1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trữ lượng khai thác nước ngầm vùng Hà Nội và giải pháp cấp nước cho thủ đô Hà Nội

77 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 5,35 MB

Nội dung

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KĨ THUẬT VIỆT NAM tuyÓn tËp b¸o c¸o héi th¶o khoa häc Hµ Néi, 3 - 2012 2 CƠ QUAN TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC Chủ trì: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phối hợp: 1. Viện Công nghệ Nước & Môi trường, Liên hiệp Hội Việt Nam 2. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 3. Cục Quản lý Tài nguyên Nước, Bộ Tài nguyên & Môi trường 4. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước, Bộ TN&MT 5. Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Bắc 6. Hội Địa chất thủy văn Việt Nam BAN BIÊN TẬP 1. TS. Nguyễn Văn Túc Trưởng BBT 2. TS. Tống Ngọc Thanh Phó BBT 3. ThS. Triệu Đức Huy Ủy viên 4. ThS. Nguyễn Minh Lân Ủy viên 5. KS. Phạm Bá Quyền Ủy viên 6. KS. Đào Văn Dũng Ủy viên 7. KS. Lê Văn Mạnh Ủy viên ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ  TS. Nguyễn Mạnh Đôn – Trưởng Ban KH – CN & Môi trường Liên hiệp Hội Việt Nam  TS. Nguyễn Văn Túc – Viện trưởng Viện CN Nước & Môi trường Liên hiệp Hội Việt Nam  PGS.TS. Đoàn Văn Cánh – Chủ tịch Hội ĐCTV Việt Nam  TS. Tống Ngọc Thanh – Liên đoàn trưởng Liên đoàn QH & ĐT Tài nguyên nước miền Bắc 3 Mục lục STT Nội dung Trang 1 Nguồn nước ngầm của Hà Nội và giải pháp câp nước cho thủ đô Hà Nội GS.TSKH. Đặng Vũ Minh 4 2 Trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội và giải pháp cấp nước cho thủ đô Hà Nội TS. Nguyễn Văn Túc 6 3 Điều kiện địa chất thủy văn và trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất thành phố Hà Nội PGS.TS. Đoàn Văn Cánh, TS. Tống Ngọc Thanh 19 4 Hiện trạng khai thác nước dưới đất thành phố Hà Nội Th.S. Triệu Đức Huy, KS. Nguyễn Văn Tín 30 5 Một vài ý kiến về việc cấp nước của Hà Nội PGS.TS. Phan Vĩnh Cẩn 43 6 Trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội và những vấn đề cần giải quyết GS.TS. Đặng Hữu Ơn 48 7 Cần khai thác tối đa trữ lượng cuốn theo từ sông Hồng để cấp nước cho thủ đô Hà Nội TS. Tô Văn Nhụ 53 8 Tiềm năng tài nguyên nước dưới đất thành phố Hà Nội và đề xuất quy hoạch khai thác phục vụ cấp nước cho thành phố đến năm 2030 PGS.TS. Phạm Quý Nhân, ThS. Nguyễn Văn Nghĩa 57 9 Danh sách đại biểu mời tham dự Hội thảo khoa học 70 4 NGUỒN NƯỚC NGẦM CỦA HÀ NỘI VÀ GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHO THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Lời đề dẫn giới thiệu cho Hội thảo khoa học "Trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội và giải pháp cấp nước cho Thủ đô Hà Nội" ngày 09 tháng 3 năm 2012) Vấn đề cơ sở hạ tầng là một vấn đề rất quan trọng và đã được Hội nghị BCH TW lần thứ 4 khóa XI của Đảng Cộng sản Việt Nam bàn thảo và ra Nghị quyết. Ngày 18 tháng 11 năm 2011 Lãnh đạo UBND TP. Hà Nội và Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị chung thống nhất thực hiện "Qui hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050" đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt tháng 7 năm 2011 sau khi TP. Hà Nội được mở rộng, trong đó có Qui hoạch hạ tầng kĩ thuật nói chung và Qui hoạch tổng thể cấp nước nói riêng của Thủ đô Hà Nội. Trước đây, trong "Qui hoạch tổng thể phát triển cấp