1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội

122 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 8,37 MB

Nội dung

Trên cơ sở khảo sát phân tích thực trạng ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, tiến tới đánh giá khả năng đáp ứng của phần mềm đối với các yêu cầu về nghiệp vụ, đưa ra giải pháp khắc phục tồn tại từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp Thông tin – Thư viện.12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:Tác giả tin rằng với điều kiện của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và sự quan tâm của lãnh đạo Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội thì những kết quả mà tác giả đề xuất trong luận văn sẽ có tính khả thi.13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:Sau khi nghiên cứu về ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trung tâm), tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 8

1 Tính cấp thiết của đề tài 9

2 Tình hình nghiên cứu 9

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

5 Giả thuyết nghiên cứu 11

6 Phương pháp nghiên cứu 12

7 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 12

8 Bố cục của đề tài 12

9 Dự kiến kết quả nghiên cứu 13

PHẦN NỘI DUNG 14

CHƯƠNG 1: PHẦN MỀM LIBOL 5.5 VỚI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI 14

1.1 Phần mềm Libol 5.5 trong hoạt động Thông tin thư viện 14

1.1.1 Khái quát về phần mềm thư viện quản trị tích hợp và phần mềm Libol 5.5 14

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5 18

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng của phần mềm Libol 5.5 19

1.2 Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 22

1.2.1 Khái quát về Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 22

1.2.2 Giới thiệu về Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Kiến trúc

Hà Nội 23

1.2.3 Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động 26

1.2.4 Nguồn lực thông tin 29

1.2.5 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin 39

1.2.6 Cơ sở vật chất 41

Trang 2

1.3 Vai trò và yêu cầu của việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung

tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 45

1.3.1 Vai trò của việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm 45

1.3.2 Yêu cầu của việc ứng dụng Libol 5.5 tại Trung tâm 47

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LIBOL 5.5

TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI 48

2.1 Các phân hệ của phần mềm Libol 5.5 ứng dụng tại Trung tâm 48

2.1.1 Phân hệ bổ sung 49

2.1.2 Phân hệ biên mục 58

2.1.3 Phân hệ bạn đọc 66

2.1.4 Phân hệ lưu thông 73

2.1.5 Phân hệ ấn phẩm định kỳ 78

2.1.6 Phân hệ quản lý 80

2.1.7 Phân hệ tra cứu trực tuyến OPAC 83

2.2 Các phân hệ chưa được Trung tâm triển khai ứng dụng 89

2.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng phần mềm Libol 5.5 vào hoạt động tại Trung tâm 90

2.3.1 Kết quả đạt được 90

2.3.2 Một số hạn chế 95

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LIBOL 5.5 TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI 99

3.1 Các giải pháp chủ yếu 99

3.1.1 Nâng cao trình độ cán bộ thư viện 99

3.1.2 Đào tạo người dùng tin 101

3.1.3 sử dụng hết tính năng của phần mềm Libol 5.5 103

Trang 3

3.1.4 Nâng cấp ứng dụng phần mềm Libol 6.0 105

3.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ 103

3.2.1 Trang bị hạ tầng công nghệ thông tin bền vững 106

3.22 Thiết lập tổ hợp các đơn vị dùng phần mềm Libol để tiến tới hoạt động liên thư viện 106

3.3 Khuyến nghị 110

KẾT LUẬN 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

PHỤ LỤC 120

Trang 4

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

AACR2 Anglo – American Cataloging Rules, second edition (Quy tắc

biên mục Anh – Mỹ Xuất bản lần thứ 2)CDS/ISIS Computer Documentation System/Intergreter Set of Information

System

DDC Dewey Decimal Classification (Khung phân loại thập phân

Dewey)ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

ILL Inter – Library Loans (Mượn liên thư viện)

ISBD International Standard Bibliographic Description (Mô tả thư tịch

theo chuẩn quốc tế)ISO 2709 Phân loại tiêu chuẩn khổ mẫu trao đổi thông tin

ISO 10161 Chuẩn các giao thức thông tin thư viện cho trao đổi văn bản ảo

LCC Library of congress classification (Khung phân loại quốc hội Hoa

kỳ)MARC Machine Readable Catalogue (Khổ mẫu đọc máy cho dữ liệu thư

mục)

Phần mềm Libol Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol

RFID Radio Frequency Identification (Công nghệ định dạng bằng song

Radio)TT- TV Thông tin - Thư viện

UNIMARC Universal Machine Readable catalogue Format (Khuôn thức

MARC quốc tế)Z39.50 Chuẩn tra cứu liên thư viện

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá định tính phần mềm thư viện

Bảng 1.2: Cơ cấu tổ chức nhân sự của Trung tâm TT - TV

Bảng 1.3: Thống kê số lượng tạp chí có trong Trung tâm

Bảng 1.4: Thống kê tài liệu luận án, luận văn

Trang 5

Bảng 1.5: Số lượng trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kinh phí từ năm 2008 - 2012 của Trung tâmBảng 2.2:Bảng hiển thị thông tin về bạn đọc

Bảng 2.3: Bảng thống kê bạn đọc

Bảng 2.4: Lịch mượn trả tài liệu của NDT

Bảng 2.5: Tiêu chí đánh giá phần mềm Libol 5.5

Bảng 2.6: Thống kê số lượng biểu ghi

Biểu đồ 1.1: Thống kê giáo trình theo năm xuất bản

Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ tài liệu tham khảo tiếng Việt, ngoại văn và giáo trìnhBiểu đồ 1.3 : Thành phần cơ cấu các nhóm NDT tại Trung tâm TT – TV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: cơ sở dữ liệu Đồ án môn học

Hình 1.2: Trang chủ của cơ sở dữ liệu phục vụ đồ án thiết kế kiến trúcHình 1.3: Giao diện của Website Trung tâm TT-TV

Hình 1.4: Phòng đọc giáo trình và tài liệu tham khảo

Hình 2.1 : Phân hệ bổ sung

Hình 2.2: Giao diện chức năng bổ sung – Phân hệ bổ sung

Hình 2.3: Mẫu mã vạch của Trung tâm

Hình 2.4: Giao diện phần mềm QuarkXPress

Hình 2.5: Giao diện chức năng kho – Phân hệ bổ sung

Hình 2.6: Giao diện chức năng thống kê – Phân hệ bổ sung

Hình 2.7: Thống kê bổ sung theo định kỳ thời gian

Hình 2.8: Thống kê bổ sung theo thuộc tính ấn phẩm

Hình 2.14: Giao diện Tra cứu bạn đọc – Phân hệ bạn đọc

Hình 2.15: Giao diện chức năng sửa và gia hạn thẻ - Phân hệ bạn đọcHình 2.16: Giao diện chức năng in thẻ - Phân hệ bạn đọc

Hình 2.17: Giao diện phân hệ lưu thông

Hình 2.18: Giao diện chức năng ghi mượn – Phân hệ lưu thông

Hình 2.19: Giao diện chức năng ghi trả - Phân hệ lưu thông

Hình 2.20: Giao diện phân hệ ấn phẩm định kỳ

Hình 2.21: Giao diện phân hệ quản lý

Hình 2.22: Giao diện phân hệ tra cứu

Hình 2.23: Giao diện kết quả tìm kiếm trên phân hệ tra cứu OPACHình 2.24: Giao diện hiển thị thông tin thư mục trên phân hệ tra cứu

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, CNTT đã và đang giữ vai trò rất lớn, làm biến đổi sâu sắc mọilĩnh vực trong hoạt động của con người Nhận thức được tầm quan trọng đó,Đảng và Nhà nước ta xác định CNTT là ngành khoa học, công nghệ mũi nhọncần được ưu tiên phát triển để mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế

Chỉ thị 58- CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị đã khẳng định:

“CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng một sốngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế văn hóacủa thế giới hiện đại” Với vai trò quan trọng như vậy, Thư viện Việt Nam đangtừng bước đổi mới, hiện đại hóa để phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội vàdần khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong thời đại mới, xã hội mới - Xãhội thông tin

Vậy mục tiêu đặt ra cho vấn đề hiện đại hóa hoạt động TT- TV đó là hướngvào việc ứng dụng CNTT để tự động hóa các hoạt động của thư viện truyềnthống, xây dựng thư viện điện tử làm cho thư viện trở thành cầu nối giữa NDTvới nguồn thông tin tri thức nhân loại, thỏa mãn tối đa NCT của NDT

Trong hơn 40 năm tồn tại và hoạt động của mình, Trung tâm TT- TVTrường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ và đã

có những bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng những thành tựu của CNTTvào hoạt động của mình Nhất là việc triển khai sử dụng Phần mềm Libol 5.5 tạo

ra sự chuyển biến đáng kể Tuy nhiên trong quá trình ứng dụng bên cạnh những

ưu điểm thì phần mềm Libol 5.5 bộc lộ một số nhược điểm cần phải khắc phục

để việc ứng dụng đạt hiệu quả cao nhất

Để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề này, tôi đã mạnh dạnchọn đề tài “Ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm Thông tin - Thư việnTrường Đại học Kiến Trúc Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học thư việncủa mình

