cá mè vinh nói riêng là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ là yếu tố môi trường ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến quá trình trao đổi chất, từ đó ảnh hưởng suốt đến quá trình sinh sản của cá. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình rụng trứng của cá mè vinh. Trong mùa đẻ trứng nếu nhiệt độ quá thấp thì mặc dù tuyến sinh dục đã đạt đến thời kỳ cuối của giai đoạn IV, có kích thích bằng các loại hormone thì trứng vẫn không rụng, phải đợi đến lúc nhiệt độ tăng đến một khoảng thích hợp thì cá mới bắt đầu rụng trứng. Nhiệt độ không thích hợp còn ảnh hưởng đến sự thụ tinh và phát triển của phôi. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm giảm tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở và tỉ lệ dị hình (Nguyễn Tường Anh, 1999) 2.2.3. Ánh sáng Cường độ chiếu sáng của mặt trời thay đổi trong năm theo các mùa khác nhau, mùa nắng thì cường độ chiếu sáng cao, mùa mưa thì cường độ chiếu sáng sẽ giảm. Sự thay đổi của cường độ chiếu sáng là yếu tố hoạt hóa đối với sự chín và rụng rứng (Nguyễn Văn Kiểm, 2005) 5 2.2.4. Dinh dưỡng Dinh dưỡng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể cá tôm hoạt động, đồng thời dinh dưỡng còn là nguồn nguyên liệu cho sự phát triển của tuyến sinh dục nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thành thục của cá. Trong điều kiện nuôi vỗ tốt, cơ thể cá tích lũy nhiều chất dinh dưỡng, sẽ có tỉ lệ thành thục cao hơn những cá cùng lứa nhưng nuôi vỗ kém (Phạm Minh Thành, 2009) 2.2.5. Yếu tố pH pH và hàm lượng ôxy là hai yếu tố có tác dụng tương tự như nhiệt độ. Sự sinh sản của cá có một phạm vi thích ứng nhất định đối với những nhân tố này. Phần nhiều trong mùa cá đẻ, những yếu tố này đều ở phạm vi thích hợp: độ pH 7.5-8.5; ôxy hòa tan 4-5 mg/l (Phạm Minh Thành, 2009) Tóm lại các yếu tố làm cho cá đẻ là có tính chất tổng hợp, bất kỳ một yếu tố riêng lẻ nào cũng làm cho cá chuyển trạng thái đẻ được. Ngược lại, nếu như một yếu tố như nhiệt độ, lượng ôxy hòa tan, pH nếu vượt quá giới hạn cho phép, thì dù các yếu tố khác có sự phối hợp rất tốt cũng sẽ gây bất lợi đến sự sinh sản cá (Nguyễn Văn Kiểm, 2005) 2.3. Kỹ thuật ấp trứng cá mè vinh Trứng cá mè vinh thuộc loại trứng bán trôi nổi nên khi kết thức trương nước thì trứng cá mè vinh tăng kích thước gấp 2 – 3 lần (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Tỷ trọng của trứng sau khi trương nước xấp xỉ với tỷ trọng của nước. Do đặc tính như vậy, trứng cá mè vinh sẽ lắng đáy, nếu gặp lớp bùn loãng thì trứng cá sẽ dính vào đó, bị thiếu ôxy thì trứng cá sẽ chết. Điều này lý giải tại sao trong tự nhiên đa số cá con sống sót không nhiều so với lượng trứng đẻ ra. Để nâng cao tỷ lệ nở trong sinh sản nhân tạo phải tạo điều kiện cho trứng lơ lửng như dòng chảy và sục khí…Phương tiện dùng để ấp các loại trứng này đòi hỏi các yêu cầu kỹ thuật sau: (1) Tạo dòng chảy, sục khí liên tục trong quá trình ấp