Tiểu luận môi trường, đại học kiến trúc Hà Nội

5 528 0
Tiểu luận môi trường, đại học kiến trúc Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương I: THÁCH THỨC CỦA MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM I. Những thách thức của môi trường toàn cầu Có rất nhiều định nghĩa về môi trường. Theo “Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam”, thì : “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. Còn theo kinh tế học: “Môi trường là toàn bộ các vùng vật lý và sinh học, các điều kiện vật chất - tự nhiên với tư cách là sản phẩm lâu dài của tạo hóa, có trước con người, có tương tác lẫn nhau, và cùng tác động đến sự hình thành, sinh tồn và phát triển của con người, cùng các hoạt động xã hội của họ. Về cơ cấu, môi trường bao gồm sinh quyển (không khí, nước, đất đai, ánh sáng ) và hệ sinh sống, mà giữa chúng có ảnh hưởng tương tác đến nhau, và cùng ảnh hưởng đến cuộc sống của con người” Vậy nhưng, môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người. Và con người đang đứng trước những thách thức lớn về môi trường toàn cầu. a) Ô nhiễm tầng khí quyển và hiệu ứng nhà kính Khí thải công nghiệp, khí thải của các phương tiện giao thông có động cơ, khí thoát ra từ các qúa trình sinh học đã là các nguồn chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không khí. Hàm lượng ngày càng tăng của các loại khí CO 2 , CH 4 , là loại khí thải do các ngành công nghiệp có sử dụng nhiên liệu hoá thạch thải ra đã gây hiệu ứng nhà kính với hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả đó được thể hiện ở hai dạng: CongTrinhNgam.Org Page 1 - Sự thay đổi khí hậu của quả đất dẫn đến sự mất cân bằng của hệ sinh thái đã có ở đây. - Mực nước biển dâng cao. Theo dự báo, đến giữa thế kỉ 21 nhiệt độ không khí bình quân trên trái đất sẽ tăng thêm từ 1,5 - 4,5 o C và mực nước biển trên toàn cầu sẽ dâng cao thêm từ 0,25 - 1,4m. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, hiện có tới 50% dân số thành thị trên thế giới sống trong môi trường không khí có mức khí SO2 vượt quá tiêu chuẩn và hơn 1 tỉ người đang sống trong môi trường có bụi than, bụi phấn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Những năm gần đây, lượng khí thải ngày càng tăng lên (trong vòng 20 năm tới sẽ tăng gấp 15 lần so với hiện nay). Sự ô nhiễm không khí có thể trực tiếp giết chết hoặc hủy hoại sức khỏe các sinh vật sống, gây ra “hiệu ứng nhà kính” và các trận mưa a xít không biên giới làm biến dạng và suy thoái môi trường, hủy diệt hệ sinh thái. Ðồng thời, Hiện tượng El-nino, La- nina làm gia tăng mưa bão và hạn hán nghiêm trọng cho một số vùng trên thế giới. b) Vấn đề mưa a-xít Mưa a-xít là là do SO 2 và NOx do các ngành công nghiệp thải ra không khí, sau đó kết hợp với nước, tạo thành các a-xít sulfuric và nitric. A-xít theo nước mưa, tuyết, sương, rơi trở lại mặt đất. Mưa a-xít có thể tạo ra ô nhiễm xuyên biên giới, khi di chuyển cùng gió và mây từ vùng này sang vùng khác. Các hậu quả tiềm tàng của mưa a-xít bao gồm phá huỷ cây trồng, rừng và làm giảm sản lượng nông nghiệp, ô nhiễm các dòng sông, các hồ ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản và các sinh vật khác, phá huỷ các công trình kiến trúc. c) Ô nhiễm biển và đại dương Ước tính đến năm 2000, tổng lượng chất phóng xạ có trong đại dương sẽ tăng nhiều lần so với năm 1970, trong đó các chất thoát biến và chất phóng xạ sẽ tăng lên 100 lần, chất triti (hidro siêu nặng) sẽ tăng 1000 lần. CongTrinhNgam.Org Page 2 Lượng dầu do đắm tàu, rò rỉ trong vận chuyển và phun ra từ giếng khai thác vào các đại dương từ 5 - 10 triệu tấn/năm, số dầu do các xí nghiệp công nghiệp thải từ 3 - 5 triệu tấn. Các hợp chất hữu cơ, kim loại nặng, các nguồn chất thải từ đất liền đã gây ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Biển Ðông cũng đang nằm trong tình trạng chung như các đại dương và biển khác. d) Thủng tầng ôzôn Sự phá hoại tầng ôzon là nguy hại rất lớn đối với con người và thiên nhiên. Nguyên nhân của sự phá hoại tầng ôdôn là do sự sử dụng và thải chất CFC, ngoài ra còn do các hợp chất oxy nitơ được tạo ra trong khí thải của máy bay phản lực cỡ lớn và của các loại máy bay khi bay vào tầng cao làm phân giải khí ôzon. Theo dự báo đến năm 2000 các máy bay cỡ lớn bay ở tầng bình lưu sẽ tiêu hao hàng chục vạn tấn xăng dầu chúng sẽ thải ra một lượng lớn oxit nitơ, có thể phá hoại 10% khí ôzon. e) Ô nhiễm nguồn nước Sự ô nhiễm các nguồn nước đang