Trang 8

2 Tình hình nghiên cứu

Phần mềm Libol là đối tượng nghiên cứu của nhiều đề tài từ nghiên cứukhoa học, niên luận, khóa luận cho đến các luận văn, trên nhiều góc độ khácnhau Không những vậy có những công trình đề cập tới phần mềm Libol như mộtvấn đề, một khía cạnh có trong đề tài nghiên cứu Có thể kể đến các công trình

như :“Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Thông tin - Thư viện khu vực Thành phố Hồ Chí Minh - Hiện trạng và triển vọng” (Luận văn 1995) của tác giả Nguyễn Văn Hùng ; “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Thông tin - Thư viện tỉnh Bắc Giang - Thực trạng và phát triển” (Luận văn 2000) của tác giả Vũ Thị Xuân Hương ; “Ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Viện Kinh tế Việt Nam” (Luận văn 2006) của tác giả Dương Hồ Điệp ; “Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Giao thông vận tải thực trạng và giải pháp” (Luận văn 2006) của tác giả Đỗ

Kim Ngân

Bên cạnh đó, phần mềm Libol còn trở thành vấn đề nghiên cứu trên các tạp

chí và kỷ yếu Cụ thể: “Chọn lựa phần mềm quản trị thư viện” (Tạp chí thông tin

tư liệu, số 2,2000) của tác giả Vũ Văn Sơn; “Tin học hóa thư viện” (Kỷ yếu hội

thảo khoa học và thực tiễn hoạt động thông tin thư viện: Kỷ niệm 5 năm thànhlập Trung tâm thông tin thư viện Đại học quốc gia Hà Nội (1997- 2002) của Tiến

sĩ Nguyễn Huy Chương; “Tổ chức phòng tra cứu ở một thư viện đại học trong thời đại điện tử” (Tập san thư viện, số 2, 2001) của tác giả Nguyễn Thị Hạnh;…

Trên bình diện các luận văn thạc sỹ, đến nay có khá nhiều Luận văn chuyên

Trang 9

ngành Khoa học thư viện nghiên cứu trực tiếp về hệ quản trị thư viện tích hợp

Libol, ví dụ như: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bổ sung trao đổi tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” (2002) của tác giả Nguyễn Trọng Phượng; “Khảo sát việc ứng dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu tích hợp Libol 5.5 tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà nội” (2006) của tác giả Chu Vân Khánh; “Nghiên cứu việc ứng dụng phần mềm Libol tại thư viện trường Đại học Xây dựng Hà Nội”(2008) của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh;…

Tuy nhiên, mỗi trường lại có những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, hơn nữaTrung tâm TT - TV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có những đặc thù riêng dovậy bài toán về ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại đây cần có cách tiếp cận và giảiquyết riêng

Trung tâm TT - TV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã có 03 luận văn

thạc sĩ chuyên ngành Khoa học thư viện đó là: “Phát triển và quản lý nguồn lực thông tin số tại Trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Kiến trúc Hà Nội” (2008) của tác giả Hoàng Sơn Công; “Nghiên cứu phát triển hệ thống sản phẩm

và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội” (2008) của tác giả Vũ Thị Mỹ Nguyên; “Nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội” (2011) của tác giả Phạm Thanh Bình Các công trình trên chỉ

tập trung vào nghiên cứu nguồn lực thông tin số, quy trình số hóa tài liệu, hệthống sản phẩm và dịch vụ thông tin cho đến nay chưa có một công trình nàonghiên cứu toàn diện về ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm TT – TVTrường Đại học Kiến trúc Hà Nội Với việc lựa chọn đề tài nghiên cứu này, tôi

hy vọng có thể kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đitrước và những kinh nghiệm làm việc của bản thân để có thể nghiên cứu, khảosát thực trạng, ưu, nhược điểm của việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trungtâm TT – TV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Từ đó, đề xuất những phươnghướng và giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại

Trang 10

Trung tâm để nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng tốt NCT, phục vụ công tácgiảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và thực hành sản xuất của Nhà trường.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn đi sâu vào nghiên cứu khảo sát tình hình ứng dụng phần mềmLibol 5.5 tại Trung tâm TT- TV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Qua đó tácgiả rút ra một số nhận xét, đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quảứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm (Trung tâm TT- TV Trường Đại họcKiến trúc Hà Nội) để nâng cao hiệu quả hoạt động

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để giải quyết được yêu cầu đề ra, đề tài luận văn sẽ thực hiện một số nhiệm vụsau:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tạiTrung tâm

- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm Libol 5.5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề ứng dụng phần mềm Libol 5.5 trong hoạt động TT - TV

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tạiTrung tâm TT – TV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội từ năm 2002 đến nay

5 Giả thuyết nghiên cứu

Việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm TT – TV Trường Đại họcKiến trúc Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng như: hiện đại hóa côngtác bổ sung, xử lý tài liệu, quản lý và phục vụ bạn đọc, phát triển nguồn tin, đadạng hóa các sản phẩm, dịch vụ TT – TV, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thưviện và bạn đọc khai thác thông tin… Tuy nhiên quá trình ứng dụng còn bộc lộ

Trang 11

những hạn chế cần phải có những giải pháp cụ thể phù hợp để nâng cao hiệu quả

TT – TV

6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp sau:

- Thu thập, phân tích & tổng hợp tài liệu

- Quan sát khoa học

- Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp

7 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài

sự nghiệp TT - TV

8 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm

có 3 chương :

Chương 1 : Phần mềm Libol 5.5 với hoạt động Thông tin - Thư viện tại

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Chương 2 : Thực trạng ứng dụng phần mềm thư viện Libol 5.5 tại Trung

tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội

Trang 12

Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm Libol

5.5 tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

9 Dự kiến kết quả nghiên cứu

Với dung lượng khoảng hơn 100 trang với kết cấu 3 chương, Luận văn sẽtập trung vào một số nội dung sau:

- Giới thiệu về phần mềm Libol 5.5 với hoạt động TT- TV tại Trường Đạihọc Kiến trúc Hà Nội

- Đánh giá đúng hiệu quả ứng dụng phần mềm Libol 5.5

- Nhận xét đúng các kết quả đạt được, một số hạn chế, nguyên nhân

- Đề ra các kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềmLibol 5.5 tại Trung tâm TT- TV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Trang 13

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 PHẦN MỀM LIBOL 5.5 VỚI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI 1.1 Phần mềm Libol 5.5 trong hoạt động thông tin thư viện

1.1.1 Khái quát về phần mềm thư viện quản trị tích hợp và phần mềm libol 5.5

* Khái quát về phần mềm thư viện quản trị tích hợp

Hiện nay khi triển khai các ứng dụng tin học trong hoạt động TT – TV cóhai loại phần mềm chuyên dụng thường được sử dụng là: Phần mềm tư liệu vàphần mềm tích hợp quản trị thư viện

Phần mềm tư liệu: là phần mềm dùng để quản lý, lưu trữ và tìm kiếm tàiliệu, đồng thời tạo ra các sản phẩm thông tin thư mục Đối tượng quản lý củaphần mềm tư liệu là các tài liệu như: Sách, báo, tạp chí, các bài trích,… cơ sở dữliệu được tạo ra bởi phần mềm tư liệu là cơ sở dữ liệu thư mục Đó chính là bộmáy tra cứu thông tin tự động hóa Ví dụ như phần mềm CDS/ISIS một trongnhững phần mềm tư liệu rất hữu hiệu trong khâu tùy biến xây dựng cơ sở dữ liệu

và tìm kiếm thông tin

Tuy nhiên, ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và viễn thông, sựxuất hiện Internet, thì phần mềm tư liệu không còn phù hợp nữa Thực tế hoạtđộng TT – TV đòi hỏi cần có phần mềm quản trị thư viện mạnh hơn có khả năngquản lý hàng triệu biểu ghi, quản trị các định dạng số của tài liệu (âm thanh, toànvăn, hình ảnh), có khả năng khai thác trực tuyến và chia sẻ thông tin, đặc biệt cókhả năng tự động hóa quy trình dây chuyền thông tin tư liệu từ khâu bổ sung,biên mục, tìm tin, quản lý bạn đọc, quản lý kho đến lưu thông tài liệu, chia sẻ tàiliệu để phục vụ NDT Chính vì vậy đã xuất hiện các phần mềm quản trị thư việntích hợp

Như vậy, Khái niệm Hệ quản trị thư viện tích hợp có thể hiểu là phầnmềm có khả năng thực hiện toàn diện các chức năng quản lý của thư viện, baogồm: Theo dõi việc bổ sung tài liệu, biên mục tự động, tìm tin tự động hay từ xa,

Trang 14

quản lý bạn đọc, quản lý lưu thông tài liệu, quản lý kho, trao đổi thông tin thưmục với các đơn vị khác.