trứng, hệ thống cấp nước phải thiết kế hoàn chỉnh và bể cấp nước phải đặt ở vị trí cao hơn hệ thống ấp trứng ít nhất 1 mét. (2) cung cấp đủ ôxy trong quá trình phát triển của phôi. Hiện nay có nhiều loại bể ấp trứng như bể vòng, bình Jar, bể composite tùy vào điều kiện kinh tế của gia đình… Theo Phạm Minh Thành (2009) kích thích sinh sản cá mè vinh được thực hiện tại bể vòng. Cá mè vinh thành thục được thả vào bể lúc buổi chiều, tỷ lệ đực/cái là 1/1. Dòng chảy là yếu tố sinh thái kích thích mạnh cho cá sinh sản. Trong quá trình quản lý cá sinh sản trên bể thường xuyên có lưu tốc dòng chảy 0,3 – 0,5m/s. Khi phát hiện cá phát tiếng kêu râm rang trong bể (cá đực phát ra) thì khóa van nước không cho chảy nữa, tiến hành sục khí để tăng hàm lượng ôxy. Sau khoảng 20 - 30 phút sau thì cá đẻ. Cá mè vinh đẻ sau 6 -7 giờ sau khi bắt đầu kích thích sinh sản bằng dòng nước. 6 2.4. Đặc điểm quá trình phát triển phôi cá mè vinh Theo Nguyễn Hữu Trường (1993), quá trình phát triển của phôi cá mè vinh chia làm 2 thời kỳ: tiền phôi và hậu phôi. - Thời kỳ tiền phôi: Là thời kỳ từ khi trứng được thụ tinh đến khi cá nở, thời kỳ được chia ra như sau: + Từ khi trứng đẻ ra đến khi phân cắt xong: Trứng đẻ ra được thụ tinh hay không được thụ tinh cũng đều thực hiện quá trình phân cắt thành 2, 4, 8 tế bào, …Ở nước tĩnh trứng cá sẽ chìm, ở nước chảy thì trứng cá trôi nổi. Vỏ trứng trong suốt, noãn hoàng lớn, vào nước vỏ trứng trương nước. Sau khi thụ tinh, nguyên sinh chất chuyển về cực động vật tạo thành đĩa phôi, sau đó tiếp tục phân cắt và chuyển qua giai đoạn phôi nang. Như vậy trong giai đoạn này có 2 trường hợp xãy ra cùng một lúc. Nếu trứng không được thụ tinh thì trứng cũng qua các lần phân cắt, nhưng quá trình phát triển đó sẽ kết thúc và bị phân hủy trước khi chuyển sang phôi vị, còn trứng được thụ tinh thì được tiếp tục phát triển qua các giai đoạn sau. + Từ phôi nang đến phôi vị: Trứng phát triển thành nhiều tế bào, xếp thành từng tầng, gọi là phôi tầng. Lúc đầu phôi tầng dâng lên cao, sau hạ thấp xuống hình thành xoang phôi nang sau 3 giờ. Phôi nang sinh trưởng về phía dưới chiếm khoảng 1/3 trứng. Các tầng tế bào tiếp tục phát triển bao xuống, một bộ phận tế bào chuyển vào trong thành phôi vòng và nuôi phôi. Nếu nhiệt độ từ 22 o C – 24 o C thì phôi vị bao tới ¾ trứng (khoảng trên 10 giờ). + Phôi thần kinh: Phôi bao xuống noãn hoàng, một số cơ quan bên trong bắt đầu có mầm sống như: dây sống, đốt cơ thứ 2, mắt, mũi, thân phôi. Kết thúc là sự xuất hiện của mũi và thân phôi. + Từ mầm đuôi đến khi nở: Phôi dài dần, đầu đuôi xích gần nhau, đốt cột sống tăng lên, mầm đuôi xuất hiện, đuôi dần dần nở tới khi đầu đuôi thành đường thẳng, noãn hoàng từ tròn chuyển sang dài, các cơ quan như: tim, đường vây bên, hậu môn xuất hiện và tiếp tục phát triển. Đây là thời kỳ cá mè vinh nở. - Thời kỳ hậu phôi: là thời kỳ sau khi cá nở, cá dài khoảng 4,5 mm đến 5,2 mm, màu trong suốt, có khoảng 