có nguy cơ gia tăng do thiếu biện pháp xử lý cần thiết các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; do các hóa chất dùng trong nông nghiệp và các nguồn nhiễm xạ, nhiễm bẩn từ các nguyên vật liệu khác dùng trong sản xuất; ô nhiễm do các loài thực vật nổi trên mặt nước sinh sôi mạnh làm động vật biển chết hàng loạt do thiếu ô xy. Một vài loài thực vật nổi còn có thể sinh ra độc tố nguy hiểm cho hệ động vật và cả con người; ô nhiễm do khai thác đáy biển lấy dầu khí và các loại khoáng sản quí hiếm khác; ô nhiễm còn do các chất thải trong thiên nhiên (ước tính mỗi năm có hơn 60 vạn tấn chất thải từ không trung rơi xuống nhất là chất hydro các bua từ khí quyển - gọi là mưa khí quyển). Hiện nay, có từ 40-50% lưu lượng ổn định của các dòng sông trên quả đất bị ô nhiễm. Độ ô nhiễm nguồn nước trên thế giới có thể tăng 10 lần trong vòng 25 CongTrinhNgam.Org Page 3 năm tới. Bên cạnh đó, theo ước tính của giới khoa học thì, ước tính có khoảng 96,5% nước trên quả đất là nước mặn nằm trong các đại dương. Chỉ có 2,53% tổng lượng nước là nước ngọt có thể dùng được cho trồng trọt và sinh hoạt của con người. Thế nhưng nhu cầu tiêu dùng nước sạch ngày càng tăng nhanh do sự gia tăng dân số và yêu cầu phát triển sản xuất. Có thể nói, sau nguy cơ về dầu mỏ, loài người đã, đang và sẽ phải đối mặt với nguy cơ phổ biến là thiếu nguồn nước sạch cần thiết để duy trì và phát triển đời sống kinh tế - xã hội của mình. Hiện nay, ước tính có trên 1/2 quốc gia và khu vực trên thế giới đang bị thiếu nước với các mức độ khác nhau, trong đó có khoảng 50 quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. Có tới 80% bệnh tật liên quan trực tiếp do nguồn nước bị nhiễm bẩn, mỗi năm có 25 triệu trẻ em đã chết vì dùng nước không sạch. g) Chuyển dịch ô nhiễm Theo tài liệu về qui hoạch môi trường của LHQ, mỗi năm toàn cầu có 500 triệu tấn rác thải nguy hại, trong đó có 98% là của các nước phát triển. Việc một số nước phát triển chuyển dịch công nghệ lạc hậu và các chất thải dưới nhiều hình thức khác nhau sang các nước đang phát triển là một thực tế cần được chú trọng. h) Ô nhiễm đất Trên toàn thế giới đang có xu hướng tăng hiện tượng đất bị ô nhiễm, bởi: một là, do con người quá lạm dụng hoặc do tác động phụ của việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác. Mỗi năm, trên thế giới có hàng nghìn hóa chất mới được đưa vào sử dụng trong khi con người vẫn chưa hiểu biết hết tác động phụ của chúng đối với hệ sinh vật. Hai là, không xử lý đúng kỹ thuật các chất thải công nghiệp và sinh hoạt khác của người và súc vật, hoặc các xác sinh vật chết gây ra Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, hủy diệt sự sống một số sinh vật trong những khu vực ô nhiễm nặng, đồng thời còn đe dọa đến sức khỏe con người thông qua vật nuôi, cây CongTrinhNgam.Org Page 4 trồng, thậm chí gây ra những biến dạng sinh thái và di truyền nặng nề cho hệ sinh sống. Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ, bức xạ, sự mất ổn định về khí hậu đều gây hại trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe và di truyền của sinh vật, thực vật sống, trong đó có con người. Hậu quả sẽ thật khủng khiếp và khó lường. Những tổn thất về con người và vật chất do môi trường suy thoái gây ra đã và đang vượt quá tổn thất về người và của do các biến động xã hội và từ chiến tranh. Dự báo, những năm đầu thế kỷ này, số nạn nhân của môi trường sẽ lên đến ít nhất 50 triệu người. Con người đang đứng trước sự cảnh báo mới : Trừ chiến tranh hạt nhân, thì sự biến đổi của khí hậu sẽ là mối đe dọa lớn nhất với sự tồn vong của loài người và tương lai của quả đất. Đó là những lời cảnh báo để con người mau chóng có những hành động tích cực với môi trường, vì môi trường và vì sự sống của chính mình. CongTrinhNgam.Org Page 5 . THỨC CỦA MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM I. Những thách thức của môi trường toàn cầu Có rất nhiều định nghĩa về môi trường. Theo “Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam”, thì : Môi trường bao. Vậy nhưng, môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người. Và con người đang đứng trước những thách thức lớn về môi trường toàn. tới 50% dân số thành thị trên thế giới sống trong môi trường không khí có mức khí SO2 vượt quá tiêu chuẩn và hơn 1 tỉ người đang sống trong môi trường có bụi than, bụi phấn vượt quá tiêu chuẩn

Ngày đăng: 09/04/2015, 11:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan