Thành phố Hà Nội có lịch sử hơn một thế kỷ khai thác nước dưới đất để cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt, sản xuất, cũng như các nhu cầu sử dụng khác của
thành phố. Sớm nhất là nhà máy nước Yên Phụ được xây dựng từ năm 1909 với
công suất ban đầu khoảng vài nghìn m3/ngđ và đến nay công suất của nhà máy nước này được nâng lên khoảng 90.000 m3/ngđ. Tiếp theo là lần lượt các nhà máy nước khác được xây dựng như Đồn Thủy (1931), Bạch Mai (1936), Ngọc Hà (1939), Ngô Sỹ Liên (1942)…Sau hòa bình 1954 đã xây dựng và đưa vào hoạt động các nhà máy
nước Lương Yên (1958), Tương Mai (1963), Hạ Đình (1968). Sau thời kỳ Đất nước đổi mới và mở cửa đã xây dựng thêm các nhà máy nước Pháp Vân và Mai Dịch
58
(1985), mở rộng Ngọc Hà và Lương Yên (1993), Yên Phụ (1997)… Đến nay trong
phạm vi thành phố Hà Nội (cũ) có tổng cộng 12 nhà máy nước và 6 trạm cấp nước do Công ty nước sạch Hà Nội quản lý với tổng công suất khoảng 635.000 m3/ngđ và
trong phạm vi tỉnh Hà Tây (cũ) có 2 bãi giếng do Công ty nước sạch Hà Đông quản
lý với công suất 36.000 m3/ngđ, và 2 bãi giếng của Công ty nước sạch Sơn Tây
quản lý với công suất khoảng 20.000 m3/ngđ. Như vậy, hiện nay tổng lượng khai thác nước dưới đất tập trung và nhỏ lẻ (chưa kể khai thác nước quy mô hộ gia đình
và nước sạch nông thôn) tại thành phố Hà Nội khoảng 981.000 m3/ngđ. Việc khai thác nước dưới đất tại thành phố Hà Nội đã dần đạt đến trạng thái cân bằng, ổn định
vì theo tài liệu quan trắc mực nước dưới đất, tốc độ hạ thấp giảm dần và đạt trạng
thái ổn định.