36 – 38 đốt, noãn hoàng hình lưỡi hái, các cơ quan chưa hoàn thiện, tim đập. Thời kỳ này chia làm 2 giai đoạn: + Cá bột: Cá nở sau 1 ngày, dài 5, 8 – 6,5 mm, noãn hoàng nhỏ, có 40 đốt cơ, mắt có. Cá nở sau 2 ngày, dài 7,5 – 8,0 mm, có 43 đốt cơ và sắc tố đen. Cá nở sau 3 ngày dài 8,2 – 8,5 mm, bong bóng đầy khí, lược mang có 8 – 10 đốt tia mang, noãn hoàng gần hết, bắt đầu ăn động vật nhỏ. Cá nở sau 4 ngày, dài 8,7 – 9,0 mm, lược mang từ 26 – 27 cái, răng hàm xuất hiện và cá ăn mạnh hơn. 7 + Cá hương: Sau 5 – 6 ngày nở, cá khỏe, ăn nhiều. Cá nở sau 7 ngày dài 12 – 13 mm. Cá nở sau 10 ngày dài 18 mm. Cá nở sau 13 ngày các lược mang hình thành màng liên kết, cá bắt đầu ăn động vật phù du. thành. Cá nở sau 17 ngày dài 27 mm, xuất hiện vẩy, cấu tạo giống như cá trưởng. Cá nở sau 25 ngày kết thúc giai đoạn cá bột, cá hương và kết thúc toàn bộ thời kỳ phôi. 2.5. Một số vấn đề liên quan đến sinh sản ở cá mè vinh 2.5.1. Chuẩn bị trước khi kích thích sinh sản cá Đối với bể đẻ, bể ấp: kiểm tra độ an toàn và điều kiện kỹ thuật vận hành rồi rữa sạch, bố trí sục khí và cấp nước. Đối với thí nghiệm kích thích sinh sản cá bằng dòng chảy, cho cá đẻ và ấp trứng trong bể vòng (bể Trung Quốc). Bể được xây bằng xi măng, hình vành khăn, đường kính bên trong rộng 0,8 – 1 mét và đường kính ngoài rộng khoảng 3 mét. Nước cấp để ấp trứng được cấp qua phần vành khăn qua van điều tiết và hệ thống vùi phun (6 – 8 cái) đặt ở đáy vành khăn. Nước tiêu từ vành khăn được lọc qua lưới, chảy vào lõi bể (hình tròn) rồi thoát ra ngoài theo ống đặt ngầm dưới đáy bể. Nhờ cấu tạo như vậy nước chảy trong của bể vòng luôn thành dòng liên tục, quay tròn (Nguyễn Tường Anh, 2005). Hình 3: Bể vòng sử dụng cho đẻ cá mè vinh Chuẩn bị hormone và vật tư phục vụ việc tiêm hormone (cối, nước muối sinh lý, kim tiêm, ống chích,…). Kiểm tra thiết bị bơm nước, máy sục khí chuẩn bị để bắt cá bố mẹ thành thục. Khi có kế hoạch kích thích sinh sản cá thì ngưng cho cá ăn 1 ngày trước khi tiến hành kéo lưới. Tỷ lệ chọn lựa đực cái là 1/1 (thụ tinh tự nhiên), 1/4 – 1/3 đối với thụ tinh nhân tạo. Cần tính toán và sắp xếp thời gian kéo lưới bắt cá hợp lý, tránh lúc nắng gắt và tránh lưu giữ cá lâu trên bể đẻ. Sau khi kéo lưới bắt được cá thành thục thì lưu giữ cá lâu trên bể chứa có điều kiện thuận lợi về không gian bơi lội, về hàm lượng ôxy, tránh tình trạng cá bị mệt, thiếu ôxy, cá sẽ sinh sản kém. 8 2.5.2. Nguyên tắc chung khi kích thích sinh sản cá Việc sử dụng các kích thích tố để kích thích sinh sản cá đúng với giai đoạn thành thục của cá sẽ đem lại hiệu quả cao vả ngược lại sẽ cho kết quả âm (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Do đó, nguyên tắc cơ bản trong quá trình dùng kích dục tố kích thích sinh sản cá là phải dùng đúng loại kích dục tố, đúng liều lượng theo nghiên cứu và đúng thứ tự trước sau theo bản chất tác dụng của kích dục tố. Trong quá trình sinh sản nhân tạo, tùy từng đối tượng