1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Xây dựng các giải pháp nâng cao khả năng truyền tải điện và cải thiện chất lượng điện năng của đường dây 220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai

119 367 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIPHAN QUỐC HỒNG XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TRUYỀN TẢI ĐIỆN VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG CỦA ĐƯỜNG DÂY 220KV MUA ĐIỆN TRUNG QUỐC QUA CỬA K

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

PHAN QUỐC HỒNG

XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TRUYỀN TẢI ĐIỆN VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG CỦA ĐƯỜNG DÂY 220KV MUA ĐIỆN TRUNG

QUỐC QUA CỬA KHẨU LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS PHAN DIỆU HƯƠNG

Hà Nội - 2013

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hoàn toàn được hìnhthành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn

khoa học của TS Phan Diệu Hương Các số liệu và kết quả có được trong luận văn

tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực./

Tác giả

Phan Quốc Hồng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại Viện Kinh tế và Quản lý - TrườngĐại học Bách khoa Hà Nội, đến nay tôi đã hoàn thành xong luận văn của mình.Trước hết tôi xin chân thành cản ơn các thầy cô giáo trong Viện Kinh tế vàQuản lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Phan Diệu Hương người

đã trực tiếp hướng dẫn, chỉnh sửa trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luậnvăn này Chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các cán bộ, các nhân viên tạiCông ty Truyền tải điện I, đặc biệt là Chi nhánh Truyền tải điện Tây Bắc đã giúp đỡtôi góp phần hoàn thiện luận văn của mình

Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân, đồngnghiệp đã luôn sát cánh trợ giúp tôi trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu.Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng do còn nhữnghạn chế về mặt kinh nghiệm cũng như về mặt lý thuyết nên không thể tránh khỏinhững thiếu sót Kính mong thầy cô trong hội đồng bảo vệ góp ý để luận văn đượchoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!.

Học viên

Phan Quốc Hồng

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: C Ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ N Ă NG TRUYỀN TẢI VÀ CHẤT L Ư ỢNG Đ IỆN N Ă NG Đ ỐI VỚI ĐƯ ỜNG DÂY TRUYỀN TẢI 4

1.1 Khái niệm về khả n ă ng truyền tải đ iện của đư ờng dây 4

1.2 Khái niệm chất l ư ợng và chất l ư ợng đ iện n ă ng truyền tải 5

1.2.1 Khái niệm về chất l ư ợng .5

1.2.2 Khái niệm chất l ư ợng đ iện n ă ng truyền tải .7

1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao khả n ă ng truyền tải đ iện và cải thiện chất l ư ợng đ iện n ă ng 8

1.4 Các tiêu chí đánh giá khả năng truyền tải và chất lượng điện năng truyền tải 9

1 4 1 Đ iện n ă ng truyền tải .9

1.4 2 Cấu trúc đư ờng dây .10

1.4 3 Thiết bị bù đư ờng dây (bù dọc, bù ngang) .11

1.5 Tiêu chí đá nh giá chất l ư ợng đ iện n ă ng truyền tải của đư ờng dây 11

1 5 1 Tiêu chuẩn về đ ộ lệch tần số 11

1 5 2 Tiêu chuẩn về đ ộ lệch đ iện áp .13

1 5 3 Tiêu chuẩn về đ ộ tin cậy cung cấp đ iện và suất sự cố .14

1 5 4 Tiêu chuẩn về chi phí truyền tải .15

Trang 5

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng truyền tải điện và chất

lượng điện năng của đường dây 16

Phương hướng về lý thuyết để nâng cao khả năng truyền tải và

chất lượng điện năng truyền tải 26

Một số kinh nghiệm về nâng cao khả năng truyền tải và chất

lượng điện năng trong Tập đoàn điện lực Việt Nam và một số nước 28

VÀ CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG CỦA ĐƯỜNG DÂY 220 KV MUA ĐIỆN TRUNG QUỐC QUA CỬA KHẨU LÀO CAI 32 2.1 Giới thiệu Tổng quan Công ty truyền tải điện 1; Truyền tải điện

Tây Bắc và đường dây 220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào cai 32

2.1.1 Giới thiệu tổng quan Công ty truyền tải đ iện 1 và Truyền tải đ iện Tây

Bắc

.32

Trang 6

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển đư ờng dây 220 kV mua đ iện

Trung Quốc qua của khẩu Lào Cai .36

2.1.3 Chức n ă ng nhiệm vụ đư ờng dây 220kV mua đ iện Trung Quốc qua

cửa khẩu Lào Cai 36

2.1.4 Chức n ă ng nhiệm vụ đư ờng dây 220kV mua đ iện Trung Quốc qua

cửa khẩu Lào Cai 37

2.2 Những đặc điểm quan trọng của đường dây 220 kV mua điện

2.3 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của đường dây 220 kV mua

2.4 Phân tích hiện trạng khả năng truyền tải điện và chất lượng điện

năng của đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai ( 2010 – 2012) 39

2.4.1 Phân tích thực trạng khả n ă ng truyền tải đ iện của đư ờng dây 220 kV

mua đ iện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai .39

2.4.2 Thực trạng chất l ư ợng đ iện n ă ng của đư ờng dây 220 kV mua đ iện

Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai 45

2.4.3 Những biện pháp Công ty truyền tải đ iện 1 - Truyền tải đ iện Tây Bắc

đã

áp dụng nhằm nâng cao khả n ă ng truyền tải và cải thiện chất l ư ợng

đ iện n ă ng của đư ờng dây 220kV mua đ iện trung Quốc qua cửa khẩuLào Cai 67

2.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đường dây 220kV mua điện

2.5.1 Các yếu tố ảnh h ư ởng đ ến khả n ă ng truyền tải đ iện của đư ờng dây

220kV mua đ iện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai .69

2.5.2 Các yếu tố ảnh h ư ởng đ ến chất l ư ợng đ iện n ă ng của đư ờng dây

220kV mua đ iện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai .70

Trang 7

2.6 Nguyên nhân chính ảnh h ư ởng không tốt đ ến khả n ă ng truyền

tải và chất l ư ợng đ iện n ă ng của đư ờng dây 220kV mua đ iện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai 72

2.6.1 Nguyên nhân gây ra sự cố của đư ờng dây 220kV mua đ iện Trung

Quốc qua cửa khẩu Lào Cai .72

2.6.2 Nguyên nhân cấu trúc đư ờng dây và trạm biến áp của đư ờng dây

220kV mua đ iện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai .72

2.6.3 Nguyên nhân công tác quản lý vận hành sửa chữa đư ờng dây 220kV

mua đ iện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai .73

Tóm tắt chương 2 74 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TRUYỀN TẢI VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG CỦA ĐƯỜNG DÂY 220 KV MUA ĐIỆN TRUNG QUỐC QUA CỬA KHẨU LÀO CAI 75 3.1.