Về mặt cấu trúc, Hệ quản trị thư viện tích hợp bao gồm 2 nhóm chính là:Nhóm tác nghiệp và nhóm người sử dụng

Nhóm tác nghiệp: thực hiện các chức năng nghiệp vụ của thư viện: bổsung, biên mục, báo cáo thống kê, phân quyền bảo mật

Nhóm người sử dụng: thực hiện các chức năng khai thác thông tin giúpngười sử dụng có thể tìm kiếm, đọc tài liệu và yêu cầu sử dụng các dịch vụ trongthư viện

* Khái quát về phần mềm Libol 5.5

Libol 5.5 là một phần mềm thư viện tích hợp hoàn chỉnh, hỗ trợ các quytrình nghiệp vụ chuẩn của một thư viện hiện đại tức là một phần mềm thích hợpvới đặc thù công việc của ngành thư viện

Phần mềm Libol 5.5 được nâng cấp từ phần mềm Libol 1.0 do Công tyCông nghệ tin học Tinh Vân xây dựng năm 2000 Libol 5.5 được xây dựng trên

cơ sở hợp tác giữa các kỹ sư tin học và các đơn vị thư viện đầu ngành cho ra mộtsản phẩm phần mềm ‘phù hợp’ với những gì đang diễn ra trong thư viện, cố gắng

bổ khuyết những diểm hạn chế của CDS/ISIS, kết hợp tham khảo các phần mềmthư viện nổi tiếng như: INNOPAC, GEAC, DYNIX,…

Libol có những tính năng chính sau:

- Hỗ trợ chuẩn biên mục MARC 21, AACR2, ISBD; các khung phân loạithông dụng như DDC, BBK, NLM, LOC, UDC; chuẩn ISO 2709 cho nhập /xuất

Trang 15

- Hỗ trợ đa ngữ Unicode với dữ liệu và giao diện làm việc; các bảng mãTiếng Việt như TCVN 5712, VNI…

- Công cụ xây dựng, quản lý, khai thác kho tài liệu số

- Xuất bản các cơ sở dữ liệu hoặc thư mục trên đĩa CD

- Tìm kiếm toàn văn

- Khả năng tùy biến cao

- Bảo mật và phân quyền chặt chẽ

- Thống kê tra cứu đa dạng, chi tiết và trực quan phục vụ mọi nhóm đốitượng

- Vận hành hiệu quả trên cơ sở dữ liệu lớn hang triệu bản ghi, hỗ trợ hệquản trị cơ sở dữ liệu Oracle hoặc MS SQL Server

- Khai thác và trao đổi thông tin qua Web, thư điện tử, GPRS (điện thoại diđộng) và thiết bị hỗ trợ người khiếm thị

- Tương thích với cả mô hình kho đóng và kho mở

- Hỗ trợ hệ thống thư viện nhiều kho, điểm lưu thông

Chương trình Libol hoạt động trên một cơ sở dữ liệu và cơ chế quản lýthống nhất Tuy vậy, để đảm bảo rằng các quy tắc nghiệp vụ được phân tách rõràng, phần mềm Libol 5.5 được chia thành 9 phân hệ

Do thông tin được chia sẻ giữa các phân hệ, một phân hệ có thể khai thác tối

đa lượng dữ liệu liên quan đến quy tắc nghiệp vụ mà nó đảm trách từ cơ sở dữliệu chung trong khi người sử dụng phân hệ chỉ cần nhập một lượng thông tin íthơn rất nhiều

Tuy nhiên, các phân hệ cũng được thiết kế với mức độc lập sao cho sự thayđổi cấu trúc cơ sở dữ liệu liên quan đến phân hệ này sẽ không làm ảnh hưởng đến

sự vận hành của các phân hệ khác

+ Phân hệ tra cứu trực tuyến OPAC:

Là cổng thông tin chung cho mọi đối tượng để khai thác tài nguyên vàdịch vụ thư viện theo cách riêng phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân

Trang 16

Là môi trường giao tiếp và trao đổi thông tin giữa bạn đọc với nhau, giữabạn đọc và thư viện, giữa bạn đọc với các thư viện khác.

+ Phân hệ bổ sung:

Quy trình quản lý ấn phẩm chặt chẽ và xuyên suốt kể từ lúc phát sinh nhucầu bổ sung, đặt mua, kiểm nhận, gắn số đăng ký cá biệt, xếp giá tới lưu kho vàđưa ra khai thác

+ Phân hệ biên mục:

Công cụ mạnh, thuận tiện và mềm dẻo giúp biên mục mọi dạng tàinguyên thư viện theo các tiêu chuẩn thư mục quốc tế; giúp trao đổi dữ liệu biênmục với các thư viện trên mạng Internet và giúp xuất bản các ấn phẩm thư mụcphong phú và đa dạng

+ Phân hệ ấn phẩm định kỳ:

Tự động hoá và tối ưu hoá các nghiệp vụ quản lý đặc thù cho mọi dạng ấnphẩm định kỳ (báo, tạp chí…) như bổ sung, theo dõi, đăng ký, đóng tập và khiếu nại.+ Phân hệ bạn đọc:

Quản lý thông tin cá nhân và phân loại bạn đọc giúp thư viện áp dụngđược những chính sách phù hợp với mỗi nhóm bạn đọc và tiến hành các xử lýnghiệp vụ theo lô hoặc theo từng cá nhân

+ Phân hệ lưu thông:

Tự động hoá những thao tác thủ công lặp đi lặp lại trong quá trình mượntrả và tự động tính toán, áp dụng mọi chính sách lưu thông do thư viện thiết đặt.+ Phân hệ mượn liên thư viện (ILL):

Quản lý những giao dịch trao đổi tư liệu với các thư viện khác theo chuẩnquốc tế dưới các vai trò là thư viện cho mượn và thư viện yêu cầu mượn

Trang 17

+ Phân hệ quản lý:

Quản lý, phân quyền người dùng và theo dõi toàn bộ hoạt động của hệthống

Qua một số nét tổng quan về phần mềm Libol 5.5 chúng ta thấy rằng đây

là phần mềm được xây dựng khá chuyên nghiệp, phù hợp với thư viện đại học,cao đẳng, có khả năng tích hợp và là phần mềm mở, đáp ứng yêu cầu của mộtphần mềm thư viện

Phần mềm Libol 5.5 có nhiều phân hệ với các chức năng khác nhau nhằm

có thể đảm bảo cho công tác hiện đại hóa mọi hoạt động thư viện: từ việc quản lýcủa người lãnh đạo; cho đến mọi khâu trong chu trình đường đi của tài liệu từ lúc

bổ sung, trong quá trình xử lý, biên mục cho đến tình hình mượn trả tài liệu củabạn đọc và hình thức mượn liên thư viện

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5

Tin học hóa hoạt động TT – TV là một xu thế tất yếu của các cơ quan

TT – TV hiện nay Một hệ thống thông tin tự động hóa bao gồm 4 yếu tố:

- Nguồn nhân lực

- Các thiết bị xử lý thông tin tự động: máy tính điện tử, các thiết bị ngoại

vi, các vật mang tin điện tử, các phương tiện viễn thông

- Các phần mềm hệ thống và phần mềm chuyên dụng

- Các nguồn thông tin điện tử - nguồn thông tin số

Trong đó yếu tố phần mềm đóng một vai trò rất quan trọng góp phần tin họchóa hoạt động thư viện Nhưng để ứng dụng phần mềm có hiệu quả cao nhấttrong hoạt động thư viện cần có sự hỗ trợ của 3 yếu tố còn lại:

* Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đổi mới

về chất của hoạt động TT – TV Bởi lẽ nguồn nhân lực là cầu nối giữa vốn tàiliệu của thư viện và NDT Họ là nhân tố trực tiếp tác động và đảm bảo chấtlượng vốn tài liệu cũng như các sản phẩm và dịch vụ TT – TV Chính họ là nhân

tố để vận hành toàn bộ các phân hệ của phần mềm thư viện hoạt động hiệu quả

Trang 18

* Cơ sở hạ tầng CNTT

Cơ sở hạ tầng CNTT là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các cơ quan TT –

TV Nó thể hiện sự vững mạnh của các cơ quan này trong tiến trình hoạt động

Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại là điều kiện thuận lợi cho NDT khai thác,

sử dụng nguồn tin nhanh chóng, thuận tiện và có hiệu quả

Sự can thiệp của CNTT đã mang lại lợi ích hết sức thiết thực đối với các cơquan TT – TV Nó trợ giúp cho cán bộ thư viện tiết kiệm thời gian công sứctrong việc xử lý tài liệu, giúp tốc độ xử lý thông tin nhanh chóng, đảm bảo tínhthời sự của thông tin Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại là nền tảng gópphần nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm Libol trong hoạt động thư viện

* Nguồn tin điện tử

Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện, đặc biệt sử dụng kỹ thuật

số để biểu diễn thông tin đã dẫn đến việc ra đời một nguồn thông tin mới, đó lànguồn tin điện tử ( Electronic Informarmation Resources)

Nguồn tin điện tử bao gồm các tài liệu như sách điện tử, báo điện tử, cơ sở

dữ liệu, các CD – ROM,…

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng của phần mềm Libol 5.5

Trong quá trình nghiên cứu để tìm ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả ứngdụng của phần mềm Libol đã có nhiều quan điểm khác nhau

Theo Philippa Ryan [2], một nhà nghiên cứu về phần mềm thư viện hiệnđại các tiêu chí đánh giá có thể được xếp vào 9 nhóm chính sau đây:

- Các yêu cầu chung của phần mềm: bao gồm các yêu cầu về hệ thống, sựtiện ích của phần mềm, các yêu cầu về cơ sở dữ liệu, sự cung cấp tài liệu, hệthống an toàn và các mật khẩu, sao lưu và khắc phục dữ liệu hỗ trợ hệ thống

- Các yêu cầu về biên mục: bao gồm các vấn đề như yêu cầu khi đưa dữ liệuvào, bảo quản dữ liệu, kiểm soát tính nhất quán của dữ liệu

- Các yêu cầu về tìm kiếm thông tin: bao gồm các vấn đề tra cứu chỉ dẫn, cácdạng tìm kiếm, sự hiển thị các kết quả tìm

Trang 19

- Các yêu cầu về sự luân chuyển yêu cầu tin: Bao gồm các vấn đề bảo quản

dữ liệu, nhập dữ liệu và loại bỏ dữ liệu, thông báo mượn quá hạn, hệ thống kiểmsoát việc cho mượn, chức năng thống kê, bảo trì dữ liệu về bạn đọc

- Các yêu cầu về bổ sung

- Các yêu cầu về quản lý ấn phẩm định kỳ

- Các yêu cầu về mượn sách

- Các yêu cầu về kết nối mạng

- Các yêu cầu về hỗ trợ hệ thống

Bên cạnh tiêu chí đánh giá phần mềm nêu trên của Philippa Ryan, vàotháng 9 năm 1997 Sở Giáo dục Victorian đã công bố bản báo cáo đánh giá phầnmềm thư viện và khả năng hoàn thiện nó trong các trường học Victorian Cáctiêu chí đưa ra trong bản báo cáo này được thể hiện theo 2 nhóm; định tính vàđịnh lượng

Các tiêu chí định lượng liên quan đến:

- Các chức năng tra cứu OPAC

- Chức năng quản trị bộ sưu tập

- Chức năng xuất nhập dữ liệu

- Hỗ trợ kỹ thuật

- Quản trị hệ thống

Các tiêu chí định tính liên quan đến các vấn đề sau:

- Giá thành của phần mềm

- Môi trường kỹ thuật

- Liên kết đa phương tiện

- Các tiêu chí hỗ trợ

- Vấn đề an toàn của phần mềm

- Khả năng tiện ích của phần mềm

- Yêu cầu không có sự cố với Y2K năm 2000

Các tiêu chí nay được thể hiện trong bảng tiêu chí đánh giá định tính của phần mềmthư viện

Trang 20

Các tiêu chí đánh giá Chú giải

Môi trường kỹ thuật Bộ vi xử lý chạy trên môi trường nàoLiên kết đa phương tiện Không kết nối Internet hay tháp CD-

ROMYêu cầu không có sự cố Y2K năm

2000

Được đảm bảo bởi nhà cung cấp

di độngVấn đề an toàn của phần mềm Thật sự an toàn.không có thời gian chết

Quản lý công việc 1 cách dễ dàng

Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá định tính phần mềm thư viện

Cao Minh Kiểm [1] đã đưa ra các tiêu chí đánh giá phần mềm thư viện bao gồm;

- Các yêu cầu về kỹ thuật

- Các phiên bản đặc biệt và sự an toàn

- Sự tiện ích của các chương trình

- Sự hạn chế của phần mềm

- Việc đưa dữ liệu vào và bảo quản cơ sở dữ liệu đó

- Các bảng tra thông tin

- Tra cứu thông tin

- Đưa dữ liệu ra ngoài

Các tiêu chí đưa ra trên đây của các cá nhân và tổ chức tuy chưa phải làtiêu chí đánh giá hiệu quả của phần mềm một cách thống nhất nhưng đó chính làtiền đề cho ta có cái nhìn toàn diện trong việc đưa ra tiêu chí đánh giá giệu quảứng dụng của phần mềm Libol

1.2 Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

1.2.1 Khái quát về Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Trang 21

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội được thành lập theo quyết định số 181/CPngày 17 tháng 09 năm 1969 của Hội đồng Chính phủ Qua hơn 40 năm xây dựng

và phát triển, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạođầu ngành của quốc gia, đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động đào tạo và hợptác quốc tế Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, thế giớiđang chuyển biến mạnh mẽ sang nền kinh tế tri thức, giáo dục đại học đangkhông ngừng phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và quốc tế hóa, TrườngĐại học Kiến trúc Hà Nội đã xác định tầm nhìn chiến lược phát triển Nhà trường

Bộ máy tổ chức của trường được chia thành 4 khối như sau:

- Khối quản lý: Gồm 8 đơn vị

- Khối đào tạo: gồm 8 khoa, 2 trung tâm và 1 bộ môn trực thuộc

- Khối khoa học công nghệ và thông tin: gồm 4 đơn vị

- khối lao động sản xuất và dịch vụ: gồm 3 đơn vị

Hiện nay trường có khoảng 850 cán bộ viên chức trong đó có hơn 400 cán bộgiảng dạy phục vụ cho gần 9000 sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinhđang theo học tại Trường

Các chuyên ngành đào tạo Đại học:

- Khoa Kiến trúc đào tạo và cấp bằng Kiến trúc sư và bằng cử nhân Mỹ thuậtcông nghiệp các chuyên ngành thiết kế đồ họa, nội thất và hoành trangs

- Khoa Quy hoạch đô thị và nông thôn đào tạo và cấp bằng Kiến trúc sư quyhoạch đô thị và nông thôn

- Khoa Xây dựng đào tạo và cấp bằng Kỹ sư xây dựng dân dụng và côngnghiệp, Kỹ sư xây dựng và công trình ngầm

- Khoa Kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị đào tạo và cấp bằng kỹ sư cấpthoát nước, Kỹ sư kỹ thuật hạ tầng đô thị, Kỹ sư kỹ thuật môi trường đô thị

- Khoa quản lý đô thị đào tạo và cấp bằng Kỹ sư quản lý xây dựng đô thị.Các chuyên ngành đào tạo sau đại học:

- Bằng tiến sĩ kiến trúc được cấp cho 4 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ: Lýthuyết và lịch sử kiến trúc – mã số: 62.58.01.01, kiến trúc công trình – mã số

Trang 22

62.58.01.05 quy hoạch vùng – mã số 62.58.05.01, quy hoạch đô thị và nôngthôn – mã số: 62.58.05.05

- Bằng tiến sĩ kỹ thuật được cấp cho 3 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ: Xâydựng công trình dân dụng và công nghiệp – mã số: 62.58.20.01, cấp thoát nước -

- Bằng thạc sỹ Quản lý đô thị - mã số: 60.58.10 được cấp cho chuyên ngànhQuản lý đô thị và công trình

Chứng chỉ bồi dưỡng sau đại học được cấp cho các khóa bồi dưỡng ngắn hạn

1.2.2 Giới thiệu về Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Kiến trúc

Hà Nội

Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm TT-TV gắn chặt với sự hình thành

và phát triển của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

+ Giai đoạn từ năm 1971 đến 1980

Năm 1971, Trung tâm vẫn thuộc sự quản lý của phòng Đào tạo Hoạt động thưviện trong thời gian này cũng chưa có gì mới, cán bộ thư viện, cơ sở vật chất và vốntài liệu đều bị phân tán do ảnh hưởng của chiến tranh song đã bắt đầu thể hiện vai tròtrong việc phục vụ cán bộ giáo viên, sinh viên của trường

Trang 23

+ Giai đoạn từ 1981 đến 2000

Mặc dù vẫn chịu sự quản lý của phòng Đào tạo song Trung tâm đã tổ chứchoạt động một cách hợp lý, đưa hoạt động thư viện ngày càng khởi sắc, đã có mốiquan hệ mở với các thư viện khác, trang bị các thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy

in, máy photocopy và một hệ thống phòng phục vụ rộng rãi, đội ngũ cán bộ vững vềchuyên môn Các hoạt động của thư viện đã dần dần khẳng định vai trò không thểthiếu trong quá trình giáo dục đào tạo của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

+ Từ năm 2001 đến nay

Năm 2001, Trung tâm TT-TV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội được thànhlập theo quyết định số 43/QĐ - BXD ngày 8/1/2001 Trung tâm đã ra đời và bắt đầuphát triển theo xu thế mới của thư viện các trường đại học Trung tâm đã có nhiều sựđổi mới từ cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động cũng như việc áp dụng CNTT vàothư viện

Mặc dù thành lập với thời gian chưa dài song Trung tâm đã phát triển từ nềntảng có sẵn cộng với sự quan tâm đầu tư của Trường Đại học Kiến trúc và Bộ Xâydựng, Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã trở thành một trong những trungtâm TT - TV có bước phát triển mới của các trường đại học ngày nay

Hiện nay, trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường, Trung tâm trực thuộc khốiphòng ban Khoa học Công nghệ Qua nhiều năm hoạt động và phát triển, Trung tâm

đã có những đóng góp nhất định trong sự nghiệp giáo dục của Trường Trước đâyTrung tâm có chức năng lưu trữ, quản lý kho tài liệu sách, báo tạp chí truyền thống vàphục vụ bạn đọc Ngày nay, trong tình hình phát triển mới, Trung tâm đã cải tiến, bổsung nội dung cũng như cách thức hoạt động cho phù hợp với yêu cầu phát triển củathư viện trường đại học

Là đơn vị có nhiệm vụ quản lý, xây dựng và phát triển phương thức cung cấpthông tin phục vụ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trong trường đạihọc, Trung tâm đã phát triển, mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượngtrong từng giai đoạn cụ thể, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của NDT Theo sátchiến lược phát triển của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trong giai đoạn pháttriển tới năm 2020, Trung tâm TT-TV có nhiệm vụ tổ chức, quản lý, cung cấp thông

Trang 24

tin tư liệu, tài liệu truyền thống và các loại tài liệu khác (băng, đĩa hình…) phục vụcông tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của cán

bộ, viên chức, sinh viên và học viên trong Trường, tham gia vào công tác xây dựngphát triển cổng thông tin điện tử, hợp tác và liên kết để tiến tới hội nhập với môitrường giáo dục quốc tế

Với chức năng cung cấp thông tin, Trung tâm có những nhiệm vụ cơ bản như sau:Thu thập, xử lý, lưu trữ, quản lý, sử dụng các tài liệu, tin tức hoạt động về đàotạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ… để phục vụ các nhiệm vụ củaTrường