sinh sản, tùy từng trường hợp cụ thể mà tiêm với liều lượng và số lần khác nhau. Trong nghiên cứu sinh sản cá, nguyên tắc chung trong việc tiêm kích dục tố kích thích sinh sản cá là tiêm nhiều lần với liều lượng thấp phù hợp với từng giai đoạn thành thục của tế bào trứng. Đối với cho đẻ cá mè vinh thì ngoài việc sử dụng các loại hormone KTSS như LH-RHa, HCG…thì dòng chảy là tác nhân chính kích thích sinh sản. Trong tự nhiên, tác nhân sinh thái có vị trí đầu tiên trong dây chuyền phản ứng gây nên sự sinh sản của cá. Nghĩa là dòng chảy và một số tác nhân sinh thái khác giữ vai trò phát động, khởi xướng cho sự xuất hiện các tác nhân sinh lý (chủ yếu là hormone) gây nên sự sinh sản của cá (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Cá mè vinh thuộc nhóm cá đẻ trứng bán trôi nổi, chỉ cần dòng không cần lưu tốc mạnh, không cần thời gian dài (tính bằng giờ). Vì vậy trong sinh sản cá mè vinh ngoài việc sử dụng kích dục tố thì cho cá đẻ bằng dòng chảy cũng cho kết quả cao (Phạm Minh Thành, 2009). 2.5.3. Sử dụng kích tố LH-RHa cho sinh sản cá LH-RHa (Luteotropin Hormone Releasing Hormone Analog) là hormone nhân tạo, có hoạt tính cao, loại hormone này có tác dụng như GnRH và được sử dụng kèm theo thụ thể nhân tạo kháng Dopamine là Domperidon. GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone) là hormone phóng thích kích dục tố. Dưới tác dụng của các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, ánh sáng, dòng nước, giới tính…vùng dưới đồi (hypothalamus) và não trước tiết ta GnRH kích thích não thùy tiết ra kích dục tố. GnRH được sử dụng rộng rãi trên từng thế giới vì có nhiều ưu điểm như: (i) có thể tổng hợp được và có chất lượng luôn ổn định, (ii) tránh sự lan truyền của bệnh, (iii) sử dụng được với nhiều loài cá khác nhau (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Ở nước ta, LH-RHa và Domperidon được sử dụng khoảng 20 năm gần đây, hiện nay được dùng phổ biến trên nhiều loài cá, được nhập từ Trung Quốc, có giá rẽ lại không gây phản ứng phụ và phản ứng miễn dịch đối với cá nếu sử dụng liều lượng hợp lý (Phạm Minh Thành, 2009). 9 LH-RHa có tác dụng làm chuyển hóa buồng trứng và đồng thời gián tiếp gây rụng trứng. Tuy nhiên, khi sử dụng LH-RHa kích thích sinh sản cá thì có nhược điểm là kéo dài thời gian tái phát dục của cá so với sử dụng HCG hoặc não thùy. Nguyên nhân chủ yếu là LH-RHa đã làm cho cá sử dụng cạn kiệt FSH và LH từ não thùy cho quá trình chín và rụng trứng. Theo Nguyễn Tường Anh (1999), LH-RHa là hormone nhân tạo, được sử dụng rộng rãi cho cá và động vật nối chung, là hormone giải phóng LH và FSH từ não thùy thể. Hình 4: Kích dục tố LH- RHa và DOM kích thích cá sinh sản 2.5.4. Cơ sở của việc dùng chất kháng Domperidone cho cá sinh sản Peter và ctv (1986) được trích dẫn bởi Thạch Văn Mỹ (2010) đã kết luận khi nghiên cứu sâu về sinh sản cá đã phát hiện chất Dopamine hoạt động như một yếu tố ngăn cản sự tổng hợp kích dục tố. Chính cơ chế này đã làm hạn chế tác dụng của GnRH đối với cơ chết tiết kích dục tố của não thùy từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của cá. Để làm mất cơ chế này, Peter đã tìm ra một chất kháng Dopamine, đó là một chất dùng kết hợp với GnRH có tác dụng rất tốt trong quá trình trong quá trình sinh sản nhân tạo các loài cá (chất kháng Dopamine hiện nay được sử dụng kết hợp với GnRH phổ biến là dạng Motilium – viên DOM). Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) cho rằng Domperidon là tên hóa học của thụ thể nhân tạo, có nhiều tên thương mại khác nhau, nhưng tên thường dùng là Motilium (viên DOM), 1 viên DOM có khối lượng 10mg. 2.6. Một số thử nghiệm kích thích sinh sản cá mè vinh 2.6.1. Kích thích sinh sản cá mè vinh bằng dòng chảy Mai Đình Yên (1983) cho đẻ cá mè vinh bằng cách chọn cá bố mẹ thành thục sắp đẻ, chuẩn bị ao cho đẻ 0.1 – 0.2 ha sau đó phun mưa nhân tạo, ở giữa ao có đào 1 hố khoảng 16m 2 để cho cá đẻ trú ẩn, sâu một thời gian gây mưa cho ao, cá bố mẹ đã đẻ. Cá mè vinh nuôi trong ao từ 3 – 4 tháng cho đẻ 1 lần. 10 [...]... về mặt sản xuất cá giống - Xét về mặt kinh tế, về khả năng sinh sản của cá thì hình thức kích thích sinh sản cá mè vinh bằng cách tiêu LH-RHa, cá có thời gian hiệu ứng ngắn hơn, tỷ lệ cá sinh sản cao hơn, cá đẻ trứng đồng loạt hơn so với phương pháp cho cá đẻ bằng cách tạo dòng chảy 30 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kết quả theo dõi các chỉ tiêu môi trường trong thí nghiệm kích thích sinh sản cá mè vinh bằng dòng... trứng cá mè vinh 25 Nhìn chung, các yếu tố môi trường đều thích hợp cho quá trình bố trí thí nghiệm kích thích sinh sản cá mè vinh Các thông số ở các đợt thí nghiệm tuy có chênh lệch nhưng không lớn, không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm 4.2.2 Kết quả một số chỉ tiêu kích thích sinh sản cá mè vinh bằng kích dục tố LH-RHa Vấn đề sử dụng kích dục tố LH-RHa kết hợp với DOM để kích thích cá mè vinh hiện... tiến hành kích thích sinh sản cá mè vinh bằng dòng chảy và bằng kích dục tố LH-RHa Các nghiệm thức thí nghiệm trong cùng đợt sinh sản được bố trí cùng địa điểm, cùng điều kiện thời tiết, khí hậu Mỗi nghiệm thức được thực hiện với 3 lần lặp lại Các thí nghiệm được trình bày theo bảng sau: 3.3.2.1 Thí nghiệm 1: Kích thích sinh sản cá mè vinh bằng dòng chảy Thí nghiệm kích thích sinh sản cá mè vinh bằng dòng... thấp dẫn đến tỷ lệ cá tham gia sinh sản không cao so với NT II và NT III Trong đợt sinh sản cá mè vinh vào đầu tháng 4, cũng gần mùa bắt đầu sinh sản các loài cá ở ĐBSCL nói chung và cá mè vinh nói riêng, cho nên tỷ lệ thành thục của cá cao dẫn tới khi kích thích sinh sản cá bằng thì thời gian hiệu ứng thuốc được rút ngắn và tỷ lệ cá đẻ cao Nhìn chung, kích thích sinh sản cá mè vinh bằng kích dục... trình sinh sản cá mè vinh Thí nghiệm Lưu tốc (m/s) Tỷ lệ (đực:cái) Nghiệm thức 1 0 1:1 Nghiệm thức 2 0,1 1:1 Nghiệm thức 3 0,3 1:1 Nghiệm thức 4 0,5 1:1 15 3.3.2.2 Thí nghiệm 2: Kích thích sinh sản cá mè vinh bằng LH-RHa Sử dụng LH-RHa với các liều lượng khác nhau để kích thích cá mè vinh sinh sản Các thí nghiệm được trình bày ở Bảng 2 Thí nghiệm được bố trí 3 lần lặp lại Bảng 2: Thí nghiệm kích thích sinh. .. làm tín hiệu sinh sản thì cũng làm cá đẻ tốt 21 Kích thích sinh sản cá mè vinh bằng dòng chảy hiện nay có sử dụng nhưng không rộng rãi lắm, chỉ thường xuyên đối với các loài cá như cá mè vinh, tai tượng, cá hường, cá nàng hai,…Nguyên nhân chủ yếu của việc cho đẻ không phổ biến này là đàn cá được kích thích sinh sản không đẻ tập trung như phương thức cho cá đẻ bằng tiêm hormone 4.1.2.2 Tỷ lệ cá đẻ Từ bảng... DOM/2kg cá cái để kích thích sinh sản cá mè vinh đã cho kết quả sinh sản rất tốt, tỷ lệ đẻ đạt 80%, tỷ lệ thụ tinh đạt 79.42%, tỷ lệ nở đạt 89.99% Theo Nguyễn Văn Kiểm (2005) đã kích thích sinh sản cá mè vinh bằng LHRHa với liều lượng 20-25µg/1 kg cá cái + 10mg DOM Phạm Văn Khánh (2009) đã dùng LH-RHa kết hợp với DOM với liều lượng 80-100µg/1 kg cá cái + 5mg DOM, cá đực dùng 1/3-1/2 liều của cá cái Sau... lệ nở đạt (94,33%) - Cá mè vinh khi đã thành thục sinh dục tốt nhưng không có tín hiệu sinh thái kích thích sinh sản (dòng chảy) thì cá không đẻ được - Nghiệm thức kích thích sinh sản cá mè vinh bằng kích dục tố với liều lượng (90µgLH-RHa kết hợp với 10mg DOM) cho kết quả sinh sản cao: tỷ lệ cá đẻ đạt (91,3%), tỷ lệ thụ tinh đạt (93,77%), tỷ lệ nở đạt (92,07%) - Sức sinh sản cá mè vinh có tương quan... chảy với lưu tốc khác nhau Theo Phạm Văn Khánh (1998), cá mè vinh là loài cá có sức sinh sản cao nhất trong các loài cá nước ngọt Ngoài tự nhiên, sức sinh sản của cá từ 700.000 900.000 trứng/kg cá cái Điều này cũng phù hợp với kết quả của thí nghiệm trên Ở NT IV cho cá đẻ với lưu tốc dòng chảy 0.5m/s, trọng lượng cá cái cao hơn các nghiệm thức khác, điều này cho thấy sức sinh sản của cá tương quan tỷ... chảy là yếu tố sinh thái quết định đến sự sinh sản của cá Dòng chảy càng mạnh thì càng kích thích càng nhanh đến quá trình sinh sản của cá Nhìn chung, các loài cá ở tự nhiên đều có đặc tính di cư sinh sản, điều kiện thích hợp cho mỗi loài cá cũng khác nhau về nhiệt độ, hàm lượng ôxy hòa tan, ánh sáng, dòng chảy, cây cỏ thủy sinh, …quyết định cho sinh sản tùy loài Cá mè vinh thuộc nhóm cá đẻ trứng bán . thích sinh sản cá mè vinh bằng cách tiêm kích dục tố LH-RHa (kết hợp với DOM) với các liều lượng khác nhau. - Kích thích sinh sản cá mè vinh bằng cách tạo dòng chảy với lưu tốc khác nhau. 2 PHẦN. 0,5 1:1 15 3.3.2.2. Thí nghiệm 2: Kích thích sinh sản cá mè vinh bằng LH-RHa Sử dụng LH-RHa với các liều lượng khác nhau để kích thích cá mè vinh sinh sản. Các thí nghiệm được trình bày ở Bảng. lại. Các thí nghiệm được trình bày theo bảng sau: 3.3.2.1. Thí nghiệm 1: Kích thích sinh sản cá mè vinh bằng dòng chảy Thí nghiệm kích thích sinh sản cá mè vinh bằng dòng chảy với lưu tốc khác nhau