Nhu cầu điện tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới 75 3.2 Định hướng phát triển đường dây 220kV mua điện Trung Quốc

qua cửa khẩu Lào Cai của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia 76 3.3.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng truyền tải điện và

cải thiện chất lượng điện năng của đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai 78

3.3.1 Biện pháp nhằm nâng cao khả n ă ng truyền tải đ iện của đư ờng dây

220 kV mua đ iện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai .78

3.3.2 Biện pháp nhằm cải thiện chất l ư ợng đ iện n ă ng của đư ờng dây 220

kV mua đ iện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai .91

Tóm tắt chương 3 101 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO Error: Reference source not found 105

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu và chữ viết tắt Diễn giải

EVN Tập đoàn Điện lực

TTĐ Truyền tải điện

A0 Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia

A1 Trung tâm điều độ Hệ thống điện Miền Bắc

TQM Quản lý chất lượng toàn diện ( Total Quality

ManagementTQC Kiểm soát chất lượng tổng thể ( Total Quality Control)

TU Máy biến điện áp

TI Máy biến dòng điện

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phạm vi dao động tần số của hệ thống điện quốc gia……… 12

Bảng 1.2 Dải tần số cho phép và số lần cho phép trong trường hợp sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng hoặc trạng thái khẩn cấp ……… 13

Bảng 1.3 Điện áp tại thanh cái cho phép vận hành trên lưới điện truyền tải 14

Bảng 2.1Bảng một số chỉ tiêu hoạt động của đường dây 220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai ……… 39

Bảng 2.2 Bảng thông số kỹ thuật máy biến áp của Truyền tải điện Tây Bắc 40

Bảng 2.3 Bảng sản lượng truyền tải của đường dây 220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai ……… 41

Bảng 2.4 Bảng số liệu các cung đoạn của đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai……… 43

Bảng 2.5 Bảng sản lượng truyền tải của các cung đoạn đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai……… 43

Bảng 2.6 Tổng hợp tần số điển hình trong 24 giờ trong ngày ……….45

Bảng 2.7 Số lần truyền tải điện vận hành ở chế độ tần số thấp ……… 47

Bảng 2.8 Tổng hợp dao động điện áp trong khi vận hành 47

Bảng 2.9 Tổng hợp độ lệch điện áp so với điện áp định mức 48

Bảng 2.10 Chỉ tiêu suất sự cố của Truyền tải điện Tây Bắc 49

Bảng 2.11 Suất sự cố thực hiện so với suất sự cố định mức của đường dây 220 kV năm 2010 49

Bảng 2.12 Suất sự cố thực hiện so với suất sự cố định mức năm 2011 50

Bảng 2.13 Suất sự cố thực hiện so với suất sự cố định mức năm 2012 50

Bảng 2.14 Các nguyên nhân gây ra sự cố đường dây 220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai 53

Bảng 2.15 Tổng hợp suất sự cố các khu vực đường dây 220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai 55

Bảng 2.16 Các nguyên nhân gây ra sự cố trên đường dây 220kV Việt Trì -Vĩnh Yên 57

Trang 10

Bảng 2.17 Các nguyên nhân gây ra sự cố trên đường dây 220kV Việt Trì - Yên

Bái 58

Bảng 2.18 Các nguyên nhân gây ra sự cố trạm 220kV Lào Cai 60

Bảng 2.19 Các nguyên nhân gây ra sự cố trạm 220kV Vĩnh Yên 61

Bảng 2.20 Các nguyên nhân gây ra sự cố đường dây 220kV Yên Bái – Lào Cai .6

2 Bảng 2.21 Chi phí thực hiện chi phí so với định mức từ năm 2010 đến 2012 66

Bảng 3.1 Nhu cầu nhập khẩu điện tại các ngăn của TTĐ Tây Bắc 76

Bảng 3.2 Thông số dây các dây dẫn của đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai 78

Bảng 3.3 Bảng sản lượng truyền tải đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai 80

Bảng 3.4 Bảng chi phí lắp đặt chống sét van trên đường dây 220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai 82

Bảng 3.5 Tổng hợp chi phí của Đội thí nghiệm và Sửa chữa thiết bị điện 87

Bảng 3.6 Suất sự cố năm 2012 90

Bảng 3.7 Bảng tổng hợp nhu cầu phụ tải và cân bằng công suất khu vực Tây Bắc đến năm 2020 92

Bảng 3.8 Bảng tổng hợp giá trị dự toán xây dựng, lắp đặt và thí nghiệm nâng công suất trạm 220kV Lào Cai 94

Bảng 3.9 Bảng thông số kỹ thuật loại SDC, SDCT, SDCTT 96

Bảng 3.10 Bảng thông số kỹ thuật Loại CBD, CBD-E, CBD-EE 96

Bảng 3.11 Bảng thông số kỹ thuật dao cách lý dàn tụ 96

Trang 11

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1 Mô hình phiếu kiểm tra chất lượng 23

Hình 1.2 Sơ đồ nhân quả Ishikawa 24

Hình 1.3 Minh họa mẫu biểu đồ kiểm soát 24

Hình 1.4 Minh họa mẫu biểu đồ Pareto 25

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Công ty Truyền tải điện 1 33

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức Truyền tải điện Tây Bắc 34

Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy đội đường dây 37

Hình 2.4 Sơ đồ xương cá các nguyên nhân gây ra sự cố đường dây 220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai 52

Hình 2.5 Biểu đồ Pareto thể hiện tần suất số vụ sự cố đường dây 220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai 54

Hình 2.6 Sơ đồ xương cá các nguyên nhân gây ra sự cố đường dây 220kV Việt Trì - Vĩnh Yên 56

Hình 2.7 Biểu đồ Pareto thể hiện tần suất số vụ sự cố trên đường đây 220kV Việt Trì - Vĩnh Yên 58

Hình 2.8 Biểu đồ Pareto thể hiện tần suất số vụ sự cố trên đường đây 220kV Việt Trì – Yên Bái 59

Hình 2.9 Biểu đồ Pareto thể hiện tần suất số vụ sự cố trạm 220kV Lào Cai 60

Hình 2.10 Biểu đồ Pareto thể hiện tần suất số vụ sự cố trạm 220kV Vĩnh Yên

61

Hình 2.11 Biểu đồ Pareto thể hiện tần suất số vụ sự cố đường dây 220kV Yên Bái – Lào Cai 63

Hình 2.12 Sử dụng thiết bị báo sự cố trên lưới điện hình tia FLA3 được dùng cho đường dây 220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai

68

Trang 12

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy đội thí nghiệm sửa chữa 86

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngành điện là một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, có vai trò vô cùng quantrọng trong nền kinh tế quốc dân Vì vậy, Việt Nam luôn luôn tập trung đầu tư, chỉđạo một cách toàn diện đối với hoạt động của ngành điện Trong suốt quá trình hìnhthành và phát triển, ngành điện đã luôn cố gắng hoàn thành một cách có hiệu quảnhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội đã được Nhà nước giao phó, đóng góp vào côngcuộc đổi mới xây dựng đất nước và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngàynay

Năm 2006, Chính phủ đã cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư xâydựng các đường dây 220 kV mua điện từ Trung Quốc Với mục đích nhằm giảiquyết vấn đề Miền Bắc mỗi năm thiếu khoảng hơn 1.000 MW Trong khi lúc đócác công trình nguồn đang được triển khai nhưng do nhiều lý do lại khó lòng vềđích như kế hoạch Và tốc độ tăng trưởng phụ tải lớn dẫn đến vượt khả năng tải của

cả hai đường dây 500 kV Bắc – Nam Vì vậy đây là một giải pháp quan trọng củaTập đoàn Điện lực Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ điện năng tại các tỉnhMiền Bắc, đặc biệt là khu vực Tây Bắc và một số tỉnh Đông Bắc Bộ Ngày26/9/2006 đã trở thành một mốc son lịch sử của ngành Điện lực Việt Nam: Đóngđiện các đường dây 220 kV mua điện của Trung Quốc qua hướng Lào Cai

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ nhiều về điện năng lớn, trong khi hệ thống đườngdây 220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai chưa đủ khả năng truyềntải tối đa Ngoài ra, đường dây dài lớn hơn 300 km, đi qua nhiều địa hình núi cao,các quặng,…nên ảnh hưởng đến khả năng tải của đường dây

Về chất lượng điện năng của đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc quacửa khẩu Lào Cai, trong những năm qua đã xảy ra khá nhiều sự cố Một phần sự cố

do điều kiện tự nhiên của khu vực Tây Bắc như địa hình, thời tiết khắc nghiệt, sấmsét… một phần nữa là do phía chủ quan của doanh nghiệp như tính cẩu thả của nhânviên, chi phí đầu tư chưa nhiều…nên cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng điện năngtruyền tải của đường dây 220kV