nước Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 50/2000/QĐ-TTg ngày 24/4/2000 đã khuyến cáo "Không sử dụng nước ngầm, chỉ nghiên cứu sử dụng nguồn nước mặt sông Hồng và sông Đà". Nhưng các nhà địa chất thủy văn Việt Nam lại không suy nghĩ như vậy và cho rằng nguồn nước ngầm của Hà Nội rất phong phú, cần phải được điều tra thăm dò đánh giá theo đúng các qui định hiện hành để đưa vào khai thác sử dụng phục vụ các mục đích và nhu cầu xây dựng và phát triển của Thủ đô Hà Nội, trong đó có sự nghiệp cấp nước sạch. Ngày 02/12/2011 TS. Nguyễn Văn Túc, Viện trưởng Viện Công nghệ Nước và Môi trường thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - một nhà khoa học địa chất thủy văn đã nhiều năm liên tục tham gia trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp nghiên cứu điều tra và khảo sát thăm dò đánh giá nguồn nước ngầm của Thủ đô đã gửi Tờ trình về vấn đề "Trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội và giải pháp cấp nước cho Thủ đô" tới Lãnh đạo UBND TP. Hà Nội, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam theo Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ, hôm nay ngày 09/3/2012 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội và giải pháp cấp nước cho Thủ đô Hà Nội". 5 Tham gia tổ chức Hội thảo khoa học này gồm các đơn vị: 1. Viện Công nghệ Nước & Môi trường, Liên hiệp Hội Việt Nam. 2. Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội. 3. Cục Quản lý Tài nguyên Nước, Bộ Tài nguyên & Môi trường. 4. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước, Bộ TN&MT. 5. Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Bắc. 6. Hội Địa chất thủy văn Việt Nam. Các đại biểu đã được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam mời tham gia Hội thảo khoa học này gồm: - Lãnh đạo các cấp của UBND TP. Hà Nội, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam liên quan đến lĩnh vực Tài nguyên nước và Môi trường. - Các nhà quản lí, nhà khoa học và chuyên gia kĩ thuật của các cơ quan tổ chức: qui hoạch và điều tra đánh giá tài nguyên nước; qui hoạch xây dựng; tư vấn thiết kế về chuyên ngành nước và môi trường; nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo; khai thác sử dụng tài nguyên nước (các Công ty, Xí nghiệp nước sạch trên địa bàn TP. Hà Nội và phụ cận) - Các cơ quan phát thanh, truyền hình và thông tấn gồm: Đài truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và Đài phát thanh & truyền hình Hà Nội. - Các cơ quan báo chí trung ương và địa phương gồm: Báo Nhân dân, Báo Lao động, Báo Tiền phong, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Hà Nội mới - Các cơ quan thông tin và báo chí của TP. Hà Nội, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Liên hiệp các Hội Khoa học & Kĩ thuật Việt Nam. Xin chân thành cảm ơn sự có mặt của các vị đại biểu. Xin chúc sức khỏe các quý vị đại biểu. Chúc Hội thảo khoa học thành công./. GS.TSKH. Đặng Vũ Minh Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam 6 LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM VIỆN CN NƯỚC & MÔI TRƯỜNG Số: 08/VNMT-TTr CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2011 TỜ TRÌNH V/v: Vấn đề trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội và giải pháp cấp nước cho Thủ đô Hà Nội Kính gửi: - Ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Ông Trịnh Đình Dũng - Bộ trưởng Bộ xây dựng - Ông Nguyễn Minh Quang - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & MT Đồng kính gửi: Ông Đặng Vũ Minh - Chủ tịch Đoàn chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam Ngày 18/11/2011 Lãnh đạo UBND TP Hà Nội và Bộ xây dựng đã tổ chức Hội nghị chung thống nhất việc thực hiện Qui hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi Hà Nội được mở rộng và lập các Qui hoạch chuyên ngành, trong đó có Qui hoạch tổng thể cấp nước thủ đô Hà Nội. Bởi vậy, với tư cách là Viện trưởng Viện Công nghệ Nước & Môi trường thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam và là một nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực Tài nguyên nước đã có 50 năm kinh nghiệm và nhiều năm liên tục tham gia trực tiếp đóng góp vào nghiên cứu điều tra và khảo sát thăm dò đánh giá nguồn nước ngầm của Thủ đô Hà Nội, từ công trình đầu tiên vào tháng 3-1963 là khảo sát thăm dò nguồn nước ngầm để thiết kế xây dựng nhà máy nước Hạ Đình, tiếp theo là vùng Vĩnh Yên - Phúc Yên - Xuân Hòa phục vụ cho chương trình "Thủ đô mới" và những năm đầu 70 chủ yếu là các vùng Đông Anh - Sóc Sơn - Mê Linh - Phúc Yên phục vụ chương trình "Hà Nội mở rộng" để phát triển Thành phố về phía Bắc dựa vào Tam Đảo sau khi cầu Thăng Long được xây dựng, sau năm 1975 là vùng Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây để phát triển Hà Nội về phía Tây dựa vào Ba Vì sau khi quốc lộ 21 được Cu Ba giúp xây dựng, rồi đến những năm 80 là Chương trình cấp nước Hà Nội - Phần Lan và những năm 90 là quá trình nghiên cứu hiện trạng nhiễm bẩn trầm trọng nguồn nước ngầm ở những khu vực phía Nam TP Hà Nội, từ đó đề xuất "Nguồn nước cấp cho Hà Nội và những khu vực phụ cận về phía 7 Tây ở thế kỷ 21" bằng nguồn nước mặt sông Đà v.v , tôi xin góp một số ý kiến về vấn đề trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội và giải pháp cấp nước cho toàn Thành phố khi lập Qui hoạch tổng thể cấp nước Thủ đô theo Qui hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 vừa mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 1. Trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội không phải chỉ có 700.000m 3 /ngày và khai thác hầu như đã cạn như các nhà tư vấn thiết kế về cấp thoát nước và môi trường thuộc Bộ xây dựng đã lầm hiểu. Cụ thể: - Các nhà tư vấn thiết kế VINACONEX thuộc Bộ xây dựng khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi "Dự án cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Đông - Hà Nộicông suất 600.000m 3 /ngày" theo Quyết định số 1285/CP-CN ngày 24/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ đã giải trình: "Tại khu vực Hà Nội chỉ có thể khai thác được 700.000m 3 . Sau khi Dự án Nam dư - Cáo đỉnh, Bắc Thăng Long đi vào vận hành theo đúng kế hoạch đầu tư, kể cả những điểm khai thác nhỏ lẻ, thì trữ lượng khai thác nước ngầm đã được khai thác đến 2005 là 639.000m 3 , hầu như cạn" (trang 12). Cũng trong Báo cáo này, khi trình bầy về nguồn nước ngầm các nhà tư vấn thiết kế VINACONEX đã dẫn liệu: "Trên địa bàn Hà Nội, Hà Tây và Hòa Bình, tổng trữ lượng nước ngầm có thể khai thác được chỉ khoảng 770.000m 3 /ngày và hiện đã đang khai thác 705.000m 3 /ngày". Do vậy, "Nguồn nước ngầm được khuyến cáo không nên khai thác thêm nữa" (trang 47). - Còn các nhà tư vấn thiết kế của Công ty Nước và Môi trường Việt Nam thuộc Bộ xây dựng - cơ quan tư vấn xây dựng đầu ngành về cấp thoát nước và môi trường, khi lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng Nhà máy nước sử dụng nước mặt công suất giai đoạn I (2005) là 150.000m 3 /ngày tại huyện Từ Liêm do Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội làm chủ đầu tư cũng đã giải trình: "Đối với TP Hà Nội, hệ thống cấp nước hoàn toàn bằng nguồn nước ngầm vốn đã tồn tại ngót một thế kỷ nay, nhưng do trữ lượng có hạn, giờ đây đã tỏ ra không còn khả năng thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu dùng nước đang ngày càng tăng. Một trong những hướng giải quyết bổ sung, đảm bảo cung cấp nước cho TP. Hà Nội lâu dài, ổn định, đó là xây dựng dự án khai thác nguồn nước mặt từ sông Hồng"(trang 1-2 TT). Trong phần lựa chọn nguồn nước của Báo cáo này đã dẫn liệu: "Theo Quyết định phê duyệt Qui hoạch chỉ đạo cấp nước Hà Nội đến năm 2010 của Thủ tướng 8 Chính phủ, tổng trữ lượng khai thác nước ngầm của phía Nam sông Hồng không được vượt quá 700.000m 3 /ngày" (trang 9 - TT). - Thậm chí, trong Qui hoạch tổng thể phát triển cấp nước Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Công ty tư vấn cấp thoát nước và môi trường Việt Nam (Công ty Nước và Môi trường Việt Nam hiện nay) lập và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 50/2000/QĐ-TTg ngày 24/4/2000 cũng đã khuyến cáo: "Không sử dụng nguồn nước ngầm, chỉ nghiên cứu sử dụng nguồn nước mặt sông Hồng và sông Đà". Tóm lại, các nhà tư vấn thiết kế của các cơ quan tư vấn xây dựng đầu ngành về cấp thoát nước và môi trường thuộc Bộ xây dựng đều quan niệm và hiểu rằng trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội là có hạn, chỉ khoảng 700.000m 3 /ngày và khai thác hầu như đã cạn, nên việc xây dựng các nhà máy nước mặt sử dụng nước sông Hồng và sông Đà là cần thiết. Thực tế không phải như vậy! Hiện nay toàn TP. Hà Nội đang khai thác sử dụng: tập trung 669.000m 3 /ngày, đơn lẻ 312.726m 3 /ngày và nước sạch nông thôn 797.672m 3 /ngày,tổng cộng: 1.779.400 m 3 /ngày nước ngầm, nhưng vẫn không cạn. Vậy con số trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội chỉ là 700.000m 3 /ngày được các nhà tư vấn thiết kế thuộc Bộ xây dựng dùng để giải trình và dẫn liệu trong các Dự án xuất phát từ đâu? Quyết định số 214/QĐ-HĐ ngày 03/8/1993 của Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản Nhà nước đã phê duyệt trữ lượng khai thác nước ngầm được thăm dò và đánh giá cho vùng nội thành và ngoại vi (chứ không phải là của toàn vùng Hà Nội cũ và cũng chỉ là của phần bờ Nam sông Hồng) như sau: cấp A + B là 734.000m 3 /ngày và cấp C1 + C2 là 1.873.000m 3 /ngày. Như vậy, tổng trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm của riêng phần bờ Nam (bờ phải) của sông Hồng thuộc địa phận Hà Nội (cũ) và phụ cận đã là 2.607.000m 3 /ngày, chứ không phải là chỉ có 734.000m 3 /ngày, như các nhà tư vấn thiết kế đã lầm hiểu. Con số trữ lượng 734.000m 3 /ngày cấp A + B (cấp công nghiệp là cấp được phép khai thác và thiết kế xây dựng các nhà máy nước theo qui định hiện hành) là số trữ lượng khai thác nước ngầm được thăm dò và đánh giá đến thời điểm phê duyệt trữ lượng (tháng 8-1993) của riêng phần nội thành cũ và ngoại vi thuộc bờ phải sông Hồng, chứ không phải là của toàn vùng Hà Nội. Khi có nhu cầu khai thác sử dụng nước ngầm nhiều hơn số trữ lượng cấp công nghiệp (A + B) đã được phê duyệt là 734.000m 3 /ngày, thì phải tiến hành công tác điều tra thăm dò đánh giá bổ 9 sung để nâng cấp trữ lượng khai thác từ cấp tiềm năng (cấp C1 + C2) lên cấp công nghiệp (cấp A + B) hoặc mở rộng vùng thăm dò để phục vụ qui hoạch xây dựng và thiết kế xây dựng các nhà máy nước mới ở những diện tích cần mở rộng theo qui hoạch. Như vậy, TP Hà Nội chỉ cần nâng cấp thêm 1/3 số trữ lượng cấp tiềm năng C1 + C2 đã xác định (1.873.000m 3 /ngày) lên cấp công nghiệp A + B, thì đã sẽ có thêm khoảng 600.000m 3 /ngày và lúc đó tổng trữ lượng khai thác nước ngầm cấp A + B của riêng phần bờ Nam (bờ phải) sông Hồng thuộc địa phận Hà Nội đã là 1.300.000m 3 /ngày, thì hoàn toàn đáp ứng đủ mọi nhu cầu nước sạch tập trung của TP Hà Nội trong nhiều chục năm tới, chứ không phải là "chỉ có hạn và hầu như cạn". Qui định phân cấp trữ lượng khai thác nước ngầm của ngành địa chất thủy văn (ĐCTV) là như vậy. Nhưng các nhà tư vấn thiết kế về cấp thoát nước và môi trường thuộc Bộ xây dựng đã hiểu không hết vấn đề, nên mới cho rằng trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội chỉ có khoảng 700.000m 3 /ngày và khai thác hầu như đã cạn và đã giải trình và dẫn liệu vào trong các bản thuyết minh của các Dự án cấp nước của TP Hà Nội được phê duyệt và có tính chất pháp lí, làm cho một số người (cả nhà quản lý lẫn nhà khoa học và chuyên gia kĩ thuật của các ngành khác nhau), cũng hiểu lầm theo và cho rằng nguồn nước ngầm của Hà Nội đang bị khai thác cạn kiệt và phải chuyển sang khai thác nước mặt. 2. Mực nước ngầm ở những vùng nằm sâu trong nội thành (Hạ Đình, Mai Dịch) đã bị hạ thấp sâu, không phải do nguồn nước ngầm của Hà Nội đã bị khai thác cạn kiệt, mà do thiết kế vị trí và công suất các NMN không hợp lý, không phù hợp với điều kiện ĐCTV tại chỗ. Hiện tại mực nước ngầm ở trung tâm một số bãi giếng (NMN) nằm sâu trong vùng nội thành (Hạ Đình và Mai Dịch) đã bị hạ sâu, làm nhiều người lo lắng và cho rằng nguồn nước ngầm Hà Nội đang bị khai thác cạn kiệt. Sở dĩ mực nước ngầm, nhất là ở những vùng xa sông Hồng và nằm sâu trong nội thành đã bị hạ sâu như vậy, đó là do vị trí các giếng khoan trong từng bãi giếng (NMN) nói riêng và vị trí các bãi giếng trong vùng nội thành nói chung đã được thiết kế và bố trí không hợp lí, quá gần nhau, không phù hợp với điều kiện ĐCTV tại chỗ. Hà Nội đã có lịch sử khai thác nước ngầm hơn 100 năm, từ cuối thế kỉ 19 và được bắt đầu bằng NMN Yên Phụ nằm bên bờ sông Hồng. Sau đó, Thành phố phát triển đến đâu, thì các NMN được xây dựng theo đến đó. Do trước đây, khi nhu cầu dùng nước của Hà Nội còn ít và qui mô Thành phố còn nhỏ, thì việc bố trí như vậy là hợp lí. Nhưng khi qui mô Thành phố ngày càng được mở rộng và phát triển dần 10 về phía Tây, thì nhu cầu dùng nước cũng được tăng lên và các bãi giếng (NMN) cũng được phát triển theo và ngày càng xa sông Hồng - nguồn bổ cấp chính cho nguồn nước ngầm của toàn Thành phố. Khi nhu cầu dùng nước được tăng lên, thì không chỉ các NMN cũ được mở rộng nâng công suất và số lượng các giếng khoan khai thác nước ngầm trong từng bãi giếng (NMN) được tăng lên và các bãi giếng được mở rộng ra, mà số lượng các NMN mới được xây dựng cũng được tăng dần lên theo qui mô phát triển của Thành phố, đã làm cho lượng khai thác nước ngầm ở những NMN được xây dựng trước đó đã tăng lên gấp rưỡi, rồi gấp đôi so với thiết kế ban đầu và toàn Thành phố nói chung đã tăng lên gấp bội, thì việc thiết kế và bố trí như vậy đã không còn hợp lí nữa và làm cho mức độ ảnh hưởng (can nhiễu) lẫn nhau giữa các giếng khoan trong từng bãi giếng (NMN) và giữa các bãi giếng với nhau trong toàn Thành phố ngày càng lớn hơn và mãnh liệt hơn, làm cho mực nước ngầm ở trung tâm các bãi giếng và vùng trung tâm nội thành ngày càng bị hạ thấp sâu hơn. Thêm vào đó, Thành phố ngày càng được mở rộng và phát triển về phía Tây - vùng nông thôn, thì để đáp ứng nhu cầu dùng nước của người dân khi được đô thị hóa, đã bố trí chen thêm các trạm cấp nước nhỏ lẻ, ví dụ như các Trạm Khương Trung, Kim Giang và Đại Kim xung quanh NMN Hạ Đình. Đã bất hợp lý lại càng thêm bất hợp lý. Chính vì vậy, đã làm cho mực nước ngầm của những bãi giếng (NMN) nằm xa sông Hồng và sâu trong vùng nội thành như Hạ Đình và Mai Dịch ngày càng hạ thấp nhanh hơn, nhiều hơn và sâu như hiện nay. Còn những bãi giếng (NMN) nằm ven sông Hồng như: Nam Dư, Lương Yên, Yên Phụ, Cáo Đỉnh, Thượng Cát v.v vẫn hoạt động và phát triển bình thường do nhận được nguồn bổ cấp trực tiếp từ sông Hồng. Tuy mực nước ngầm ở các bãi giếng (NMN) nằm xa sông Hồng và sâu trong vùng nội thành đã hạ thấp sâu như vậy, nhưng vẫn còn nằm cao hơn đỉnh tầng chứa nước cuội sỏi (tầng khai thác nước ngầm chính của vùng Hà Nội) ở nơi ít nhất vãn còn tới chục mét, nghĩa là vẫn còn nằm cao hơn mực nước ngầm cho phép hạ thấp chục mét. Điều đó có nghĩa là, về lí thuyết vẫn còn có thể cho phép hạ thấp mực nước ngầm ở tại các bãi giếng (NMN) đó xuống thêm một chục mét nữa, cho đến đỉnh tầng chứa nước cuội sỏi, như đã thiết kế và tính toán ban đầu. Không những thế, kết quả quan trắc liên tục mực nước ngầm từ 1995 đến nay ở tất cả các NMN trên toàn vùng Hà Nội cho thấy, từ năm 2006 đến nay mực nước ngầm ở trung tâm [...]... 47.000 30 STT Trạm cấp nước Quận, huyện 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Nhà máy nước Lương Yên Nhà máy nước Tương Mai Nhà máy nước Hạ Đình Nhà máy nước Mai dịch Nhà máy nước Pháp Vân Nhà máy nước Gia Lâm Nhà máy nước Cáo Đỉnh Nhà máy nước Nam Dư Nhà máy nước Bắc Thăng Long Nhà máy nước Thượng Cát Nhà máy nước Hà Đông cơ sở 1 Nhà máy nước Hà Đông cơ sở 2 Nhà máy nước Đông Anh Nhà máy nước Sơn Tây Tổng... thành phố Hà Nội Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất một vùng là lượng nước có thể khai thác từ các tầng chứa nước và chứa nước yếu trong vùng đó mà không làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và biến đổi môi trường vượt quá mức cho phép (theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT) Trữ lượng khai thác tiềm năng bao gồm trữ lượng động tự nhiên, trữ lượng tĩnh đàn hồi, trữ lượng tĩnh trọng lực, trữ lượng cuốn... chất lượng nguồn nước sông Hồng và vị trí xây dựng NMN) và kinh tế (độ hoàn vốn đầu tư) Trên đây là 5 vấn đề về trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội sau khi được mở rộng và giải pháp cấp nước cho Thủ đô phục vụ việc lập Quy hoạch tổng thể phát triển cấp nước Thủ đô Hà Nội theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tôi... nước ngầm toàn TP Hà Nội đạt khoảng 8.362.000m3/ngày, trong đó riêng tầng chứa nước cuội sỏi đạt khoảng 5.850.000m3/ngày, chiếm 70% tổng trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm toàn Thành phố Hiện nay toàn TP Hà Nội mới khai thác tập trung và đơn lẻ khoảng 981.000m3/ngày, chưa đến 18% tổng trữ lượng khai thác tiềm năng của riêng tầng chứa nước cuội sỏi và cũng chỉ mới bằng 12% tổng trữ lượng khai thác. .. đánh giá trữ lượng khai thác nước ngầm của Đề án "Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước trên địa bàn TP Hà Nội" do Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội chủ trì vừa mới được hoàn thành cho thấy, trong tổng số trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm toàn TP Hà Nội đạt khoảng 12 8.362.000m3/ngày, thì chỉ riêng tầng chứa nước cuội sỏi (tầng chứa nước đang được khai thác để đáp ứng mọi nhu cầu dùng nước của... thành phố Kết quả khảo sát cho thấy: Tổng số các giếng tại các nhà máy nước, các trạm cấp nước tập trung trên 200 giếng với tổng lưu lượng khai thác khoảng 670.000m 3/ngày Bảng 1 Tổng hợp công suất các nhà máy nước trên địa bàn thành phố Hà Nội STT Trạm cấp nước Quận, huyện 1 Nhà máy nước Yên phụ Quận Ba đình Lưu lượng khai thác (m3/ngày) 90.000 2 Nhà máy nước Ngọc Hà Quận Ba Đình 32.000 3 Nhà máy nước. .. vùng huyện Gia Lâm cũ, ở đó nước ngầm được sông Hồng và sông Đuống cung cấp quanh năm từ 2 phía đông bắc và tây nam Kết quả đánh giá trữ lượng khai thác nước ngầm của Đề án "Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước TP Hà Nội" do Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội chủ trì cho thấy, trữ lượng khai thác tiềm năng của tầng chứa nước ngầm cuội sỏi của riêng phần Bắc sông Hồng thuộc Hà Nội đạt khoảng 2.454.000m... thác tiềm năng nước ngầm của toàn Thành phố Tất cả những điều đó nói lên rằng, trong lòng đất Hà Nội rất phong phú nước ngầm và hiện mới chỉ khai thác sử dụng hết khoảng trên 10% trữ lượng khai thác tiềm năng, chứ không phải là chỉ có hạn và đã khai thác cạn kiệt như các nhà tư vấn thiết kế Bộ Xây dựng đã lầm hiểu Tuy vậy, các con số trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm của tầng chứa nước cuội sỏi... c Trữ lượng khai thác cuốn theo (Qct) Là phần trữ lượng gia tăng trong quá trình khai thác do sự cuốn theo các nguồn nước mặt và nước dưới đất từ các tầng chứa nước kề cận Trên địa bàn thành phố Hà Nội, trữ lượng khai thác cuốn theo lớn nhất xảy ra khi khai thác tầng chứa nước qp ven sông Hồng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến, còn sự gia tăng do thấm từ các sông nhỏ và hồ, từ các tầng chứa nước. .. nội thành và ngoại vi), đã đạt khoảng 5.585.000m3/ngày, chiếm 70% tổng trữ lượng khai thác tiềm năng của toàn Thành phố, trong đó riêng trữ lượng khai thác cuốn theo (từ sông Hồng) đã đạt khoảng 4.620.000m3/ngày, chiếm gần 80% tổng trữ lượng khai thác tiềm năng của tầng chứa nước này (cuội sỏi) do có nguồn bổ cấp chính là sông Hồng và được bổ cấp quanh năm Lượng bổ cấp từ sông càng tăng khi lượng khai . NGUỒN NƯỚC NGẦM CỦA HÀ NỘI VÀ GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHO THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Lời đề dẫn giới thiệu cho Hội thảo khoa học " ;Trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội và giải pháp cấp nước cho Thủ đô. nước miền Bắc 3 Mục lục STT Nội dung Trang 1 Nguồn nước ngầm của Hà Nội và giải pháp câp nước cho thủ đô Hà Nội GS.TSKH. Đặng Vũ Minh 4 2 Trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà. là 5 vấn đề về trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội sau khi được mở rộng và giải pháp cấp nước cho Thủ đô phục vụ việc lập Quy hoạch tổng thể phát triển cấp nước Thủ đô Hà Nội theo Quy hoạch

Ngày đăng: 09/04/2015, 11:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w