Lập cơ sở dữ liệu, xây dựng, quản lý, tổ chức phát triển thông tin trên Websitecủa Trường đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin trên mạng, phục vụ công tác đào tạo,nghiên cứu, quản lý điều hành công việc của Nhà trường

Chủ trì biên tập, trình bày chế bản, in ấn phát hành bản tin hoạt động khoa họccông nghệ và đào tạo của Trường, tham gia biên tập, trình bày chế bản, in ấn, pháthành các tài liệu, ấn phẩm, giáo trình theo yêu cầu của Nhà trường

Xây dựng và thực hiện các dự án, đề tài về thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu

do Trường giao

Phát triển mối quan hệ hợp tác với các trường, cơ sở nghiên cứu trong và ngoàinước về công tác thông tin tư liệu, tư liệu theo định hướng phát triển của Trường.Quản lý cán bộ viên chức, người lao động hợp đồng thuộc Trung tâm theo phâncấp Hiệu trưởng; quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư được Nhàtrường giao để thực hiện nhiệm vụ

Chủ trì phối hợp, tham gia với các đơn vị liên quan để thực hiện các nhiệm vụkhác theo sự phân công của Trường

1.2.3 Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm có Ban Giám đốc và 04 tổ chuyên môn vớicác chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:

Tổ thông tin tư liệu: có nhiệm vụ xây dựng, phát triển nguồn thông tin, tổ chức,quản lý, xử lý, biên tập, chế bản và phổ biến thông tin

Trang 25

Tổ quản trị mạng: có nhiệm vụ quản trị mạng, xây dựng, tư vấn đề án phát triểnmạng và an ninh mạng

Tổ chuyên môn nghiệp vụ: có nhiệm vụ sưu tầm, bổ sung, phân loại, biên dịch,biên mục các tài liệu chuyên ngành xây dựng, kiến trúc, quy hoạch, kỹ thuật hạ tầng

và môi trường đô thị … trong và ngoài nước

Tổ phục vụ - tra cứu có nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp, tuyên truyền, phổ biến, phục

vụ đọc, mượn tài liệu cho cán bộ và sinh viên trong trường, gồm có 05 phòng phục vụ: phòng đọc sách giáo khoa và giáo trình dành cho sinh viên; phòng đọc báo, tạp chídành cho sinh viên; phòng đọc giáo viên và nghiên cứu sinh; phòng khai thác mạng sinh viên và phòng mượn dành cho sinh viên

Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm TT – TV:

Trang 26

PHÒNG QUẢN TRỊ MẠNG

BAN GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN CHUYỆN MÔN NGHIỆP VỤ

BỘ PHẬN PHỤC VỤ

PHÒNG ĐỌC GIÁO VIÊN &

CÁN BỘ

N/CỨU

PHÒNG ĐỌC SINH VIÊN

PHÒNG MƯỢNGIÁO TRÌNH

PHÒNG KHAI THÁC MẠNG

PHÒNG THÔNG TIN VÀ

Trang 27

Cơ cấu nhân sự của Trung tâm tại thời điểm tháng 09 năm 2012 gồm có 19cán bộ bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc và 17cán bộ thuộc các phòng bộ phận,trong đó có 01 tiến sĩ, 02 Thạc sĩ khoa học thư viện, 10 Cử nhân thư viện, 02 cửnhân báo chí, 01 Kiến trúc sư, 02 Cử nhân biên dịch, 01 Kỹ sư CNTT.

Bảng 1.2: Cơ cấu tổ chức nhân sự của Trung tâm TT - TV

Hiện nay, Trung tâm TT-TV tổ chức nhân sự theo các bộ phận như sơ đồ

cơ cấu tổ chức ở phía trên: Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, bộ phận phục vụ –tra cứu, bộ phận thông tin tư liệu, bộ phận quản trị mạng và thiết bị Các bộ phậnnày hoạt động theo phương thức tổ nhóm, có quan hệ tương tác hỗ trợ với nhau.Thực chất, các bộ phận này thuộc các nhóm hoạt động chính bao gồm các lĩnhvực: CNTT, nghiệp vụ và phục vụ Các nhóm được tổ chức theo nội dung côngviệc được giao cho từng nhóm với chức năng cụ thể Việc tổ chức này thể hiệnnhiều ưu điểm trong mô hình quản lý chung, song sự tương tác hoạt động trongcông việc của các nhóm vẫn thông qua sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc,hoặc sự tương tác chỉ thể hiện trong những mối quan hệ đồng nghiệp Điều nàyđôi lúc hạn chế khả năng hoạt động của tổ, nhóm và ảnh hưởng đến thời gian củaBan Giám đốc trong những trường hợp công việc phát sinh

Hiện tại, trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học của các cán bộ thư viện cònchưa đồng đều, điều kiện tiếp cận trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụvới các cán bộ thư viện của các thư viện khác, cũng như tham quan học hỏi tạinước ngoài còn hạn chế Với sự phát triển và hòa nhập của Trường Đại học Kiếntrúc Hà Nội với thế giới, các điều kiện trình độ, năng lực nhân viên thư viện nếukhông được bồi dưỡng sẽ khó đáp ứng được khả năng phục vụ chất lượng cao

Trang 28

Việc quản lý giờ làm việc của nhân viên thư viện vẫn theo giờ hành chính.Tuy nhiên, khi có những công việc phát sinh, có những kế hoạch cần thực hiệnđột xuất, cách tính giờ lao động sẽ có đôi lúc không phù hợp với nội dung côngviệc mà các nhân viên thực hiện Điều này sẽ đúng đắn hơn nếu sự đánh giá côngviệc qua thời gian làm việc kết hợp với hiệu quả và năng suất công việc.

1.2.4 Nguồn lực thông tin

Nguồn lực thông tin của Trung tâm hiện nay được lưu trữ ở hai dạng làtruyền thống và điện tử

* Nguồn lực thông tin truyền thống

Theo số liệu thống kê năm 2012 của Trung tâm TT-TV, nguồn tài liệutruyền thống như sau:

- Tài liệu giáo trình

Là loại tài liệu mang tính đặc thù riêng của thư viện các trường đại học Tàiliệu giáo trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống về cácmôn học theo chương trình đào tạo của trường, giúp họ thiết lập một nền tảngvững chắc ban đầu trước khi đi vào nghiên cứu chuyên sâu Số lượng giáo trìnhcủa Trung tâm gồm có 218 đầu sách với khoảng 101.003 cuốn (chiếm gần 79%tổng số sách có trong Trung tâm), ngôn ngữ của loại tài liệu này chủ yếu là TiếngViệt Mỗi đầu sách được bổ sung vào Trung tâm thường từ 100 đến hàng nghìncuốn Toàn bộ số giáo trình trên được bố trí tại Phòng mượn giáo trình

Trong vài năm gần đây, được sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường, kinhphí bổ sung cho giáo trình tăng lên đáng kể, song do quy mô đào tạo của Trườngđược mở rộng nên lượng giáo trình phục vụ cho đào tạo chưa đáp ứng đủ nhu cầucủa sinh viên, đặc biệt là giáo trình chuyên ngành Thành phần kho giáo trìnhhiện nay của Trung tâm chia theo năm xuất bản như sau:

 Giáo trình xuất bản trước năm 1980 khoảng 1.458 cuốn chiếm: 1,4%,

 Giáo trình xuất bản từ năm 1980 đến 1989 khoảng 709 cuốn chiếm:0,7%,

 Giáo trình xuất bản từ năm 1990 đến 1999 khoảng 47.749 cuốn chiếm:47,3%,

Trang 29

 Giáo trình xuất bản từ năm 2000 đến nay khoảng 51.087 cuốn chiếm:50,6%

Biểu đồ 1.1: Thống kê giáo trình theo năm xuất bản

- Tài liệu tham khảo

+ Sách tham khảo tiếng nước ngoài:

Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài chiếm một phần không lớn trong khosách của Trung tâm, được thống kê theo hai loại ngôn ngữ cơ bản đó là tiếng Nga

và tiếng Anh Hiện nay, Trung tâm có 2.620 đầu với 5.382 cuốn (chiếm 4,2%tổng số sách và chiếm gần 19,9% số sách tham khảo) Trong đó sách tham khảotiếng Nga là 3.903 cuốn, còn lại là sách tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác Sốtài liệu này được bố trí tại Phòng đọc dành cho giảng viên và cán bộ nghiên cứu.Nhìn chung, kho sách tham khảo của Trung tâm có số lượng không lớnnhưng có nhiều sách quý, hiếm Các tài liệu này chủ yếu bằng tiếng Nga nên cótần suất sử dụng thấp, ít được bạn đọc quan tâm Các tài liệu ngoại văn của Trungtâm hiện nay chủ yếu thuộc các chuyên ngành kiến trúc, xây dựng, quy hoạch,còn các chuyên ngành khác như Quản lý đô thị, Kỹ thuật hạ tầng và môi trường

đô thị, sách CNTT trong kiến trúc, xây dựng chưa được bổ sung nhiều Sở dĩ cótình trạng như vậy là do nhiều nguyên nhân, trong đó kinh phí bổ sung tài liệuhàng năm là vấn đề ảnh hưởng nhiều nhất đến kho tài liệu của Trung tâm Trước

Trang 30

những năm 1990, Việt Nam được Liên Xô hỗ trợ rất nhiều, trong đó sách tiếngNga được cho hoặc bán với giá rẻ nên kho tài liệu của thư viện trong thời gian đórất phong phú Sau năm 1990 thì nguồn tài trợ không còn, cộng với việc tiếngNga không còn là ngôn ngữ phổ biến, trong khi sách kỹ thuật của các nước tưbản lại chứa đựng những thông tin cụ thể, sát với thực tế hơn và NDT cũng cónhiều nhu cầu về tài liệu của các nước này Nhà trường đã duyệt mua những tàiliệu thuộc các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc nhưng với

số lượng hạn chế vì giá tài liệu rất đắt Chính số tài liệu ngoại văn không phảibằng tiếng Nga này lại được bạn đọc trẻ tuổi quan tâm nhiều, vì vậy trong thờigian gần đây, Nhà trường và Trung tâm cũng nên quan tâm đến loại tài liệu nàynhiều hơn

+ Tài liệu tham khảo tiếng Việt:

Loại tài liệu này có số đầu sách ít hơn với tài liệu ngoại văn nhưng số bảnlại nhiều hơn Cụ thể sách tham khảo Tiếng Việt hiện có tại Trung tâm là 871 đầusách với khoảng 21.701 cuốn (chiếm hơn 16,9% tổng số sách và chiếm hơn 81%tổng số sách tham khảo) Do kinh phí hạn hẹp và điều kiện kho lưu trữ thiếu nênloại tài liệu này chủ yếu được bổ sung theo chuyên ngành đào tạo của Trường,còn các loại tài liệu khác như sách tin học, ngoại ngữ, các loại tài liệu về văn, thể,mỹ, chưa được quan tâm bổ sung Mỗi một đầu sách tham khảo bổ sung vàoTrung tâm từ 5 đến 10 cuốn Số sách này thường được tổ chức ở Phòng đọc dànhcho Giảng viên và cán bộ nghiên cứu, Phòng đọc giáo trình và Phòng đọc tạp chí

Trang 31

Bảng 1.3: Thống kê số lượng tạp chí có trong Trung tâm

Theo thống kê, hiện nay Trung tâm có 107 loại tạp chí gồm 12.303 bản,trong đó có 39 đầu tạp chí với 5.132 cuốn xuất bản từ năm 1979 trở về trước của

Trang 32

các nước Liên Xô cũ, tạp chí của các nước Đông Âu và tư bản chủ nghĩa Số tạp chínày thông tin đã lạc hậu nên bạn đọc tại Trung tâm hầu như không tham khảo nữa.

- Tài liệu không công bố

Là loại tài liệu phản ánh kết quả hoạt động về nghiên cứu khoa học, côngnghệ và không được phổ biến rộng rãi kể cả bằng phương thức thương mại hoặcphi thương mại, hay còn gọi là tài liệu xám Tài liệu xám “là tài liệu được đưa rabởi các cơ quan chính phủ, các viện nghiên cứu, các trường học, các tổ chứcthương mại, công nghiệp dưới dạng in hoặc điện tử và không kiểm soát được bởicác nhà xuất bản thương mại”

Tài liệu không công bố tại thư viện gồm các loại sau:

+ Luận án, luận văn

Hiện nay Trung tâm có 75 luận án Tiến sĩ, 1245 luận văn Thạc sĩ do cán bộ,giảng viên và học viên cao học của Trường bảo vệ trong và ngoài nước Ngoài ra còn cócác báo cáo khoa học của sinh viên và cán bộ trong trường, các chuyên đề nghiên cứunghiên cứu sinh, những tài liệu được thu nhận thông qua Phòng nghiên cứu khoa họccủa Trường Đây là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo đặc biệt bởi nhiều luận án, luậnvăn đã đề ra được những giải pháp hữu hiệu trong công tác nghiên cứu và triển khaicông nghệ, những công trình rất có giá trị sử dụng cũng như nghiên cứu Luận án, luậnvăn không chỉ có ý nghĩa tham khảo chung mà còn có ý nghĩa như một tài liệu tra cứukhi nghiên cứu về một vấn đề, một đề tài cụ thể Nguồn thông tin có trong luận án, luậnvăn luôn mới, có giá trị thực tiễn cao và rất được những người là công tác nghiên cứukhoa học quan tâm

Bảng 1.4: Thống kê tài liệu luận án, luận văn

* Nguồn lực thông tin hiện đại

Nguồn lực thông tin hiện đại để chỉ phần tiềm lực thông tin trong môitrường điện tử Khái niệm tài liệu điện tử đã trở nên quen thuộc đối với NDT vàđang được sử dụng rộng rãi Chúng rất đa dạng về thể loại, về cách thức lưu trữ

Trang 33

cũng như khai thác thông tin Dạng tài liệu mới này cũng là một trong số nhữngyếu tố cơ bản để xây dựng nên thư viện điện tử Hiện nay, tại Trung tâm đangquản lý và khai thác một số lượng tài liệu điện tử có các nội dung chuyên ngành

về lịch sử Kiến trúc, các tiêu chuẩn thiết kế trong kiến trúc, những vấn đề lienquan đến xây dựng quản lý quy hoạch,… Các tài liệu được lưu trũ ở dạng đĩaCD-ROM, trong các địa chỉ Website trên mạng Internet Nội dung thông tintrong đó được thể hiện ở các dạng văn bản, hình vẽ, tranh ảnh, đồ thị,… Dướiđây là một số nét khái quát chính về nguồn tài liệu điện tử của Trung tâm

- Cơ sở dữ liệu dạng CD và CD kèm theo sách, tạp chí

Trong chế độ bổ sung của Trung tâm, chưa có chế độ dành riêng cho việc

bổ sung các đĩa CD cơ sở dữ liệu hay CD tài liệu số Các CD hiện có tại Trungtâm chủ yếu là các CD cơ sở dữ liệu được tài trợ hay các CD kèm theo sách vàtạp chí với số lượng khoảng trên 20 CD Các đĩa CD này hiện đang được lưu trữ,bảo quản tại Phòng đọc dành cho giáo viên và cán bộ nghiên cứu và phòng đọctạp chí, phục vụ các nhóm NDT có khả năng khai thác dữ liệu tại đây

Hiện trạng của các CD hầu hết là dạng đơn bản, không có khả năng tích hợpvào hệ thống quản lý thư viện Libol dưới dạng các cơ sở dữ liệu mà được quản lýtương tự như một ấn phẩm truyền thống Trong hệ thống tra cứu OPAC, các đĩa

CD này được chỉ dẫn kèm theo tài liệu để NDT biết về sự tồn tại của chúng, sau

đó liên lạc với cán bộ phục vụ để khai thác, sử dụng

- Cơ sở dữ liệu trực tuyến được mua, liên kết tài trợ

Nguồn cơ sở dữ liệu được mua, tài trợ, liên kết của Trung tâm hiện nay cóthể kể đến các nguồn như sau:

- Nguồn cơ sở dữ liệu Ebsco do dự án PERY Việt Nam phối hợp với Trungtâm Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia thực hiện Cơ sở dữ liệu củaEbsco bao gồm 17 cơ sở dữ liệu thuộc các lĩnh vực Khoa học công nghệ, Kinh tế,Máy tính, Y, Dược, Khoa học xã hội với hơn 17.000 đầu tên tạp chí, bản tin,báo, trong đó có 3.000 tạp chí toàn văn peer-reviewed

- Bách khoa toàn thư Encarta của Microsoft với đầy đủ các thông tin như mộtcuốn bách khoa toàn thư thế giới gồm hình ảnh, âm thanh và các thông tin khác

Trang 34

- Nguồn cơ sở dữ liệu Blackwell Synergy với khả năng tìm và truy cập toànvăn hơn 850 tạp chí điện tử của Nhà xuất bản Blackwell thuộc các lĩnh vực Khoahọc công nghệ, Khoa học xã hội, Sinh học, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, thủy sản,

đã được số hóa và các triển lãm mạng, có thể tải về máy tính dưới dạng file pdf.+ Tạp chí Design Issues – Thiết kế công trình, với địa chỉ truy cập là http://www.ingentaconect.com/register/institutional

+ Tạp chí Interior Design Magazine – Tạp chí thiết kế nội thất, với địa chỉtruy cập là http://www.interiordesign.net

+ Tạp chí Housing Studies – Tạp chí nghiên cứu nhà ở, Tạp chíInternational Journal of Water Resources Development – Tạp chí quốc tế về pháttriển nguồn tài nguyên nước, Tạp chí Journal of Engineering Design – Tạp chíthiết kế kỹ thuật xây dựng, Tạp chí Journal of Urban Design – Tạp chí quy hoạch

đô thị, Tạp chí Landscape Research – Tạp chí nghiên cứu cảnh quan đô thị vớiđịa chỉ truy cập là http://www.tandf.co.uk/journals/online.asp

- Cơ sở dữ liệu do Trung tâm TT-TV xây dựng

Từ năm 2002, khi Trung tâm ứng dụng tin học hóa hoạt động thư viện vàxây dựng thư viện điện tử, Trung tâm bắt đầu xây dựng các cơ sở dữ liệu tạođiều kiện thuận lợi cho NDT trong Trường khai thác tài liệu được nhanh chóng

và thuận tiện hơn Các cơ sở dữ liệu Trung tâm đã xây dựng được là:

+ Cơ sở dữ liệu Sách: Bao gồm toàn bộ sách giáo trình và sách tham khảo

đã bổ sung bằng các ngôn ngữ khác nhau có trong kho của Trung tâm với khoảng3.697 biểu ghi Cơ sở dữ liệu này được NDT thường xuyên sử dụng tra cứu trên

Trang 35

phần mềm Libol Cơ sở dữ liệu này đã được đưa lên hệ thống mạng Intranet củaNhà trường.

+ Cơ sở dữ liệu Luận án, luận văn: Bao gồm toàn bộ luận án, luận văn đã

được lưu trữ tại Trung tâm từ trước tới nay Với 1.167 biểu ghi đã phản ánh gầnnhư toàn bộ số lượng luận án, luận văn có trong Trung tâm

+ Cơ sở dữ liệu báo, tạp chí: Hiện nay Trung tâm mới chỉ xây dựng được

số biểu ghi cho tạp chí nhập trong những năm gần đây Số tạp chí đã cũ, lỗi thờiTrung tâm chưa xử lý hồi cố được nên số lượng biểu ghi trong cơ sở dữ liệu nàyrất khiêm tốn với 58 biểu ghi thể hiện cho 102 tập, 2.477 số

+ Cơ sở dữ liệu Đồ án môn học: Trong năm 2002 Trung tâm đã có sự hợp

tác với các Khoa để xây dựng nguồn lực thông tin số dạng này dưới hình thức:các Khoa chuyển giao cho Trung tâm một số đĩa CD với các dạng đồ án tiêubiểu Đồng thời Trung tâm đã triển khai nhân lực, sử dụng máy ảnh số, máy scan

và các phương tiện sao chụp khác để số hóa một số đồ án tiêu biểu, hoặc đạt cácgiải cao được trưng bày trong các triển lãm, được phân chia theo chương trìnhđào tạo và các đồ án tiêu biểu, sau đó được tổ chức một cơ sở dữ liệu đồ án mônhọc sinh viên

Đây là cơ sở dữ liệu được bạn đọc tại Trung tâm, Ban Giám hiệu và cácchuyên gia nước ngoài đánh giá rất cao về tính hữu dụng của nó Với gần 100 đồ

án trong cơ sở dữ liệu, các bạn đọc đặc biệt là sinh viên khi truy cập vào cơ sở dữliệu này đã có thể hình dung được trong quá trình học tập tại Trường phải làmnhững loại bài tập và đồ án gì và làm như thế nào

Tuy nhiên, sau đó, do nhiều yếu tố như thiếu một quy trình thực hiện tổngthể cũng như vấn đề nhân sự, vấn đề liên kết, cơ sở dữ liệu này hầu như khôngđược cập nhật từ đó đến nay

Thời điểm cơ sở dữ liệu ra đời còn có sự hạn chế về công nghệ nên cơ sở

dữ liệu này được viết bằng ngôn ngữ html, dưới dạng các trang web tĩnh, baogồm các hình ảnh, văn bản đã được chuyển sang dạng file pdf để tham khảoHiện cơ sở dữ liệu này đang được lưu trữ trên hệ thống máy chủ của Trungtâm tại địa chỉ truy cập http://192.168.0.1/csdl/ Bạn đọc có thể truy cập cơ sở dữliệu này ở bất kỳ đâu trong phạm vi của Trường

Trang 36

Cấu trúc của cơ sở dữ liệu bao gồm các thành phần cơ bản sau:

+ Tổng hợp các đồ án thuộc các chuyên ngành Kiến trúc (khoảng 23 đồ án),Xây dựng (khoảng 29 đồ án), Quy hoạch (khoảng 18 đồ án), Kỹ thuật hạ tầng vàmôi trường đô thị (khoảng 21 đồ án) Cơ sở dữ liệu này còn thiếu một số chuyênngành so với chương trình đào tạo của Trường

+ Các mục hỗ trợ liên kết tới trang tra cứu tài liệu Libol, hỗ trợ tìm kiếm vàphần mềm Tất cả các đồ án đều có các thuyết minh, bản vẽ chi tiết như một đồ

án hoàn chỉnh

Hình 1.1: cơ sở dữ liệu Đồ án môn học

+ Cơ sở dữ liệu phục vụ đồ án thiết kế kiến trúc: Nhằm phục vụ nhu

cầu về tài liệu tham khảo cho sinh viên trong việc triển khai các đồ án thiết kếmôn học các chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch phục vụ nhu cầu nâng cao chấtlượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường, được sự cho phép của Nhàtrường, Trung tâm triển khai chương trình tuyển chọn, biên tập và chế bản Hệ cơ

sở dữ liệu các công trình thiết kế kiến trúc, quy hoạch phục vụ làm tài liệu thamkhảo Hiện nay Trung tâm đã giới thiệu được CD chuyên đề “Trường tiểu học -thuộc đồ án K4 – chuyên ngành kiến trúc”

Trang 37

Hình 1.2: Trang chủ của cơ sở dữ liệu phục vụ đồ án thiết kế kiến trúc

+ Website Trung tâm TT-TV: tại địa chỉ http://hau.edu.vn/cil-hau.htm.

Nằm trong cổng thông tin của trường đại học Kiến trúc Hà Nội Trước xu thếphát triển website các trường đại học trong nước, Trung tâm TT-TV đã đượcnhà trường giao nhiệm vụ quản trị trang thông tin, phối hợp với các khoa,phòng ban xây dựng và duy trì hoạt động của trang này Tuy nhiên do chưađược quan tâm đúng mức nên website Trung tâm TT-TV mới chỉ đơn thuần

là trang giới thiệu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm màchưa có những thông tin phản ánh nguồn lực thông tin, là điểm truy cập đầutiên của bạn đọc khi tới thư viện

Trang 38

Hình 1.3: Giao diện của Website Trung tâm TT-TV

1.2.5 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin

NDT là đối tượng phục vụ, là người sử dụng những sản phẩm và dịch vụcủa cơ quan TT - TV Trong nền kinh tế thị trường, NDT là khách hàng và cơquan TT - TV là nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ Mặt khác, NDT tái sản xuất

ra thông tin, tham gia vào hầu hết các công đoạn của hoạt động thông tin baogồm hỗ trợ lựa chọn và bổ sung tài liệu, đánh giá nguồn tin…

NDT Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội là các giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ,nghiên cứu sinh, cử nhân chuyên ngành Kiến trúc, Xây dựng, Quy hoạch, Đô thị,Quản lý đô thị, Mỹ thuật làm công tác giảng dạy, quản lý, nghiên cứu khoa học

và chuyển giao công nghệ và các thế hệ học viên cao học, sinh viên thuộc cácchuyên ngành đào tạo của Trường Theo lĩnh vực hoạt động và dạng nhu cầuthông tin, NDT có thể được phân thành các nhóm sau:

- Nhóm giảng viên, cán bộ nghiên cứu: Đây là nhóm NDT có trình độ

chuyên môn cao (chiếm khoảng 6%) Họ là những chủ thể hoạt động thông tin,vừa khai thác thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học,vừa tái sản xuất ra thông tin thông qua các sản phẩm tri thức phục vụ xã hội Họ

là những NDT thường xuyên, cập nhật thông tin, công nghệ mới trong lĩnh vựchoạt động chuyên môn, tham khảo các mạng thông tin chuyên ngành quốc gia và

Trang 39

quốc tế, kết hợp tri thức lý luận với thực tiễn, kết hợp nghiên cứu với tiếp cận thịtrường

- Nhóm nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên: Đây là nhóm NDT

đông đảo và thường xuyên của Trung tâm (chiếm khoảng 91%), trong nhómNDT này có thể chia ra hai nhóm nhỏ như sau:

+ Nhóm học viên cao học và nghiên cứu sinh: đó là những người đã tốt

nghiệp đại học, chưa hoặc đang công tác thực tiễn NCT của họ chủ yếu cótính chất chuyên ngành sâu, phù hợp với chương trình đào tạo, đề tài, đề án.Nhóm này thường quan tâm tới sách tham khảo, tra cứu, tạp chí chuyênngành, luận văn, luận án

+ Nhóm sinh viên: Đây là nhóm NDT lớn nhất, rất phong phú và đa dạng của

Trung tâm Nhu cầu thông tin có những đặc trưng cụ thể Nguồn tin cần đượccung cấp là thông tin về nội dung chương trình học tập trong sách giáo trình,sách tham khảo, các công trình đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp, báo tạpchí chuyên ngành,…Sinh viên cũng cần những thông tin thường thức, thôngtin khoa học xã hội, phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu, giải trí, pháttriển toàn diện nhân sinh quan cá nhân

- Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý: Nhóm NDT này chỉ chiếm khoảng 1%

nhưng đây là nhóm đặc biệt quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong sự pháttriển của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Cán bộ lãnh đạo quản lý của Trường,vừa quản lý vừa làm chuyên môn Công việc của họ là dự báo tình hình, vạchphương hướng phát triển, xây dựng kế hoạch hoạt động Những thông tin họ cầnthường mang tính chiến lược, dự báo của ngành, những thông tin chỉ đạo chiếnlược của Chính phủ, Quốc gia…Họ cần những thông tin đã được tổng hợp, xử lýmang tính chất cô đọng và có hệ thống về các vấn đề (hiện trạng, mức độ và xuhướng xử lý), có tính vĩ mô, đầy đủ và chính xác

- Nhóm NDT là cán bộ sản xuất và chuyển giao công nghệ: đây là nhóm NDT

có số lượng không lớn (khoảng 2% tổng số NDT của Trung tâm TT – TV), nhưng đốivới họ thông tin có ý nghĩa quan trọng nó giúp cho việc rút ngắn quá trình từ nghiêncứu đến sản xuất, thúc đẩy tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, hiện đại, phù hợpvới nhu cầu ngày càng cao của xã hội

Trang 40

Thông tin cho nhóm NDT này chủ yếu là dạng thông tin công nghệ như:Thông tin về các sản phẩm mới, quy trình công nghệ mới, các công trình kiếntrúc, quy hoạch kinh điển hoặc các công trình đạt giải cao tại các cuộc thi kiếntrúc, xây dựng hoặc quy hoạch trong nước và trên thế giới.

Thành phần cơ cấu các nhóm NDT tại Trung tâm TT – TV Trường Đại họcKiến trúc Hà Nội được trình bày trên biểu đồ 1.2.5.1

6%1%

91%

2%

Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu

Cán bộ quản lý

Nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên

Cán bộ sản xuất và chuyển giao công nghệ

Biểu đồ 1.3 : Thành phần cơ cấu các nhóm NDT tại Trung tâm TT – TV Trường

Đại học Kiến trúc Hà Nội

1.2.6 Cơ sở vật chất

Trung tâm TT-TV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội gồm 3 tầng: tầng 4,tầng 5, tầng 6 của khu nhà 9 tầng với các trang thiết bị hiện đại để phục vụ chobạn đọc

- Phòng đọc giáo trình và tài liệu tham khảo (tầng 4)

Ngày đăng: 18/07/2014, 17:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chỉ thị số 58/CT-TW Ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ chính trị về việc“Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH
2. Công ty tin học Tinh Vân, Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm tích hợp quản trị thư viện Libol 5.5 của Công ty tin học Tinh Vân Khác
3. Chu Vân Khánh (2006), Khảo sát việc ứng dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu tích hợp Libol 5.5 tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà nội.Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Đại học văn hóa, Hà Nội Khác
4. Đào Linh Chi (2007), Nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ tại Thư viện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ khoa học thư viện, Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội Khác
6. Đinh Thị Thu Hiền (2006), Tìm hiểu một số phần mềm thư viện tiêu biểu hiện đang được áp dụng tại các cơ quan Thông tin – Thư viện Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp, ĐHKHXH&NV Khác
7. Hoàng Sơn Công (2008), Phát triển và quản lý nguồn lực thông tin số tại Trung tâm TT – TV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Khác
8. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Hà Nội, Văn hóa thông tin, 630 tr Khác
9. Nguyễn Thị Thủy (2003), Tìm hiểu ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm thông tin thư viện Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp,trường ĐHKHXH&NV, 50 tr Khác
10. Nguyễn Huy Chương(2002), Tin học hóa thư viện, Kỷ yếu hội thảo khoa học và thực tiễn hoạt động thông tin thư viện: Kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm TT- TV ĐHQGHN(1997- 2002), Đại học Quốc gia, tr93- 97 Khác
11. Nguyễn Thị Dinh (2011), Tìm hiểu việc ứng dụng phần mềm Libol trong thư viện Trường Đại học Thủy Lợi. Khóa luận tốt nghiệp,TrườngĐHKHXH&NV Khác
12.Phạm Thanh Bình (2011), Nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Khác
13. Phạm Thị Thanh Mai (2011), Khảo sát ứng dụng phần mềm Libol 6.0 tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Đại học văn hóa Hà Nội Khác
14. Trịnh Hồng Đoàn (2001), Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội những chặng đường đã qua, (số 2), tr2- 4 Khác
15.Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2006), Tập bài giảng tự động hoá công tác Thông tin – thư viện, Khoa TT – TV, ĐHKHXH&NV, Hà Nội Khác
16. Trần Thị Minh nguyệt (2010), Tập bài giảng Người dùng tin và Nhu cầu tin nâng cao dành cho học viên cao học ngành Thư viện học tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
17. Trần Thu Thủy (2012), Ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 6.0 tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội Khác
18. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (2006), Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Đại học Kiến trúc Hà Nội Khác
19. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (2006), 45 năm truyền thống đào tạo và phát triển Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 1961 – 2006 Khác
20. Vũ Cao Đàm (2000), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Khác
21. Vũ Thị Mỹ Nguyên (2008), Nghiên cứu phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Cơ cấu tổ chức nhân sự của Trung tâm TT - TV - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Bảng 1.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự của Trung tâm TT - TV (Trang 25)
Bảng 1.3: Thống kê số lượng tạp chí có trong Trung tâm - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Bảng 1.3 Thống kê số lượng tạp chí có trong Trung tâm (Trang 29)
Hình 1.1: cơ sở dữ liệu Đồ án môn học - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 1.1 cơ sở dữ liệu Đồ án môn học (Trang 34)
Hình 1.2:  Trang chủ của cơ sở dữ liệu phục vụ đồ án thiết kế kiến trúc +  Website Trung tâm TT-TV:  tại địa chỉ  http://hau.edu.vn/cil-hau.htm. - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 1.2 Trang chủ của cơ sở dữ liệu phục vụ đồ án thiết kế kiến trúc + Website Trung tâm TT-TV: tại địa chỉ http://hau.edu.vn/cil-hau.htm (Trang 35)
Hình 1.3: Giao diện của Website Trung tâm TT-TV - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 1.3 Giao diện của Website Trung tâm TT-TV (Trang 36)
Hình 1.4: Phòng đọc giáo trình và tài liệu tham khảo - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 1.4 Phòng đọc giáo trình và tài liệu tham khảo (Trang 39)
Bảng 1.5: Số lượng trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Bảng 1.5 Số lượng trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm (Trang 42)
Hình 2.1 : Phân hệ bổ sung - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.1 Phân hệ bổ sung (Trang 46)
Hình 2.2: Giao diện chức năng bổ sung – Phân hệ bổ sung - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.2 Giao diện chức năng bổ sung – Phân hệ bổ sung (Trang 49)
Hình 2.3: Mẫu mã vạch của Trung tâm - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.3 Mẫu mã vạch của Trung tâm (Trang 50)
Hình 2.4: Giao diện phần mềm QuarkXPress - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.4 Giao diện phần mềm QuarkXPress (Trang 51)
Hình 2.5: Giao diện chức năng kho – Phân hệ bổ sung - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.5 Giao diện chức năng kho – Phân hệ bổ sung (Trang 51)
Hình 2.6: Giao diện chức năng thống kê – Phân hệ bổ sung - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.6 Giao diện chức năng thống kê – Phân hệ bổ sung (Trang 53)
Hình 2.7: Thống kê bổ sung theo định kỳ thời gian - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.7 Thống kê bổ sung theo định kỳ thời gian (Trang 54)
Hình 2.8: Thống kê bổ sung theo thuộc tính ấn phẩm Nhận xét: - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.8 Thống kê bổ sung theo thuộc tính ấn phẩm Nhận xét: (Trang 54)
Hình 2.9: Phân hệ biên mục. - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.9 Phân hệ biên mục (Trang 55)
Hình 2.10: Hình ảnh đặt giá trị ngầm định cho tài liệu là Luận văn - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.10 Hình ảnh đặt giá trị ngầm định cho tài liệu là Luận văn (Trang 57)
Hình 2.12: Phân hệ bạn đọc - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.12 Phân hệ bạn đọc (Trang 63)
Hình 2.13: Hình ảnh thẻ bạn đọc - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.13 Hình ảnh thẻ bạn đọc (Trang 64)
Hình 2.14:  Giao diện Tra cứu bạn đọc – Phân hệ bạn đọc - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.14 Giao diện Tra cứu bạn đọc – Phân hệ bạn đọc (Trang 65)
Hình 2.15: Giao diện chức năng sửa và gia hạn thẻ - Phân hệ bạn đọc - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.15 Giao diện chức năng sửa và gia hạn thẻ - Phân hệ bạn đọc (Trang 67)
Bảng 2.3: Bảng thống kê bạn đọc - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Bảng 2.3 Bảng thống kê bạn đọc (Trang 69)
Hình 2.17: Giao diện phân hệ lưu thông - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.17 Giao diện phân hệ lưu thông (Trang 70)
Hình 2.18: Giao diện chức năng ghi mượn – Phân hệ lưu thông - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.18 Giao diện chức năng ghi mượn – Phân hệ lưu thông (Trang 73)
Hình 2.20: Giao diện phân hệ ấn phẩm định kỳ - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.20 Giao diện phân hệ ấn phẩm định kỳ (Trang 75)
Hình 2.21: Giao diện phân hệ quản lý - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.21 Giao diện phân hệ quản lý (Trang 77)
Hình 2.22: Giao diện phân hệ tra cứu - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.22 Giao diện phân hệ tra cứu (Trang 80)
Hình 2.23: Giao diện kết quả tìm kiếm trên phân hệ tra cứu OPAC - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.23 Giao diện kết quả tìm kiếm trên phân hệ tra cứu OPAC (Trang 82)
Hình 2.24: Giao diện hiển thị thông tin thư mục trên phân hệ tra cứu Các thông tin cần quan tâm: - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.24 Giao diện hiển thị thông tin thư mục trên phân hệ tra cứu Các thông tin cần quan tâm: (Trang 83)
Bảng 2.5: Tiêu chí đánh giá phần mềm Libol 5.5 - Ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học kiến trúc hà nội
Bảng 2.5 Tiêu chí đánh giá phần mềm Libol 5.5 (Trang 88)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w