Trang 14

Vì những lý do như vậy, cùng với việc tôi đang trực tiếp làm việc tại Truyền

tải điện Tây Bắc - Công ty truyền tải điện 1 nên tôi xin chọn đề tài “ Xây dựng các giải pháp nâng cao khả năng truyền tải điện và cải thiện chất lượng điện năng của đường dây 220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai” làm luận

văn thạc sĩ của mình nhằm tập hợp, hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận vềkhả năng truyền tải và chất lượng điện năng, từ đó phân tích thực trạng và đề ra một

số giải pháp nhằm nâng cao khả năng truyền tải và chất lượng điện năng của đườngdây 220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai

- Đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng truyền tải và cảithiện chất lượng điện năng đối với đường dây truyền tải 220 kV mua điện TrungQuốc qua cửa khẩu Lào Cai

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

- Công ty Truyền tải điện I – Chi nhánh truyền tải điện Tây Bắc

- Đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai

Trang 15

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong đề tài: Phương pháp chất lượng dựa trên

cơ sở những lý thuyết về quản lý chất lượng, phân tích các số liệu thống kê, so sánhcác tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành điện, phân tích hệ thống để tìm ra nguyên nhânkhách quan, chủ quan của các vấn đề về chất lượng điện năng và khả năng truyềntải điện năng,…

5 Các đóng góp của luận văn

Luận văn đã được hoàn thành với các đóng góp cơ bản về khoa học và thựctiễn Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên quan đến khả năng truyền tải

và chất lượng điện năng, luận văn đã tiến hành phân tích thực trạng hoạt độngtruyền tải của đường dây 220 kV mua điện từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cainhằm làm rõ các nguyên nhân ảnh hưởng cả về kỹ thuật và quản lý đối với đườngdây Từ đó xây dựng những giải pháp hữu hiệu nâng cao khả năng truyền tải và cảithiện chất lượng điện năng của đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc qua cửakhẩu Lào Cai

6 Kết cấu của luận văn.

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văngồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về khả năng truyền tải và chất lượng điện năng đốivới đường dây truyền tải

- Chương 2: Phân tích thực trạng khả năng truyền tải và chất lượng điện năngcủa đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai

- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng truyền tải và cảithiện chất lượng điện năng của đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc qua cửakhẩu Lào Cai

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỎ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TRUYỀN TẢI VÀ CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG ĐỐI VỚI ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI

1.1 Khái niệm về khả năng truyền tải điện của đường dây

Hệ thống điện lực bao gồm các nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp

và các hộ tiêu thụ điện kết hợp với nhau thành một hệ thống chung để sản xuất,truyền tải, và phân phối điện năng đến các hộ tiêu thụ một cách liên tục và kinh tếnhất

Khả năng tải của đường dây phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau tuỳ theo cấpđiện áp và chiều dài đường dây Đối với các đường dây tương đối ngắn (cấp điện ápthấp), giới hạn công suất truyền tải thường được xác định theo điều kiện phát nóng.Khi chiều dài tăng lên, điện áp tương đối lớn (110KV÷220KV) thì độ lệch điện áp

là yếu tố cần được quan tâm Với các đường dây dài truyền tải điện đi xa siêu cao

áp (SCA) và cực cao áp, khả năng tải được quyết định bởi điều kiện giới hạn ổnđịnh tĩnh Đặc điểm của đường dây tải điện xoay chiều là chịu ảnh hưởng rất lớn bởidòng điện điện dung của đường dây Công suất phản kháng do điện dung của đườngdây sinh ra trong quá trình vận hành gây nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật cho việcthiết kế và vận hành đường dây

Vì vậy, khả năng truyền tải điện của đường dây được hiểu là công suất lớnnhất mà một đường dây của lưới điện có thể tải được mà không gây ra các nguy hạicho bản thân đường dây điện, hệ thống điện và phụ tải điện

Tuy nhiên để nâng cao khả năng tải của đường dây sẽ có thể xảy ra một sốnguy hại cho bản thân lưới điện là phát nóng dây dẫn do dòng điện vượt quá sứcchịu đựng cho phép của dây dẫn Còn đối với hệ thống điện có thể gây ra mất ổnđịnh tĩnh và mất ổn định của phụ tải, khả năng này có nguy cơ cao ở các đường dâyliên lạc hệ thống, ở các nút tải xa thiếu công suất phản kháng Một số nguy hại chophụ tải là chất lượng điện áp không đảm bảo

Trang 17

1.2 Khái niệm chất lượng và chất lượng điện năng truyền tải

1.2.1 Khái niệm về chất lượng

Theo quan điểm triết học, chất lượng là tính xác định bản chất nào đó của sựvật, hiện tượng, tính chất mà nó khẳng định nó chính là cái đó chứ không phải là cáikhác hoặc cũng nhờ nó mà nó tạo ra một sự khác biệt với một khách thể khác Chấtlượng của khách thể không quy về những tính chất riêng biệt của nó mà gắn chặtvới khách thể như một khối thống nhất bao trùm toàn bộ khách thể Theo quan điểmnày thì chất lượng đã mang trong nó một ý nghĩa hết sức trừu tượng, nó không phùhợp với thực tế đang đòi hỏi [ 11, trang 40]

Một quan điểm khác [8, trang 21] về chất lượng cũng mang một tính chất trừutượng Chất lượng theo quan điểm này được định nghĩa như là một sự đạt một mức

độ hoàn hảo mang tính chất tuyệt đối Chất lượng là một cái gì đó mà làm cho mọingười mỗi khi nghe thấy đều nghĩ ngay đến một sự hoàn mỹ tốt nhất, cao nhất Nhưvậy, theo nghĩa này thì chất lượng vẫn chưa thoát khỏi sự trừu tượng của nó Đây làmột khái niệm còn mang nặng tính chất chủ quan, cục bộ và quan trọng hơn, kháiniệm này về chất lượng vẫn chưa cho phép ta có thể định lượng được chất lượng Một quan điểm thứ 3 về chất lượng theo định nghĩa của W A Shemart [12,trang 20] Là một nhà quản lý người Mỹ, là người khởi xướng và đạo diễn cho quanđiểm này đối với vấn đề về chất lượng và quản lý chất lượng Shemart cho rằng: “

Chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh công nghiệp là một tập hợp những đặc tính của sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng của nó”.

Ở khái niệm này, Shemart đã coi chất lượng như là một vấn đề cụ thể và cóthể định lượng được Theo quan điểm này thì chất lượng sản phẩm sẽ là một yếu tốnào đó tồn tại trông các đặc tính của sản phẩm và vì tồn tại trong các đặc tính củasản phẩm cho nên chất lượng sản phẩm cao cũng đồng nghĩa với việc phải xác lậpcho các sản phẩm những đặc tính tốt hơn phản ánh một giá trị cao hơn cho sản

Trang 18

phẩm và như vậy chi phí sản xuất sản phẩm cũng cao hơn làm cho giá bán của sảnphẩm ở một chừng mực nào đó khó được người tiêu dùng và xã hội chấp nhận Dovậy, quan điểm về chất lượng này của Shewart ở một mặt nào đó có một ý nghĩanhất định nhưng nhìn chung đây là một quan điểm đã tách rời chất lượng với ngườitiêu dùng và các nhu cầu của họ Nó không thể thoả mãn được các điều kiện về kinhdoanh và cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay

Theo quan điểm hiện nay thì:“ Chất lượng là sự phù hợp một cách tốt nhất vớicác yêu cầu và mục đích của người tiêu dùng'' [18, trang 31], với khái niệm trên vềchất lượng thì bước đầu tiên của quá trình sản xuất kinh doanh phải là việc nghiêncứu và tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng về các loại sản phẩm hàng hoá hoặcdịch vụ mà doanh nghiệp định cung cấp trên thị trường Đây là những đòi hỏi rất cơbản mang tính chất đặc trưng của nền kinh tế thị trường và nó đã trở thành nguyêntắc chủ yếu nhất trong sản xuất kinh doanh hiện đại ngày nay Mặc dù vậy, quanđiểm trên đây về chất lượng sản phẩm vẫn còn những nhược điểm của nó Sự phụthuộc quá nhiều và phức tạp của doanh nghiệp vào khách hàng, người tiêu dùng cóthể sẽ làm cho vấn đề quản lý trở nên phức tạp và khó khăn hơn Tuy vậy, nó là mộtđòi hỏi tất yếu mang tính chất thời đại và lịch sử Một sản phẩm để đáp ứng về mặtchất lượng cần có các điều kiện sau:

Trang 19

Ngoài ra còn có các quan điểm khác về chất lượng như: Theo tiêu chuẩn ISO

-8402 /1994, chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đókhả năng thoả mãn nhu cầu đã xác định hoặc cần đến Còn theo định nghĩa của ISO9000/2000, chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng đượccác yêu cầu Và theo Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế, chất lượng là tổng thể cácchi tiêu, những đặc trưng sản phẩm thể hiện sự thoả mãn nhu cầu của người tiêudùng, phù hợp với công dụng mà người tiêu dùng mong muốn với chi phí thấp nhất

và thời gian nhanh nhất [8, tr.63]

Như vậy, chất lượng sản phẩm dù được hiểu theo nhiều cách khác nhau dựa trên những cách tiếp cận khác nhau đều có một điểm chung nhất Đó là sự phù hợp với yêu cầu Yêu cầu này bao gồm cả các yêu cầu của khách hàng mong muốn thoả mãn những nhu cầu của mình và cả các yêu cầu mang tính kỹ thuật, kinh tế và các tính chất pháp lý khác Với nhiều các khái niệm dựa trên các quan điểm khác nhau

như trên, do vậy trong quá trình quản trị chất lượng cần phải xem chất lượng sảnphẩm trong một thể thống nhất Cần phải hiểu khái niệm về chất lượng một cách có

hệ thống mới hiểu được một cách đầy đủ nhất và hoàn thiện nhất về chất lượng

1.2.2 Khái niệm chất lượng điện năng truyền tải

Điện năng là một sản phẩm đặc biệt, một sản phẩm có sự khác biệt với các sảnphẩm khác Đó là sản phẩm mà từ khâu sản xuất, truyền tải điện, phân phối điệndiễn ra tại cùng một thời điểm Trong khi đó, chất lượng điện năng lại có ảnh hưởngrất lớn đến sinh hoạt xã hội, đến chất lượng sản phẩm liên quan Vậy chất lượngđiện năng có thể được hiểu qua hai thông số chính là tần số và điện áp

Vì vậy, chất lượng điện năng được hiểu là việc bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng các thông số của điện năng như tần số, điện áp và độ tin cậy truyền tải điện nhằm đảm bảo tính liên tục và ổn định trong quá trình truyền tải điện năng đến người tiêu dùng.

Trang 20

1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao khả năng truyền tải điện và cải thiện chất

lượng điện năng

Việc nâng cao khả năng truyền tải điện không những nâng cao khả năng sửdụng tối đa chất lượng của đường dây và mà còn tạo uy tín, danh tiếng, cơ sở cho sựtồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp kinh doanh điện năng Trong nền kinh

tế thị trường hiện nay, việc cải thiện chất lượng điện năng truyền tải có ý nghĩa rất

to lớn đối với các doanh nghiệp truyền tải điện năng, đồng thời cũng làm tăngdoanh thu cho doanh nghiệp Cải thiện chất lượng điện năng sẽ làm tăng chất lượngsản phẩm của các ngành có liên quan và nâng cao được năng lực cạnh tranh của cácdoanh nghiệp đó Nâng cao khả năng truyền tải điện và cải thiện chất lượng điệnnăng là nâng cao được hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực để phát triển và sẵnsàng cho giai đoạn tiếp theo của ngành điện - thị trường điện cạnh tranh hoàn hảo Mặt khác nâng cao khả năng truyền tải điện và cải thiện chất lượng điện năngcòn tác động trực tiếp tới đời sống xã hội đảm bảo nguồn năng lượng an toàn, ổnđịnh và liên tục cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Mỗi cán bộ, công nhân cầnnhận thức rõ trách nhiệm và vinh dự góp phần cho ngành được coi là tiền đề chonhiều lĩnh vực phát triển của đất nước, cần nhanh chóng tái cơ cấu ngành để pháttriển, chuẩn bị cho thị trường điện cạnh tranh Từ đó chung sức giải bài toán cânbằng năng lượng quốc gia

Đối với người tiêu dùng thì đó là được sử dụng điện năng có chất lượng tốthơn, đảm bảo độ an toàn hơn, ổn định hơn và độ tin cậy cao hơn

Trang 21

1.4 Các tiêu chí đánh giá khả năng truyền tải và chất lượng điện năng truyền tải

Để tiến hành đánh giá khả năng truyền tải điện của đường dây ta nghiên cứucác tiêu chí sau:

1.4.1 Điện năng truyền tải

Điện năng truyền tải: A = P τ

Trong đó:

A: Điện năng truyền tải

P: Công suất tác dụng

τ: Thời gian làm việc lớn nhất

Để nâng cao khả năng truyền tải điện của đường dây thì cần nâng cao điệnnăng truyền tải Điện năng truyền tải càng ổn định thì khả năng tải càng được cảithiện Máy biến áp có vai trò quan trọng trong hệ thống điện, dùng để truyền tải vàphân phối điện năng Các nhà máy điện công suất lớn thường ở xa các trung tâmtiêu thụ điện (khu công nghiệp, đô thị, ), vì thế cần phải xây dựng các đường dâytruyền tải điện năng Hiện nay điện áp máy phát thường là 6,3  10,5  15,75 38,5 KV, để nâng cao khả năng truyền tải và giảm tổn hao công suất trên đường dâybằng cách nâng cao điện năng, vì vậy ở đầu đường dây phải đặt MBA tăng áp Các đại lượng định mức cơ bản liên quan đến khả năng truyền tải điện:

+ Điện áp định mức: Điện áp sơ cấp định mức (kí hiệu U1đm) là điện áp đã quiđịnh cho dây quấn sơ cấp Điện áp thứ cấp định mức (kí hiệu U2đm) là điện áp giữacác cực của dây quấn thứ cấp, khi dây quấn thứ cấp hở mạch và điện áp đặt vào dâyquấn sơ cấp là định mức

Trang 22

+ Dòng điện định mức: Là dòng điện đã có qui định cho mỗi dây quấn củaMBA, ứng với công suất định mức và điện áp định mức Dòng sơ cấp định mức kíhiệu là I1đm, dòng thứ cấp định mức kí hiệu là I2đm.

+ Công suất định mức: Sđm = U2đm.I2đm = U1đm.I1đm

Trong đó:

Sđm :Là công suất biểu kiến thứ cấp ở chế độ làm việc định mức

U1đm, U2đm : Điện áp sơ cấp định mức (kí hiệu U1đm), Điện áp thứ cấp định mức(kí hiệu U2đm)

I1đm.I2đm : Dòng sơ cấp định mức kí hiệu là I1đm, dòng thứ cấp định mức kí hiệu

là I2đm

Đối với 3 pha, công suất định mức là:

Sđm = 3U2đm.I2đm = 3U1đm.I1đm

1.4.2 Cấu trúc đường dây

+ Chiều dài đường dây < 80 km được gọi là đường dây ngắn Khi tính toán cácthông số chế độ, người ta dùng sơ đồ thay thế với các tham số tập trung và chỉ có 2tham số điện trở (R) và điện kháng (L)

+ Đường dây có chiều dài 80  240 km được gọi là đường dây trung bình.Khi tính toán các thông số chế độ, phải xét đến các tham số điện trở(R), điện kháng(L) và điện dung (C), tuy nhiên vẫn ở dạng tập trung

+ Đường dây có chiều dài > 240 km được gọi là đường dây dài Vì đây làchiều dài đáng kể so với chiều dài bước sóng (chiều dài sóng tần số công nghiệp =6000km), khi tính toán phải xét đến sự phân bố dòng và điện áp trên từng phần tửđường dây

