Thí nghiệm 2: Kích thích sinh sản cá mè vinh bằng LH-RHa 1 Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu môi trường

Một phần của tài liệu Luận Văn Kích thích sinh sản cá mè vinh bằng các phương pháp khác nhau (Trang 25 - 26)

4.2.1. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu môi trường

Bảng 5:Một số chỉ tiêu môi trường trong trong kích thích sinh sản cá mè vinh bằng LH-RHa từ ngày 07/04/2012 đến ngày 11/04/2012

Chỉ tiêu theo dõi

Thời gian theo dõi

Sáng Chiều

Nhiệt độ (oC) 27,68±0,29 28,40±0,42

pH 7,37±0,08 7,52±0,08

Ôxy (mg/l) 4,41±0,09 4,24±0,11

Qua bảng số liệu trên cho thấy nhiệt độ trung bình của quá trình kích thích sinh sản cá nằm trong ngưỡng cho phép (27,68oC – 28,40oC), thích hợp cho quá trình sinh sản và phát triển của trứng. Theo Phạm Văn Khánh (1998) thì nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển phôi và cá bột từ khoảng 27 – 300C, nếu nhiệt độ cao hơn 310C thì trứng ung nhiều, dẫn đến tỉ lệ nở thấp, cá con yếu và tỉ lệ dị hình cao. Nhìn chung, nhiệt độ có sự chênh lệch giữa sáng và chiều nhưng không đáng kể và đều ở mức thích hợp cho quá trình phát triển của trứng cá mè vinh. Nhiệt độ cao trong khoảng thích hợp cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình hiệu ứng thuốc khi sử dụng kích dục tố để kích thích cá đẻ nhân tạo.

Ngoài yếu tố nhiệt độ, thì hàm lượng ôxy hòa tan cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của trứng và cá con. Mỗi loài cá và mỗi giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục đều có nhu cầu ôxy khác nhau. Hàm lượng ôxy hòa tan tối thiểu trong nước để đảm bảo cho hoạt động bình thường của cá phải từ 3 – 5 ppm. Nếu thấp hơn 2 ppm cá có hiện tượng nổi đầu nhẹ. Ôxy hòa tan thấp từ 0,5 – 1,0 ppm cá nổi đầu nặng và từ 0,1 – 0,5 ppm cá có thể chết hàng loạt (Nguyễn Văn Kiểm, 2005).

Nhìn chung, hàm lượng ôxy hòa tan trung bình trong 2 đợt thí nghiệm đều ở mức phù hợp (4,24mg/l – 4,41mg/l) do có sục khí liên tục nên đảm bảo đủ ôxy cho cá đẻ tốt và trứng phát triển bình thường.

Yếu tố pH có ảnh hưởng trực tiếp đến tính độc của 2 chất khí NH3 và H2S. Đảm bảo pH thích hợp là điều cần phải thực hiện tốt trong quá trình nuôi vỗ cũng như kích thích sinh sản (Phạm Minh Thành, 2009).

Từ kết quả bảng 5 cho thấy pH nằm trong ngưỡng cho phép và thích hợp cho quá trình sản xuất cá giống (dao động từ 7,37 – 7,52). Do nguồn nước được lấy từ sông và có qua lắng lọc trước khi sử dụng, đồng thời kết hợp hệ thống sục khí liên tục nên pH đảm bảo tốt cho quá trình đẻ và ấp trứng cá mè vinh.

Nhìn chung, các yếu tố môi trường đều thích hợp cho quá trình bố trí thí nghiệm kích thích sinh sản cá mè vinh. Các thông số ở các đợt thí nghiệm tuy có chênh lệch nhưng không lớn, không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Luận Văn Kích thích sinh sản cá mè vinh bằng các phương pháp khác nhau (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w