+ Đường dây có chiều dài đặc biệt nửa bước sóng (3000km): điện áp và dòng

điện 2 đầu có giá trị tuyệt đối bằng nhau và do vậy công suất tác dụng và công suấtphản kháng 2 đầu cũng như nhau

Trang 23

+ Đường dây có chiều dài 1/4 bước sóng (1500km): khi không tải thì điện áp

cuối nguồn rất cao có thể vượt xa giới hạn cho phép

1.4.3 Thiết bị bù đường dây (bù dọc, bù ngang)

Các thiết bị bù có thể đặt nối tiếp trên đường dây (bù dọc) hoặc song song vớiđường dây (bù ngang) Thường thì:

1.5 Tiêu chí đánh giá chất lượng điện năng truyền tải của đường dây

Đánh giá chất lượng điện năng truyền tải của đường dây có thể sử dụng tiêuchuẩn về độ lệch tần số, tiêu chuẩn độ lệch điện áp, tiêu chuẩn độ tin cậy, suất sự cố

và tiêu chuẩn về chi phí truyền tải

đm đm

Trang 24

Độ lệch tần số phải nằm trong giới hạn cho phép:

B ng 1.1 Ph m vi dao ảng 1.1 Phạm vi dao động tần số của hệ thống điện quốc gia ạm vi dao động tần số của hệ thống điện quốc gia động tần số của hệ thống điện quốc gia ng t n s c a h th ng i n qu c gia ần số của hệ thống điện quốc gia ố của hệ thống điện quốc gia ủa hệ thống điện quốc gia ệ thống điện quốc gia ố của hệ thống điện quốc gia đ ệ thống điện quốc gia ố của hệ thống điện quốc giaChế độ vận hành của hệ thống Dải tần số cho phép

Vận hành bình thường 49.8 Hz – 50.2 Hz

[Nguồn: Trích từ thông tư số 12/2011/ TT-BCT của Bộ Công thương]

Trong trường hợp hệ thống điện quốc gia bị sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêmtrọng hoặc trạng thái khẩn cấp, cho phép tần số hệ thống điện dao động trongkhoảng từ 47 Hz đến 52 Hz Dải tần số cho phép và số lần cho phép xuất điện đượcxác định theo chu kỳ một năm hoặc hai năm và được qui định như sau:

Trang 25

B ng 1.2 D i t n s cho phép v s l n cho phép trong tr ảng 1.1 Phạm vi dao động tần số của hệ thống điện quốc gia ảng 1.1 Phạm vi dao động tần số của hệ thống điện quốc gia ần số của hệ thống điện quốc gia ố của hệ thống điện quốc gia à số lần cho phép trong trường hợp sự ố của hệ thống điện quốc gia ần số của hệ thống điện quốc gia ường hợp sự ng h p s ợp sự ự

c nhi u ph n t , s c nghiêm tr ng ho c tr ng thái kh n c p ố của hệ thống điện quốc gia ều phần tử, sự cố nghiêm trọng hoặc trạng thái khẩn cấp ần số của hệ thống điện quốc gia ử, sự cố nghiêm trọng hoặc trạng thái khẩn cấp ự ố của hệ thống điện quốc gia ọng hoặc trạng thái khẩn cấp ặc trạng thái khẩn cấp ạm vi dao động tần số của hệ thống điện quốc gia ẩn cấp ấp

Dải tần số cho phép Hz Số lần cho phép theo chu kỳ thời gian

[Nguồn: Trích từ thông tư số 12/2011/TT-BCT trang 07]

1.5.2 Tiêu chuẩn về độ lệch điện áp

Chất lượng điện áp được đánh giá bằng độ lệch điện áp so với điện áp địnhmức của lưới điện

%100

x U

U U

U

đm đm

U: Điện áp thực tế trên các thiết bị dùng điện ( kV)

Độ lệch điện áp: khi điện áp quá cao làm giảm tuổi thọ thiết bị dùng điện,giảm nhất là thiết bị chiếu sáng Còn khi điện áp quá thấp làm cho các thiết bị dùngđiện giảm công suất, nhất là đèn điện Điện áp cao hoặc thấp quá đều gây ra phátnóng phụ cho thiết bị dùng điện, làm giảm tuổi tho và năng suất công tác, làm hỏngsản phẩm nếu thấp quá nhiều thiết bị dùng điện không làm việc được Độ lệchđiện áp là tiêu chuẩn điện áp quan trọng nhất ảnh hưởng lớn đến giá thành HTĐ

Trang 26

Tiêu chuẩn về độ lệch điện áp trong điều kiện làm việc bình thường hoặc khi

có sự cố đơn lẻ xảy ra trong lưới điện truyền tải, điện áp tại thanh cái cho phép vậnhành trên lưới được quy định theo Bộ Công thương như sau:

B ng 1.3 i n áp t i thanh cái cho phép v n h nh trên l ảng 1.1 Phạm vi dao động tần số của hệ thống điện quốc gia Điện áp tại thanh cái cho phép vận hành trên lưới điện truyền ệ thống điện quốc gia ạm vi dao động tần số của hệ thống điện quốc gia ận hành trên lưới điện truyền à số lần cho phép trong trường hợp sự ưới điện truyền đ ệ thống điện quốc gia i i n truy n ều phần tử, sự cố nghiêm trọng hoặc trạng thái khẩn cấp

t i ảng 1.1 Phạm vi dao động tần số của hệ thống điện quốc gia

Cấp điện áp Chế độ vận hành của hệ thống điện

Vận hành bình thường Sự cố phần tử

[Nguồn: Trích từ thông tư số 12/2011/TT-BCT trang 08]

Trong trường hợp hệ thống điện truyền tải bị sự cố nhiều phần tử, sự cốnghiêm trọng, trong trạng thái khẩn cấp hoặc khôi phục hệ thống, cho phép mức daođộng điện áp trên lưới điện tạm thời lớn hớn ± 10% so với điện áp danh định nhưngkhông vượt quá ± 20% so với điện áp danh định

Trong trường hợp xảy sự cố, điện áp tại nơi xảy ra sự cố và vùng lân cận cóthể giảm quá độ đến giá trị bằng 0 ở pha bị sự cố hoặc tăng không quá 110% điện

áp danh định ở các pha không bị sự cố cho đến khi sự cố được loài trừ

1.5.3 Tiêu chuẩn về độ tin cậy cung cấp điện và suất sự cố

Độ tin cậy cung cấp điện là độ đảm bảo cấp điện liên tục Độ liên tục cung cấpđiện được tính bằng thời gian mất điện trung bình năm cho một hộ dùng điện và cácchỉ tiêu khác đạt giá trị hợp lý chấp nhận được cho cả người dùng điện và hệ thốngđiện

Độ tin cậy cung cấp điện được đảm bảo nhờ kết cấu của hệ thống điện và lướiđiện được lựa chọn trong qui hoạch thiết kế Thông thường hệ thống điện đảm bảo

độ tin cậy ở mức trung bình có thể chấp nhận được, đó là độ tin cậy rất cao ở cácnút chính của hệ thống (có liên lạc với nhiều nguồn) và ở các nút địa phương

( có ít nhất hai nguồn)

Trang 27

Trong các tiêu chuẩn về tần số, điện áp và độ tin cậy cung cấp điện thì chỉ tiêu

về độ tin cậy cung cấp điện là một chỉ tiêu khó đạt nhất đối với hệ thống điện ViệtNam Hiện nay, vẫn chưa có một quy định nào cụ thể về quy định thời gian ngừngcung cấp điện đối với hệ thống điện nước ta

Theo qui định thông tư nêu trên của Bộ Công thương thì: Độ tin cậy của lướiđiện truyền tải được xác định bằng lượng điện năng không cung cấp được hàng năm

do ngừng, giảm cung cấp điện không theo kế hoạch, ngừng, giảm cung cấp điện có

kế hoạch và sự cố trên lưới điện truyền tải gây mất điện cho khách hàng

Suất sự cố điện trên lưới truyền tải là số vụ sự cố định mức cho phép xảy ratrên lưới truyền tải trong một khoảng thời gian trên một đơn vị quy đổi nhất định.Suất sự cố trên lưới truyền tải tính trong 1 năm:

- Suất sự cố ( đường dây) = Số vụ sự cố xảy ra trong khoảng thời gian 1năm/ 100km

- Suất sự cố ( trạm) = Số vụ sự cố xảy ra trong khoảng thời gian 1 năm / sốngăn lộ qui đổi

1.5.4 Tiêu chuẩn về chi phí truyền tải

Chi phí truyền tải là toàn bộ chi phí liên quan tới việc vận hành và bảo dưỡnglưới điện truyền tải Theo quy định 104/QĐ – EVN- HĐQT ban hành ngày16/03/2005 về: Ban hành Quy chế khoán chi phí truyền tải điện được áp dụng chocác Công ty Truyền tải điện

Chi phí truyền tải điện giao khoán cho các truyền tải điện bao gồm:

+ Tổng chi phí cố định dùng chi cho hoạt động truyền tải điện (chi phí khấuhao tài sản cố định, chi phí trả tiền thuê, thuê đất; chi phí trả lãi vay dùng cho cáccông trình đầu tư TSCĐ mới; chi phí cố định khác: chi phí ăn ca, thưởng vận hành

an toàn, BHXH, Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp,…)

+ Quỹ lương

Trang 28

+ Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

+ Các khoản chi phí biến đổi giao khoán theo định mức xác định 1 km đườngdây, 1 trạm biến áp theo các cấp điện áp như: chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ muangoài, chi phí bằng tiền khác

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng truyền tải điện và chất lượng điện năng của đường dây

Có nhiều yếu tố tác động đến khả năng truyền tải điện và chất lượng điệnnăng Có thể chia ra làm hai loại: Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp và các yếu tốbên trong doanh nghiệp

1.6.1 Các yếu tố từ bên ngoài doanh nghiệp

Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp được hiểu là môi trường bên ngoài tácđộng đến khả năng truyền tải điện và cải thiện chất lượng điện năng của một hệ điệncủa một doanh nghiệp như: Quan điểm phát triển ngành điện của quốc gia, môitrường kinh tế, công nghệ, môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội

Thứ nhất, về quan điểm phát triển ngành điện của quốc gia

Mỗi quốc gia có hệ thống quan điểm phát triển ngành điện khác nhau, đườnglối phát triển khác nhau Tuy nhiên nhìn chung, nâng cao khả năng truyền tải điện

và cải thiện chất lượng điện năng đều là các mục tiêu mà các quốc gia mong muốnđạt được cao nhất để đảm bảo các mục tiêu phát triển của mình Đối với các quốcgia phát triển các chỉ tiêu về chất lượng truyền tải như tần số, điện áp, hay khả năngtruyền tải điện của đường dây như: chất liệu của đường dây, mức độ truyền tải điệnthường yêu cầu cao và chặt chẽ hơn so với các nước đang phát triển

Thứ hai, yếu tố về môi trường kinh tế

Khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao hơn.Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rất cần sự ổn định, liên tục của hệ thốngđiện nhằm ổn định trong công tác sản xuất và quản lý để tạo ra sản phẩm và nâng

Trang 29

cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường Vì vậy, chấtlượng điện năng được cải thiện, khả năng truyền tải điện tốt thì sẽ góp phần giúpcác doanh nghiệp đảm bảo được quá trình sản xuất, kinh doanh cũng như các hoạtđộng quản lý của mình

Thứ ba, môi trường tự nhiên

Đối với các địa hình đồng bằng, trung du thì tương đối bằng phẳng, dễ thicông lắp dựng, dễ quản lý vận hành và xử lý sự cố hơn so với vùng núi cao Ngoài

ra các yếu tố về thời tiết như: Mưa, bão, đặc biệt là sét,…ảnh hưởng rất nhiều đếnkhả năng truyền tải và chất lượng điện năng của đường dây Đối với khu vực đốinúi, khi xảy ra sự cố do sấm sét gây ra nên thường sự cố khắc phục cũng lâu hơn sovới khu vực đồng bằng hay trung du

Thứ tư, yếu tố về phát triển khoa học công nghệ

Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đảm bảo chất lượng điện năngtruyền tải Đối với những hệ thống truyền tải mà trên hệ thống đó sử dụng các thiết

bị đóng cắt lạc hậu, các thiết bị bảo vệ có độ tin cậy thấp và thời gian cô lập sự cốdài thì hệ thống truyền tải đó sẽ rất khó đảm bảo được chất lượng điện Ngược lạivới các hệ thống điện đó các thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn IEC và hệ thống các rơ

le bảo vệ đầy đủ có tiêu chuẩn tốt thì hệ thống truyền tải đó sẽ đảm bảo chất lượngđiện năng cũng như khả năng truyển tải điện năng của đường dây Hoặc với cácđường dây truyển tải trên không những năm gần đây do sức ép của phụ tải mà cácđường dây thường bị quá tải dẫn đến khả năng sự cố cao và giảm tuổi thọ của dâydẫn thì ngày nay đã có dây dẫn siêu nhiệt có thể tăng khả năng tải lên gấp 1.5 lần sovới dây dẫn cùng tiết diện

Thứ năm, yếu tố về văn hóa - xã hội

Mỗi dân tộc có ảnh hưởng rất lớn đến đảm bảo chất lượng điện truyền tải vàkhả năng truyền tải của đường dây Ví dụ: Các đường dây truyền tải đi qua các khuvực mật độ dân cư dày, không gian hẹp thì việc vi phạm hành lang an toàn rất dễ

Trang 30

xảy ra Còn đối với khu vực nông thôn, các trò chơi như thả diều hay trèo cột tháo

bu lông và thanh xà cột, bắt chim,…có thể gây ra sự cố mất điện và đổ các cột điện

1.6.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Thứ nhất, yếu tố về con người

Con người là nhân tố trực tiếp quyết định đến chất lượng điện năng truyền tải.Trình độ của bộ phận vận hành, sửa chữa trạm và đường dây có ảnh hưởng rất lớnđến việc đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải và khả năng truyền tải điện củađường dây Việc phải trực tiếp thao tác trên lưới truyền tải, báo cáo thông số vậnhành và thông số sự cố chính Vì vậy mà vị trí này yêu cầu những người có trình độchuyên môn tốt, có kinh nghiệm và khả năng chịu sức ép do công việc mang lại….Với những vị trí đó thì sai sót trong công việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảmbảo chất lượng điện truyền tải, rất dễ gây ngừng cung cấp điện trên diện rộng vànguy hiểm cho tính mạng của người đang thực hiện

Thứ hai, Yếu tố về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp

Yếu tố này liên quan đến các trang thiết bị thí nghiệm, thiết bị thi công lắp đặtphần Trạm và đường dây trong Công ty truyền tải điện và các thiết bị nhất thứ hiệnđang lắp đặt trong lưới truyền tải, thiết bị điều khiển bảo vệ, thu thập và giám sát dữliệu Nếu các thiết bị đóng cắt nhất thứ có thời gian đóng cắt nhanh và khả năng cắtđược dòng lớn, được phối hợp với các thiết bị bảo vệ có độ tin cậy cao và thời giantác động nhanh thì việc cô lập sự cố sẽ nhanh hơn Tránh gây dao động và sự cốtràn lan trến lưới làm ảnh hưởng đến chất lượng điện năng

Thứ tư, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp là một hệ thống trong đó có sự phối hợp đồng bộ thốngnhất giữa các bộ phận chức năng Mức chất lượng đạt được trên cơ sở giảm chi phíphụ thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp Sự phối hợp khaithác hợp lý giữa các nguồn lực hiện có để tạo ra sản phẩm lại phụ thuộc vào nhậnthức, sự hiểu biết về chất lượng và quản lý chất lượng, trình độ xây dựng và chỉ đạo

Trang 31

tổ chức thực hiện chương trình, chính sách, mục tiêu kế hoạch chất lượng của cán

bộ quản lý doanh nghiệp Theo Deming tới 85% những vấn đề chất lượng của cán

bộ quản lý do hoạt động quản lý gây ra Vì vậy, hoàn thiện quản lý là cơ hội tốt chonâng cao chất lượng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cả về chi phí vàcác chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác

1.7 Khái niệm về quản lý chất lượng sản phẩm

- Chất lượng sản phẩm được phân loại thành : Chất lượng thiết kế, chất lượngtiêu chuẩn, chất lượng thị trường, chất lượng thành phẩm, chất lượng phù hợp vàchất lượng tối ưu

- Về quản lý chất lượng: Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về quản lýchất lượng

Theo bộ tiêu chuẩn JIS ( Japanes Industrial Standards): “ Quản lý chất lượng

là hệ thống các phương pháp sản xuất ra các loại hàng hóa có chất lượng cao nhấthoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng tốt nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càngtăng của người tiêu dùng”

Theo A.G Robertson, chuyên gia kinh tế người Anh thì: “ Quản lý chất lượngđược xác định như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự phốihợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượngtrong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất,đồng thời cho phép thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng”

Theo Philip Crosby, chuyên gia kinh tế người Mỹ: “ Quản lý chất lượng làmột phương tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể tất cả cácthành phần của một kế hoạch hành động”

Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000 cho rằng : “ Quản lý chất lượng

là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách,

Trang 32

mục tiêu trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chấtlượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng”.

Tuy có nhiều khái niệm về quản lý chất lượng, song nhìn chung quản lý chấtlượng cần đảm bảo các vấn đề sau:

+ Mục tiêu của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải tiến chấtlượng phù hợp hơn với nhu cầu thị trường với một chi phí tối thiểu

+ Thực chất của quản lý chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức năngquản lý như hoạch định, tổ chức, kiểm soát và điều chỉnh

+ Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp Quản lý chấtlượng là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi thành viên xã hội, trong doanh nghiệp

và là trách nhiệm của tất cả các cấp nhưng phải được lãnh đạo cấp cao nhất chỉ đạo.+ Quản lý chất lượng được thực hiện trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từkhâu thiết kế, sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng sản phẩm

Khái niệm của Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO 9000 về quản lý chấtlượng đảm bảo được các yêu cầu trên, nên đây là khái niệm đầy đủ và được sử dụngphổ biến nhất hiện nay

1.7.1 Các mô hình quản lý chất lượng sản phẩm

1.7.1.1 Mô hình thứ nhất :kiểm tra chất lượng – I ( Inspection)”

Đây là mô hình ra đời sớm nhất, mô hình này định hướng vào sản phẩm căn

cứ dựa trên các chỉ tiêu chất lượng đã được đề ra trong khâu thiết kế mà kiểm trađối chiếu với chất lượng sản phẩm thực tế cuối cùng nhằm phát hiện những sảnphẩm sai hỏng để loại bỏ và phân loại chúng theo mức chất lượng khác nhau Môhình tuy loại bỏ được những phế phẩm, nhưng không có khả năng phát hiện ranhững nguyên nhân của sai hỏng, do vậy không có tác dụng trong việc cải thiện tình

Trang 33

trạng của chất lượng sản phẩm Ngoài ra, mô hình này còn tạo ra sự đối lập giữangười kiểm tra và người sản xuất Trong khi đó, việc kiểm tra sẽ mất nhiều chi phí,thời gian, nhân lực và độ tin cậy lại không cao.

1.7.1.2 Mô hình thứ hai “ Kiểm soát chất lượng ( QC – Quanlity Control) và kiểm soát chất lượng toàn diện ( TQC – Total Quality Control)”

Để khắc phục nhược điểm của mô hình “ Kiểm soát chất lượng”, Waltr A.Shewhart đã đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng vào năm 1931 Nội dung củakiểm soát chất lượng tập trung vào khâu sản xuất bao gồm:

- Kiểm soát con người ( Men)

- Kiểm soát phương pháp và quá trình ( Methods)

- Kiểm soát các yếu tố đầu vào ( Materials)

- Kiểm soát thiết bị ( Machines)

- Kiểm soát môi trường ( Environment)

Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiểu quả để nhất thể hóacác nỗ lực phát triển chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng của cácnhóm khác nhau vào trong một tổ chức, sao cho các hoạt động marketing, kỹ thuật,sản xuất, kinh doanh có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thỏa mãn nhucầu khách hàng

1.7.1.3 Mô hình thứ ba : “ Đảm bảo chất lượng ( QA – Quality Assurance)”

Bao gồm các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành trong hệthống quản lý chất lượng và được chứng minh đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởngthỏa đáng rằng thực tế sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng

Đảm bảo chất lượng phải:Đảm bảo chất lượng nội bộ trong một tổ chưc nhằmtạo niềm tin cho lãnh đạo và các thành viên trong tổ chức; đảm bảo chất lượng với

Trang 34

bên ngoài nhằm tạo lòng tin cho khách hàng và những người có liên quan khác rằngyêu cầu chất lượng được thỏa mãn.

Khách hàng luôn muốn tìm hiểu về tình hình của doanh nghiệp như: sự ổnđịnh về kinh doanh, tài chính, thương hiệu, uy tín xã hội và độ tin cậy Mặt khácnhà sản xuất phải có đủ bằng chứng khách quan để chứng tỏ khả năng bảo đảm chấtlượng của mình, như: Sổ tay chất lượng, qui trình, qui định kỹ thuật, đánh giá củakhách hàng về tổ chức và kỹ thuật, phân công người chịu trách nhiệm về đảm bảochất lượng, phiếu kiểm nghiệm, báo cáo kiểm tra, thử nghiệm, trình độ cán bộ, hồ

bị mọi điều kiện kỹ thuật cần thiết để có được chất lượng trong thông tin, chấtlượng đào tạo, chất lượng trong hành vi, thái độ, cư xử trong nội bộ doanh nghiệpcũng như với khách hàng bên ngoài

1.7.2 Các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng

Để xử lý những tình trạng kém chất lượng trong mọi khâu của qui trình, có 7công cụ cơ bản và hữu hiệu cho quản lý chất lượng:

Phiếu kiểm tra chất lượng là những phiếu ghi các số liệu một cách đơn giản

bằng các ký hiệu các đơn vị đo về các dạng sai sót, khuyết tật của sản phẩm Mục

Trang 35

đích của công cụ này là thu thập, ghi chép các dữ liệu chất lượng theo những cáchthức nhất định để đánh giá tình hình chất lượng và đưa ra những quyết định hợp lý.

BắtBBb

Không tốt

Hình 1.1 Mô hình phiếu kiểm tra chất lượng [ 14,tr.266]

Biểu đồ nhân quả: là một công cụ được sử dụng để suy nghĩ và trình bày mối

quan hệ giữa một kết quả với các nguyên nhân tiềm tàng có thể ghép lại thànhnguyên nhân chính và nguyên nhân phụ để trình bày giống như một xương cá Vìvậy, công cụ này được gọi là biểu đồ xương cá Đây là công cụ liệt kê các nguyênnhân gây ra biến động chất lượng, là một kỹ thuật để công khai nêu ý kiến, để cóthể dùng trong nhiều tình huống khác nhau

Trang 36

Con người Nguyên vật liệu

Chất lượng sản phẩm

Phương pháp Máy móc

Hình 1.2 Sơ đồ nhân quả Ishikawa [9,tr.29]

Biểu đồ kiểm soát là biểu đồ có một đường tâm để chỉ giá trị trung bình của

quá trình và hai đường song song trên và dưới đường tâm biểu hiện giới hạn kiểmsoát trên và giới hạn kiểm soát dưới của quá trình Biểu đồ kiểm soát là công cụ đểphân biệt các biến động do các nguyên nhân đặc biệt cần được nhận biết, điều tra vàkiểm soát gây ra (biểu hiện trên biểu đồ kiểm soát là những điểm nằm ngoài mứcgiới hạn) với những thay đổi ngẫu nhiên vốn có trong quá trình

Hình 1.3.

Minh họa mẫu biểu đồ kiểm soát Biểu đồ phân bố mật độ là một dạng biểu đồ cột cho thấy bằng hình ảnh sự

thay đổi, biến động của tập hợp các dữ liệu theo những hình dạng nhất định Mụcđích của loại biểu đồ này là đưa ra những kết luận chính xác về tình hình bất thườnghay bất bình thường của chỉ tiêu chất lượng hay của quá trình

Trang 37

Biểu đồ Pareto là một dạng biểu đồ hình cột dùng các dữ liệu thu thập được

để phân loại theo thứ tự quan trọng các hiện tượng hoặc nguyên nhân, sau đó sắpxếp từ lớn đến nhỏ các sự việc hoặc các chi phí sai sót của từng nguyên nhân Nhìnvào sơ đồ này người ta thấy được kiểu sai sót phổ biến nhất và thứ tự ưu tiên khắcphục vấn đề cũng như kết quả của hoạt động cải tiến

Hình 1.4 Minh họa mẫu biểu đồ Pareto

Biểu đồ phân tán là đồ thị biểu hiện mối tương quan giữa nguyên nhân và kết

quả hoặc giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Công cụ này giúp ta đánh giátình hình chất lượng dựa trên hai hay nhiều dữ liệu cùng một lúc thể hiện mối tươngquan giữa các yếu tố đó

Biểu đồ phân tầng được sử dụng nhiều trong tình huống như: phân tích

Pareto, phân bổ mật độ và biểu đồ nhân quả Biểu đồ được chia ra nhiều tầng, mỗitầng không có phần chung và tương ứng với một phần trong tổng thể, khi kết hợpcác tầng lại với nhau ta lại được tổng thể ban đầu Biểu đồ phân tán sẽ cung cấp chobạn thông tin về mối quan hệ đang tồn tại giữa hai biến số Mối ràng buộc hay sựphụ thuộc càng lớn, thì tác động của biến số này lên biến số kia càng dễ xảy ra

Tần suất Tỷ lệ % tích lũy

Trang 38

1.8 Phương hướng về lý thuyết để nâng cao khả năng truyền tải và chất lượng điện năng truyền tải

Nhằm nâng cao chất lượng điện năng của đường dây và nâng cao khả năngtruyền tải của đường dây cần đề ra một số phương hướng như sau:

1.8.1 Về nhân lực

Hợp lý hóa công tác tổ chức đội ngũ cán bộ quản lý cũng như cán bộ kỹ thuật,công nhân ngành điện Sắp xếp bộ máy tổ chức tinh gọn, đáp ứng sự hiệu quả củakhả năng truyền tải của đường dây và nâng cao được chất lượng điện năng củađường dây

Nâng cao trình độ chất lượng đội ngũ nhân lực quản lý vận hành điện lướicũng như nâng cao khả năng giao tiếp với khách hàng

Tổ chức các lớp học và thi nâng cao trình độ cho kỹ sư, công nhân Cho cácnguồn nhân lực có tài năng đi học nước ngoài và thường xuyên tổ chức các chươngtrình giao lưu, trao đổi kinh nghiệm

1.8.2 Về cung cấp điện: Mức độ sẵn sàng cung cấp điện

Phải dự báo chính xác nhu cầu sử dụng điện của khách hàng đề có kế hoạchchuẩn bị nguồn điện kịp thời

Hoàn chỉnh qui trình tiếp nhận thông tin, giải quyết các phản ánh về sự cốtrong sử dụng điện của khách hàng

Đánh giá chính xác khả năng tải của các đường dây, trạm biến áp để có thểđáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của phụ tải

1.8.3 Về quản lý vận hành

Nghiên cứu các biện pháp giảm thiểu sự cố

Đảm bảo vận hành lưới điện ở điện áp ổn định

Phân tích sự cố theo các phương pháp hiện đại nhằm tìm ra chính xác nguyênnhân dẫn đến sự cố để có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu

Trang 39

Tăng cường công tác kiểm tra lưới điện định kỳ để kịp thời xử lý các điểm cónguy cơ gây ra sự cố trên lưới điện.

Đảm bảo công tác bảo trì, bảo dưỡng lưới điện vào mùa khô để giảm sự cốthường xảy ra vào mùa mưa, thời tiết nắng nóng

Triển khai phong trào thi đua xây dựng đường dây, trạm biến áp kiểu mẫu,

1.8.4 Về công tác đầu tư xây dựng

 Đại tu sửa chữa đúng định kỳ, đảm bảo các tiêu chuẩn vận hành lâu dài

 Nâng cao chất lượng công tác khảo sát thiết kế, giám sát thi công lưới điện

 Nâng cao chất lượng vật tư, thiết bị

 Nâng cao chất lượng nghiệm thu công trình

 Đầu tư thêm nguồn công suất sự trữ đúng quy hoạch và tiến độ

 Xây dựng các tuyến dây cố thể kết nối, truyền tải công suất với nhau

 Từng bước ngầm hóa lưới điện nhằm giảm sự cố và tăng mỹ quan đô thị

Trang 40

1.9 Một số kinh nghiệm về nâng cao khả năng truyền tải và chất lượng điện năng trong Tập đoàn điện lực Việt Nam và một số nước

1.9.1 Kinh nghiệm của Công ty Truyền tải điện 3

Truyền tải điện 3 trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, truyền tải hệ thốngđiện 220 – 500 kV qua khu vực miền núi, chủ yếu là dọc dãy Trường Sơn Đây làkhu vực có đặc thù đặc biệt về điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mưa nhiều và bụi bẩnbám nhiều trên sứ do vùng đất này có đất đỏ Bazan Đây chính là nguy cơ tiềm ẩngây mất an toàn cho hệ thống, trong khi đó bảo đảm cho hệ thống truyền tải điệnvận hành an toàn, liên tục là nhiệm vụ hàng đầu của Công ty truyền tải điện 3

Để xử lý vấn đề này, Công ty truyền tải điện 3 trước đây đã áp dụng biện pháp

để giải quyết việc nhiễm bẩn cách điện là cắt điện đường dây, công nhân vệ sinhthủ công từng bát sứ một Việc vệ sinh thủ công này rất tốn kém và tăng nguy cơmất an toàn cho người lao động Đồng thời, việc cắt điện đường dây truyền tải luôn

là bài toán nan giải của những người làm công tác quản lý kỹ thuật lưới điện quốcgia vì gây bất lợi cho vận hành hệ thống

Từ năm 2010 đến nay, để nâng cao chất lượng điện năng truyền tải thông qua

xử lý các sự cố Công ty đã áp dụng biện pháp “Vệ sinh cách điện lưới truyền tảiđang mang điện bằng nước áp lực cao” nhằm mục đích giảm thiểu việc cắt điện, chủđộng trong xử lý nhiễm bẩn cách điện Việc triển khai thực hiện vệ sinh cách điệnlưới truyền tải đang mang điện bằng công nghệ bắn rửa nước áp lực cao tại các loạicột đỡ, néo của đường dây và các thiết bị, máy biến áp 220 – 500 kV Năm 2010 tại

Trạm biến áp 220 kV Nha Trang, Công ty đã thành công trong việc vệ sinh cáchđiện đường dây 220 kV Tuy Hoà – Nha Trang đang mang điện Tại TBA 500 kV

Pleiku, đã thực hiện vệ sinh hotline cấp điện áp 500 kV và tại trạm TBA 220 kVNha Trang (bao gồm máy cắt, chống sét van, dao cách ly, biến điện áp, biến dòngđiện và MBA 220/110 kV)

Ngày đăng: 21/05/2015, 09:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w